Báo cáo về vụ cựu Hồng y McCarrick:

một trang sử đau thương

mà từ đó Giáo hội phải học hỏi

 

Báo cáo về vụ cựu Hồng y McCarrick: một trang sử đau thương mà từ đó Giáo hội phải học hỏi.

Vatican (Vatican News 10-11-2020) - Ngày 10 tháng 11 năm 2020 Tòa Thánh đã công bố Báo cáo về vụ cựu hồng y tổng giám mục Washington bị hồi tục. Ðức Hồng y Parolin nói rằng chúng ta được thúc tìm kiếm sự thật để những sai lầm trong quá khứ không còn lặp lại.

Báo cáo về những điều biết được qua các tổ chức của Giáo hội và tiến trình ra quyết định của Tòa Thánh liên quan đến cựu Hồng y Theodore Edgar McCarrick (từ năm 1930 đến năm 2017) đã được công bố hôm nay. Tài liệu này đã được Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh thay mặt Ðức Giáo hoàng soạn thảo. Ðây là một văn bản quan trọng, được hình thành sau hai năm làm việc.

Thiếu các cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên cho đến năm 2017

Báo cáo là kết quả của nỗ lực của Ðức Thánh Cha trong việc điều tra tận căn vụ việc cựu Hồng y McCarrick, bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ em và người lớn, và nó cũng là một hành động quan tâm của ngài đối với cộng đồng Công giáo Hoa Kỳ, những người bị thương tổn và hoang mang vì vụ việc.

Báo cáo cho thấy một số điểm quan trọng. Ðiều đầu tiên liên quan đến những lỗi lầm đã gây ra, những điều đã cho phép một người chịu trách nhiệm về những tội ác đó lại đạt được những vị trí cao trong hàng giáo phẩm: những sai lầm đã dẫn đến việc ra mắt các chuẩn mực mới trong Giáo hội, để ngăn lịch sử được lặp lại.

Yếu tố thứ hai liên quan đến việc thiếu các cáo buộc chi tiết liên quan đến lạm dụng trẻ em của cựu Hồng y McCarrick, cho đến năm 2017. Lời cáo buộc chi tiết đầu tiên liên quan đến trẻ vị thành niên là vào ba năm trước; điều này đã đưa đến một thủ tục giáo luật, được kết thúc với hai quyết định liên tiếp của Ðức Thánh Cha Phanxicô, đầu tiên là tước bỏ chức Hồng y của cựu Hồng y McCarrick và sau đó buộc ông phải hồi tục.

Thư của Ðức Hồng y O'Connor

Báo cáo cho thấy rằng cả vào thời điểm khi là ứng viên chức giám mục (1977), cũng như tại thời điểm được bổ nhiệm vào giáo phận Metuchen (1981) và sau đó là Newark (1986), không ai trong số những người được hỏi ý kiến để có được thông tin đã đưa ra những dấu hiệu tiêu cực về hành vi đạo đức của cựu Hồng y McCarrick. Vào những năm 1990, một số lá thư nặc danh chống lại vị giám mục McCarrick đã đến tay các Hồng y và Tòa Sứ thần ở Washington nhưng không được coi là đáng tin cậy khi không có các yếu tố cụ thể. Một điểm quan trọng trong vụ việc là cựu Hồng y McCarrick được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Washington. Trước những ý kiến tích cực khác nhau, có ý kiến tiêu cực của Ðức Hồng Y Tổng Giám mục New York, John O'Connor. Mặc dù không có thông tin trực tiếp, Ðức Hồng y giải thích trong một bức thư năm 1999 gửi cho Sứ thần Tòa thánh rằng ngài coi việc bổ nhiệm McCarrick là một sai sót bởi nguy cơ xảy ra một vụ bê bối nghiêm trọng, do có những tin đồn rằng trước đây tổng giám mục đã ngủ chung giường với những người trẻ tuổi trong nhà xứ, và với các chủng sinh trong một ngôi nhà bên bờ biển.

Quyết định đầu tiên của Ðức Gioan Phaolô II

Ðức Gioan Phaolô II đã yêu cầu Ðức Sứ thần xác minh tính xác thực của những lời cáo buộc này. Cuộc điều tra không đưa ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. Ðức Giáo hoàng hoan nghênh đề nghị từ bỏ ứng cử viên được đưa ra bởi Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ lúc đó là Gabriel Montalvo và của Tổng trưởng Bộ Giám mục Giovanni Battista Re lúc đó.

Lá thư cựu Hồng y McCarrick gửi Ðức Giáo hoàng

Một sự việc mới làm thay đổi tiến trình của các sự kiện. Sau khi biết rõ về việc mình được đề cử và về sự dè dặt về việc bổ nhiệm mình, vào ngày 6 tháng 8 năm 2000, cựu Hồng y McCarrick đã viết thư cho Ðức cha Stanislaw Dziwisz, khi đó là thư ký riêng của Ðức Giáo hoàng người Ba Lan. Ông tuyên bố mình vô tội và thề rằng ông "không bao giờ quan hệ tình dục với bất kỳ người nào, nam hay nữ, già hay trẻ, giáo sĩ hay giáo dân". Ðức Gioan Phaolô II tin rằng tổng giám mục đang nói sự thật và thông qua các chỉ dẫn gửi cho Quốc vụ khanh Tòa Thánh lúc đó là Ðức Hồng y Angelo Sodano, ngài xác nhận rằng McCarrick sẽ được đưa vào danh sách ứng viên rút gọn và cuối cùng chọn ông cho tòa Washington. Theo một số lời khai được trích dẫn trong Báo cáo, kinh nghiệm cá nhân của Ðức Gioan Phaolô II khi làm Tổng Giám mục ở Ba Lan cũng có thể giúp hiểu bối cảnh của thời kỳ này: trong nhiều năm, ngài đã chứng kiến việc chế độ sử dụng các cáo buộc sai để làm mất uy tín của các linh mục và giám chức.

Quyết định của Ðức Biển Ðức XVI

Vào năm 2005, khi những cáo buộc cựu Hồng y McCarrick quấy rối và lạm dụng người lớn lại nổi lên, Ðức tân Giáo hoàng Biển Ðức XVI đã nhanh chóng yêu cầu Hồng y người Mỹ từ chức, khi vừa được gia hạn tại chức thêm hai năm. Từ năm 2006, McCarrick trở thành giám mục hưu trí. Báo cáo cho thấy trong thời kỳ này, Ðức giám mục Carlo Maria Viganò, với tư cách là đại diện cho các cơ quan đại diện của Giáo hoàng, đã báo cáo thông tin nhận được từ Tòa sứ thần với Bộ Ngoại giao, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, trong khi gióng lên hồi chuông cảnh báo, ngài cũng hiểu rằng mình không đang đối mặt với những lời buộc tội đã được chứng minh. Ðức Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone trình bày vấn đề với Ðức Giáo hoàng Biển Ðức XVI. Vì không có nạn nhân vị thành niên, và vì trong trường hợp này là một vị Hồng y đã từ chức, nên tiến trình xét xử theo giáo luật đã được quyết định không tiến hành.

Khuyến nghị, không trừng phạt

Trong những năm tiếp theo, bất chấp lời yêu cầu từ Bộ Giám mục về việc sống một cuộc sống ẩn dật hơn, cựu Hồng y McCarrick tiếp tục đi từ bên này sang bên kia quả địa cầu, bao gồm cả Roma. Trong Báo cáo nói rõ là chưa từng có "chế tài". Ðây là những khuyến nghị mà để được áp dụng vào thực tế, giả định là có sự thiện chí của đương sự. Trên thực tế, việc hồng y McCarrick tiếp tục du hành được bỏ qua. Ðối mặt với một đơn khiếu nại mới chống lại McCarrick được thông báo vào năm 2012, Ðức cha Viganò, trong khi được bổ nhiệm làm Sứ thần tại Hoa Kỳ, nhận được chỉ thị điều tra từ Tổng trưởng Bộ Giám mục. Tuy nhiên, theo những gì nêu ra từ Báo cáo, vị Sứ thần này không thực hiện tất cả các cuộc điều tra mà ngài được yêu cầu. Ngài cũng không làm điều gì đáng kể để hạn chế các hoạt động và việc đi lại của Hồng y McCarrick.

Tiền trình do Ðức Thánh Cha Phanxicô thực hiện

Vào thời điểm Ðức Giáo hoàng Phanxicô được bầu, cựu Hồng y McCarrick đã hơn tám mươi tuổi. Thói quen đi lại của cựu Hồng y này không có bất kỳ thay đổi nào và tân Giáo hoàng không được cung cấp bất kỳ tài liệu nào thông báo cho ngài về mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc, vẫn chỉ liên quan đến người lớn, chống lại cựu tổng giám mục của Washington. Ðức Thánh Cha Phanxicô được cho biết rằng đã có "tin đồn" và cáo buộc về "hành vi trái đạo đức với người lớn" trước khi Hồng y McCarrick được bổ nhiệm làm giám mục Washington. Tuy nhiên, tin rằng những lời buộc tội đã được Ðức Gioan Phaolô II phân tích và bác bỏ, cũng như nhận thức rõ rằng McCarrick vẫn hoạt động trong triều đại Giáo hoàng của Ðức Biển Ðức XVI, Ðức Thánh Cha Phanxicô không cảm thấy cần phải thay đổi "những gì đã được thiết lập bởi những người tiền nhiệm của ngài", do đó nó không đúng khi nói rằng ngài đã loại bỏ hoặc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế đối với vị tổng giám mục hưu trí. lạm dụng trẻ em. Ngài đã đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Quyết định rất nghiêm trọng và chưa từng có về việc hồi tục được đưa ra khi kết thúc một tiến trình giáo luật nhanh chóng.

Ðiều Giáo hội đã học được

Vụ việc cựu Hồng y McCarrick là một trang đau thương mà toàn thể Giáo hội đã học từ đó. Thực tế là có thể đọc một số biện pháp được Ðức Thánh Cha Phanxicô đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ trẻ vị thành niên vào tháng 2 năm 2019, chính dưới ánh sáng của sự việc này, bao gồm cả việc bãi bỏ bí mật giáo hoàng đối với các trường hợp lạm dụng tình dục.

Ðức Hồng y Parolin: được thúc đẩy tìm kiếm sự thật

Trong một tuyên bố, Ðức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin khẳng định: "Như có thể thấy rõ từ quy mô của báo cáo và số lượng tài liệu và thông tin của vụ án, người ta được thúc đẩy tìm kiếm sự thật". Ngài nhấn mạnh: "Chúng tôi công bố Báo cáo với nỗi đau đớn vì những vết thương mà vụ việc đã gây ra cho các nạn nhân, gia đình của họ, Giáo hội tại Hoa Kỳ, Giáo hội Hoàn vũ. Như Ðức Giáo hoàng, tôi cũng có thể xem lời khai của các nạn nhân được lưu trong Acta và Báo cáo dựa trên đó, và được lưu trong kho lưu trữ của Tòa thánh. Sự đóng góp của họ là căn bản". Và ngài kết luận: "Ði kèm với sự đau đớn là một cái nhìn hy vọng. Ðể những hiện tượng này không lặp lại, bên cạnh những quy luật hiệu quả hơn, chúng ta cần sự hoán cải con tim. Cần có những mục tử những người loan báo Tin Mừng đáng tin cậy, và tất cả chúng ta phải ý thức rõ rằng điều này chỉ có thể thực hiện được với ơn Chúa Thánh Thần, trong khi tin tưởng vào lời của Chúa Giêsu: "Không có Thầy, anh em không làm được gì'".

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page