"Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ"
"Male And Female
He Created Them"
Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo
về Lý Thuyết Phái tính
Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính
Vũ Văn An
Vatican (VietCatholic News 11-06-2019) - Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính:
Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo
(phụ trách Các Ðịnh Chế Giáo Dục)
"Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ",
Hướng Tới Con Ðường Ðối Thoại
Về Vấn Ðề Lý Thuyết Phái Tính Trong Giáo Dục
Vatican City, 2019
Dẫn Nhập
Ðiều ngày càng trở nên rõ ràng là chúng ta đang phải đối diện với điều có thể chính xác gọi là một cuộc khủng hoảng giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực cảm giới và giới tính (sexuality). Ở nhiều nơi, các chương trình giảng dạy đang được lên kế hoạch và thi hành "bị coi là truyền đạt một quan niệm trung lập về con người và sự sống, ấy thế nhưng, trên thực tế, đã phản ánh một nền nhân học chống lại đức tin và lý trí đúng đắn" (1). Sự mất phương hướng về nhân học, vốn là một nét phổ biến của cảnh quan văn hóa của chúng ta, chắc chắn đã giúp gây bất ổn cho gia đình như một định chế, mang theo nó xu hướng hủy bỏ các dị biệt giữa đàn ông và đàn bà, thay vào đó, trình bầy chúng chỉ như sản phẩm của các điều kiện văn hóa và lịch sử.
2. Bối cảnh trong đó sứ mệnh giáo dục được thi hành có đặc điểm chịu các thách thức xuất phát từ các hình thức khác nhau của một ý thức hệ thường được gọi chung là 'lý thuyết phái tính', một lý thuyết "bác bỏ sự khác biệt và tính hỗ tương trong bản chất đàn ông và đàn bà và dự kiến một xã hội không có sự các dị biệt giới tính, do đó loại bỏ cơ sở nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn đến các chương trình giáo dục và việc ban hành các đạo luật nhằm cổ vũ một bản sắc bản vị và một sự thân mật xúc cảm xúc tách biệt hoàn toàn với sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Do đó, bản sắc con người trở thành sự lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian (2).
3. Ðiều xem ra rõ ràng là không nên xem xét vấn đề này tách biệt với vấn đề rộng lớn hơn về giáo dục trong ơn gọi yêu thương (3), một nền giáo dục, như Công đồng Vatican II đã lưu ý, nên cung ứng "một nền giáo dục tích cực và khôn ngoan vê giới tính" trong bối cảnh quyền bất khả nhượng của mọi người được nhận "một nền giáo dục phù hợp với mục tiêu tối hậu của họ, khả năng, giới tính của họ, và văn hóa cùng truyền thống của đất nước họ, và cũng hòa hợp với mối liên kết anh em của họ với các ds6n tộc khác trong việc phát huy sự hợp nhất và hòa bình thực sự trên trái đất (4). Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo đã cung ứng một số suy nghĩ về chủ đề này trong tài liệu 'Hướng dẫn giáo dục về tình yêu con người: Ðề cương giáo dục giới tính' (5).
4. Viễn kiến Kitô giáo về nhân học coi giới tính là một thành tố căn bản của tư cách ngôi vị của người ta. Ðây là một trong những phương thức hiện hữu của nó, tự biểu lộ chính nó, thông đạt với người khác, và cảm nhận, phát biểu và sống tình yêu nhân bản. Do đó, giới tính của chúng ta đóng một phần không thể thiếu trong sự phát triển nhân cách của chúng ta và trong diễn trình giáo dục nó: "Thực thế, chính từ giới tính của họ mà con người nhân bản nhận được những đặc điểm mà ở bình diện sinh học, tâm lý và tâm linh , biến người đó thành đàn ông hay đàn bà, và do đó phần lớn tạo điều kiện cho sự tiến bộ của anh ta hoặc cô ta được lồng vào xã hội (6). Khi mỗi người lớn lên, "sự đa dạng như vậy, được nối kết với tính bổ túc cho nhau của hai giới, cho phép một đáp ứng triệt để đối với kế sách của Thiên Chúa theo ơn gọi của mỗi người (7). Trong bối cảnh này, "giáo dục cảm giới và giới tính phải xem xét tính toàn bộ của con người và do đó nhấn mạnh đến sự tích hợp các yếu tố sinh học, tâm lý cảm giới, xã hội, xã hội và tâm linh" (8).
5. Bộ Giáo dục Công Giáo, như một phần trong đệ trình (remit) của mình, mong muốn cung cấp trong tài liệu này một số suy tư hy vọng có thể hướng dẫn và hỗ trợ những người làm việc trong lãnh vực giáo dục giới trẻ, để giúp họ giải quyết một cách có phương pháp (và dưới ánh sáng ơn gọi yêu thương phổ quát của con người) các vấn đề được tranh luận nhiều nhất về giới tính của con người (9). Phương pháp luận muốn nói ở đây dựa trên ba nguyên tắc hướng dẫn được coi là thích hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của cả cá nhân lẫn cộng đồng: lắng nghe, lý luận và đề xuất. Thực thế, lắng nghe một cách cẩn thận các nhu cầu của người khác, kết hợp với sự hiểu biết về sự đa dạng thực sự của các điều kiện, có thể dẫn đến một tập hợp các yếu tố hợp lý trong một luận điểm, và có thể chuẩn bị người ta đón nhận một nền giáo dục Kitô giáo bắt nguồn từ đức tin có khả năng " rõi một ánh sáng mới trên mọi sự, biểu lộ kế sách của Thiên Chúa đối với ơn gọi toàn diện của con người, và do đó điều hướng tâm trí đạt tới các giải pháp hoàn toàn xứng hợp với con người" (10).
6. Nếu chúng ta muốn tiếp nhận cách tiếp cận vấn đề lý thuyết phái tính dựa trên con đường đối thoại, thì điều sinh tử là phải lưu ý phân biệt giữa ý thức hệ phái tính một mặt và mặt khác, toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu về phái tính mà các khoa học nhân văn đã và đang đảm nhiệm. Dù các ý thức hệ phái tính cho rằng chúng đáp ứng, như Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ ra, "được điều đôi khi là các nguyện vọng có thể hiểu được", nhưng chúng cũng tìm cách "tự khẳng định là tuyệt đối và không thể nghi ngờ, thậm chí còn ra lệnh trẻ em nên được nuôi dạy như thế nào" (11), do đó loại bỏ đối thoại. Tuy nhiên, các công trình khác về phái tính đã được thi hành nhằm đạt được sự hiểu biết sâu xa hơn về cách thức trong đó sự khác biệt giới tính giữa đàn ông và đàn bà được sống thực trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính trong mối liên hệ với loại nghiên cứu này mà chúng ta nên cởi mở hơn để lắng nghe, lý luận và đề xuất.
7. Trong bối cảnh đó, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo thấy thích hợp việc cung ứng bản văn này cho tất cả những ai đang quan tâm đặc biệt tới việc giáo dục, và cho những ai bị tác động bởi vấn đề lý thuyết phái tính. Nó có ý định được dành cho cộng đồng giáo dục có can dự vào các trường Công Giáo và cho mọi người, được viễn kiến Kitô giáo về sự sống gợi hứng, làm việc trong các loại trường học khác. Tài liệu này được cung cấp để các phụ huynh, các học sinh, các nhà lãnh đạo và nhân viên nhà trường, các giám mục, linh mục, tu sĩ, các phong trào giáo hội, các hiệp hội của tín hữu giáo dân và các cơ quan có liên quan khác sử dụng.
Lắng Nghe
Tổng quan vắn tắt
8. Quan điểm cần thiết đầu tiên cho bất cứ ai muốn tham gia đối thoại là lắng nghe. Trên hết, điều cần thiết là lắng nghe cẩn thận và hiểu các biến cố văn hóa của thế kỷ gần đây. Thế kỷ 20 đã mang đến những lý thuyết nhân học mới và cùng với chúng là các khởi đầu của lý thuyết phái tính. Những điều này dựa trên việc hiểu sự dị biệt hóa giới tính hoàn toàn có tính xã hội học, dựa vào sự nhấn mạnh nhiều đến tự do cá nhân. Thực thế, vào khoảng giữa thế kỷ trước, một loạt nghiên cứu đã được công bố, luôn nhấn mạnh đến vai trò của việc điều kiện hóa từ bên ngoài, bao gồm ảnh hưởng của nó trong việc xác định nhân cách. Khi các nghiên cứu như vậy được áp dụng vào giới tính con người, chúng thường làm như vậy với mục đích chứng minh rằng bản sắc giới tính là một cấu trúc xã hội hơn là một sự kiện tự nhiên hoặc sinh học nhất định.
9. Những trường phái tư tưởng này đã kết hợp với nhau trong việc phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ yếu tố nguyên ủy nào nơi cá nhân, vốn đi trước và đồng thời tạo nên bản sắc bản vị của chúng ta, tạo cơ sở cần thiết cho mọi việc chúng ta làm. Theo các lý thuyết như vậy, điều duy nhất quan trọng trong các mối liên hệ bản thân là tình âu yếm giữa các cá nhân liên hệ, bất kể dị biệt giới tính hoặc sinh sản vốn bị coi là không liên quan gì trong việc hình thành các gia đình. Do đó, mô hình định chế của gia đình (nơi một cơ cấu và tính cứu cánh hiện hữu, độc lập đối với sở thích chủ quan của vợ chồng) bị phớt lờ, làm lợi cho một tầm nhìn coi gia đình hoàn toàn có tính khế ước và tự nguyện.
10. Với thời gian, lý thuyết phái tính đã mở rộng lĩnh vực áp dụng của nó. Vào đầu những năm 1990, nó tập chú vào khả thể cá nhân xác định ra các xu hướng giới tính của chính mình mà không cần phải tính đến sự hỗ tương và tính bổ túc cho nhau của các mối liên hệ nam nữ, cũng như mục đích sinh sản của giới tính. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng người ta có thể ủng hộ lý thuyết về sự tách biệt triệt để giữa phái tính (gender) và giới tính (sex), với điều trước có ưu tiên hơn điều sau. Một mục tiêu như vậy được coi như một giai đoạn quan trọng trong sự biến hóa của loài người, trong đó, "một xã hội không có dị biệt giới tính" là điều có thể dự kiến được (12).
11. Trong bối cảnh văn hóa này, điều rõ ràng là giới tính và phái tính không còn đồng nghĩa hay không còn là các khái niệm có thể hoán đổi cho nhau vì chúng được sử dụng để mô tả hai thực tại khác nhau. Giới tính được xem như xác định việc người ta thuộc phạm trù nào trong hai phạm trù sinh học (xuất phát từ hạn từ gốc dyad chỉ cả nam lẫn nữ). Phái tính, mặt khác, là cách trong đó các dị biệt giữa hai giới được sống trong mỗi nền văn hóa. Vấn đề ở đây không hệ ở sự phân biệt giữa hai thuật ngữ, mà ta có thể giải thích một cách chính xác, mà là sự tách biệt giới tính khỏi phái tính. Sự tách biệt này nằm ở gốc rễ của các dị biệt được đề nghị giữa "các xu hướng giới tính" khác nhau, không còn được xác định bởi sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và do đó có thể mặc các hình thức khác, chỉ được xác định bởi cá nhân, người được coi là hoàn toàn tự trị. Hơn nữa, khái niệm phái tính được coi là phụ thuộc vào tâm thức chủ quan của mỗi người, họ có thể chọn phái tính không tương ứng với giới tính sinh học của họ và do đó, với cách người khác nhìn người này (chuyển giới, transgenderism).
12. Trong một sự tương phản ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và văn hóa, các đề xuất của lý thuyết phái tính gặp nhau trong khái niệm 'queer', có ý nói đến các chiều kích giới tính có tính cực kỳ hay thay đổi, linh hoạt, và dường như, có tính du mục. Ðiều này đạt đến cao điểm trong chủ trương hoàn toàn giải phóng cá nhân khỏi bất cứ định nghĩa tiên thiên định sẵn nào về giới tính, và việc loại bỏ mọi thứ phân loại bị coi là quá cứng ngắc. Ðiều này sẽ tạo ra một loạt các sắc thái mới khác nhau thay đổi về mức độ và cường độ tùy theo cả xu hướng giới tính lẫn phái tính mà người ta vốn đồng hóa mình với.
13. Tính sóng đôi (duality) trong các cặp nam nữ, ngoài ra, còn được xem là mâu thuẫn với ý niệm 'đa ái' (polyamory), tức các mối liên hệ liên quan đến hơn hai người. Vì vậy, người ta cho rằng khoảng thời gian kéo dài của các mối liên hệ, cũng như bản chất ràng buộc của chúng, nên được linh hoạt, tùy thuộc các thèm muốn hay thay đổi của các cá nhân liên hệ. Ðương nhiên, điều này có nhiều hậu quả đối với việc chia sẻ trách nhiệm và các nghĩa vụ vốn cố hữu trong chức phận làm mẹ và làm cha . Loạt liên hệ mới này trở thành 'sự giống nhau về tính chất' (kinship)". Chúng "dựa trên thèm muốn hoặc tình âu yếm, thường có các đặc điểm: chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn đã được định sẵn, linh hoạt về mặt đạo đức hoặc thậm chí (đôi khi bằng sự đồng thuận minh nhiên) không hy vọng có bất cứ ý nghĩa dài hạn nào. Ðiều đáng kể là quyền tự quyết hoàn toàn tự do của mỗi cá nhân và các lựa chọn mà người đó đưa ra tùy theo hoàn cảnh của từng mối liên hệ cảm giới.
14. Ðiều này dẫn đến nhiều lời kêu gọi công chúng công nhận quyền lựa chọn phái tính của một người, và tính đa nguyên trong các loại kết hợp mới, trực tiếp mâu thuẫn với mô hình hôn nhân vốn có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng bị mô tả là một tàn tích của các xã hội theo chế độ tộc trưởng (patriarchal). Lý tưởng được trình bày là cá nhân nên có quyền chọn thân thế (status) của chính mình và xã hội nên tự hạn chế mình vào việc bảo đảm quyền này, và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ vật chất, vì nếu không, các nhóm thiểu số liên hệ có thể chịu sự kỳ thị tiêu cực của xã hội. Chủ trương cho rằng các quyền như thế đã trở thành một phần thường xuyên của cuộc tranh luận chính trị và đã được lồng vào các tài liệu ở bình diện quốc tế, và một số phần nào đó của luật pháp quốc gia.
Các điểm đồng thuận
15. Tuy nhiên, từ toàn bộ lĩnh vực trước tác về lý thuyết phái tính, đã xuất hiện một số chủ trương có thể cung cấp cho ta các điểm đồng thuận, có tiềm năng phát sinh sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Thí dụ, các chương trình giáo dục về lĩnh vực này thường có chung mong muốn đáng khen tranh đấu chống lại mọi phát biểu kỳ thị bất công, một điều có thể được chia sẻ bởi mọi phía. Những tư liệu sư phạm như vậy thừa nhận rằng đã có nhiều trì hoãn và sai sót về phương diện này (13). Thật vậy, không thể phủ nhận rằng qua các thế kỷ, các hình thức kỳ thị bất công vốn là một sự kiện đáng buồn của lịch sử và cũng gây ảnh hưởng bên trong Giáo hội. Ðiều này đã mang lại một nguyên trạng cứng ngắc nào đó, làm trì hoãn diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết và cấp tiến của việc công bố sự thật của Chúa Giêsu về phẩm giá bình đẳng của đàn ông và đàn bà, và đã kích hoạt các cáo buộc tố cáo Giáo Hội có não trạng tôn nam tính, ngụy trang dưới các động cơ tôn giáo ở các mức độ lớn nhỏ khác nhau.
16. Một chủ trương chung khác là nhu cầu giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên biết tôn trọng mọi người trong tính đặc thù và dị biệt của họ để không ai còn phải chịu bị bắt nạt, bạo lực, lăng mạ hoặc kỳ thị bất công dựa trên các đặc điểm chuyên biệt của họ (như có nhu cầu đặc biệt, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính v.v...). Trong yếu tính, điều này liên quan đến việc giáo dục một nền công dân tích cực và có trách nhiệm, được đánh dấu bằng khả năng hoan nghinh tất cả các phát biểu hợp pháp về tư cách nhân vị của con người một cách đầy tôn trọng.
17. Một sự phát triển tích cực khác nữa trong cái hiểu nhân học cũng tìm thấy trong các trước tác về phái tính đã xoay quanh các giá trị của nữ tính. Thí dụ, 'khả năng vì người khác' của đàn bà có lợi cho cách đọc thực tiễn và trưởng thành hơn về các tình huống đang diễn biến, ngõ hầu, "một cảm thức và một sự tôn trọng đối với những gì cụ thể phát triển nơi họ, trái với những điều trừu tượng thường gây hại chết người cho sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội" (14). Ðây là một đóng góp làm phong phú các mối liên hệ của con người và các giá trị thiêng liêng "bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày giữa người ta với nhau". Vì điều này, xã hội nợ một món nợ đáng kể đối với nhiều phụ nữ, "những người tham gia vào nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau bên ngoài gia đình: các trường mầm non, các trường học, các đại học, các cơ quan phục vụ xã hội, các giáo xứ, các hiệp hội và phong trào (15).
18. Phụ nữ có cái hiểu độc đáo về thực tại. Họ có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và "giữ cho cuộc sống tiếp diễn ngay cả trong những tình huống cực đoan" và kiên trì "giữ vững tương lai" (16). Ðiều này giúp giải thích tại sao "bất cứ nơi nào công việc giáo dục được yêu cầu, chúng ta đều có thể nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng và sẵn lòng hiến thân một cách quảng đại cho người khác, nhất là phục vụ những người yếu đuối và ít tự vệ nhất. Trong công trình này, họ cho thấy một kiểu làm mẹ có tính xúc cảm, văn hóa và tinh thần có giá trị vô lường đối với việc phát triển của các cá nhân và tương lai của xã hội. Ở điểm này, làm thế nào tôi có thể không đề cập đến chứng tá của rất nhiều phụ nữ Công Giáo và Tu Hội nữ thuộc mọi châu lục từng chọn giáo dục, nhất là giáo dục các bé trai và bé gái, làm việc tông đồ chính của họ?" (17)
Phê bình
19. Tuy nhiên, các tình huống sống thực cho thấy lý thuyết phái tính có một số điểm đáng bị phê phán. Lý thuyết phái tính (đặc biệt là dưới các hình thức cực đoan nhất) nói đến một diễn trình phi tự nhiên hóa (denaturalisation) từ từ, nghĩa là một sự di chuyển ra khỏi tự nhiên và hướng tới phương thức tuyệt đối để cho xúc cảm của con người được quyền quyết định. Theo cách hiểu sự vật này, quan điểm về cả bản sắc giới tính lẫn gia đình trở thành phụ thuộc cùng một 'tính lỏng' (liquidity) và 'tính lưu chảy' (fluidity) vốn làm đặc trưng cho các khía cạnh khác của nền văn hóa hậu hiện đại, thường chỉ được đặt nền trên một khái niệm nhầm lẫn về tự do trong phạm vi cảm xúc và nhu cầu không hẳn cần thiết (wants), hoặc những ham muốn nhất thời được kích thích bởi các xung động cảm xúc và ý chí cá nhân, trái ngược với bất cứ điều gì dựa trên sự thật của hiện sinh.
20. Các giả định căn bản của các lý thuyết này có thể được truy nguyên từ nền nhân học duy nhị nguyên, tách biệt cơ thể (bị giản lược vào tình trạng vật chất) và ý chí con người, một ý chí đã trở thành một tuyệt đối có thể thao túng cơ thể tùy thích. Sự kết hợp của chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) và duy ý chí (voluntarism) này làm phát sinh ra chủ nghĩa duy tương đối, trong đó, mọi sự hiện hữu đều có giá trị như nhau và đồng thời không dị biệt hóa, không có bất cứ trật tự hay mục đích thực sự nào. Trong tất cả các lý thuyết như vậy, từ hình thức ôn hòa nhất tới cấp tiến nhất, có sự nhất trí rằng phái tính của người ta kết cục được xem là quan trọng hơn so với giới tính nam hay nữ. Hiệu quả của động thái này là thứ nhất tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và ý thức hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tương đối, và thứ đến là một cuộc cách mạng pháp lý, vì các niềm tin đó đòi hỏi các quyền lợi chuyên biệt cho cá nhân và khắp xã hội.
21. Trong thực tế, phe cổ vũ cho các căn tính khác nhau thường trình bầy chúng như có giá trị hoàn toàn bằng nhau khi sánh với nhau. Tuy nhiên, điều này thực sự phủ nhận tính liên quan của mỗi người. Ðiều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề dị biệt giới tính. Trên thực tế, khái niệm chung về "việc không kỳ thị" thường che giấu một ý thức hệ vốn bác bỏ sự khác biệt cũng như sự hỗ tương tự nhiên hiện hữu giữa đàn ông và đàn bà. "Thay vì đấu tranh với những diễn giải sai lầm về sự dị biệt giới tính vốn làm giảm tầm quan trọng căn bản của sự dị biệt đó đối với nhân phẩm, một đề xuất như vậy sẽ đơn giản loại bỏ nó bằng cách đề xuất các thủ tục và thực hành làm cho nó không còn liên quan gì đến việc phát triển con người và các mối liên hệ của con người. Nhưng tính không tưởng của 'neuter' (trung lập) loại bỏ cả nhân phẩm trong tính dị biệt giới tính lẫn bản chất bản vị của thế hệ sự sống mới" (18). Cơ sở nhân học của ý niệm gia đình vì thế bị lột bỏ ý nghĩa.
22. Ý thức hệ này truyền cảm hứng cho các chương trình giáo dục và các xu hướng lập pháp chuyên cổ vũ các ý niệm bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm nhằm phá vỡ triệt để sự dị biệt sinh học thực sự giữa nam và nữ. Bản sắc con người được ủy thác cho lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Những ý niệm này nói lên cách suy nghĩ và hành động rộng rãi trong nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa lầm lẫn "tự do chân thực với ý niệm cho rằng mỗi cá nhân có thể hành động tùy tiện như thể không có sự thật, giá trị và nguyên tắc để cung cấp hướng dẫn, và mọi sự đều có thể và được phép" (19).
23. Công đồng Vatican II, khi muốn bày tỏ quan điểm của Giáo hội về con người nhân bản, đã tuyên bố rằng "mặc dù được tạo nên có thân xác có linh hồn, con người là một. Qua thành phần thân xác của mình, họ thu thập cho mình các yếu tố của thế giới vật chất; do đó, chúng đạt được triều thiên của chúng qua họ, và qua họ cất tiếng tự nguyện ca ngợi Ðấng Tạo Hóa (20). Vì phẩm giá này, "con người không lầm khi tự coi mình như cao hơn so với các mối quan tâm thuộc thân xác, và không phải chỉ là một mảnh của thiên nhiên hoặc một thành phần không tên của kinh thành con người (21). Do đó, các kiểu nói 'trật tự tự nhiên' và 'trật tự sinh học' không được nhầm lẫn hoặc coi là đồng nhất, 'trật tự sinh học' thực sự có nghĩa y hệt như trật tự tự nhiên nhưng chỉ bao lâu có thể tiếp cận được bằng các phương pháp của khoa học thực nghiệm và khoa học mô tả tự nhiên, chứ không như một trật tự hiện hữu chuyên biệt, với mối liên hệ rõ ràng với Nguyên Nhân Ðệ Nhất, với Thiên Chúa Sáng Tạo (22).
Lý Luận
Các luận điểm hợp lý
24. Sau khi xem xét cái nhìn tổng quát có tính lịch sử của chúng ta, cùng với việc nhận diện một số điểm đồng thuận, và phê bình lý thuyết phái tính, giờ đây chúng ta có thể chuyển sang một số xem xét về vấn đề trên dựa vào ánh sáng của lý trí. Thực thế, có những luận điểm hợp lý để hỗ trợ tính trung tâm của cơ thể như yếu tố tích hợp của bản sắc bản thân và mối liên hệ gia đình. Cơ thể là chủ quan tính thông đạt bản sắc của hữu thể (23). Dưới ánh sáng của thực tại này, chúng ta có thể hiểu tại sao các dữ kiện của khoa học sinh học và y học cho thấy 'tính lưỡng hình giới tính' (sexual dimorphism) - (tức sự dị biệt giới tính giữa đàn ông và đàn bà) có thể được chứng minh một cách khoa học bởi các lĩnh vực như di truyền học, nội tiết học và thần kinh học. Từ quan điểm của di truyền học, các tế bào nam (có chứa các nhiễm sắc thể XY), từ thời điểm thụ thai, khác với các tế bào cái (với các nhiễm sắc thể XX của chúng). Tuy nói thế, nhưng trong những trường hợp giới tính của một người không được xác định rõ ràng, thì các chuyên gia y học có thể thực hiện một can thiệp có tính trị liệu. Trong các tình huống như vậy, cha mẹ không thể thực hiện một sự lựa chọn tùy tiện trong vấn đề này, phương chi là xã hội. Thay vào đó, khoa học y khoa nên hành động nhằm các mục đích trị liệu đơn thuần và can thiệp một cách ít xâm phạm (invasive) nhất, dựa trên cơ sở các thông số khách quan và nhằm thiết lập bản sắc cấu thành của người ta.
25. Diễn trình nhận diện bản sắc giới tính trở nên khó khăn hơn bởi một dàn dựng hư cấu được biết đến dưới tên "phái trung tính" hay "phái thứ ba", có tác dụng che khuất sự kiện này: giới tính một người là yếu tố có tính cơ cấu xác định ra bản sắc nam hay nữ. Các cố gắng vượt quá dị biệt giới tính vốn tạo ra nam-nữ, chẳng hạn như ý niệm "intersex" (liên giới) hoặc "transgender" (chuyển phái tính), dẫn đến một nam tính hoặc nữ tính mơ hồ, mặc dù (theo cách tự mâu thuẫn), các khái niệm này thực sự giả định phải có chính sự dị biệt giới tính, điều mà họ đề nghị phải phủ nhận hoặc thay thế. Sự dao động giữa nam và nữ này cuối cùng trở thành chỉ còn là một màn trình diễn 'khiêu khích' chống lại cái gọi là'khuôn khổ truyền thống', và một một màn trình diễn, trên thực tế, làm ngơ sự đau khổ của những người phải sống tình huống không xác định về giới tính. Các lý thuyết tương tự nhằm tiêu diệt khái niệm 'tự nhiên', (nghĩa là mọi thứ chúng ta được ban cho làm nền tảng tiền hiện sinh cho hữu thể và hành động của chúng ta trong thế giới), trong khi đồng thời mặc nhiên tái khẳng định lại sự hiện hữu của nó.
26. Phân tích triết học cũng chứng minh rằng sự dị biệt giới tính giữa nam và nữ là yếu tố cấu thành của bản sắc con người. các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã đặt yếu tính làm khía cạnh của hữu thể vượt lên trên, mang lại với nhau và làm hài hòa sự dị biệt nam-nữ trong tính thống nhất của con người nhân bản. Trong truyền thống triết học giải thích và hiện tượng luận, cả sự phân biệt lẫn bổ sung giới tính được giải thích bằng các thuật ngữ tượng trưng và ẩn dụ. Sự dị biệt giới tính trong các mối liên hệ được coi là các yếu tố cấu thành ra bản sắc bản thân, bất kể ở bình diện ngang (trong dyad [bộ đôi] đàn ông-đàn bà) hoặc ở bình diện dọc (trong triad [bộ ba] đàn ông-đàn bà-Thiên Chúa). Ðiều này cũng áp dụng tương tự vào các mối liên hệ nam nữ liên ngã "Anh-Em" và các mối liên hệ gia đình (Em-Anh-Chúng Mình).
27. Sự hình thành ra bản sắc một người tự nó đặt cơ sở trên nguyên tắc tính khác (otherness), vì chính cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa một "em" khác không phải là tôi đã làm tôi có khả năng nhận ra yếu tính của "Anh", người chính là tôi. Thực thế, sự dị biệt là một điều kiện của mọi nhận thức, bao gồm cả nhận thức về chính bản sắc mình. Trong gia đình, nhận thức về mẹ và cha của em đã giúp đứa trẻ xây dựng được bản sắc và sự dị biệt giới tính của chính em.
Lý thuyết phân tâm học chứng minh giá trị ba cực của trẻ em - các liên hệ cha mẹ, bằng cách cho thấy bản sắc giới tính chỉ có thể xuất hiện đầy đủ dưới ánh sáng so sánh hiệp lực (synergetic comparison) mà sự dị biệt hóa giới tính đã tạo ra.
28. Tính bổ túc sinh lý của dị biệt giới tính nam-nữ bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc sinh sản. Ngược lại, chỉ có chạy đến với kỹ thuật sinh sản mới có thể cho phép một trong các đối tác của mối liên hệ giữa hai người cùng giới tính sinh con, bằng cách sử dụng thụ tinh 'trong ống nghiệm' và một người mẹ đẻ thay (surrogate mother). Tuy nhiên, việc sử dụng một kỹ thuật như vậy không phải là sự thay thế cho việc thụ thai tự nhiên, vì nó liên hệ đến việc thao túng các phôi thai người, một thứ phân mảnh tư cách làm cha mẹ, một thứ công cụ hóa và / hoặc thương mại hóa cơ thể con người cũng như việc giản lược em bé thành một đối tượng trong tay khoa học và kỹ thuật (24).
29. Vì vấn đề này liên quan đến thế giới giáo dục, điều rõ ràng là từ bản chất của nó, giáo dục có thể giúp đặt nền móng cho một cuộc đối thoại hòa bình và tạo điều kiện cho một cuộc gặp gỡ hữu hiệu giữa các dân tộc và một cuộc gặp gỡ giữa các tâm trí. Hơn nữa, dường như triển vọng mở rộng lý do để bao gồm chiều kích siêu việt không phải là điều quan trọng thứ yếu. Cuộc đối thoại giữa Ðức tin và Lý trí, "nếu không muốn bị giản lược thành một thao tác trí tuệ vô bổ, thì nó phải bắt đầu từ tình huống cụ thể hiện tại của nhân loại và trên điều này khai triển một suy tư dựa vào sự thật siêu hình hữu thể học (25). Sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội cho các người đàn ông và đàn bà được thực hiện bên trong chân trời này.
Ðề Xuất
Nhân học Kitô giáo
30. Giáo hội, mẹ và thầy, không chỉ đơn giản lắng nghe. Luôn bám sát sứ mệnh nguyên thủy của mình, và đồng thời luôn cởi mở đón nhận sự đóng góp của lý trí, Giáo Hội tự đặt mình vào việc phục vụ cộng đồng các dân tộc, bằng cách đề nghị với họ một cách sống. Ðiều rõ ràng là nếu chúng ta phải cung cấp các chương trình giáo dục có kết cấu vững chãi, phù hợp với bản chất đích thực của con người (nhằm hướng dẫn họ hướng tới một cách trọn vẹn việc hiện thực hóa bản sắc giới tính của họ trong bối cảnh ơn gọi tự hiến mình), thì ta không thể đạt được điều này nếu không có một nền nhân học rõ ràng và thuyết phục biết cung cấp một nền tảng có ý nghĩa cho giới tính và cảm giới.
Bước đầu tiên trong diễn trình rọi sáng vào nhân học này bao gồm việc thừa nhận rằng "đàn ông cũng có một bản chất mà họ phải tôn trọng và không thể thao túng theo ý muốn (26). Ðây là điểm tựa hỗ trợ cho hệ sinh thái nhân bản từ "việc tôn trọng phẩm giá của chúng ta như những hữu thể nhân bản", và từ mối liên hệ cần thiết của cuộc sống của chúng ta di chuyển qua "luật luân lý vốn được ghi khắc vào bản chất của chúng ta" (27).
31. Nhân học Kitô giáo có nguồn gốc trong trình thuật về nguồn gốc loài người xuất hiện trong Sách Sáng thế, nơi chúng ta đọc thấy rằng "Thiên Chúa đã dưng nên con người giống hình ảnh của chính Người [...] Người dựng nên họ có nam có nữ" (St 1:27) Những lời này nắm bắt không chỉ yếu tính của câu chuyện sáng thế mà còn là cau chuyện về mối liên hệ mang lại sự sống giữa những người đàn ông và đàn bà, một mối liên hệ đưa họ vào sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Bản ngã (self) được hoàn tất bởi một người khác hơn là bản ngã, theo bản sắc chuyên biệt của mỗi người và cả hai có một điểm gặp gỡ tạo thành năng động tính hỗ tương có nguồn gốc từ và được duy trì bởi Ðấng Tạo Dựng.
32. Kinh thánh mặc khải sự khôn ngoan trong kế sách của Ðấng Tạo Dựng, một kế sách "đã giao phó cho con người cơ thể, nam tính và nữ tính của họ làm nhiệm vụ; và một cách nào đó, trong nam tính và nữ tính, Người giao cho họ làm nhiệm vụ chính nhân tính của họ, phẩm giá nhân vị, và cả dấu hiệu rõ ràng của sự hiệp thông liên ngã trong đó con người tự hoàn thành chính mình qua việc hiến thân đich thực" (28). Như vậy, bản chất con người phải được hiểu dựa trên sự hợp nhất giữa thân xác và linh hồn, khác xa với bất cứ loại chủ nghĩa duy vật lý hay chủ nghĩa duy tự nhiên nào, vì "trong sự hợp nhất giữa các xu hướng tinh thần và sinh học của họ và của mọi đặc điểm chuyên biệt khác cần thiết cho việc theo đuổi cùng đích của họ" (29).
33. "Tính toàn bộ hợp nhất hóa" (30) (unified totality) này tích hợp chiều kích dọc (con người hiệp thông với Thiên Chúa) với chiều kích ngang được cấu thành bởi sự hiệp thông liên ngã mà đàn ông và đàn bà vốn được kêu gọi phải sống (31). Bản sắc như một nhân vị của một người đạt đến sự trưởng thành đích thực bao lâu họ cởi mở với người khác, bởi chính lý do là "trong việc cấu hình ra cách thế hiện hữu của riêng ta, bất kể là nam hay nữ, không chỉ đơn giản là kết quả của các nhân tố sinh học hoặc di truyền, nhưng của nhiều yếu tố có liên hệ với tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên gia đình và những người được tôn trọng cũng như các tình huống đào tạo khác" ( 32). Thực thế, "sự kiện có tính yếu tính là con người nhân bản chỉ trở thành chính mình với người khác. Cái 'Tôi/anh/con' chỉ trở thành chính nó từ cái 'Ngài' và từ cái 'em/anh'. Nó được dựng nên để đối thoại, để hiệp thông đồng đại (synchronic) và dị đại (diachronic). Chỉ là nhờ cuộc gặp gỡ với cái 'em/anh' và cùng với cái 'chúng mình', mà cái 'tôi' mở ra với chính nó" (33).
34. Cần phải tái khẳng định nguồn gốc siêu hình của sự dị biệt giới tính, như một bác bỏ nhân học các mưu toan phủ nhận tính sóng đôi nam-nữ của bản chất con người, từ đó gia đình đã được tạo ra. Việc phủ nhận tính sóng đôi này không những xóa bỏ viễn kiến coi con người như kết quả của một hành động tạo dựng mà còn tạo ra ý niệm coi con người như một loại trừu tượng hóa "tự chọn cho mình bản tính mình sẽ là".
Ðàn ông và đàn bà ở trạng thái tạo vật như là các phiên bản bổ túc cho nhau của điều có nghĩa là nhân bản đang bị tranh cãi. Nhưng nếu không có tính sóng đôi đàn ông đàn bà được xếp đặt từ trước trong sáng thế, thì cả gia đình cũng không còn là một thực tại được sáng thế thiết lập. Tương tự như vậy, đứa trẻ mất đi vị trí em đã chiếm hữu từ đó và phẩm giá vốn thuộc về em" (34).
35. Nhìn từ quan điểm này, giáo dục về giới tính và cảm giới phải có sự tham gia của mỗi người vào diễn trình học hỏi "một cách kiên trì và nhất quán, ý nghĩa của cơ thể mình" (35) trong sự thật trọn vẹn nguyên ủy của nam tính và nữ tính. Ðiều này có nghĩa là "học hỏi để chấp nhận cơ thể chúng ta, để chăm sóc cho nó và tôn trọng ý nghĩa đầy đủ nhất của nó [...] Ngoài ra, biết đánh giá cơ thể của mình trong nữ tính hay nam tính của nó là điều cần thiết nếu tôi có khả năng tự nhận ra mình trong một cuộc gặp gỡ với một ai đó khác với mình [...] và tìm sự phong phú hóa lẫn nhau" (36). Do đó, dưới ánh sáng hệ sinh thái hoàn toàn nhân bản và toàn vẹn, các người đàn bà và đàn ông sẽ hiểu ý nghĩa thực sự của giới tính và dục quan tính (genitality) theo quan điểm ý hướng tính có tính tương quan và thông đạt nội tại vốn vừa thông tri cho bản chất thân xác của họ vừa thúc đẩy mỗi người về phía người kia một cách hỗ tương.
Gia đình
36. Gia đình là nơi tự nhiên để mối liên hệ hỗ tương và hiệp thông giữa người đàn ông và người đàn bà tìm được thể hiện trọn vẹn nhất. Vì chính trong gia đình, người đàn ông và đàn bà, kết hợp bằng một khế ước yêu thương vợ chồng tự do và hoàn toàn có ý thức, có thể sống thực "tính toàn bộ trong đó mọi yếu tố của con người đều dự phần - sức hấp dẫn của cơ thể và bản năng, sức mạnh của cảm giác và cảm giới, khát vọng của tinh thần và ý chí" (37). Gia đình là "một sự kiện nhân học, và do đó là một sự kiện xã hội, văn hóa". Mặt khác, "lên đặc điểm cho nó bằng các khái niệm ý thức hệ chỉ lôi cuốn trong một khoảnh khắc lịch sử, và sau đó suy giảm" (38) có nghĩa là phản bội lại ý nghĩa thực sự của nó. Gia đình, nhìn như một đơn vị xã hội tự nhiên tạo thuận lợi cho việc thể hiện tối đa tính hỗ tương và bổ sung giữa những người đàn ông và đàn bà, đi trước cả trật tự chính trị - xã hội của Nhà nước mà quyền tự do lập pháp phải lưu ý tới nó và dành cho nó sự nhìn nhận thích đáng.
37. Lý trí cho chúng ta biết rằng hai quyền căn bản, bắt nguồn từ chính bản chất của gia đình, phải luôn được bảo đảm và bảo vệ.
Ðầu tiên, quyền gia đình được công nhận như là môi trường sư phạm chính cho sự đào tạo giáo dục của trẻ em. Chính "quyền đệ nhất đẳng" này phải tìm được phát biểu cụ thể nhất của nó trong "nhiệm vụ nặng nề nhất" (39) mà cha mẹ phải chịu trách nhiệm trong việc "giáo dục bản thân và xã hội toàn diện cho con cái họ (40), bao gồm giáo dục giới tính và cảm giới của chúng, trong khuôn khổ rộng lớn hơn của nền giáo dục tình yêu, hiến thân cho nhau" (41). Cùng một lúc, nó vừa là một quyền vừa là một trách nhiệm giáo dục có "tính yếu tính", vì nó được nối kết với việc lưu truyền sự sống con người; nó có tính nguyên ủy và đệ nhất đẳng liên quan đến vai trò giáo dục người khác, nếu tính đến tính độc đáo trong mối liên hệ yêu thương giữa cha mẹ và con cái; và nó là điều không thể thay thế và bất khả nhượng, và do đó, không thể ủy thác hoàn toàn cho người khác hoặc bị người khác chiếm đoạt (42).
38. Trẻ em được hưởng một quyền khác có tầm quan trọng không kém: "được lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ có khả năng tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển và sự trưởng thành về cảm xúc của đứa con" và "tiếp tục lớn lên và trưởng thành trong mối liên hệ đúng đắn được phát biểu bởi nam tính và nữ tính của một người cha và một người mẹ và do đó chuẩn bị cho sự trưởng thành về cảm giới (43). Chính trong hạt nhân của đơn vị gia đình mà trẻ em có thể học cách nhận biết giá trị và vẻ đẹp của các khác biệt giữa hai giới, cùng với phẩm giá bình đẳng và sự hỗ tương của họ trên bình diện sinh học, chức năng, tâm lý và xã hội. "Ðối diện với một nền văn hóa chuyên giản lược phần lớn giới tính con người vào bình diện của một điều gì thông thường, vì nó diễn giải và sống nó một cách giản lược và nghèo nàn bằng cách chỉ nối kết nó với cơ thể và với khoái lạc ích kỷ, việc phục vụ giáo dục của phụ huynh phải nhắm vững vào việc đào tạo trong lĩnh vực giới tính có tính bản thân thực sự và trọn vẹn: vì giới tính là một sự việc làm phong phú toàn bộ con người - cơ thể, cảm xúc và linh hồn - và nó biểu lộ ý nghĩa thâm sâu nhất của nó trong việc dẫn dắt con người đến việc hiến mình trong tình yêu"
(44). Tất nhiên, các quyền như vậy hiện hữu song song với mọi quyền căn bản khác của con người, đặc biệt là những quyền liên quan đến tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Bất cứ nơi nào những điều như vậy được chủ trương chung, những người tham gia vào giáo dục cũng có thể tìm được nơi để hợp tác sinh ích cho mọi người.
Trường học
39. Tính đệ nhất đẳng của gia đình trong việc giáo dục trẻ em được bổ sung bởi vai trò phụ đới của trường học. Ðược củng cố bởi nguồn gốc của nó trong Tin Mừng, "Các trường Công Giáo đang lên đường trở thành một trường học cho con người nhân bản và của những con người nhân bản. 'Con người của mỗi hữu thể nhân bản cá thể, trong các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ, đều nằm ở trung tâm lời dạy của Chúa Kitô: đây là lý do tại sao việc cổ vũ con người nhân bản là mục tiêu của trường Công Giáo'. Sự khẳng định nhấn mạnh đến mối liên hệ sống còn với Chúa Kitô của con người này nhắc nhở chúng ta rằng chính trong con người của Người mà sự viên mãn của sự thật liên quan đến con người phải được tìm thấy. Vì lý do này, trường Công Giáo, khi tự dấn thân vào việc phát triển con người toàn diện, đã làm như vậy để vâng theo sự thúc giục của Giáo hội, trong việc ý thức rằng mọi giá trị của con người đều tìm được sự thành toàn và hiệp nhất của chúng trong Chúa Kitô. Ý thức này nói lên tính trung tâm của con người nhân bản trong dự án giáo dục của trường Công Giáo" (45).
40. Trường Công Giáo phải là một cộng đồng giáo dục, trong đó con người có thể tự phát biểu và lớn lên trong nhân tính của họ, trong một diễn trình đối thoại tương quan, tương tác theo cách xây dựng, thực thi khoan dung, hiểu các quan điểm khác và tạo tin tưởng vào một bầu khí hài hòa đích thực. Một trường học như vậy thực sự là "một cộng đồng giáo dục, một nơi các dị biệt sống hòa thuận với nhau.
Cộng đồng trường học là nơi để gặp gỡ và cổ vũ sự tham gia. Nó đối thoại với gia đình, vốn là cộng đồng đệ nhất hạng mà các học sinh theo học vốn thuộc về. Nhà trường phải tôn trọng nền văn hóa của gia đình. Nó phải lắng nghe cẩn thận các nhu cầu nó tìm thấy và những kỳ vọng hướng tới nó" (46). Theo cách này, các bé gái và bé trai được đồng hành bởi một cộng đồng dạy dỗ chúng "biết khắc phục chủ nghĩa duy cá nhân và khám phá, dưới ánh sáng đức tin, ơn gọi chuyên biệt của chúng vào một đời sống có trách nhiệm trong cộng đồng với những người khác" (47).
41. Các Kitô hữu nào đang sống ơn gọi giáo dục trong các trường không Công Giáo cũng có thể làm chứng, phục vụ và cổ vũ sự thật về con người nhân bản. Thực thế, "Việc đào tạo toàn diện con người nhân bản, vốn là mục đích của giáo dục, bao gồm việc phát triển mọi quan năng nhân bản của học sinh, cùng với việc chuẩn bị cho đời sống chuyên nghiệp, đào tạo đạo đức và ý thức xã hội, có ý thức về một nền giáo dục siêu việt và tôn giáo" (48). Nhân chứng bản thân, khi tham gia một cách chuyên nghiệp, đóng góp rất lớn vào việc đạt được các mục tiêu này.
42. Giáo dục về cảm giới đòi hỏi thứ ngôn ngữ thích đáng cũng như cân bằng. Trên hết, nó phải lưu ý rằng, trong khi trẻ em và những người trẻ chưa đến tuổi trưởng thành hoàn toàn, họ đang chuẩn bị với một quan tâm lớn để cảm nghiệm mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, cần phải giúp học sinh "phát triển cảm thức phê phán trong việc đối phó các tấn công của các ý niệm và đề xuất mới, sự tràn ngập văn hóa khiêu dâm và sức nặng quá tải của các kích thích có thể làm biến dạng giới tính" (49). Trước sự oanh kích liên tục của các thông điệp mơ hồ và không rõ ràng, và kết cục chỉ tạo ra sự mất phương hướng về cảm xúc cũng như cản trở sự trưởng thành về tâm lý và tương quan, những người trẻ "nên được giúp đỡ để nhận ra và tìm kiếm các ảnh hưởng tích cực, trong khi xa lánh các điều làm tê liệt khả năng yêu thương của họ" (50).
Xã hội
43. Một viễn cảnh tổng thể về tình hình xã hội đương thời phải trở thành một phần của diễn trình giáo dục. Sự biến đổi của các mối liên hệ xã hội và liên ngã, "thường vẫy ngọn cờ tự do, nhưng, trong thực tế, nó đã đem lại một sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số con người nhân bản, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ðiều còn hiển nhiên hơn bao giờ hết là sự suy giảm của nền văn hóa hôn nhân có liên hệ với cảnh nghèo đói gia tăng và một loạt các bệnh xã hội khác ảnh hưởng bất tương xứng tới đàn bà, trẻ em và người già. Luôn luôn họ là những người phải chịu khổ nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng này" (51).
44. Dưới ánh sáng của tất cả những điều trên, không được để gia đình phải đối diện với các thách thức tự mình phải giáo dục giới trẻ. Giáo hội, về phần mình, tiếp tục hỗ trợ các gia đình và những người trẻ tuổi trong các cộng đồng cởi mở và chào đón. Các trường học và cộng đồng địa phương được kêu gọi, cách riêng, thực thi một sứ mệnh quan trọng ở đây, mặc dù họ không thay thế được vai trò của cha mẹ nhưng bổ sung cho nó (52). Sự khẩn cấp đáng chú ý của các thách thức mà công việc đào tạo nhân bản đang phải đối diện, nên hành động như chất kích thích hướng tới việc tái thiết liên minh giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
45. Ðiều được nhiều người thừa nhận là liên minh giáo dục trên đã tham gia vào cuộc khủng hoảng. Hiện có nhu cầu cấp thiết phải cổ vũ một liên minh mới chân chính chứ không đơn giản chỉ ở bình diện bàn giấy, một dự án chung có thể cung cấp một "nền giáo dục giới tính tích cực và khôn ngoan" (53), có thể hòa hợp trách nhiệm chính của phụ huynh với công việc của các thầy cô. Chúng ta phải tạo điều kiện thích hợp cho cuộc gặp gỡ xây dựng giữa các tác nhân khác nhau có liên hệ, tạo nên một bầu khí minh bạch trong đó tất cả các bên liên tục thông báo cho người khác về những gì họ đang làm, tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa và do đó tránh được những căng thẳng không cần thiết thường nảy sinh vì các hiểu lầm gây ra bởi sự thiếu rõ ràng, thiếu thông tin hoặc thiếu năng lực.
46. Ðối với toàn bộ liên minh giáo dục này, hoạt động sư phạm nên được thông tri theo nguyên tắc phụ đới: "Tất cả những người tham gia khác trong diễn trình giáo dục chỉ có thể thực thi trách nhiệm của họ nhân danh các phụ huynh, với sự đồng ý của họ và, ở một mức độ nào đó, với sự cho phép của họ" (54). Nếu họ thành công trong việc làm việc với nhau, gia đình, trường học và xã hội rộng lớn hơn có thể tạo ra các chương trình giáo dục về cảm giới và giới tính biết tôn trọng giai đoạn trưởng thành của riêng mỗi người liên quan tới các lãnh vực này và đồng thời cổ vũ sự tôn trọng đối với cơ thể của người khác. Các chương trình này cũng sẽ lưu ý đến tính đặc thù sinh lý và tâm lý của người trẻ, cũng như giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành nhận thức thần kinh (neurocognitive) của mỗi người, và do đó có thể đồng hành với họ trong việc họ phát triển một cách lành mạnh và có trách nhiệm.
Ðào tạo các nhà đào tạo
47. Tất cả những người làm việc trong việc đào tạo nhân bản đều được kêu gọi thực thi trách nhiệm lớn lao trong việc thực hiện hữu hiệu các dự án sư phạm trong đó họ có can dự. Nếu họ là người trưởng thành và cân bằng bản thân, được chuẩn bị tốt, điều này có thể có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đối với các học sinh (55). Do đó, điều quan trọng là việc đào tạo chính họ không chỉ bao gồm bộ môn chuyên nghiệp mà còn được chuẩn bị cả về văn hóa và tinh thần nữa. Việc giáo dục con người nhân bản, nhất là về phương diện phát triển, đòi hỏi sự lưu tâm lớn lao và đào tạo liên tục. Chỉ đơn giản lặp lại các điểm tiêu chuẩn của một môn học là điều không đủ. Người ta chờ mong các nhà giáo dục hôm nay có khả năng "đồng hành với học sinh của mình hướng tới những mục tiêu cao cả và đầy thách thức, trân trọng các kỳ vọng cao đối với họ, làm cho các học sinh can dự và nối kết với nhau và với thế giới" (56).
48. Các nhà quản lý trường học, nhân viên giảng dạy và các nhân viên khác đều có chung trách nhiệm vừa bảo đảm cung cấp một việc phục vụ có phẩm chất cao nhất quán với các nguyên tắc Kitô giáo vốn nằm ở trung tâm dự án giáo dục của họ, vừa giải thích các thách thức của thời đại trong khi hàng ngày làm chứng cho sự hiểu biết, tính khách quan và đức khôn ngoan của họ (57). Một sự kiện thường được chấp nhận là "con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn các thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy, thì là vì các vị này là các nhân chứng" (58). Do đó, thẩm quyền của một nhà giáo dục được xây dựng trên sự kết hợp cụ thể "của một cuộc đào tạo tổng quát, đặt cơ sở trên khái niệm xây dựng có tính tích cực và chuyên nghiệp về sự sống và nỗ lực không ngừng để thể hiện nó. Một việc đào tạo như vậy vượt quá việc đào tạo thuần chuyên môn cần thiết để giải quyết các khía cạnh thân thiết hơn của nhân cách, bao gồm các khía cạnh tôn giáo và tâm linh" (59).
49. Khi việc 'đào tạo các nhà đào tạo' được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc Kitô giáo, nó có mục tiêu không những là việc đào tạo các thầy cô cá thể nhưng cả việc xây dựng và củng cố toàn bộ cộng đồng giáo dục qua việc trao đổi hữu hiệu giữa mọi người có liên hệ, một cuộc trao đổi có cả chiều kích mô phạm lẫn cảm xúc. Do đó, các mối liên hệ năng động phát triển giữa các nhà giáo dục và việc phát triển chuyên nghiệp được làm giàu bằng sự phát triển bản thân toàn diện, ngõ hầu công việc giảng dạy được thực hiện để phục vụ việc nhân bản hóa. Bởi đó, các nhà giáo dục Công Giáo cần được chuẩn bị đầy đủ về các phức tạp của nhiều vấn đề khác nhau mà lý thuyết giới tính từng nêu ra và được thông tri đầy đủ về cả pháp luật hiện hành lẫn được đề nghị trong khu vực tài phán liên hệ của họ, được sự hỗ trợ của những người có trình độ trong lĩnh vực này, theo cách cân bằng và có định hướng đối thoại. Ngoài ra, các viện và trung tâm nghiên cứu cấp đại học được kêu gọi cung cấp sự đóng góp chuyên biệt của họ ở đây, để việc học hỏi thoả đáng, cập nhật và kéo dài suốt đời về đề tài này luôn có sẵn đó cho các nhà giáo dục.
50. Về trách vụ chuyên biệt của việc giáo dục về tình yêu con người, thực hiện "với sự trợ giúp của những tiến bộ mới nhất trong tâm lý học và nghệ thuật và khoa học giảng dạy" (60), các nhà đào tạo cần "có một khóa đào tạo tâm lý sư phạm thích hợp và nghiêm túc, cho phép nắm bắt các tình huống cụ thể cần được quan tâm đặc biệt" (61). Kết quả là, "một viễn kiến rõ ràng về tình hình là điều cần thiết vì phương pháp được áp dụng không chỉ dần dần tạo điều kiện cho sự thành công của việc giáo dục tinh tế này, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa những người khác nhau có trách nhiệm" (62).
51. Quyền tự chủ và tự do giảng dạy ngày nay được công nhận trong nhiều hệ thống pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, các trường học có thể hợp tác với các định chế giáo dục Công Giáo cao hơn để phát triển cái hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh khác nhau của giáo dục giới tính, với mục đích xa hơn là tạo ra tài liệu giảng dạy mới, các công trình tham khảo sư phạm và các thủ bản giảng dạy dựa trên "viễn kiến Kitô Giáo về đàn ông và đàn bà" (63).
Vì mục đích này, các nhà sư phạm, những người làm việc trong lãnh vực huấn luyện các giáo viên và các chuyên gia về văn học dành cho trẻ em và thiếu niên đều có thể đóng góp vào việc tạo ra một bộ dụng cụ đầy sáng kiến và sáng tạo, một bộ dụng cụ, đối diện với các viễn kiến khác chỉ có tính phiến diện hoặc bị bóp méo, có thể cung cấp một nền giáo dục vững chắc và tích hợp về con người nhân bản từ tuổi thơ trở đi. Trước bối cảnh đổi mới của liên minh giáo dục, sự hợp tác ở bình diện địa phương, quốc gia và quốc tế giữa mọi bên liên hệ không nên tự giới hạn vào việc chia sẻ các ý tưởng hoặc trao đổi hữu ích các thực hành tốt nhất mà nên trở thành sẵn có đó như một phương thế chủ yếu để thường trực đào tạo chính các nhà giáo dục.
Kết Luận
52. Tóm lại, con đường đối thoại, tức con đường bao hàm lắng nghe, lý luận và đề xuất, dường như là một cách hiệu quả nhất hướng tới việc tích cực biến đổi các mối lo âu và hiểu lầm, cũng như là một nguồn lực mà ngay trong chính nó đã có thể giúp khai triển một mạng lưới liên hệ vừa cởi mở hơn vừa nhân bản hơn. Ngược lại, mặc dù các cách tiếp cận do ý thức hệ thúc đẩy đối với các vấn đề tế nhị xoay quanh phái tính tuyên bố chúng tôn trọng tính đa dạng, nhưng thực sự chúng có nguy cơ coi các dị biệt như vậy như các thực tại tĩnh và kết cục khiến chúng bị cô lập và mất nối kết với nhau.
53. Ðề xuất giáo dục Kitô giáo phát huy cuộc đối thoại sâu sắc hơn, chân thực với mục tiêu của nó là "cổ vũ việc thể hiện người đàn ông và đàn bà qua việc phát triển trọn hữu thể của họ, các tinh thần nhập thể và các hồng phúc tự nhiên và ơn thánh nhờ đó họ được Thiên Chúa làm cho phong phú" (64) Ðiều này đòi hỏi một cố gắng chân thành để xích lại gần người khác hơn và nó có thể là liều thuốc giải độc tự nhiên đối với nền văn hóa vứt bỏ và cô lập. Theo cách này, chúng ta quả quyết lại rằng "phẩm giá nguyên thủy của mỗi người đàn ông và đàn bà là bất khả nhượng và không thể nắm bắt được bởi bất cứ quyền lực hay ý thức hệ nào" (65).
54. Các nhà giáo dục Công Giáo được kêu gọi vượt quá mọi chủ nghĩa duy giản lược ý thức hệ hoặc chủ nghĩa duy tương đối đồng nhất hóa (homologizing relativism) bằng cách mãi trung thành với bản sắc dựa trên phúc âm của chính họ, để biến đổi cách tích cực các thách đố của thời đại họ thành các cơ hội bằng cách đi theo con đường lắng nghe, lý luận và đề xuất viễn kiến Kitô giáo, trong khi làm chứng bằng chính sự hiện diện của họ, và bằng tính nhất quán của lời họ nói và hành động (66). Các nhà đào tạo có một sứ mệnh giáo dục hấp dẫn "dạy cho họ sự nhạy cảm đối với các cách phát biểu khác nhau của tình yêu, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng đầy yêu thương và thông đạt có ý nghĩa sâu sắc. Tất cả những điều này chuẩn bị để họ hiến thân toàn diện và quảng đại, một sự hiến thân sẽ được phát biểu, theo một cam kết công khai, qua việc hiến dâng cơ thể họ. Do đó, sự kết hợp giới tính trong hôn nhân sẽ xuất hiện như dấu chỉ một cam kết bao gồm mọi người, được làm cho phong phú nhờ tất cả những gì có trước nó" (67).
55. Nền văn hóa đối thoại không hề mâu thuẫn với các nguyện vọng chính đáng của các trường Công Giáo trong việc duy trì viễn kiến của chính họ về giới tính con người, phù hợp với quyền của các gia đình được tự do đặt căn bản cho nền giáo dục của con cái họ trên nền nhân học toàn diện, có khả năng hài hòa bản sắc thể lý, tâm lý và tâm linh của con người. Thực thế, một nhà nước dân chủ không thể giản lược trọn nền giáo dục vào việc cung cấp một trường phái tư tưởng, càng như thế hơn nữa, khi liên quan đến chủ đề cực kỳ tế nhị này, một chủ đề, xét theo một mặt, có liên quan đến các điều căn bản của bản chất con người, và mặt khác, có liên quan đến quyền tự nhiên của cha mẹ trong việc tự do chọn lựa bất cứ mô hình giáo dục nào phù hợp với phẩm giá của con người nhân bản. Do đó, mọi học viện giáo dục nên cung cấp cơ cấu tổ chức và các chương trình giáo khoa có thể bảo đảm các quyền của phụ huynh này được tôn trọng đầy đủ và cụ thể. Nếu đúng như thế, phương pháp sư phạm Kitô giáo hiện có có thể cung cấp một đáp ứng vững chắc cho các nền nhân học vốn có đặc điểm phân mảnh và tạm thời.
56. Các chương trình liên quan đến việc đào tạo cảm giới và giới tính do các trung tâm giáo dục Công Giáo đề nghị phải tính đến nhóm tuổi của các học sinh sinh viên đang được giảng dạy và đối xử với mỗi người một cách tôn trọng tối đa. Ðiều này có thể đạt được qua một cách đồng hành kín đáo và bảo mật, có khả năng với tới những người đang trải qua những tình huống phức tạp và đau lòng. Do đó, mọi trường học nên bảo đảm phải có một môi trường đáng tin cậy, thanh thản và cởi mở, đặc biệt ở những nơi có những trường hợp đòi hỏi thời gian và sự biện phân cẩn thận.
Ðiều chủ yếu là phải tạo ra các điều kiện thích đáng để cung cấp một đôi tai kiên nhẫn và hiểu biết không có bất cứ sự kỳ thị bất công nào.
57. Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo ý thức rõ nỗ lực hàng ngày và sự quan tâm quảng đại của những người làm việc trong các trường học và hàng loạt nỗ lực sư phạm chính thức và không chính thức. Thánh Bộ muốn khuyến khích họ theo đuổi công trình đào tạo người trẻ của họ, đặc biệt những người trong số họ đang bị ảnh hưởng bởi bất cứ hình thức nghèo đói nào, và những người cần tình yêu được các nhà giáo dục của họ biểu lộ với họ, để, như lời Thánh Gioan Bosco từng nói, người trẻ không những được yêu thương, nhưng biết rằng họ được yêu thương. Thánh Bộ này cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các Kitô hữu đang giảng dạy trong các trường Công Giáo hoặc các loại trường khác, và, như lời của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, khuyến khích họ "kích thích nơi các học sinh sự cởi mở đối với người khác coi họ như một khuôn mặt, như một con người, như một anh chị em để biết và tôn trọng, với đủ lịch sử của họ, các công phúc và khuyết điểm, các phong phú và giới hạn của họ. Thách thức là hợp tác để đào tạo những người trẻ biết cởi mở và quan tâm đến thực tại vây quanh họ, có khả năng quan tâm và dịu dàng" (68).
Thành phố Vatican, ngày 2 tháng 2 năm 2019, Lễ Dâng Chúa vào Ðền Thờ.
Ðức Hồng Y Giuseppe Versaldi
Tổng trưởng
Ðức Tổng Giám Mục Angelo Vincenzo Zani
Thư ký
- - - - - - -
Chú Thích
1 Ðức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Các Thành Viên Ngoại Giao Ðoàn, 10 tháng 1, 2011.
2 Ðức Phanxicô, Tông huấn hậu Thượng Hội Ðồng Amoris Laetitia, 19 tháng 3, 2016, 56.
3 Xem Ðức Gioan Phaolô II, Tông huấn hậu Thượng Hội Ðồng Familiaris Consortio, 22 tháng 11, 1981, 6; Xem Ðức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Các Gia Ðình Gratissimam Sane, 2 tháng 2, 1994,
4 Công Ðồng Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo, Gravissimum Educationis, 28 tháng 10, 1965, 1.
5 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 1 tháng 11, 1983.
6 Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Nhân Vị, Tuyên Bố về Một Số Vấn Ðề Liên Quan đến Ðạo Ðức Giới Tính, 29 tháng 12, 1975, 1.
7 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 5.
8 Ðã dẫn, 35.
9 Xem Ðã dẫn, 21-47, trong đó, viễn kiến Kitô Giáo về giới tính được trình bầy.
10 Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay, Gaudium et Spes, 7 tháng 12, 1965, 11.
11 Amoris Laetitia, 56.
12 Ðã dẫn.
13 Xem Ðức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Kỳ họp Toàn thể các Thành viên của Giáo Hoàng Hàn Lâm viện Sự sống, 5 tháng 10, 2017.
14 Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Việc Hợp tác của các Người Ðàn ông và Ðàn bà trong Giáo Hội và trong thế giới, 31 tháng 5, 2004, 13.
15 Ðức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Phụ nữ, 29 tháng 6, 1995, 9.
16 Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Thư Gửi Các Giám Mục, 13.
17 Ðức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Phụ nữ, 9.
18 Ðức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Kỳ họp Toàn thể các Thành viên của Giáo Hoàng Hàn Lâm viện Sự sống, 5 tháng 10, 2017, 3.
19 Amoris Laetitia, 34.
20 Gaudium et Spes, 14.
21 Ðã dẫn.
22 K. Wojtyla, Love and Responsibility, London 1981, tr.56-57.
23 Xem Ðức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor, 6 tháng 8, 1993, 48.
24 Xem Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Huấn thị về Việc Tôn trọng Sự sống Con người trong Ngưồn gốc của Nó và Phẩm giá của việc Sonh sản, Donum Vitae, 22 tháng 2, 1987, 4.
25 Ðức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với các Tham dự viên Hội nghị chuyên đề lần Thứ sáu của các Giáo sư Ðại học, Rome, 7 tháng 6, 2008.
26 Ðức Bênêđíctô XVI, Diễn văn tại Tòa Nhà Reichstag, Berlin, 22 tháng 9, 2011.
27 Ðức Phanxicô, Thông điệp về việc Chăm sóc Căn Nhà chung của Chúng ta, Laudato Si', 24 tháng 5, 2015, 154-155.
28 Ðức Gioan Phaolô II, Yết kiến chung, 8 tháng 4, 1981 trong Insegnamenti, IV/1 (1981), tr. 904.
29 Veritatis Splendor, 50.
30 Xem đã dẫn.
31. "Ðàn ông và đàn bà tạo thành hai cách thể hiện, về phía con người tạo vật, một sự tham gia kiên quyết vào Hữu thể Thiên Chúa: họ được tạo dựng giống 'hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa' và họ hoàn toàn chu toàn ơn gọi đó không những như những con người đơn lẻ mà còn như những cặp vợ chồng, vốn là những cộng đồng tình yêu. Hướng đến sự hợp nhất và sinh nở, người đàn ông và đàn bà kết hôn tham gia vào tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, sống trong sự hiệp thông với Người qua người khác" Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính; Cũng nên xem Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo dục Ðối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, 28 tháng 10, 2013, 35-36.
32 Amoris Laetitia, 286.
33 Ðức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Kỳ họp Toàn thể của Hội Ðồng Giám Mục Ý, 27 tháng 5, 2010.
34 Ðức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Giáo Triều Rôma, 21 tháng 12, 2012.
35 Amoris Laetitia, 151.
36 Laudato Si', 155.
37 Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 1643
38 Ðức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Hội thoại Quốc tế về Tính Bổ túc giữa Ðàn ông và Ðàn bà do Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin bảo trợ, 17 tháng 11, 2014, 3.
39 Bộ Giáo luật, điều 1136; Xem Bộ Giáo luật Các Giáo Hội Ðông Phương, điều 627.
40 Gravissimum Educationis, 3.
41 Amoris Laetitia, 280.
42 Familiaris Consortio, 36.
43 Ðức Phanxicô, Diễn văn với các Thành viên Ðại diện Văn Phòng Trẻ em Công Giáo Quốc tế, 11 tháng 4, 2014.
44 Familiaris Consortio, 37.
45 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Trường Công Giáo trên Ngưỡng cửa Ngàn năm Thứ ba, 28 tháng 12, 1997, 9.
46 Giáo dục Ðối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, 58.
47 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Trường Công Giáo, 19 tháng 3, 1977, 45.
48 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Người Giáo dân Công Giáo trong Các Trường học: Các Chúng nhân Ðức tin, 15 tháng 10, 1982, 17.
49 Amoris Laetitia, 281.
50 Ðã dẫn.
51 Ðức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Hội thoại Quốc tế về Tính Bổ túc giữa Ðàn ông và Ðàn bà do Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin bảo trợ, 17 tháng 11, 2014, 2.
52 Xem Amoris Laetitia, 84.
53 Gravissimum Educationis, 1.
54 Ðức Gioan Phaolô II, Thư gửi Các Gia đình Gratissimam Sane, 2 tháng 2, 1994, 16; xem Hội Ðồng Giáo Hoàng về Gia Ðình, Giới Tính Con Người: Sự Thật và Ý Nghĩa. Các Hướng Dẫn Giáo Dục trong Gia Ðình, 8 tháng 12, 1995, 23.
55 Xem Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 79.
56 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo dục Ngày nay và Ngày mai. Một Ðam mê Ðổi mới, Vatican City, 2014, Chương II, 7.
57 Xem Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Cùng nhau Giáo dục trong Trường Công Giáo. Một Sứ mệnh chung của các Người Thánh hiến và Tín hữu Giáo dân, 8 tháng 9, 2007, 34-37.
58 Ðức Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 8 tháng 12, 1975, 41.
59 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 80.
60 Gravissimum Educationis, 1.
61 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 81.
62 Ðã dẫn, 83.
63 Ðã dẫn, 22.
64 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính,, 21.
65 Ðức Phanxicô, Diễn văn với Ðại diện Viện 'Dignitatis Humanae', 7 tháng 12, 2013.
66 Xem Giáo dục Ðối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, kết luận.
67 Amoris Laetitia, 283.
68 Ðức Phanxicô, Diễn văn với Hiệp hội Giáo chức Các Trường Tiểu học Ý, 5 tháng 1, 2018.