Phán quyết của Chánh Án Weinberg

về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell

 

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell.

Vũ Văn An

Melbourne (VietCatholic News 26-08-2019) - Như mọi người biết, chánh án Weinberg là chánh án chống lại 2 chánh án kia trong việc xét xử kháng án của Ðức Hồng Y Pell và là người muốn tha bổng ngài. Quan điểm của ông là quan điểm chiếm tới quá nửa số trang của phúc trình duy trì bản án của tòa sơ thẩm Victoria. Và như nhận định của Ðức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, ít nhất nó phản ảnh quan điểm của 33 phần trăm công luận Úc về việc không phạm tội của Ðức Hồng Y Pell. Lần đầu tiên, tỷ lệ ấy được chính thức xác nhận qua phán quyết của chánh án Weinberg. Chúng tôi xin lược dịch phán quyết của ông để rộng đường dư luận và cung cấp dữ kiện để chúng ta vững tin rằng Ðức Hồng Y Pell là người vô tội. Các số là số đoạn trong chính phúc trình của Tòa Phúc Thẩm Victoria.

353 Ðương đơn, Ðức Hồng Y George Pell, là vị giáo phẩm Công Giáo cao cấp nhất của Úc Ðại Lợi. Giữa các năm 1996 và 2001, ông là Tổng Giám Mục Melbourne. Sau đó, ông được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sydney, một chức vụ ông nắm giữ giữa các năm 2001 và 2014. Năm 2003, ông còn được nâng lên hàng Hồng Y.

354 Ngày 11 tháng 12 năm 2018, sau một phiên tòa kéo dài hơn một tháng, đương đơn bị thấy là phạm tội đối với 5 lời buộc tội vi phạm tình dục từ lâu năm trước với hai thiếu nam. Nay, ông kháng án chống lại việc kết án.

355 Bốn lời buộc tội đầu dẫn đến việc kết án liên quan đến các vi phạm được cho là đã phạm vào một ngày tháng không được định rõ, nhưng cho là đã diễn ra giữa ngày 1 tháng 7 và 31 tháng 12 năm 1996. Lời buộc tội thứ năm liên quan đến một vi phạm, cũng diễn ra vào một ngày tháng không được xác định rõ, nhưng nói là đã phạm giữa ngày 1 tháng 7 năm 1996 và 28 tháng 2 năm 1997. Tất cả các vi phạm này được cho là đã phạm tại Nhà Thờ Chính Tòa St Patrick, thuộc Ðông Melbourne, ngay sau khi đương đơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục, vào tháng 8 năm 1996.

356 Ðơn nạp tại Tòa này phát xuất từ một vụ xử lại. Ðã có một vụ xử trước đó vào tháng 8 và tháng 9 năm 2018, nhưng bồi thẩm đoàn lúc ấy không đạt được sự nhất trí. Kết quả như thế, mặc dù bồi thẩm đoàn ấy đã được cho biết họ có thể đem lại một kết án đa số. Bồi thẩm đoàn trong phiên xử thứ hai đã nghị án gần 5 ngày trước khi lên án đương đơn. Các lời lên án đã đồng thanh nhất trí.

Các cơ sở của kháng cáo

357 Ðương đơn đề nghị dựa vào ba cơ sở để hỗ trợ cho kháng cáo của ông chống lại việc kết án. Chúng là như sau:

Cơ sở 1: Các lời lên án là không hợp lý và không thể được hỗ trợ khi lưu ý tới bằng chứng vì dựa vào toàn bộ bằng chứng, bao gồm các bằng chứng gỡ tội không bị thách thức của hơn 20 nhân chứng trước Công Tố, thì đã không có đường để bồi thẩm đoàn được thỏa mãn quá sự nghi ngờ hợp lý nếu chỉ dựa vào lời của [người khiếu nại] mà thôi.

Cơ sở 2: Thẩm phán xét xử đã sai lầm khi ngăn chặn bên bào chữa sử dụng một trình bầy trực quan di động cho thấy luận điểm không thể có của họ trong diễn từ kết thúc.

Cơ sở 3: Có một sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử vì bị cáo không bị chất vấn (arraigned) trước sự chứng kiến của hội đồng bồi thẩm, theo yêu cầu của các điều 210 và 217 của Ðạo luật Tố tụng Hình sự 2009.

358 Cơ sở 1 viện dẫn Ðiều 276 (1) (a) của Ðạo luật tố tụng hình sự năm 2009 ('CPA,). Ðiều này đọc như sau:

(1) Ðối với một kháng cáo dựa vào điều 274, Tòa án cấp phúc thẩm phải cho phép kháng cáo chống lại việc kết án nếu người kháng cáo thỏa mãn tòa án các điều

(a) kết án của bồi thẩm đoàn không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ khi lưu ý đến bằng chứng.. .

360 Trong trường hợp Cơ sở 1 được chấp nhận, mọi kết án sẽ được đặt sang một bên và đương đơn sẽ được tha bổng khỏi mọi tội danh. Mặt khác, nếu một hoặc một trong các Cơ sở 2 và 3 được chấp nhận, thì điều đó, cùng lắm, sẽ chỉ dẫn đến một lệnh tái thẩm.

Trình bầy của công tố - như đã ngỏ cùng bồi thẩm đoàn

360 Lúc bắt đầu phiên tòa, công tố viên, ông Gibson QC, đã phác họa bằng những lời lẽ bao quát, bản chất của vụ án mà ông dự đoán sẽ được trình bày trước bồi thẩm đoàn. Ông nói rằng lúc 11 giờ sáng, vào một buổi sáng Chúa Nhật hậu bán năm 1996, đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, ở Ðông Melbourne. Thánh lễ trọng thể thường kéo dài trong khoảng một giờ, hoặc hơn một chút.

361 Như thường lệ, ca đoàn của Nhà thờ đã hát vào ngày hôm đó. Họ được đệm đàn bởi một nhạc sĩ đàn ống, người, vào thời điểm đó, là John Mallinson (trưởng ca đoàn năm 1996), hoặc Geoffrey Cox (phụ tá trưởng ca đoàn và đàn ống). Ca đoàn bao gồm một số lượng lớn các cậu trai độ tuổi từ 12 đến 18. Ngoài ra còn có một số ca viên trưởng thành.

362 Người khiếu nại, khi đó khoảng 13 tuổi và một cậu bé khác ở độ tuổi tương tự (từ đây về sau, được mô tả là "cậu bé kia"), nằm trong số những người trình diễn trong ca đoàn vào Chúa Nhật đặc biệt đó. Cả hai cậu bé đều là học sinh của trường St Kevin, ở Toorak. Cả hai đều đã nhận được học bổng học ở trường đó do đã thử giọng thành công để gia nhập ca đoàn Nhà thờ Chính tòa, và cả hai đều là những giọng nữ cao (soprano) trong ca đoàn.

363 Khi thánh lễ Chúa Nhật long trọng đã kết thúc vào khoảng hoặc ngay sau buổi trưa, và ca đoàn đã hát xong các bài thánh ca của họ, hai cậu bé, cùng với các thành viên khác của ca đoàn, đã tham gia cuộc rước chính thức dọc theo gian giữa. Toàn bộ ca đoàn sau đó tiến bước, hoặc xếp hàng, từng đôi một, qua cửa chính của Nhà thờ Chính tòa.

364 Cuộc rước được dẫn đầu bởi một số người lớn giúp lễ. Sau đó, là ca đoàn, dẫn đầu là các giọng nữ cao (sopranos) (vì họ là những cậu bé). Tiếp đến là các cậu giọng nam cao (altos), giọng têno và giọng nam trung, và sau đó là giọng trầm. Nhiều người lớn giúp lễ theo sau ca đoàn. Sau họ, là các linh mục, kể cả các vị đồng tế, hỗ trợ trong Thánh lễ. Chính đương đơn, với tư cách là Tổng Giám mục, sẽ luôn luôn ở phía sau đám rước, như ông Gibson thừa nhận Tổng Giám Mục đã làm vào ngày hôm đó.

365 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng, 'thông thường, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, đoàn rước sẽ rời Nhà thờ Chính Tòa bằng cách đi dọc theo gian giữa đến cửa chính. Sau đó, sẽ đi ra qua cánh cửa đó, rẽ trái và đi dọc theo phía nam của Nhà thờ Chính tòa theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ca đoàn sẽ tiến tới một khu vực ở phía sau Nhà thờ Chính tòa, được ông mô tả như 'khu vực phòng áo'.

365 Theo ông Gibson, ca đoàn sau đó sẽ đi qua một hành lang bên ngoài (được mô tả trong diễn trình này là 'hành lang vệ sinh'). Ca đoàn sẽ có lối vào một tòa nhà liền kề với Nhà thờ Chính Tòa được gọi là 'Trung tâm Knox'. Việc vào tòa nhà đó có được nhờ đi qua hai cánh cửa được khóa kín. Cánh đầu tiên trong số này là một cánh cửa bằng kính, và cánh thứ hai, một cánh cửa dẫn vào nơi được mô tả là 'phòng diễn tập của ca đoàn'.

367 Thói quen là các cậu ca viên sau đó sẽ thay áo, sẵn sàng để về nhà. Vào thời điểm đó, họ sẽ làm như vậy trong một căn phòng hiện được sử dụng làm văn phòng cho Giám đốc âm nhạc, nhưng lúc đó được gọi là 'phòng thay đồ của ca đoàn', hay 'phòng mặc áo của ca đoàn'. Phòng đó liền kề với phòng diễn tập của ca đoàn.

368 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bình thường, nhưng không phải lúc nào cũng thế, đương đơn sẽ ở lại, trong các khoảng thời gian khác nhau, trên các bậc thềm ở lối vào cửa trước dẫn vào Nhà thờ Chính Tòa. Ở đó, ông sẽ gặp và nói chuyện với giáo dân khi họ rời Nhà thờ Chính Tòa.

369 Ông Gibson cũng nói với bồi thẩm đoàn rằng một thời gian ngắn sau Thánh lễ long trọng Chúa Nhật do đương đơn cử hành 'hậu bán năm 1996', bốn vi phạm đưa tới các cáo buộc 1 đến 4 đã diễn ra. Những vi phạm này được cho là đã phạm trong điều ông Gibson mô tả là 'biến cố thứ nhất'.

370 Mặt khác, cáo buộc 5 liên quan đến một vi phạm hoàn toàn tách biệt và khác biệt mà ông Gibson cho biết người khiếu nại nói rằng đã xảy ra 'hơn một tháng sau đó'. Nạn nhân của việc vi phạm này chỉ là một mình người khiếu nại, chứ không phải cậu bé kia. Ông Gibson mô tả điều này như 'biến cố thứ hai'.

371 Ông Gibson sau đó đã khai mở, trong một số chi tiết, trình thuật của người khiếu nại về các sự kiện liên quan đến biến cố thứ nhất. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại cho biết sau khi Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật kết thúc vào bất cứ ngày nào đặc thù nào đã xảy ra, cả cậu ta lẫn cậu trai kia đều chớp cơ hội 'để vui chơi'. Họ đã thoát khỏi đám rước, khi biết rõ là ca đoàn không còn trong ánh mắt của công chúng nữa.

372 Ông Gibson nói rằng người khiếu nại cho biết: hành vi 'phá rào' này khỏi cuộc rước kiệu đã xảy ra trong khi ca đoàn đang quay trở lại phòng thay đồ. Người khiếu nại cho biết: các ca viên có tâm trạng thoải mái và ít trang trọng hơn ở giai đoạn đó, và kỷ luật của cuộc rước, đến giai đoạn đó, đã ít nhiều được nới lỏng.

373 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của người khiếu nại là cả hai cậu trai, đã tách khỏi đám rước, đã vào lại Nhà thờ Chính tòa qua một trong những cánh cửa ở phía nam, được gọi là 'cánh ngang Phía Nam (South Transept)'. Khi đã vào trong, họ đi qua một cánh cửa đôi bằng gỗ, tình cờ được mở khóa vào hôm đó. Sau đó, họ đi dọc theo một hành lang dẫn xuống cái được gọi là 'phòng áo' (sacristies). Ông Gibson nói rằng hành lang đó được gọi là 'hành lang phòng áo'.

374 Các phòng áo là các phòng riêng ở phía sau Nhà thờ Chính tòa. Chúng ở ngoài giới hạn đối với các ca viên và một số thành viên của cộng đồng. Một trong những phòng áo đó được dành riêng cho việc sử dụng độc quyền của vị Tổng Giám mục. Một phòng khác dàng cho các linh mục sử dụng khi mặc và cởi lễ phục.

375 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng là, trong hậu bán năm 1996, phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục không có sẵn cho đương đơn sử dụng. Do đó, ông buộc phải mặc và cởi lễ phục trong phòng áo của các linh mục. Ông Gibson nói rằng điều này có thể giải thích tại sao, như người khiếu nại cáo buộc, đương đơn đã vào phòng áo của các Linh mục, sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

376 Ông Gibson nói rằng bằng chứng của những người khiếu nại là, như một phần của 'trò vui' của họ, cả hai cậu trai đã vào phòng áo của các Linh mục, lúc đó không có ai cả. [125] Thánh lễ vừa mới kết thúc.

377 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng một khi các cậu bé vào bên trong phòng áo của các Linh mục, họ đã 'lục lọi xung quanh' một lúc. Ở bên trái, có một khu vực được ốp gỗ hơi ẩn khuất. Khi mở một cái tủ ở bên trong, họ phát hiện ra một chai rượu lễ. Khi họ đang nốc 'một vài hớp' từ chai, thì đương đơn đi vào.

378 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng đương đơn hỏi các cậu trai họ đang làm gì. Ông nói với họ rằng họ đang gặp rắc rối. Ở giai đoạn đó, đương đơn vẫn mặc 'áo lễ đầy đủ', hay áo đại trào (regalia), mà một Tổng Giám mục thường mặc khi đọc hoặc cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

379 Người khiếu nại nói rằng đương đơn đã đến gần các cậu trai và sau đó 'tiến hành điều khiển áo choàng của ông ta để rút dương vật ra'. Sau đó, đương đơn kéo cậu trai kia sang một bên, và bắt cậu ta cúi xuống trước mặt ông. Lúc đó, đương đơn vẫn đứng. Cậu trai kia yêu cầu được buông tay. Ông ta nói rằng họ đã không làm gì cả, hay 'bất cứ điều gì sai cả'.

380 Theo ông Gibson, người khiếu nại nói rằng cậu ta có thể nhìn thấy một trong những bàn tay của đương đơn trên lưng của cậu trai kia, và bàn tay kia ở khu vực bộ phận sinh dục của đương đơn. Cậu thấy đầu cậu bé kia bị hạ xuống về phía háng của ứng viên. Ông Gibson nói rằng hành vi này, mà người khiếu nại nói chiếm không quá một hoặc hai phút, đã dẫn đến cáo buộc 1 (hành động không đứng đắn với, hoặc với sự có mặt của một đứa trẻ).

381 Ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng mấy phút sau đó, đương đơn chuyển sự chú ý của mình sang người khiếu nại. Ông đẩy người khiếu nại xuống một vị trí phải cúi xuống, hoặc quỳ xuống. Sau đó, ông đẩy đầu người khiếu nại vào dương vật cương cứng của mình, để nó nằm trong miệng của người khiếu nại. Hành động xâm nhập tình dục (sexual penetration), theo người khiếu nại, kéo dài trong vài phút. Ông Gibson nói rằng hành vi này đã dẫn đến cáo buộc 2 (xâm nhập tình dục một đứa trẻ).

382 Tiếp theo, ông Gibson nói, người khiếu nại nói rằng đương đơn, đã rút dương vật của mình ra khỏi miệng người khiếu nại, bảo cậu kéo quần xuống. Ông nói với cậu đứng thẳng, và làm theo điều ông nói. Ðương đơn sau đó hạ thấp người xuống gần như ngồi xuống, trên một đầu gối. Sau đó, ông bắt đầu chạm vào dương vật của người khiếu nại (cáo buộc 3), đồng thời đặt tay lên dương vật của mình (cáo buộc 4) (thực hiện một hành động không đứng đắn với, hoặc trước sự có mặt của một đứa trẻ). Những hành vi này, theo người khiếu nại, chiếm khoảng 'vài phút'.

383 Ông Gibson sau đó nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng sau khi vụ lạm dụng kết thúc, cả hai cậu bé đã đi từ phòng áo của các Linh mục đến phòng mặc áo của ca đoàn. Ở đó, họ trả lại áo choàng của họ. Người khiếu nại nói rằng sau đó cậu được lái xe về nhà. Cậu nói rằng cậu không bao giờ nói chuyện với cậu bé kia về những gì đương đơn đã làm cho họ. Mà trong nhiều năm, cậu cĩng không nói với bất cứ ai khác về nó. Cậu nói rằng lý do tại sao cậu không bao giờ đề cập đến vấn đề này cho đến nhiều năm sau đó vì cậu không muốn gây nguy hiểm cho học bổng của mình.

384 Liên quan đến biến cố thứ hai, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng hành vi phạm tội này diễn ra 'hơn một tháng sau biến cố thứ nhất'. Cậu nói rằng ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, có một đám rước thông thường với sự tham dự của ca đoàn. Tuy nhiên, lần này là một cuộc rước ở bên trong, chứ không phải ở bên ngoài, và diễn ra dọc theo hành lang phòng áo.

385 Về biến cố thứ hai này, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng người khiếu nại nói rằng các thành viên của ca đoàn đang đi dọc hành lang phòng áo, hướng về phía phòng thay đồ của ca đoàn, để cởi áo. Tại một điểm nào đó giữa ô cửa dẫn vào phòng áo của các linh mục và ô cửa dẫn vào phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục, đương đơn bất ngờ lao về phía người khiếu nại, và đẩy mạnh cậu vào tường. Sau đó, ông siết chặt bộ phận sinh dục của người khiếu nại ngay trên áo choàng của cậu, gây ra nỗi đau đáng kể. Sau hai hoặc ba giây, ông buông tay ra và bỏ đi. Cũng như với biến cố thứ nhất, người khiếu nại nói rằng, cậu không bao giờ đề cập đến hành vi lạm dụng tình dục thứ hai này cho bất cứ ai, cho đến nhiều năm sau đó.

386 Ông Gibson đã không nêu ngày tháng thực sự trong đó, hai biến cố trên được cho là đã xảy ra. Như sẽ thấy, ông ta có nhiều lý do tốt để không làm như vậy. Việc ông khai mở cho bồi thẩm đoàn hoàn toàn dựa trên những lời khai ban đầu của người khiếu nại với cảnh sát, cũng như bằng chứng mà người khiếu nại đã đưa ra ở phiên tòa quyết định có xử vụ này hay không (committal). Ðiều rõ ràng là trình thuật của người khiếu nại không thể hòa giải được với các sự kiện đã biết hoặc khách quan sẵn sàng có thể xác nhận được như những gì đã xảy ra tại Nhà thờ chính tòa vào thời điểm đó.

387 Cũng cần lưu ý rằng trong phần mở đầu của mình, ông Gibson đã không nhắc đến những gì các cậu bé được giả thiết đã làm ngay sau khi biến cố thứ nhất kết thúc. Ông chỉ báo trước, bằng những từ ngữ chung chung nhất, rằng người khiếu nại nói rằng họ đã đến phòng áo ca đoàn để cởi áo, và sau đó về nhà.

388 Như dự kiến, ông Gibson đã dự phóng điều lý lẽ (case) của bên bênh vực có thể sẽ là gì và đã thực hiện các bước đánh phủ đầu (pre-emptive) để đáp ứng. Chủ yếu, đó là bởi vì ông ta hiểu rất rõ rằng lý lẽ bào chữa sẽ được trình bày chủ yếu qua các bằng chứng được rút ra (abduced) từ cuộc đối chất, của một số nhân chứng được luật sư công tố triệu mời.

389 Về vấn đề đó, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng điều sớm trở thành rõ ràng đối với họ là sẽ có một số khác biệt dường như không thể hòa giải giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng.

390 Ông Gibson đã đơn cử bằng chứng của Mallinson và Cox (những người tôi đã đề cập trước đây), cũng như Ðức ông Charles Portelli (Chưởng Nghi của Tổng Giám mục lúc đó), Max Potter (người coi phòng áo) và Peter Finnigan (trưởng ca đoàn).

391 Ông Gibson đã báo trước rằng sẽ có bằng chứng cho thấy hiệu quả này là cuộc rước sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật thường có tính đội ngũ (regimented) rất cao, và điều này có thể mâu thuẫn với một số khía cạnh trong trình thuật của người khiếu nại.

392 Tiếp tục mạch văn này, ông Gibson nói với bồi thẩm đoàn rằng một số nhân chứng sẽ nói rằng bất cứ ca viên nào tách ra hoặc luồn ra khỏi một đám rước ở bên ngoài, khi nó đang di chuyển dọc bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, sẽ được lưu ý ngay lập tức và bị kỷ luật. Ông ta thừa nhận một cách hợp lý rằng bằng chứng này không thể dễ dàng hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc các cậu trai đã rời khỏi ca đoàn và quay trở lại Nhà thờ Chính tòa.

393 Ông Gibson tiếp theo chỉ ra rằng một số nhân chứng sẽ nói rằng cánh cửa phòng áo của các Linh mục luôn bị khóa khi căn phòng đó không có người trông coi. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của họ cũng sẽ khó hòa hợp với việc trình bầy các sự kiện của người khiếu nại.

394 Một vấn đề thứ ba được ông Gibson nhấn mạnh (flagged) liên quan đến rượu lễ. Ông nói rằng sẽ có bằng chứng cho thấy rượu lễ luôn bị khóa, được cất giữ an toàn trong một khung vòm trong phòng áo của các Linh mục. Nó không bao giờ bị đặt ở trong tủ, có thể chạm tới được đối với bất cứ ai tình cờ ở trong căn phòng đó vào thời điểm đó. Bằng chứng đó sẽ không phù hợp với trình thuật của người khiếu nại.

395 Một vấn đề thứ tư mà ông Gibson dự phóng liên quan đến bằng chứng sẽ được đưa ra về những gì một số nhân chứng sẽ nói là 'thực hành bất biến' của đương đơn thường đứng trước các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông Gibson thừa nhận (điều nên biết rõ ràng trong mọi trường hợp) rằng nếu, vào ngày cho rằng đã xẩy ra việc vi phạm, đương đơn đã đứng trên các bậc thềm Nhà thờ Chính tòa trong một thời gian dài ngay sau Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật [126], một điều sẽ 'không nhất quán với hành vi phạm tội đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, như được mô tả bởi [người khiếu nại]'.

396 Nên lưu ý rằng ông Gibson nhận thức rõ, khi ông khai mở vấn đề với bồi thẩm đoàn theo cách này, rằng, trong một phán quyết được đưa ra trước khi bắt đầu phiên tòa đầu tiên [127], thẩm phán xét xử trước đó đã nói rõ rằng, theo quan điểm của Ngài, nếu bồi thẩm đoàn có một nghi ngờ hợp lý về việc liệu đương đơn có đứng ở các bậc thềm trong 10 phút trở lên hay không, như một số nhân chứng đã tuyên bố, thì 'ít nhất cũng có khả năng điều này sẽ gây tử vong cho lý lẽ của công tố viện' [128].

397 Tuy nhiên, ông Gibson nói thêm rằng những nhân chứng sẽ nói về thực hành bất biến của đương đơn, về phương diện này, tất cả sẽ được hỏi về 'khả thể' rất có thể nó đã không được tuân theo vào ngày xẩy ra điều bị coi là vi phạm. Ông nói với bồi thẩm đoàn rằng khả thể đó, nếu được thành lập, ít nhất sẽ giảm bớt trọng lượng dành cho bằng chứng của các nhân chứng đó.

398 Vấn đề tiếp theo được ông Gibson đưa ra liên quan đến bằng chứng sẽ được dẫn từ một số nhân chứng cho thấy hiệu quả là khi đã mặc lễ phục, đương đơn luôn được tháp tùng, bởi vị Chưởng Nghi, là Portelli. Các nhân chứng nói rằng nếu Portelli, vì một số lý do nào đó, không có mặt, Potter sẽ hoàn thành vai trò đó.

399 Một lần nữa, ông Gibson thừa nhận rằng bằng chứng này, nếu được chấp nhận, sẽ 'không nhất quán với hành vi phạm tội xảy ra khi Hồng Y Pell ở một mình', và do đó sẽ không nhất trí với trình thuật [của người khiếu nại] [129].

400 Cuối cùng, ông Gibson nhấn mạnh đến bằng chứng mà một số nhân chứng sẽ đưa ra về lễ phục mà Ðức Tổng Giám Mục mặc khi vị này cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng có bằng chứng cho thấy những lễ phục này có nhiều lớp, nặng và cồng kềnh. Ông thừa nhận rằng bằng chứng thuộc bản chất đó có thể khó hòa hợp với trình thuật của người khiếu nại về cách đương đơn cố gắng điều khiển các lễ phục này, để lộ dương vật của mình ra.

401 Ông Gibson, ít nhất trong diễn từ mở đầu của mình, đã không nói đến bằng chứng sẽ được đưa ra cho thấy hiệu quả này: khu vực xung quanh phòng áo của các linh mục, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, là 'một tổ ong sinh hoạt rầm rộ'.

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Bằng chứng của Ðức Ông Charles Portelli

Bằng chứng của nhiều nhân chứng khác nhau của công tố đã dẫn đến việc ủng hộ bên bênh vực

456 Như đã chỉ ra, gần như toàn bộ bằng chứng được đưa ra để hỗ trợ cho lý lẽ bào chữa phát xuất từ các nhân chứng được công tố mời gọi như một vấn đề công bằng, và theo chỉ thị của bên bào chữa.

457 Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số có bằng chứng quan yếu. Có thể nói một cách hợp tình hợp lý rằng bằng chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến việc tha bổng. Cùng một kết quả tương tự sẽ xảy ra, dù phát hiện duy nhất có thể thực hiện được là bằng chứng của họ, liên quan đến các biến cố đang được đề cập, là một trình thuật 'khả hữu một cách hợp lý' về những gì đã xảy ra.

Portelli

458 Portelli là Chưởng Nghi (master of ceremonies) cho đương đơn từ tháng 9 năm 1996 đến hết năm 2000. Ngoài ra, ông còn là linh mục thường trú tại Nhà thờ Chính tòa giữa các năm 1993 và 2000. Ông đã giúp đỡ đương đơn khoảng 30 Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, và tới 25 biến cố khác suốt trong năm.

459 Ðương đơn đã được đăng quang làm Tổng Giám mục Melbourne vào ngày 16 tháng 8 năm 1996. Dịp này được đánh dấu bằng một buổi lễ tại Exhibition Building, ở Carlton. Ðó là vì Nhà thờ Chính tòa đã bị đóng cửa từ Lễ Phục sinh năm 1996, trong khi việc tân trang đang diễn ra. Nó đã không được mở lại cho đến tuần cuối cùng của tháng 11 năm đó. Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật đã được cử hành tại Hội trường Knox năm 1996, nhưng không do đương đơn.

460 Portelli đặc biệt nhớ đương đơn đã cử hành Thánh lễ, vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 1996, cho huynh đoàn ngành đua tại Nhà thờ Chính tòa St Francis, tọa lạc ở Ðường Lonsdale, Melbourne. Thánh lễ đó bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và tiếp tục cho đến ít nhất 10 giờ sáng. Tiếp theo sau đó, có tiệc trà buổi sáng. Portelli nói rằng đương đơn không cử hành hai Thánh lễ lớn trong một ngày và ngài không có thì giờ để làm điều đó.

461 Trong cuộc đối chất của ông Gibson, Portelli nói rằng vào ngày diễn ra Thánh lễ ngành đua, đương đơn tham dự một Thánh lễ khác vào một thì giờ sau đó cùng một buổi chiều. Ông đồng ý rằng đương đơn có thể đã trở lại Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ sáng, trước khi đi đến Thánh lễ buổi chiều hôm đó.

462 Khi ông Gibson đề nghị với Portelli rằng có một Thánh lễ lúc 11 giờ sáng tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 3 tháng 11 năm 1996, và, do đó, đương đơn có thể đã tham dự Thánh lễ đó vào thời điểm đó, Portelli không đồng ý. Ông nhấn mạnh rằng Thánh lễ 11 giờ sáng sẽ được cử hành bởi Cha sở (Dean) Nhà thờ Chính tòa, hoặc một trong những linh mục khác. Ông nói thêm rằng thánh lễ đó đã được cử hành ở Trung tâm Knox, vì Nhà thờ Chính tòa chưa có sẵn để sử dụng.

463 Do đó, ngày 3 tháng 11 năm 1996 không thể là ngày xảy ra biến cố đầu tiên mặc dù công tố viên không sẵn sàng thừa nhận điểm đó ở giai đoạn đó.

464 Trong cuộc đối chất, ông Richter nói cho Portelli một danh sách chi tiết về các Thánh lễ do đương đơn cử hành vào tháng 11 và tháng 12 năm 1996, và suốt cho đến tháng 2 năm 1997. Portelli đồng ý rằng đương đơn quả có tham dự và cử hành Thánh lễ được liệt kê, từng thánh lễ được liệt kê một. Những thánh lễ này bao gồm cả việc đương đơn chủ trì (presided over) Thánh lễ tại Maidstone lúc 3 giờ chiều ngày 23 tháng 2 năm 1997.

465 Portelli nói rằng ông đặc biệt nhớ Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Lần đầu tiên, đương đơn đã chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ. Ông nói rằng ông nhớ rõ Cha Brendan Egan đã cử hành Thánh lễ đặc biệt đó.

466 Bằng chứng của Portelli là Thánh lễ đầu tiên được cử hành trở lại ở Nhà thờ Chính tòa, sau khi việc tân trang đã hoàn tất, là vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ðó là Thánh lễ Vọng Lễ Chúa Kitô Vua, diễn ra vào tối ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 11 hàng năm.

467 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn không cử hành lại Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa từ ngày 23 tháng 11 năm 1996 đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Ông nói rằng đây là Thánh lễ trọng thể đầu tiên của đương đơn. Ông nhấn mạnh rằng chỉ có hai Thánh lễ được Ðức Tổng Giám Mục cử hành tại Nhà thờ Chính tòa trong suốt cả năm 1996 là vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm đó.

468 Liên quan đến phòng áo của các linh mục, Portelli nói rằng đã từng có một bồn rửa khoảng '300 milimet vuông' với chiếc vòi duy nhất trong khu vực vây kín nơi đặt nhà hầm (vault). Một kệ được xây phía trên nó, nơi đặt một tủ lạnh thanh nhỏ với mặt trước bằng gỗ ép (woodgrain). Chính tại bồn rửa đó, rượu sẽ được đổ vào trước khi được đưa trở lại hầm. Ông nói rằng các cánh cửa xếp (concertina) được cho là có bề ngoài bằng gỗ ép, trông không giống với các cửa được ốp hiện tại, như được mô tả trong các bức ảnh khác nhau mà ông được cho xem.

469 Portelli nói rằng vào năm 1996, phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục đã không được sử dụng để mặc hoặc cởi áo lễ. Trong khi các công trình tân trang đang diễn tiến, phòng áo đó đã được sử dụng để khôi phục một số bức tranh lớn, cũng như các trạm đàng thánh giá và các đồ nội thất khác. Ông biết rằng phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục không có sẵn để sử dụng trước ngày 23 tháng 11 năm 1996, nhưng không thể nhớ liệu nó có sẵn cho mục đích đó vào tháng 12 năm đó hay không. Ðiều này là do công việc sơn bóng (shellacking) đang được thực hiện cho đồ nội thất trong phòng áo đó.

470 Portelli đã mô tả các vật phẩm được cất giữ trong nhà hầm tại phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục, và những vật phẩm này được lưu trữ trong khu vực được ốp gỗ vây kín của phòng áo các Linh mục. Ông nói rằng rượu lễ đã được 'mua với số lượng lớn, có thể mỗi năm hai lần'. Ông xác định Sevenhill Sweet Sacramental White là loại rượu duy nhất được sử dụng trong nửa cuối năm 1996. Ông nói rằng nó được đựng trong 'chai tối' (dark bottle), và rằng có một nhãn lớn ở 'mặt trước và mặt sau'. Ông nói rằng rượu sẽ được chứa trong hầm, trừ khi có nạn kiến tấn công, trong trường hợp đó, nó sẽ được đặt vào tủ lạnh. Khi được hỏi liệu rượu có bao giờ được đặt trên giá đỡ (ledge), cạnh tủ lạnh hay không, ông nói 'nếu có đặt thế, thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn'.

471 Portelli đã mô tả các lễ phục được mặc bởi đương đơn khi ông cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật trong phần sau của năm 1996. Chúng bao gồm một gậy giám mục, mũ sọ tím, mũ giám mục (mitre), áo anba (alb), dây lưng, dây stola, bộ micro, thánh giá đeo quanh cổ, một sợi dây màu xanh lá cây và vàng đeo xuống sau lưng, một áo lễ (chasuble) và, trong những dịp rất long trọng, một dây pallium và áo phó tế (dalmatic).

472 Portelli mô tả áo anba là một 'chiếc áo chảy thoải mái xuống tận đôi giày của đương đơn' và có một 'khe bên cạnh để cho phép thọc tay vào túi quần của người mặc'. Khi được hỏi liệu áo anba có thể được kéo hay di chuyển sang một bên, để lộ ra khu vực dương vật hay không, ông nói rằng điều này không thể thực hiện được khi có dây lưng buộc lên. Ông mô tả áo anba dùng một số lượng lớn vật liệu, với chu vi gần bốn mét. Khi ông Gibson hỏi ông Tổng giám mục làm gì khi đi vệ sinh, Portelli đã nhận định một cách mỉa mai 'à, ông không được'.

473 Trong cuộc đối chất, Portelli đã biểu diễn cách buộc dây lưng. Ông nói rằng thắt chặt nó sẽ ngăn áo anba khỏi bị di chuyển sang một bên, và phía trước. Ông cũng nói rằng ông đã phụ giúp đương đơn buộc dây lưng.

474 Khi được hỏi Ðức Tổng Giám Mục sẽ mặc gì khi chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ, ông nói rằng đương đơn sẽ mặc lễ phục hoàn toàn khác:

... Ngài sẽ mặc trang phục mà chúng tôi gọi là áo ca đoàn, đó là một chiếc áo chùng (cassock) màu tím. Trên áo chùng đó, có một trang phục màu trắng gọi là áo ren dài (rotchet), thả xuống đến đầu gối và có cánh tay mở, và trên nó là chiếc áo choàng ngắn (cape) màu tím.

475 Khi ông Gibson hỏi Portelli, lúc lấy bằng chứng của công tố viện, về quy mô của ca đoàn, ông nói rằng có khoảng 50 cậu bé từ lớp 3 đến lớp 12. Có lẽ cũng có cả một tá nam ca sĩ trưởng thành. Ông chưa bao giờ vào phòng diễn tập của ca đoàn khi ca đoàn đang diễn tập, và ông cũng chưa bao giờ thấy đương đơn làm như vậy.

476 Portelli thừa nhận rằng, vào năm 1996, ông đã hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày. Ông nói rằng đôi khi ông hút thuốc trong khi chờ đương đơn đến Nhà thờ Chính tòa. Tuy nhiên, ông không được phép hút thuốc trong Nhà thờ Chính tòa, nên ông thường chỉ làm như vậy trong sân hoặc bãi đậu xe. Khi đương đơn đến để chuẩn bị cho Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, Portelli sẽ hộ tống đương đơn từ nhà xứ tới phòng áo. Ông nhớ đã hộ tống đương đơn đến phòng áo của các linh mục cho các mục đích mặc áo lễ vào năm 1996, trong khi phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục không sử dụng được.

477 Portelli nói rằng ông đã liên tục tháp tùng đương đơn từ lúc ngài đến Nhà thờ Chính tòa cho đến khi ngài cởi áo lễ trong phòng áo. Trách nhiệm của ông là hỗ trợ Ðức Tổng Giám Mục trong việc mặc và cởi áo. Có những linh mục khác có mặt trong phòng áo trong lúc mặc áo vào Chúa Nhật. Thói quen của ông là hoàn tất việc mặc áo lễ đầu tiên, rồi sau đó, giúp đương đơn mặc áo lễ.

478 Portelli nói rằng sau đó, '...chúng tôi kết cục ở Nhà thờ Chính tòa. Thỉnh thoảng chúng tôi đi bằng con đường bên ngoài, những lần khác chúng tôi đi ở bên trong. Ông không nhớ, vào cuối năm 1996, họ đã rước kiệu ở bên trong hay ở bên ngoài. Ông nói rằng nếu có một đám rước ở bên ngoài sau Thánh lễ, thì Ðức Tổng Giám Mục sẽ dừng lại ở đầu cầu thang dẫn vào Nhà thờ Chính tòa và chào đón giáo dân khi họ ra về.

479 Portelli nói rằng cuộc rước thường kéo dài khoảng 40 mét, từ đầu đến cuối. Các người giúp lễ đã được chỉ thị, khi rước kiệu, đi theo một con đường cách xa Nhà thờ Chính tòa hơn là một con đường ngay sát Nhà thờ Chính tòa khi họ quay trở lại phòng mặc áo của ca đoàn.

480 Portelli nhấn mạnh rằng đương đơn luôn chào đón giáo dân sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng việc thực hành này sẽ mất khoảng 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, khi bị ông Gibson hỏi ép, ông thừa nhận rằng 'có khi', đương đơn có thể không dừng lại lâu ở các bậc thang, mặc dù ông nói thêm rằng ông không nhớ bất cứ dịp nào trong đó đương đơn không làm như thế.

481 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn luôn ở phía sau của đám rước, vì là giáo phẩm cao cấp nhất hiện diện. Ông nói rằng chính ông luôn tháp tùng Ðức Tổng Giám Mục trong đám rước.

482 Khi được hỏi về biến cố thứ hai, và khả thể đương đơn có thể hiện diện giữa đoàn ca viên trẻ ở hành lang phòng áo, Portelli trả lời rằng điều này chỉ có thể xảy ra 'nếu họ chờ ngài đi qua'. Ông không nhớ đương đơn đã từng đẩy bất cứ ai. Ông cũng không nhớ đương đơn tìm cách vượt qua các giáo sĩ và các người giúp lễ khác, hoặc xấn xổ chạy tới nhóm ca viên trẻ.

483 Khi được hỏi thêm về thói quen chào hỏi giáo dân của đương đơn trên các bậc thềm, và sau đó trở lại phòng áo, Portelli nói hai người họ sẽ ở với nhau trên đường trở lại. Ông nói rằng ông không lúc nào không giúp đỡ đương đơn trong việc cởi áo lễ.

484 Trong cuộc đối chất của ông Richter, ông xác nhận rằng, như một vấn đề lịch sử Giáo hội và Luật Giáo hội, không cho phép đương đơn bị bỏ lại một mình kể từ khi ngài bước vào một Nhà thờ.

485 Trả lời ông Gibson, Portelli thừa nhận rằng có thể có một dịp, hoặc những dịp, trong đó đương đơn sẽ vào phòng áo để cởi áo lễ mà không có Portelli đi cùng. Ông nói rằng điều này có thể xảy ra, ví dụ, nếu có một buổi lễ khác trong Nhà thờ Chính tòa vào chiều hôm đó, và Portelli phải quay lại Nhà thờ Chính tòa, ngay lập tức, để đảm bảo rằng các cuốn sách và bài giảng đã sẵn sàng. Nếu vậy, Portelli nói rằng ông sẽ bỏ đi chỉ trong 'hai phút'.

486 Portelli nói rằng không có việc vắng mặt hai phút như vậy cả trong hai lần đầu tiên trong đó đương đơn đã cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tháng 12 năm 1996. Ông biết chắc chắn điều đó vì không có biến cố nào được lên kế hoạch cho cả hai buổi chiều ấy

487 Khi thẩm tra lại, Portelli khẳng định rằng, như ông biết, đương đơn chưa bao giờ ở một mình trong phòng áo của các Linh mục. Nếu có thời gian nào Portelli không thể tháp tùng Ðức Tổng Giám Mục, Potter sẽ đảm bảo để một ai đó luôn ở bên ngài.

488 Portelli đã có thể hồi tưởng hai dịp đặc biệt khi ông không đi cùng đương đơn vào phòng áo. Một dịp là vào tháng 6 năm 1997, khi Portelli ở nước ngoài. Một dịp khác là vào tháng 10 năm 2000, khi Portelli phải giải phẫu. Ông không nhớ bất cứ lúc nào khác trong đó ông không đi cùng đương đơn đến phòng áo để giúp ngài cởi lễ phục.

489 Cuối cùng, Portelli nói rằng ông 'luôn luôn' lái xe đưa đương đơn đến bất cứ nơi nào ngài phải đến. Ông có mặt trong mọi dịp đương đơn cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996, và cả năm 1997.

490 Trong cuộc thẩm tra lại của ông Gibson, Portelli nhắc lại rằng ông đã tháp tùng đương đơn trong tất cả các Thánh lễ của ngài sau tháng 9 năm 1996.

491 Trình thuật của Portelli, nếu được chấp nhận, sẽ chấm dứt hoàn toàn lý lẽ của công tố đối với cả hai biến cố. Cùng một kết quả sẽ diễn ra khi trình thuật đó được coi là một phiên bản 'có thể có một cách hợp lý', vì bất cứ kết luận nào như vậy sẽ làm cho trình thuật của người khiếu nại thành bất khả hữu theo nghĩa đen.

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Bằng chứng của Potter, người giữ phòng áo

Potter

492 Potter đã từng là người coi phòng áo của Nhà thờ Chính tòa từ năm 1963 đến năm 2001. Vai trò của ông thực sự là vai trò của một người chăm sóc, chịu trách nhiệm chuẩn bị các buổi phụng vụ. Ông bảo đảm để rượu lễ, phải được dùng trong Thánh lễ, được giữ trong một nơi 'an toàn' đặc biệt, đó là một hầm lớn trong phòng áo của các linh mục. Ông nói rằng từ năm 1996 trở đi, chỉ có rượu nho trắng, chứ không bao giờ rượu nho đỏ, đã được sử dụng. Ông xác nhận rằng đương đơn không bao giờ ở một mình khi mặc lễ phục.

493 Theo Potter, Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật luôn được cử hành lúc 11giờ 00 sáng. Thông thường, Ðức Tổng Giám Mục sẽ là chủ tế, mặc dù đôi khi, ngài được hai linh mục khác giúp đỡ. Cũng có Portelli, khoảng tám hoặc hơn các người giúp lễ, và ca đoàn Nhà thờ Chính tòa, gồm khoảng 40 hoặc 50 cậu bé và một số người lớn.

494 Khi được hỏi liệu ông có nhớ đương đơn đã từng chủ trì, thay vì cử hành, Thánh lễ, Potter nói rằng ông nhớ, mặc dù họa hiếm mới xẩy ra. Trong một dịp như vậy, đương đơn sẽ ngồi trên ghế giám mục, mặc phẩm phục ca đoàn, thay vì 'đầy đủ lễ phục đại trào' liên hệ đến việc cử hành Thánh lễ.

495 Trách nhiệm của Potter là chuẩn bị lễ phục cho Ðức Tổng Giám Mục, đặt chúng sẵn để ngài mặc. Ông cũng phải đặt sẵn các lễ phục cho bất cứ linh mục nào khác tham gia việc đồng tế Thánh lễ.

496 Theo Potter, đương đơn chỉ luôn sử dụng phòng áo của Tổng Giám mục. Ông không nhớ có lúc nào căn phòng đó lại không có sẵn để sử dụng. Còn về đám rước sau Thánh lễ, nó diễn ra ở bên ngoài nếu thời tiết tốt, nhưng ở bên trong nếu trời ẩm ướt.

497 Trong một đám rước ở bên ngoài, khi đến được cửa chính, ca đoàn sẽ đi quanh Nhà thờ Chính tòa để vào Trung tâm Knox. Ðương đơn sẽ ở lại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa để chào hỏi mọi người đôi khi 20 phút hoặc nửa giờ. Potter nói rằng:

Trong khi đó, một người trong chúng tôi, Ðức Ông - Cha Portelli và bản thân tôi sẽ ở lại với Ðức Tổng Giám Mục. Nếu cha Portelli ở đó, tôi sẽ quay trở lại Nhà thờ Chính tòa và thu dọn cung thánh, mọi thứ của cung thánh và đưa chúng trở lại phòng áo.

498 Khi được ông Gibson thẩm vấn, Potter nhớ lại rằng việc tân trang Nhà thờ Chính tòa đã mất gần sáu năm để hoàn thành. Công việc vẫn đang được thực hiện trong một thời gian sau khi đương đơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục. Trong khoảng thời gian vài tháng đó, đương đơn đã không cử hành Thánh lễ trong Nhà thờ Chính tòa. Potter nói thêm rằng '... phòng áo của Ðức Giám Mục [sic] của chúng tôi không được ngài sử dụng trong thời gian đó' [141].

499 Potter sau đó được hỏi về việc thánh hiến bàn thờ mới trong Nhà thờ Chính tòa. Ông được nhắc nhở về chuyến viếng thăm của một Hồng Y người Mỹ vì dịp đặc biệt đó. Ký ức của ông là nó diễn ra năm 1996. Tuy nhiên, ông đã hoàn toàn sai về điều đó vì hoàn toàn rõ ràng là biến cố ấy diễn ra vào năm 1997. Sau đó, Potter đã thừa nhận sai lầm của mình và đã sửa lại.

500 Potter nói rằng một trong những nhiệm vụ của ông, trước Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, là đổ đầy các bình rượu (cruets) bằng rượu lễ. Ông đã làm điều đó trong phòng áo của các linh mục. Có những hộp rượu nho được giữ trong hầm, với hơn một chục chai trong mỗi hộp. Hầm là một phòng lớn có thể đi vào, có năm kệ để lưu trữ. Ông nhớ bồn rửa, còn gọi là secorium, trong phòng áo của các Linh mục, ở phía bên trái của tủ lưu trữ bằng gỗ. Bất cứ rượu nào không được sử dụng trong Thánh lễ sẽ được rửa sạch trong khu vực đó. Rượu có tính thánh thiêng, nên không thể để nơi trống không. Một khi đã làm phép, không được phép đơn thuần đổ nó xuống đất, hoặc đổ qua các đường ống bình thường.

501 Khi được hỏi liệu có lúc nào một chai được sử dụng để rót rượu vào các bình rượu không được đưa vào nơi an toàn, Potter nói:

... qua nhiều năm kinh nghiệm của tôi, ngay sau khi tôi hoàn thành việc đổ đầy các bình rượu, tôi lập tức cất các chai đó đi và không bao giờ để chúng ở bên ngoài.

502 Ông Gibson hỏi ép Potter xem liệu có thể có một dịp nào đó, trong Thánh lễ, khi đó một chai rượu lễ không được đưa trở lại hầm, mà đúng hơn, để lại trong khu vực ở kệ. Potter đã kiên quyết rằng điều này không bao giờ xảy ra, ít nhất liên quan đến Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói:

... một khi các bình rượu được đổ đầy cho Thánh lễ 11 giờ, mọi thứ đều được khóa kín trong nơi an toàn. Không bị bỏ lại ở bên ngoài để ai cũng thấy.

503 Potter nói rằng không có rượu nào có thể đụng tới từ tủ gỗ không khóa. Trách nhiệm của ông là bảo đảm rằng mọi thứ được lưu trữ một cách thích đáng sau các nghi lễ. Khi được hỏi thêm về việc liệu một chai rượu lễ có thể bị để lại ở bên ngoài không, câu trả lời của ông là nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một 'dịp hiếm có'. Ông nói rằng điều đó thực sự chỉ có thể xảy ra nếu có một Thánh lễ khác diễn ra ngay sau Thánh lễ trọng thể 11:00 sáng Chúa Nhật. Lúc đó, sẽ có thêm các bình rượu nữa sẵn sàng để được đổ đầy, để được sử dụng cho Thánh lễ tiếp theo.

504 Potter nói rằng khi Cha xứ Nhà thờ Chính tòa, McCarthy, đảm nhận vai trò của mình ở Nhà thờ Chính tòa, ngài đã nhấn mạnh rằng chỉ có rượu lễ trắng được đặt mua. Rượu này phần lớn được chứa trong các chai màu trắng trong suốt. Ông nói rằng phòng áo của các linh mục sẽ bị khóa trong khi Thánh lễ được cử hành, và ông sẽ chỉ mở khóa khi đoàn rước đang đi xuống lối đi giữa, dọc theo gian giữa, sau Thánh lễ. Ông sẽ làm như vậy để cả ông lẫn các người giúp lễ có thể đưa mọi thứ từ cung thánh trở lại các phòng áo.

505 Bằng chứng của Potter là một khi Thánh lễ kết thúc, và cuộc rước bắt đầu, ông ta sẽ phải mất khoảng 5 phút trước khi bắt đầu di chuyển các vật phẩm từ cung thánh trở lại phòng áo của các linh mục. Những vật phẩm này bao gồm chén thánh, bình đựng Mình Thánh (ciborium) và bộ bình rượu. Ông cũng sẽ di chuyển các cây nến và bình xông hương vào phòng tiện ích của các người giúp lễ. Ông cho phép giáo dân có cơ hội năm phút để vào cung thánh, quỳ gối và cầu nguyện. Ông mô tả đây là 'thời gian riêng tư'. Ông nói rằng ông sẽ không mở khóa phòng áo của các linh mục trước khi khoảng thời gian đó trôi qua.

506 Potter nói rằng ông đã tham gia đám rước vào cuối năm 1996 vì đương đơn mới được bổ nhiệm làm Tổng giám mục, và cần được giới thiệu về các thực hành địa phương vẫn được giữ tại Nhà thờ Chính tòa. Vào lúc đó, cả ông lẫn Portelli đều ở cùng đương đơn, hỗ trợ ngài ở phía trước Nhà thờ Chính tòa, và sau đó hộ tống ngài trở lại bên trong. Ðến lúc đó, ca đoàn đã cởi phẩm phục và trở về nhà.

507 Potter mô tả Portelli như người 'thường xuyên' ở cùng với đương đơn, gặp gỡ giáo dân sau Thánh lễ. Ông được hỏi một buổi chào hỏi như vậy sẽ kéo dài bao lâu. Ông đã đề cập đến tính bình dân của Ðức Tổng Giám Mục, và nói rằng nó kéo dài từ 20 đến 30 phút. Ông nói thêm rằng 'ông gần như có thể vặn đồng hồ' dựa theo cách đương đơn chào thăm mọi người. Ông nói rằng ông quả nhớ được việc đương đơn đứng ở các bậc thềm phía trước vào năm 1996 khi lần đầu tiên, ngài bắt đầu cử hành Thánh lễ với tư cách Tổng Giám mục.

508 Khi ông Gibson nói với Potter rằng đương đơn có thể đã ở các bậc thềm phía trước trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với 10 phút, ít nhất là trong một số ngày, ông trả lời rằng còn tùy vào 'buổi lễ mà ngài sẽ tham dự sau đó'. Tuy nhiên, Potter đã khăng khăng nói rằng điều này không xảy ra vào dịp đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật. Ông nói thêm 'ngài [đương đơn] phải mất một thời gian để điều chỉnh và [ngài] ở lại đó để chào hỏi mọi người trong vài tháng tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa'[142].

509 Ông Gibson, trước đây đã tìm cách không thành công để moi từ Potter điều này: đương đơn có thể đã đứng ở các bậc thềm đàng trước trong chưa đầy 10 phút, lúc này hỏi liệu ông ta có thể làm như vậy không quá 10 phút, hoặc một phần tư giờ không. Potter chấp nhận rằng điều này có thể có, nhưng nói thêm rằng ông không 'nhớ ngài chỉ dành một thời gian ngắn trừ khi thời tiết khắc nghiệt. .. lúc ngài không thể đứng ở bên ngoài. ..' Potter nói thêm, trong mọi trường hợp, một linh mục phụ tá sẽ ở với Ðức Tổng Giám Mục và sẽ đi với ngài. Ông khẳng định một cách dứt khoát rằng đương đơn sẽ không bao giờ không được đồng hành, và để ở một mình. Bản ghi chép đọc như sau:

ÔNG GIBSON: Và khi ông nói 'trong hầu hết trường hợp', sẽ có một số trường hợp khi các linh mục không ở đó để hỗ trợ ông ta nhưng ông ta không được tháp tùng và ở một mình?

POTTER: Không, một người trong chúng tôi sẽ xuống và đón ngài ở cửa và đưa ngài trở lại qua Nhà thờ Chính tòa.

ÔNG GIBSON: Vậy khi ông nói 'hầu hết trường hợp', ông muốn đề cập đến điều gì?

POTTER: Nếu cha Portelli không ở đó, ngài sẽ cho tôi biết. Tôi sẽ đi xuống và đón Ðức Tổng Giám Mục để đưa ngài trở lại.

ÔNG GIBSON: Có thể là trong khi ông đang dọn dẹp cung thánh thì Tổng Giám mục Pell đã trở lại phòng áo nơi ông ta sẽ cởi lễ phục và ông không hiện diện ở đó không?

POTTER: Không, tôi sẽ luôn bảo đảm việc chúng tôi đích thân chăm sóc ngài. Tôi có trách nhiệm bảo đảm với Ðức Tổng Giám Mục - chúng tôi ở đó để chăm sóc ngài.

ÔNG GIBSON: Có thể Tổng Giám mục Pell - đã lo việc phòng áo của mình mà không có mặt ông sau thánh lễ?

POTTER: Theo hiểu biết của tôi, thì không. Vì tôi phải giúp ngài, cởi áo choàng cho ngài, các lễ phục của ngài và bảo đảm rằng các lễ phục này được treo và sau đó đưa áo khoác cho ngài - hoặc áo khoác và những thứ tương tự.

ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông nói rằng không thể nào Tổng Giám mục Pell ở trong phòng áo của mình mà không có ông hiện diện với ông ta sau thánh lễ?

POTTER: Không, chúng tôi luôn ở đó để giúp đỡ ngài.

ÔNG GIBSON: Rất tốt. Ông có thể nói một cách tuyệt đối (categorically) rằng Tổng Giám mục Pell không bao giờ đơn độc khi ông ta trở lại phòng áo của mình để cởi lễ phục?

POTTER: Không, luôn luôn có một người - có một linh mục phụ tá hoặc một người trong chúng tôi trong phòng áo sẽ đến và chào thăm Ðức Tổng Giám Mục.

510 Nếu bằng chứng của Potter được chấp nhận, hoặc thậm chí chỉ được bồi thẩm đoàn coi là một trình thuật 'khả hữu một cách hợp lý', thì điều hợp luận lý là lý lẽ công tố sẽ bị hủy bỏ. Dòng thời gian đơn thuần là quá chặt chẽ.

511 Nhận ra sự kiện đó, ông Gibson đã nói với Potter, bằng cách đối chất, rằng vào ngày 5 tháng 12 năm 2016, ông đã có một cuộc trò chuyện với Trung sĩ thám tử Christopher Reed, người cung cấp thông tin. Trong diễn trình trò chuyện đó, chủ đề Ðức Tổng Giám Mục ở một mình khi trở lại phòng áo đã được mang ra thảo luận. Ông Gibson gợi ý cho rằng Potter đã nói với Reed rằng có thể đương đơn đã ở trong phòng áo mà không có Potter. Potter trả lời:

Nếu tôi đang làm điều gì đó đặc biệt và ngài ở đó, nhưng ngài có một phụ tá - - -

... nếu tôi không có mặt với ngài, một trong các linh mục sẽ ở với ngài. Vì vậy, điều đó có nghĩa tôi không phải [hiện diện] ở mọi lúc. Ngài đã có một ai đó ở với ngài.

512 Ông Gibson cũng nói với Potter rằng ông ta đã nói với Reed rằng ông ta không thể nói một cách tuyệt đối đương đơn không bao giờ ở một mình khi trở lại phòng áo sau thánh lễ. Potter trả lời:

... vì đôi khi tôi ở một khu vực khác và khi tôi trở lại [,] một trong những linh mục hoặc. .. Portelli có ở đó nhưng tôi không nhất thiết phải nói [sic] tôi thấy ông ấy mọi lần.

513 Ông Gibson sau đó đã dựa vào các câu trả lời của Potter cho các câu hỏi của Reed, trong cuộc phỏng vấn này, vì nghi ngờ về độ tin cậy trong bằng chứng của ông này. Về thực chất, trên cơ sở các câu trả lời này, ông ta đã mời bồi thẩm đoàn đặt bằng chứng của Potter sang một bên.

514 Khi ông Gibson hỏi Potter về áo choàng của Tổng Giám mục, ông đã mô tả chúng bằng những thuật ngữ giống như của Portelli. Bản ghi chép đọc như sau:

ÔNG GIBSON: Bản chất của áo anba được Tổng Giám mục Pell mặc là nó cho phép hoặc có thể được di chuyển sang một bên, tôi gợi ý, cho phép để lộ dương vật của một người ra nếu họ muốn?

POTTER: Xin lỗi, tôi hoàn toàn không đồng ý như thế, thưa quan tòa, vì điều này xét về phương diện nhân bản không thể nào làm được, vì áo anba được cột bằng một dây lưng, và khóa chặt và không thể di chuyển được. Dây lưng cột quanh thắt lưng ngài, và rồi với dây lưng, một dây stôla còn được đặt lên trên - ở khu vực đó nữa, nên không có cách nào áo anba có thể được di chuyển trong khu vực đó - - -

...

QUAN TÒA: Ông Potter, xin ông kết thúc câu trả lời của ông. Kết thúc câu trả lời của ông. Ông đã kết thúc câu trả lời của ông chưa?

POTTER: Vì vậy, điều ấy không thể có vì kích thước của các túi khá nhỏ và một khi đã mặc thêm áo lễ (chasuble) - ngài không bao giờ tự mình đi lại với áo anba, hoàn toàn luôn luôn với lễ phục, áo lễ che phủ mọi thứ, và lúc ấy, không có cách nào ngài có thể di chuyển xung quanh với hai tay trong túi hoặc ở khu vực đó.

ÔNG GIBSON: Tất nhiên, áo lễ không ngăn cản việc với tới dây kéo quần hoặc vùng ở háng, phải không?

POTTER: Những gì ngài mặc không có cách nào ngài có thể làm điều đó.

515 Trong cuộc đối chất của ông Richter, và mặc dù sau một số lời nhắc nhở, Potter đã thừa nhận lỗi của mình khi chuyển năm 1997 sang năm 1996 như là năm khi việc thánh hiến bàn thờ mới diễn ra.

516 Potter đồng ý rằng Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật đầu tiên, được Ðức Tổng Giám Mục mới cử hành, là một biến cố rất có ý nghĩa. Nó đã được tiến hành trước một cộng đồng chật cứng. Ông nói rằng ông có một hồi ức chuyên biệt về ngày hôm đó, và khăng khăng cho rằng Portelli đã ở lại với đương đơn suốt buổi, để giúp đỡ ngài.

517 Potter đồng ý rằng phòng áo của các linh mục, chứ không phải phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục, đã được sử dụng trong Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật đầu tiên đó. Một lần nữa, ông khẳng định, như ông đã làm từ trước đến nay, rằng Ðức Tổng Giám Mục không bao giờ bị để ở một mình. Ông cũng kiên quyết nói rằng ông sẽ không để cửa phòng áo mở khi bỏ di tham dự Thánh lễ. Ðó là vì các linh mục đồng tế đã để áo khoác và đồ vật có giá trị trong căn phòng đó.

518 Potter nói rằng toàn bộ Thánh lễ sẽ không kết thúc đối với các người giúp lễ cho đến khi họ thực sự đi vào phòng áo của các Linh mục sau Thánh lễ, và cúi đầu trước thánh giá. Ông nói rằng có rất nhiều người qua lại trong và xung quanh phòng áo của các Linh mục sau Thánh lễ, vì các vật phẩm được đưa từ cung thánh đến căn phòng đó. Ông đã can dự vào diễn trình đó. Ngoài ra, còn có các linh mục trở lại phòng áo để cởi lễ phục.

519 Potter nói rằng ca đoàn luôn nằm dưới sự kiểm soát có kỷ luật của người ca trưởng (Mallinson), người, về vấn đề này, được các thành viên trưởng thành của ca đoàn phụ giúp. Ông nói rằng ông không nghi ngờ gì về những vấn đề này. Ông kiên quyết cho rằng tất cả đều là những vấn đề mà ông đích thân biết.

520 Cũng như Portelli, nếu bằng chứng của Potter được chấp nhận, điều này sẽ chấm dứt lý lẽ của công tố. Cùng một kết quả như thế cũng sẽ xảy ra nếu trình thuật của Potter được coi là một phiên bản 'khả hữu cách hợp lý' về các biến cố có liên quan.

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Bằng chứng của McGlone, người cựu giúp lễ

McGlone

521 Một sự khác biệt đáng kể giữa các bằng chứng được đưa ra trong phiên xử đầu tiên, và điều này được diễn dịch trong diễn trình phiên xử thứ hai liên quan đến sự xuất hiện bất ngờ của một nhân chứng mới và gây ngạc nhiên, Daniel McGlone. Bên bào chữa coi bằng chứng của người này là quan trọng vì, theo một quan điểm, nó cung cấp một số hỗ trợ cho bằng chứng của Portelli và Potter về những gì có thể được mô tả như là 'các bậc thềm chứng cớ ngoại phạm' (steps alibi) [143].

522 McGlone là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa Chính tòa vào năm 1996. Ông phục vụ hầu hết các Chúa Nhật. Ông nhớ một dịp đặc biệt, trong năm đó, khi ông tham gia một cuộc rước với tư cách là một người giúp lễ, ngay sau một Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật được đương đơn cử hành.

523 Bằng chứng của McGlone về dịp đặc biệt này như sau:

ÔNG GIBSON: Vào dịp ông nhớ cách đặc biệt khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, là một cuộc rước ở bên ngoài hay ở bên trong Nhà thờ Chính tòa?

McGLONE: Ở bên ngoài.

ÔNG GIBSON: Ông có đặc biệt nhớ cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa không?

McGLONE: Tôi tin là như vậy.

ÔNG GIBSON: Vì vậy, ông có một ký ức thực sự về cuộc rước vào Nhà thờ Chính tòa trong dịp đặc biệt này; có phải đó là những gì ông đã nói?

McGLONE: Vâng, tôi phải nói là đúng.

ÔNG GIBSON: Và tại sao ông lại có một ký ức như vậy?

McGLONE: Tôi có một chút tự hào như - như một người giúp lễ, và đã có - ông biết đấy, luôn có cảm giác phấn khích khi ông có Tổng Giám mục và cảm giác tự hào về những gì ông đang làm, và tôi sẽ - tôi có một kỷ niệm về lần đầu tiên George Pell là Tổng giám mục trong Nhà thờ Chính tòa và tôi nhớ rằng mình rất phấn khích vì điều đó.

ÔNG GIBSON: Khi nào ông ấy trở thành Tổng giám mục?

McGLONE: Năm 1996.

ÔNG GIBSON: Và chuyên biệt là khi nào?

McGLONE: Tháng 8, tôi nghĩ vậy.

524 McGlone chấp nhận rằng ông không thể nhớ chính xác ngày của dịp mà ông mô tả. Ông chỉ có thể nói là nó xảy ra vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm 1996. Bằng chứng của ông tiếp tục:

ÔNG GIBSON: Quay trở lại dịp đặc biệt này tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, về điều ông nhớ lại, khi phục vụ Tổng Giám mục Pell, sau khi rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông có nhớ đặc biệt là rước ra khỏi Nhà thờ Chính tòa không, thưa ông McGlone?

McGLONE: Tôi tin là như vậy.

ÔNG GIBSON: Ðiều gì về cuộc rước đặc thù đó phân biệt nó với mọi cuộc rước khác mà ông có đối với các linh mục khác, bao gồm cả Tổng Giám mục?

McGLONE: Chỉ là chúng tôi có Pell với chúng tôi.

ÔNG GIBSON: Trước khi buổi lễ đó bắt đầu, ông có biết rằng Tổng Giám mục Pell, tức là vào những ngày trước đó, ông có biết Tổng Giám mục Pell sẽ cử hành nó không?

McGLone: Không.

ÔNG GIBSON: Khi nào ông biết về điều đó?

McGLONE: Tôi nghĩ gần như ngay trước khi chúng tôi đi vào phòng áo.

ÔNG GIBSON: Và ông đã thấy đó là ai?

McGLONE: Ừ. Vâng.

ÔNG GIBSON: Ðã rước ra phía trước Nhà thờ Chính tòa St Patrick, tức là cánh cửa phía tây, - - -?

McGLONE: Vâng.

525 Khi được hỏi thêm về dịp đó, McGlone nói rằng ông nhớ đã đi dọc hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, và đi vào phòng áo của các linh mục. Ông nhớ lại rằng cánh cửa vào phòng áo đã được mở khóa. Ðó là bởi vì người xông hương (thurifer) [144] đã đi vào và đi ra từ khu vực đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.

526 Bản ghi chép tiếp tục ghi:

ÔNG GIBSON: Ông có nhớ những gì ông đã làm tiếp theo không?

McGLONE: Tôi nhớ mình đang ở trong phòng và rất tỉnh táo vì tôi biết rằng mẹ tôi ở trong - ở trong cộng đoàn, và tôi nhớ rằng mình đã cáo từ không thực sự đảm nhận bất cứ vai trò nào, và, ừm, rồi, - sau khi chúng tôi cúi đầu chào kính tượng chịu nạn - ừm, và sau đó có thể nói, nhanh chóng cáo từ và chạy đi khuất dạng, và tôi đi xuống - coi nào - nếu ông đi từ cửa phòng áo của các linh mục, vào lúc này, ông chỉ cần đi thẳng và sau đó ông rẽ trái sang lối chính dẫn vào Nhà thờ Chính tòa để đến phòng áo. Rồi, tôi đi xung quanh phía trước bàn thờ, bái gối và đi xuống gian giữa.

ÔNG GIBSON: Như thế, ông nhớ việc bái gối, phải không?

McGLONE: Tôi luôn luôn bái gối.

ÔNG GIBSON: Ông McGlone, tôi đang hỏi ông liệu ông có một ký ức chuyên biệt nào không về việc - không phải thực hành của ông, điều mà ông luôn luôn làm, nhưng ông có một ký ức chuyên biệt nào về việc làm điều đó không?

McGLONE: Tôi biết nghe có vẻ hơi điên điên, nhưng tôi không bao giờ không làm.

ÔNG GIBSON: Nhưng ông có hiểu - - -?

McGLONE: Tôi hiểu - - -

ÔNG GIBSON: - - - Tôi đang hướng câu hỏi của tôi đến trạng thái tâm trí của ông và liệu ông có trạng thái tâm trí tích cực trở lại năm 1996 về việc bái gối sau khi ông ra khỏi phòng áo của các linh mục trên đường đi gặp mẹ ông. Ðó là câu hỏi của tôi?

McGLONE: Vâng, tôi có.

ÔNG GIBSON: Rất tốt. Tôi có thể hỏi có ai khác đã vào phòng áo của các linh mục với ông khi ông đi vào phòng đó sau khi cuộc rước đã kết thúc không?

McGLONE: À, đám rước - mọi người giúp lễ đều đi vào phòng áo của các linh mục và sau đó chúng tôi dàn hàng và chúng tôi cúi đầu trước tượng chịu nạn. Chúng tôi không hoàn tất cuộc rước cho đến khi điều đó xảy ra.

ÔNG GIBSON: Tại thời điểm đó có linh mục nào ở với ông không?

McGLONE: À, ừm, đôi khi có và - - -

ÔNG GIBSON: Không, tôi đang hỏi trong dịp này?

McGLone: Tôi không nhớ có bất kỳ linh mục nào ở với chúng tôi.

ÔNG GIBSON: Khi ông rời khỏi căn phòng đó, ông để cửa mở hay đóng?

McGLONE: Nó giống như căn phòng xanh trong một nhà hát lớn, nó mở cửa. Ðó là nơi mà tất cả các chén dĩa thánh được đem vào. Vì vậy, để dọn dẹp khu cung thánh, các người giúp lễ di chuyển tới lui căn phòng đó.

ÔNG GIBSON: Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi của tôi?

McGLONE: À, tôi không có quyền khóa cửa.

ÔNG GIBSON: Vậy câu trả lời cho câu hỏi của tôi là cánh cửa để mở khi ông rời khỏi phòng đó?

McGLONE: Vâng.

ÔNG GIBSON: Có phải ông nói sau khi bái gối, ông tiến xuống phía gian giữa?

McGLONE: Ðúng vậy, để cố gắng bắt kịp mẹ tôi.

ÔNG GIBSON: Ở giai đoạn nào ông đã tổ chức cho mẹ của ông có mặt trong cộng đoàn?

McGLONE: À, mẹ sẽ đến và gặp tôi sau Thánh lễ để ăn trưa vào dịp này, rất hiếm khi, và tôi không sắp xếp, chính mẹ làm điều này.

ÔNG GIBSON: Vì vậy, hiếm khi bà cụ đến và ăn trưa với ông sau khi thánh lễ; đến tham dự thánh lễ và sau đó gặp ông sau đó để dùng bữa trưa, đúng không?

McGLONE: Ðúng.

ÔNG GIBSON: Ðiều đó xảy ra bao nhiêu lần?

McGLONE: Tôi nghĩ ba lần trong đời. Không bình thường để mẹ tôi ăn trưa với tôi.

ÔNG GIBSON: Bà cụ đã ở đâu - nghĩa là vị trí của bà cụ, bà cụ ở chỗ nào trong cộng đoàn khi ông gặp cụ?

McGLONE: À, bà không ở trong cộng đoàn, bà đã ra ngoài và tôi đã bắt kịp bà khoảng hai phần ba đường đi xuống.

ÔNG GIBSON: Tình trạng của cộng đoàn ra sao, nghĩa là Nhà thờ Chính tòa lúc đó đầy hay trống người?

McGLONE: À, tôi đã rời nhóm khá nhanh. Dường như với tôi, cộng đoàn còn đang ra về, có lẽ còn khoảng một phần ba.

ÔNG GIBSON: Thế có cho chơi bất cứ loại nhạc nào không?

McGLONE: Tôi không nhớ.

ÔNG GIBSON: Tại thời điểm mà ông bái gối, việc dọn dẹp cung thánh đã bắt đầu chưa?

McGLONE: Tôi không tin như vậy. Tôi là người đầu tiên ra ngoài.

ÔNG GIBSON: Các giáo dân có vẫn đang cầu nguyện, nghĩa là quỳ và trông như họ đang cầu nguyện vào thời điểm đó không?

McGLONE: Tôi tin - Tôi tin là như vậy, tôi đã không thực sự chú ý. Có những người ở xung quanh - vâng, có nhiều.

ÔNG GIBSON: Như vậy, có một giai đoạn đoan trang (decorum), ở đó, nơi mọi người vẫn còn tham gia vào những gì là nghi lễ?

McGLONE: Vâng, đúng.

ÔNG GIBSON: Tốt lắm. Ông nói mẹ ông đã ở đâu khi ông gặp bà?

McGLONE: Khoảng hai phần ba trên đường xuống gian giữa.

ÔNG GIBSON: Ông nói rằng ông cáo từ bất cứ vai trò nào, nghĩa là vai trò phục vụ bàn thờ, để ông có thể đi ra ngoài gặp mẹ của ông, điều đó có đúng không?

McGLONE: Ðáng lẽ tôi không nói mạnh như thế.

ÔNG GIBSON: Ðó chính là lời nói của ông, 'cáo từ bất cứ vai trò nào'?

McGLONE: À, có lẽ - - -

ÔNG GIBSON: Ðó là lời của ông?

McGLONE: Có lẽ điều đó đã gây hiểu lầm. Tôi chỉ - mọi người sắp bắt đầu dọn dẹp và tôi cáo từ khỏi những gì hiển nhiên họ sắp sửa làm. Tôi không nói một cách chuyên biệt, ông biết đấy, tôi chỉ nói, 'này, tôi phải đi rồi. Mẹ tôi chờ tôi ở phía trước'.

ÔNG GIBSON: Vậy trong bao nhiêu giây ông nói rằng ông đã gặp mẹ ông? Trong vòng bao nhiêu giây sau khi đến phòng áo của các Linh mục là lúc ông đã gặp mẹ của ông hai phần ba đường xuống gian giữa?

McGLONE: À, tôi không chạy. Tôi vẫn mặc áo chùng (soutane) và áo các phép (surplice) và tôi vẫn đang làm nhiệm vụ một cách nào đó, vì vậy mọi người sẽ nhìn thấy tôi, vì vậy tôi - tôi chỉ đi bộ nhanh từ khoảng cách đó đến trung tâm của gian giữa, bái gối rồi bước nhanh về phía mẹ tôi.

ÔNG GIBSON: Vậy ông có thể nói bao nhiêu giây không?

McGLONE: Không thể nói.

ÔNG GIBSON: Ðược rồi. Nhưng các nhiệm vụ dọn dẹp của việc phục vụ bàn thờ chưa bắt đầu và cung thánh chưa được vào để làm nhiệm vụ thu dọn. Có đúng không?

McGLONE: Ðúng.

ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, chuyện gì đã xảy ra?

McGLONE: À, sau khi tôi gặp mẹ tôi, mẹ tôi vẫn tiếp tục bước. Bà hơi sốt ruột.

ÔNG GIBSON: Tôi có thể ngăn ông lại không. Ông đã gặp mẹ ông để dùng bữa trưa. Có đúng không?

McGLONE: Thành thật mà nói, tôi không thể nhớ tại sao tôi gặp bà.

ÔNG GIBSON: Ông sẽ không ăn trưa trong áo chùng và áo các phép chứ, phải không?

McGLONE: Không. Không, Chúa ơi, không. Chỉ là vì tôi đã không có thời gian để cởi chúng ra. Tôi đã phải cố gắng và làm vui lòng mẹ tôi.

ÔNG GIBSON: Nhưng thành thật mà nói, ông không thể nhớ tại sao ông gặp bà cụ sau thánh lễ. Có đúng không?

McGLONE: Bà có thể muốn kiểm tra tôi. Có thể là bất cứ điều gì.

ÔNG GIBSON: Gặp mẹ của ông, ông đã làm gì tiếp theo?

McGLONE: À, mẹ tôi là loại người, cần phải, có thể nói, được xoa dịu, vì vậy tôi đã gặp bà - - -

ÔNG GIBSON: Xin lỗi?

McGLONE: Xoa dịu.

ÔNG GIBSON: Mẹ của ông phải được xoa dịu?

McGLONE: Bà có một tính khí nóng nẩy, và - - -

HẠNH PHÚC: Nói gì, xin lỗi?

McGLONE: Bà cụ có một chút nóng nảy. Bà hơi nóng ruột và lo lắng, nên tôi đã nói chuyện với bà. Chúng tôi đi bộ - chúng tôi tiếp tục đi bộ cùng với nhau cho đến khi chúng tôi đi ra phía trước. Tôi không chắc chắn làm thế nào chúng tô đi đến - ra phía trước, bằng cách nào, liệu cánh cửa, cánh cửa chính có vẫn mở hay không, và rồi cuối cùng chúng tôi dừng lại - ở đấy có một hàng hiên nhỏ bên trong Nhà thờ Chính tòa khi ông ở bên ngoài và ở bước dừng [nguyên văn] và chúng tôi dừng lại ở đó, ông biết đấy, nếu ông nhìn ra ngoài các cánh cửa bên tay phải, và tôi bắt đầu nói chuyện với bà, còn George Pell thì ở - bên tay trái, và ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi. Tôi nói chuyện với mẹ tôi.

ÔNG GIBSON: Xin lỗi, khi ông nói ông ấy đang gặp gỡ và chào hỏi, như tôi đã hiểu, đây là lần đầu tiên ông Phục vụ ông ấy?

McGLONE: Ðúng.

ÔNG GIBSON: Vâng, tiếp tục đi?

McGLONE: Nhưng để giải thích sau đó, - - -

ÔNG GIBSON: Ý ông muốn nói gì khi nói ông ấy đang thực hiện?

McGLONE: Frank Little không bao giờ bước ra và nói chuyện với người ta, và ngài là, tôi không biết tại sao ngài không nghĩ vậy - ngài đã không làm điều đó, nhưng đó là điều George Pell đã làm trong dịp này và tôi nhớ ngài đã làm sau đó, khi ngài thực sự sẽ nói chuyện với người ta sau thánh lễ.

ÔNG GIBSON: Chắc chắn rồi. Tôi chỉ hỏi ông, ngay cả khi Frank Little không làm điều đó và khiến ông nói rằng đây là lần đầu tiên ông phục vụ ông ấy, tại sao ông không nói, 'và ngài đang gặp gỡ và chào hỏi mọi người', thay vì nói, 'ngài đang thực hiện việc gặp gỡ và chào hỏi'?

McGLONE: À, có một điều ông thấy rất nhiều trong các Nhà thờ Anh giáo, với cha xứ ở cuối nhà thờ, và điều đó - trong các giới Giáo hội, không phải là một hiện tượng bất thường. Nó chỉ bất thường tại Nhà thờ Chính tòa.

ÔNG GIBSON: Vâng, xin vui lòng tiếp tục?

McGLONE: Vì vậy, ngài - George Pell đã làm điều đó. Tôi đã nói chuyện với mẹ tôi. Bà đã bình tĩnh trở lại một chút, nhưng trong nỗ lực để làm bà sao lãng, tôi hỏi bà có muốn gặp Ðức Tổng Giám Mục không, và trước khi bà thực sự trả lời, tôi đơn giản đưa bà đến và nói: 'Thưa Ðức cha, đây là mẹ của con', và ngài nói theo cách thông thường của ngài, cách ngài nói, 'Bà hẳn phải rất tự hào về con trai của bà'. Tôi - tôi cho rằng đó là vì tôi vẫn mặc áo chùng và áo các phép của mình, và mẹ trả lời bằng cách nói, 'con không biết điều đó', một điều gây bối rối, tất nhiên, và sau đó ông biết đấy, tôi phải đối phó với mẹ, kiềm chế bà và sau đó chúng tôi - tôi nói với mẹ, 'mẹ ạ, con thực sự xin lỗi, con phải quay lại để giúp dọn dẹp Nhà thờ Chính tòa và - nhưng con sẽ không lâu đâu'.

527 Rõ ràng, bằng chứng của McGlone về các di chuyển của chính ông ngay sau Thánh lễ trong dịp này đã hoàn toàn mâu thuẫn với trình thuật của người khiếu nại (ít nhất trong chừng mực nó đề cập đến một trong hai ngày duy nhất được đưa ra trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra).

528 Bằng chứng của McGlone, là ông ta đã ở trong phòng áo của các Linh mục, cùng với những người giúp lễ khác, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, vào ngày đang bàn. Ông nói rằng có rất nhiều người lui tới tại và quanh khu vực đó. Mô tả đó khó có thể hòa giải với trình thuật của người khiếu nại về việc anh ta và cậu bé kia đã tìm đường vào phòng áo lễ của các linh mục mà không có ai ở đó.

529 Ngoài ra, McGlone khá chuyên biệt về thói quen đương đơn gặp gỡ giáo dân tại các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng ông đã đích thân chứng kiến đương đơn làm như vậy, một cách thường xuyên, ngay từ lần đầu tiên ông ta cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

530 Trong đối chất, bằng chứng McGlone như sau:

ÔNG RICHTER: Ông đã nói về thói quen mới của Ðức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm, và theo như ông biết, bất cứ khi nào ngài cử hành Thánh lễ, ngài đều ở bên ngoài và nói chuyện với cộng đoàn?

McGLONE: Vâng, tôi đã thấy nó lần đầu tiên và sau đó ngài tiếp tục từ đó.

ÔNG RICHTER: Ngài đã tạo ra một truyền thống, trái ngược với người tiền nhiệm của mình?

McGLONE: Ấn tượng rất nhiều là đây là một sự tương phản có chủ ý với giáo quyền trước đây.

531 Ðiều khá rõ ràng là bằng chứng của McGlone về lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể, như một vấn đề thực tại thực tế, chỉ liên quan đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Ðúng là bằng chứng của ông, trong ngôn từ, không loại trừ khả thể biến cố đầu tiên (nếu nó thực sự xảy ra) không xảy ra vào ngày đó, nhưng vào Chúa Nhật sau, ngày 22 tháng 12 năm 1996. Ðây là một điểm mà ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình. Theo chiều hướng này, ông ta lập luận rằng 'chứng cớ ngoại phạm', cùng lắm, chỉ là một chứng cứ ngoại phạm một phần mà thôi.

532 Tuy nhiên, nếu trình thuật của McGlone được chấp nhận, hoặc thậm chí được coi như một phiên bản 'khả hữu một cách hợp lý' về sự kiện, thì nó sẽ phá hủy đáng kể một đệ trình đặc thù được ông Gibson đưa ra trong diễn từ kết thúc của mình, và dựa vào đó để mời gọi bồi thẩm đoàn hành động. Ðệ trình đó đề cập đến 'thói quen bất biến' của đương đơn khi đứng trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa, ngay sau Thánh lễ, như một thói quen có thể không khai triển cho đến cuối tháng 12 năm 1996. Ðể hỗ trợ lập luận đó, ông Gibson đã rất chú ý đến bằng chứng của Potter cho thấy đã có "một giai đoạn điều chỉnh", sau cuộc bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục.

533 Nếu, như McGlone khẳng định, đương đơn vẫn tiếp tục đứng trên các bậc thềm nói chuyện với giáo dân (và đặc biệt, với mẹ của McGlone) trong một thời gian dài vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, điều này có xác suất là ông sẽ áp dụng thói quen này sau đó. Nó chắc chắn sẽ làm suy yếu lập luận của ông Gibson, rằng thói quen này không bắt đầu cho đến năm 1997.

534 McGlone đến gặp ban bào chữa sau phiên xử đầu tiên. Ông cho biết ông làm thế, vì ông nhận ra rằng mình có thể có bằng chứng quan trọng để đưa ra liên quan đến vấn đề đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ. McGlone hiện là thành viên thực tập của Luật sư đoàn (bar) Victoria. Ông chắc chắn đã theo dõi các thủ tục tố tụng trong phiên xử đầu tiên một cách đầy quan tâm.

535 Bên bào chữa thừa nhận rằng McGlone không hề là một nhân chứng hoàn hảo. Tại một thời điểm trong bằng chứng của mình, ông ta phủ nhận đã tham dự Thánh lễ tối thứ Bảy mà đương đơn đã tiến hành vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ông nói thêm rằng ông không tin vàoThánh Lễ vọng loại đó. Tuy nhiên, một bức ảnh chụp trong Thánh lễ đó đã cho thấy một cách thuyết phục rằng ông ta sai lầm trong phương diện này. Trên thực tế, ông ta đã có mặt trong dịp đó và xuất hiện trong bức hình đó.

536 Tuy nhiên, ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng của McGlone, liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, ở các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính tòa, nghe có một sự thật mạnh mẽ về điều đó. Ông đệ trình rằng đó là loại biến cố sẽ để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong ký ức McGlone. Nó liên quan đến lần đầu tiên Ðức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nó liên quan đến một dịp hiếm hoi trong đó, mẹ của McGlone đã đến Nhà thờ Chính tòa, để ăn trưa với ông. Sau khi bị bối rối một cách thích đáng vì những gì mẹ ông nói với Ðức Tổng Giám Mục, nhân dịp đầy tín hiệu đó, đã có đệ trình cho rằng McGlone có thể đã nhớ đúng nó.

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Các bằng chứng còn lại

David Dearing

537 David Dearing khoảng 13 tuổi vào năm 1996. Ông là một cậu bé được nhận học bổng trong ca đoàn Nhà thờ Chính tòa, và cũng học tại trường trung học St Kevin. Ông thường xuyên tham dự thánh lễ trọng thể Chúa Nhật.

538 Ông được hỏi liệu có từng thấy đương đơn mặc áo lễ mà không ở cùng Portelli không. Ký ức của ông là họ luôn ở bên nhau. Ông mô tả Portelli như 'Vệ sĩ' của đương đơn, và như 'chiếc bóng' của ngài ở mỗi dịp. Ông nhớ đương đơn dừng lại ở các bậc thềm phía trước dẫn vào Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ, và sau đó không gặp lại ngài khi đoàn rước tiếp tục đi quanh góc, dọc theo phía nam của Nhà thờ Chính tòa. Ông cũng nhớ lại khi thấy đương đơn vẫn còn mặc áo, đứng ở bậc thềm đàng trước và nói chuyện với giáo dân, sau khi chính ông ta đã cởi áo. Lúc đó khoảng 10 hoặc 15 phút sau Thánh lễ.

539 David Dearing nói rằng trong diễn trình rước kiệu ở bên ngoài, có một hàng trật tự và kỷ luật dưới sự giám sát chặt chẽ của Finnigan, một người kiên quyết bảo đảm rằng các ca viên cư xử đúng mực. Ông không bao giờ nhìn thấy bất cứ ca viên nào đi chệch khỏi hàng. Nếu làm thế, chắc chắn họ sẽ được nói đôi điều. Ðiều này đặc biệt quan trọng trong khi ca đoàn ở nơi công khai mọi người đều thấy. Kỷ luật sẽ được duy trì cho đến khi ca đoàn tới hành lang vệ sinh, và đi qua cổng thép.

Rodney Dearing

540 Rodney Dearing là cha của David Dearing. Trước đây, ông vốn là một cộng tác viên mục vụ, hoặc phụ tá cho linh mục tại các giáo xứ khác nhau. Bản thân ông cũng là thành viên của ca đoàn Nhà thờ Chính tòa từ năm 1993 đến năm 2002. Bởi vì ông là một người trưởng thành và là giọng trầm vào thời điểm đó, vị trí của ông trong đoàn rước là ở phía sau.

541 Rodney Dearing đã được hỏi về thói quen liên quan đến đoàn rước sau Thánh lễ. Ông nói rằng nó sẽ tiếp tục ra khỏi cửa trước của Nhà thờ Chính tòa, ngoại trừ Tổng Giám mục và vị Chuởng Nghi, những người sẽ ở lại phía sau cửa chính. Ông không biết có bất cứ dịp nào khi điều đó không xảy ra. Ông có thể nhớ, sau khi cởi áo, quay trở lại quanh cửa trước để nói lời chào Ðức Tổng Giám Mục, người vẫn còn ở đó. Ông nói rằng điều này xảy ra khá thường xuyên.

542 Rodney Dearing nói rằng ca đoàn phải 'biểu diễn' trong khi đang trên đường tới phòng diễn tập của nó. Mặc dù là những cậu bé, họ đuợc đòi phải giữ trật tự và kỷ luật. 'Gây lộn xộn' (mucking up) là điều không được dung thứ. Trật tự như vậy luôn được duy trì. Tuy nhiên, ông đồng ý rằng có thể có một 'chen lấn nhau' (bunching up) ở hành lang vệ sinh, gần cửa kính, một khi ca đoàn không còn trong tầm nhìn của công chúng nữa.

543 Khi được hỏi liệu một cặp ca viên có thể tách ra, không bị ai trong đoàn rước chú ý hay không, ông nói 'không, khi có 10 người lớn ở phía sau, quan sát, có thể nhìn thấy phía trước họ'. Ông lưu ý về trang phục khác biệt của ca đoàn do các cậu bé mặc. Khi ông Gibson hỏi ông liệu ông có nhận rằng có khả thể hai cậu bé có thể tách hàng, mà không bị chú ý hay không, ông nói rằng ông không nghĩ điều đó có thể xảy ra. Nó chưa bao giờ xảy ra, như ông biết.

544 Trong cuộc đối chất của bà Shann, cố vấn cấp dưới tại phiên xử và trước Tòa án này, Rodney Dearing nói rằng ông biết truyền thống xưa và Luật Giáo hội dạy rằng một Giám mục, trong khi mặc áo, không bao giờ được để ở một mình. Ông nhận diện một bức ảnh của đương đơn trong lễ phục đặc thù mà ông thấy đương đơn mặc vào năm 1996. Ông nói rằng nói chung, ông là một trong những người cuối cùng rời khỏi phòng ca đoàn sau khi ca đoàn đã cởi áo, và 'một cách khá thông thường' ông thấy đương đơn, vẫn mặc áo lễ, và vẫn nói chuyện với giáo dân ở các bậc thềm phía trước Nhà thờ Chính tòa. Bất cứ khi nào Rodney Dearing thấy đương đơn mặc áo lễ, ngài luôn ở cùng Portelli.

545 Bản ghi chép của cuộc đối chất đọc như sau:

BÀ SHANN: Vì vậy, cáo buộc của công tố ở đây là hai giọng nữ cao mặc áo ca đoàn chuồn khỏi một đám rước ở bên ngoài ở một thời điểm trước cửa kính dẫn vào gian phía Nam mà không ai để ý. Ðiều đó có thể không?

RODNEY DEARING: Tôi không tin như vậy.

...

BÀ SHANN: Nếu hai cái đầu biến mất, việc biến mất được chú ý ở thời điểm đó sẽ có biện pháp để định vị họ phải không?

RODNEY DEARING: Hoàn toàn đúng.

546 Bà Shann hỏi ông về hành lang phòng áo trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút sau Thánh lễ. Ông nói rằng nó 'rất nhộn nhịp'.

Mallinson

547 Mallinson đã từng là người đánh đàn ống (organist) tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick, từ năm 1976 đến 1999. Ông cũng đảm nhận nhiệm vụ ca trưởng trong thời gian đó. Vào thời điểm phiên xử thứ hai, ông đã ở tuổi 84. Ông đưa ra bằng chứng về việc sử dụng phòng mặc áo nhỏ của ca đoàn, sau này được gọi là phòng của Giám đốc âm nhạc.

548 Mallinson nói rằng bất cứ khi nào ông nhìn thấy đương đơn mặc áo trong tư cách Tổng giám mục, Portelli cùng ở với ngài. Nếu, vì một lý do nào đó, Portelli phải ở một nơi khác, Mallinson nói rằng ông tin rằng Potter sẽ tháp tùng Tổng Giám mục, mặc dù ông nhận rằng ông không nhớ rõ điều đó từng xảy ra. Ông đồng ý rằng đương đơn là một 'người chặt chẽ đối với nghi thức', và 'bảo thủ về mặt phụng vụ và truyền thống của Giáo hội'. Ông cũng đồng ý rằng lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng tại Nhà thờ chính tòa vào ngày 15 tháng 12 năm 1996 là một 'dịp quan trọng'.

549 Mallinson nói rằng nếu một đứa trẻ 'chuồn khỏi' đám rước, ông tin ông sẽ được báo cho biết về điều đó. Ông sẽ nêu nhiều câu hỏi. Ông nói rằng Finnigan 'hơi hung dữ một chút' và, quả thực, là người chặt chẽ về kỷ luật. Ông đã đích thân chứng kiến Finnigan 'la oang oảng với những người' trò chuyện quá nhiều trong cuộc rước.

550 Khoảng năm 1996, trong Giáo hội có một nhận thức chung về vấn đề giáo sĩ lạm dụng. Thành thử, có sự quan tâm rất lớn ở thời điểm đó để theo dõi các cậu bé trong ca đoàn. Mallinson không nhớ việc hai cậu ca viên từng biến mất, dù chỉ tạm thời.

551 Mallinson không hề là một nhân chứng dễ uốn nắn đối với ban bào chữa [145]. Khi ông Richter nói với ông rằng, trong khi chơi đàn ống sau Thánh lễ, ông có thể thấy hai ca viên trẻ mặc áo choàng trở lại Nhà thờ chính tòa sau cuộc rước, điều đó có xảy ra không, ông không đồng ý.

Cox

552 Cox trước đây là Giám đốc Âm nhạc tại Nhà thờ chính tòa. Ông đã ở đó từ giữa đến cuối thập niên 1990. Ông là phụ tá cho người chơi đàn ống và người trưởng ca đoàn cho đến năm 1999, và sau đó đảm nhận những vai trò đó từ Mallinson.

553 Cox không có ký ức chuyên biệt nào về bất cứ Thánh lễ long trọng nào vào Chúa Nhật trong phần sau của năm 1996. Tuy nhiên, ông đã có thể đưa ra bằng chứng về thói quen, hoặc thực hành, được tuân theo trong những dịp này.

554 Liên quan đến đám rước ở bên ngoài Nhà thờ chính tòa, ông nói rằng các cậu bé có xu hướng trò chuyện, mặc dù họ không được khuyến khích làm như vậy. Họ được chờ mong duy trì thái độ nghiêm trang cho đến khi họ trở về phòng ca đoàn. Ðội hình sẽ tan tại điểm khi họ đến cửa kính, ở cuối hành lang vệ sinh.

555 Khi được hỏi liệu một cuộc điểm danh có được thực hiện sau khi ca đoàn trở lại phòng diễn tập, Cox nói không, nhưng nói thêm rằng có rất ít cơ hội để bất cứ ai biến đi.

556 Cox đã mô tả hành lang phòng áo, sau Thánh lễ, như một 'hoạt động như tổ ong'. Các người giúp lễ đã rất bận rộn trong việc lấy đồ lễ khỏi cung thánh và đưa chúng trở lại phòng áo. Ðiều này sẽ bắt đầu ngay khi đám rước rời khỏi Nhà thờ chính tòa. Sẽ có người bỏ mọi thứ vào phòng áo của các Linh mục. Ông đặc biệt nhớ Potter đã tham gia vào hoạt động đó.

557 Cox nhắc lại rằng vào tháng 12 năm 1996, các buổi diễn tập đã được lên kế hoạch sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông đã được cho xem một tài liệu liên quan đến các buổi diễn tập này, từng được lưu hành trước cho các phụ huynh, cho thấy rằng chúng sẽ bắt đầu vào lúc 12:00 giờ. Ông mô tả thời gian bắt đầu này là 'một điều mơ tưởng'.

558 Cox nói rằng khi chính ông tham gia đám rước, và đứng sau ca đoàn, ông canh chừng các ca viên như 'một con chó chăn cừu' (a sheepdog). Ông lượn quanh họ, bảo đảm rằng họ không làm bậy. Cách riêng, ông đồng ý rằng Finnigan bảo đảm rằng không một ca viên trẻ nào đã biến mất, và cuộc rước vẫn có trật tự trong suốt buổi. Cuộc rước được coi là một phần của Thánh lễ cho đến khi ca đoàn đến cửa kính. Ðó là một nhóm có kỷ luật.

559 Bản ghi chép đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Nếu có trẻ nhỏ nào chạy ra sau đám rước đang xếp hàng ở hành lang vệ sinh để chúng vào với phần còn lại của ca đoàn, chúng có phải đi qua một số người lớn không?

COX: À, đơn giản là việc đó không xảy ra.

ÔNG RICHTER: Nó chắc chắn không bao giờ xảy ra trong trí nhớ của ông?

COX: Không.

ÔNG RICHTER: Nó chắc chắn không bao giờ xảy ra như ông đã nghe ai nói về nó?

COX: Không.

ÔNG RICHTER: Và nếu điều đó có xảy ra, nếu về mặt lý thuyết nó đã xảy ra, thì đây là một tình huống mà một người trưởng thành, như Thầy Finnigan hoặc ông hoặc một ai đó có thẩm quyền, một người trưởng thành nào đó trong ca đoàn sẽ nói, 'bạn đang ở đâu vậy?'

COX: Nó không bao giờ xảy ra.

560 Cox đã mô tả cảnh xung quanh các phòng áo của các linh mục, ít lâu sau khi Thánh lễ kết thúc, như một cảnh trong đó một số người hiện diện. Các linh mục ở đó, để cởi lễ phục. Potter ở đó, cũng như nhiều người giúp lễ đem trả lại các dĩa chén thánh, hay những thứ tương tự, từ cung thánh vào phòng áo.

Finnigan

561 Finnigan trước đây là một Tu sĩ Dòng Christian Brother, nhưng đã bỏ dòng này vào năm 2003. Ông đã dạy ở nhiều trường khác nhau, cả ở Victoria lẫn ở các tiểu bang khác. Ông cũng liên hệ với việc giám sát các ca viên tại Nhà thờ Chính tòa. Chính ông cũng là thành viên của ca đoàn cho đến lễ Giáng sinh năm 1996. Chức vụ của ông tại Nhà thờ Chính tòa được mô tả là 'giám sát ca đoàn' (choir marshal). Vai trò này gần giống như vai trò một thầy giáo, vì ông cung cấp sự giám sát và kỷ luật cho các ca viên.

562 Finnigan mô tả con đường mà đám rước sẽ đi sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, trong trường hợp rước ở bên ngoài, ra khỏi cửa phía tây của Nhà thờ Chính tòa (lối vào chính), rồi quay lại đi vào phòng ca đoàn qua chiếc cửa kính ở cuối hành lang vệ sinh. Ông nói rằng các ca viên được yêu cầu đi rước một cách trang trọng trong khi chờ để di chuyển vào hành lang đó vì luôn có rất nhiều du khách có mặt, chụp hình.

563 Finnigan nhớ các buổi diễn tập thêm vào Chúa Nhật trong phần sau của năm 1996. Những buổi diễn tập đó đã được tổ chức sau khi Thánh lễ kết thúc.

564 Finnigan nói rằng ông đi sau các ca viên trong khi họ đang đi rước. Ông sẽ ở giữa ca đoàn và gian phía Nam khi các cậu bé tiến bước. Ông nói rằng nếu hai cậu bé 'chuồn khỏi", ông sẽ thấy họ làm như vậy, trừ khi ông bị phân tâm. Ông chưa bao giờ nghe về bất cứ điều gì như vậy xảy ra. Ông đồng ý rằng ông là một người kỷ luật nghiêm khắc.

565 Finnigan được hỏi Tổng Giám mục làm gì khi đoàn rước tiến bước. Ông nói rằng ông nhớ Ðức Tổng Giám Mục thường đứng trên các bậc cửa phía tây và chào hỏi giáo dân [146].

566 Liên quan đến các buổi diễn tập, Finnigan nói rằng các ca viên trẻ sẽ được dự kiến ngồi ở hàng ghế đầu. Nếu, vì lý do gì bất cứ, họ không có mặt, những chiếc ghế ấy sẽ để trống, ai cũng thấy. Ông chưa bao giờ nhận thấy bất cứ ai biến mất trong các buổi diễn tập. Ông đặc biệt nhớ những buổi diễn tập ấy đã diễn ra.

567 Finnigan nói rằng ông nhớ hai Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật do đương đơn cử hành vào tháng 12 năm 1996. Ông cũng nhớ rằng có những linh mục khác đồng tế trong những ngày đó. Ông biết rằng họ sẽ mặc áo lễ và cởi áo lễ trong phòng áo của các Linh mục. Ông chưa bao giờ thấy Tổng Giám mục, ở một mình, khi mặc áo lễ. Ông nói rằng ngay sau Thánh lễ, có người ở khắp mọi nơi trong hành lang phòng áo. Họ đến và đi, vào và ra khỏi phòng áo của các Linh mục, trong ít nhất 10 đến 15 phút sau khi Thánh lễ kết thúc.

Connor

568 Connor là một người giúp lễ tại Nhà thờ Chính tòa từ năm 1994 đến tháng 11 năm 1997. Trong thời gian ở đó, ông đã giữ một cuốn nhật ký chi tiết về các cuộc hẹn và sự kiện. Bao gồm trong số này là các ghi chú về các Thánh lễ chuyên biệt. Ông ghi lại loại Thánh lễ, thí dụ, đó là Thánh lễ trọng thể hay Thánh lễ thông thường. Ông cũng ghi lại tên của vị chủ tế và vai trò nào, nếu có, ông đã đóng. Ông nói về tờ Kairos, tạp chí của Giáo Hội Công Giáo, là tờ nói đến những vấn đề liên quan đến Nhà thờ Chính tòa được cộng đồng Công Giáo lớn hơn quan tâm. Ông đã tham dự mọi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật khi có thể.

569 Vào tháng 9 năm 2018, giữa các phiên xử đầu tiên và thứ hai, Connor đã cung cấp cho Trung sĩ thám tử Reed cuốn nhật ký của mình. Ông không có ký ức độc lập nào về các sự kiện được nêu ra trong đó. Tuy nhiên, bằng chứng của ông có hiệu quả này là việc cuốn nhật ký chứa một bản ghi chính xác về những gì đã diễn ra vào thời điểm liên quan.

570 Connor nhớ lại đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Có hai dịp khi đương đơn có mặt tại Nhà thờ Chính tòa, nhưng không phải là chủ tế. Ðương đơn lúc đó là vị chủ trì. Ngài mặc trang phục ca đoàn, một áo chùng với một áo các phép, rất khác với áo choàng của Tổng Giám mục khi cử hành Thánh lễ. Ông mô tả áo chùng (soutane) như có những nút giả nhưng có tính trang trí ở bên ngoài.

571 Connor nói rằng đương đơn chỉ cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật hai lần tại Nhà thờ chính tòa vào năm 1996. Ông được hỏi về một mục trong nhật ký ngày 23 tháng 2 năm 1997, tức Chúa Nhật cuối cùng của tháng đó. Cha Brendan Egan được liệt kê như vị chủ tế, và đương đơn là vị chủ trì.

572 Trong cuộc đối chất, Connor đã đồng ý với ông Richter rằng đương đơn sẽ ở phía sau đám rước, ngay cả khi ngài chỉ chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ. Ông nói rằng ông nhớ Portelli ở cùng đương đơn trong cả hai dịp này, vào năm 1996, đương đơn đã cử hành thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

573 Connor nói rằng khi Thánh lễ bắt đầu, các cánh cửa dẫn vào các phòng áo luôn bị khóa. Ðể có vào được, Potter phải mở khóa chúng. Phòng áo của các linh mục bị khóa cho đến khi Thánh lễ kết thúc. Vào thời điểm đó, Potter sẽ mở cửa để các người giúp lễ có thể đi vào.

574 Theo Connor, Potter luôn ở hoặc trong phòng áo hoặc đi đi lại lại giữa phòng áo và cung thánh. Connor cho biết đây là thói quen bất biến của Potter. Ông nói rằng đó cũng cùng là một cách được tiếp nhận vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Diễn trình dọn dẹp sau Thánh lễ sẽ luôn mất 10 phút hoặc hơn, với những người liên tục ra vào phòng áo.

575 Connor không nhớ bất cứ dịp nào căn phòng đó đã không khóa và không được trông coi. Ðương đơn chỉ quay trở lại khu vực phòng áo sau khi đã chào hỏi mọi người khi kết thúc Thánh lễ. Ông mô tả đây là 'thực hành bất biến' của đương đơn.

576 Connor nói rằng ông thấy đương đơn trở về từ các bậc thềm phía trước của Nhà thờ Chính tòa, khoảng 10 phút sau khi cuộc rước kết thúc. Ông không nhớ lại bất cứ dịp nào đương đơn, trong khi vẫn mặc áo lễ, mà lại không được tháp tùng.

577 Khi bị thẩm tra lại, Connor khẳng định rằng đương đơn luôn ở lại trước Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ, để chào đón các giáo dân. Ông nói rằng đương đơn làm như vậy ngay cả khi trời mưa.

Parissi và Bonomy

578 Parissi là thành viên của ca đoàn nhà thờ từ năm 1991 đến năm 2001. Ông nói rằng sau khi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật kết thúc, ông nhớ đương đơn, dịp rỗi rãi, hoặc vào phòng ca đoàn, hoặc ít nhất đi ngang qua. Ðương đơn thường nói 'cảm ơn các con' và'chúc mừng vì đã hát hay trong Thánh lễ'. Ðương đơn không còn mặc áo lễ vào giai đoạn đó.

579 Khi được hỏi liệu hai người trong số các ca viên có thể tách khỏi đám rước mà không bị chú ý hay không, khi ca đoàn đi qua gian phía Nam trong khi quay trở lại phòng ca đoàn, câu trả lời của ông là 'à không'. Ông nói thêm khó có thể không lưu ý một ca viên, mặc áo choàng đầy đủ, chạy đi. Ông đồng ý rằng có một đường nhìn rõ ràng suốt đường rước kiệu. Ðường rước này gồm từng hai người một, cùng diễn hành với nhau. Bất cứ sự phạm kỷ luật nào đều không xảy ra cho đến khi ca đoàn đi vào hành lang vệ sinh, và gần cửa kính.

580 Một khi ca đoàn đã trở lại phòng ca đoàn, có diễn trình treo áo choàng, những áo có đánh số. Các cậu bé cũng sẽ phải hoàn lại các bản nhạc, và sau đó ngồi vào vị trí được phân bổ cho đến khi được phép ra về.

581 Bonomy là thành viên của ca đoàn từ năm 1990 đến 1998. Năm 1996, ông ở tuổi 15. Khi được hỏi về sự di chuyển của đám rước, sau khi nó rời khỏi Nhà thờ Chính tòa, ông nói rằng ca đoàn sẽ 'diễn tiến bình thường, trở lại phòng mặc áo'. Họ sẽ đi qua cửa kính. Cuộc rước vẫn còn trật tự ở giai đoạn đó vì họ đang trình diễn với mọi người. Khi cửa kính mở ra, mọi người mới giải tán.

582 Bonomy nói rằng ông đã thấy đương đơn trong hành lang phòng áo, vào những thời điểm khác nhau, cả khi mặc áo lễ lẫn khi không mặc áo lễ. Ông chỉ thấy ngài mặc áo lễ và không được tháp tùng trước Thánh lễ, nhưng không bao giờ sau Thánh lễ.

583 Trong đối chất, Bonomy không nghi ngờ gì rằng nếu một vài cậu bé trước mặt ông quyết định 'chuồn' (buzz off), ông sẽ thấy điều đó xảy ra. Ông chưa bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì như vậy đã xảy ra, và đó sẽ là một vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nếu nó xảy ra.

Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Tóm tắt các lý lẽ của Công tố và bên bào chữa

584 Từ bản tóm tắt các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa này, người ta có thể thấy rằng, như tôi đã nói nhiều lần, lý lẽ của công tố hoàn toàn dựa trên bằng chứng của người khiếu nại. Bất chấp sự kiện không có sự hỗ trợ độc lập nào cho trình thuật của người khiếu nại, công tố vẫn đã dựa vào sự khả tín và có thể tin cậy của ông này để thuyết phục bồi thẩm đoàn, quá sự nghi ngờ hợp lý, về tội lỗi của đương đơn.

585 Lý lẽ của bên bào chữa, mặt khác, thực tế là phức tạp. Ở một mức độ đáng kể, nó bao gồm sự kết hợp các bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng chủ chốt (Portelli và Potter, và ở mức độ thấp hơn, McGlone) cũng như bằng chứng của khoảng 20 nhân chứng khác, tất cả đều được mời bởi công tố theo yêu cầu của bên bào chữa.

586 Portelli và Potter cả hai đều nói rằng họ có một ký ức rõ ràng và chuyên biệt về cả hai ngày duy nhất vào tháng 12 năm 1996, trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra. Bằng chứng của họ bác bỏ khả thể có thể xảy ra trong bất cứ điều gì dù là xa xôi giống như trình thuật của người khiếu nại. Bằng chứng của McGlone, nói chung, ủng hộ bằng chứng được đưa ra bởi Portelli và Potter, mặc dù nó có phạm vi hạn chế hơn, giới hạn vào một trong hai ngày đó.

587 Ngoài ra, còn có bằng chứng của nhiều nhân chứng đã chứng thực về các vấn đề thực tế, được các nhà bình luận mô tả là 'thói quen và tập tục' (Mallinson, Cox, Finnigan, Connor, hai người thuộc gia đình Dearing, Parissi và Bonomy). Bằng chứng của họ, nếu được chấp nhận, có xu hướng mạnh mẽ phủ nhận trình thuật của người khiếu nại, mặc dù không trực tiếp như bằng chứng của Portelli, Potter và McGlone.

588 Tất nhiên, cũng có những bằng chứng khác nghi ngờ lý lẽ của công tố. Có bằng chứng tin đồn về người mẹ của cậu bé kia, vì cậu ta đã phủ nhận việc bị lạm dụng tình dục tại Nhà thờ Chính tòa trong khi là thành viên của ca đoàn. Có một tuyên bố về các sự kiện đã được thống nhất, tuyên bố, mà khi tôi đọc nó, không có cách chi có lợi cho lý lẽ công tố. Cuối cùng, có việc ghi chép cuộc phỏng vấn đương đơn, trong đó ông phủ nhận việc phạm các vi phạm được cáo buộc chống lại ông.

Phán quyết của chánh án Weinberg về kháng cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Các điển hình kháng án

Cơ sở 1 - phán quyết của bồi thẩm đoàn không hợp lý hoặc không thể được chống đỡ bằng các bằng chứng

Các nguyên tắc pháp lý có liên quan

589 Theo điều 276 (1) (a) của Ðạo luật Hình sự (CPA), Tòa án này được yêu cầu cho phép một kháng cáo chống lại việc kết án nếu xét thấy phán quyết của bồi thẩm đoàn là 'vô lý hoặc không thể được chống đỡ bằng bằng chứng'.

590 Phương thức thử nghiệm áp dụng khi xử lý cơ sở này được Tòa án tối cao quy định trong vụ M versus The Queen (M kiện Nữ Hoàng) ('M') [147]. Câu hỏi mà các thành viên của Tòa án này phải tự hỏi là liệu họ có nghĩ 'rằng dựa vào toàn bộ bằng chứng, sẽ mở đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bị cáo có tội hay không' [148].

591 Phán quyết trong vụ M đòi mỗi thành viên của Tòa án này phải đưa ra sự đánh giá độc lập của riêng mình về việc dựa vào bằng chứng nói chung, liệu có một nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn hay không. Khi làm như vậy, các thành viên của tòa phải cân nhắc đầy đủ lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc nhìn thấy và nghe thấy các nhân chứng đưa ra bằng chứng của họ [149].

592 Như phán quyết chung (Mason CJ, Deane, Dawson và Toohey JJ) ở vụ M đã quả quyết:

Trong hầu hết các trường hợp, một nghi ngờ của tòa phúc thẩm cũng là một nghi ngờ mà bồi thẩm đoàn cũng phải trải nghiệm. Chỉ khi lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc nhìn và nghe bằng chứng có khả năng giải quyết một nghi ngờ của tòa kháng cáo hình sự thì tòa án mới có thể kết luận rằng không có sự hoài thai công lý. Ðiều này có nghĩa là, khi bằng chứng thiếu độ đáng tin vì những lý do không được giải thích bằng cách đã đưa ra, một nghi ngờ hợp lý mà tòa án trải nghiệm mới là một nghi ngờ mà một bồi thẩm đoàn hợp lý phải trải nghiệm. Nếu bằng chứng, dựa vào chính bản ghi, có sự khác biệt, cho thấy các bất cập (inadequacies), có tì vết (tainted) hoặc thiếu sức chứng minh (probative force) một cách đến nỗi khiến tòa phúc thẩm hình sự phải kết luận rằng, dù vẫn chấp nhận trọn vẹn các lợi thế mà bồi thẩm đoàn được hưởng, có một khả thể lớn là một người vô tội đã bị kết án, lúc đó tòa buộc phải hành động và bác bỏ bản án đã dựa vào bằng chứng đó [150].

593 Dường như có một quan niệm sai lầm trong một số giới rằng khi Tòa án này xử lý một vụ kháng cáo chống lại một kết án, nó chỉ xem xét các vấn đề luật pháp và không bao giờ xét vấn đề sự kiện. Ðiều 276 (1) (a) của Ðạo luật Tố tụng Hình sự (CPA) cho thấy rõ ràng rằng điều này không phải như vậy.

594 Tất nhiên, việc đánh giá bằng chứng chủ yếu là vấn đề của bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không chuyên nhất dành riêng cho họ. Một tòa phúc thẩm trung gian có trách nhiệm theo luật định riêng của mình để thi hành khía cạnh này. Nếu không, thì tiết này đâu cần như đã viết.

595 Vụ M cho thấy rõ ràng rằng một tòa án phúc thẩm trung gian sẽ không thi hành nghĩa vụ của mình theo luật lệ nếu nó coi các vấn đề đáng tin và đáng dựa vào không có liên quan đặc biệt nào khi xử lý tính hợp lý hoặc tính có thể nâng đỡ được của một bản án tại phiên xử. Theo nghĩa này, tuyên bố cho rằng các vấn đề như vậy là 'hoàn toàn theo yếu tính' dành cho bồi thẩm đoàn, là một trình thuật, theo nghĩa đó, có phần chưa hoàn chỉnh về nhiệm vụ mà do luật lệ phải dựa vào tại Tòa án này.

596 Trong vụ MFA versus The Queen('MFA) (MFA chống lại Nữ Hoàng) [151], Tòa án tối cao (High Court), nhận thức rõ ràng về sự chia rẽ ý kiến đưa ra trong vụ M và các trường hợp khác, đã xem xét lại thử nghiệm M. Nó quyết định loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn tồn đọng về việc liệu quan điểm của đa số, như đã được phát biểu trong phán quyết chung ở vụ M, có nên tiếp tục được tuân theo hay không, hay liệu một công thức rõ ràng nghiêm ngặt hơn, được McHugh J áp dụng, trong sự bất đồng quan điểm của ông trong vụ M , nên được ưa chuộng hơn [152].

597 Trong phán quyết chung của vụ MFA, McHugh, Gummow và Kirby JJ đã truy tìm lịch sử của New South Wales điều tương đương với điều 276 của CPA. Các quan tòa của họ lưu ý rằng công thức luật định ở mỗi Tiểu bang và Lãnh thổ có nguồn gốc của nó trong Ðạo luật Kháng cáo Hình sự năm 1907 (Vương quốc Thống nhất) [153].

598 Phán quyết chung trong vụ MFA lưu ý rằng vào năm 1966, công thức ban đầu ở Anh đã được thay đổi bởi luật lệ. Từ thời điểm đó, quy định liên hệ của Anh đã yêu cầu các thẩm phán phúc thẩm xem xét liệu lời kết án bị công kích có "không an toàn hay không thỏa đáng" hay không. Không một kiểu nói tương đương nào được tìm thấy trong bất cứ luật lệ nào, Tiểu bang hoặc Lãnh thổ, qui định về kháng cáo chống lại một bản án, tại xứ sở này [154].

599 Tuy vậy, phán quyết chung trong vụ MFA lưu ý rằng một số thẩm phán Tiểu bang và Lãnh thổ dường như đã rơi vào thói quen áp dụng kiểu nói 'không an toàn hoặc không thỏa mãn' khi xử lý cơ sở kháng cáo đặc thù này. Thật vậy, đôi khi Tòa án Tối cao (High Court) đã sử dụng cùng kiểu nói này, và đôi khi vẫn còn đang sử dụng.

600 Trong cả vụ Gipp versus The Queen [155] và Fleming versus The Queen [156], Tòa án Tối cao chuyên biệt không tán thành việc sử dụng từ đồng nghĩa đã cố gắng cho dùng thử ('không an toàn hoặc không thỏa mãn'), thay vì những từ có thực của công thức luật định ('không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng').

601 Phán quyết chung trong vụ MFA đã nhận xét rằng theo quan điểm ngôn ngữ trong điều khoản của tiểu bang New South Wales đang được xem xét, quyền của tòa án phúc thẩm trung gian để bác bỏ một kết án của bồi thẩm đoàn phải được coi là thực sự rất bao quát. Nhất là, chữ 'không hợp lý', thích hợp với loại giải thích như vậy.

602 Phán quyết chung trong vụ MFA đã cho thấy rõ ràng rằng điều dường như bao quát của ngôn ngữ trong tiết này nên được hạn chế, lưu ý đến bối cảnh trong đó xuất hiện kiểu nói đang bàn. Các quan tòa của họ nói rằng kết luận này xuất phát từ chủ đề trong quyết định của tòa phúc thẩm, đó là 'lời kết án của bồi thẩm đoàn'.

603 Ðiều quan trọng là các quan tòa của họ nói rằng:

Theo qui ước, bồi thẩm đoàn vốn được mô tả là tòa hợp hiến để quyết định các sự kiện bị tranh cãi ... Một bồi thẩm đoàn được coi như một loại thế giới thu nhỏ của cộng đồng. 'Lời kết án của [một] bồi thẩm đoàn, đặc biệt trong các vụ án hình sự nghiêm trọng, được chấp nhận, một cách tượng trưng, như là thu hút một thẩm quyền đặc biệt và tính hợp pháp và do đó tính dứt khoát (finality) để đưa ra các quyết định liên quan đến quyền tự do và danh tiếng của những người bị buộc tội.

Trong bối cảnh đó, và trước hậu cảnh truyền thống xét xử với bồi thẩm đoàn trong nhiều thế kỷ, việc bác bỏ một phán quyết của bồi thẩm đoàn, theo bất cứ quan điểm nào, là một bước nghiêm trọng. Do đó, đây là bước đem lại cho các chữ 'không hợp lý' hoặc '[không] được nâng đỡ' trong điều 6 (1) của Ðạo luật [Kháng cáo hình sự] một nghĩa nghiêm ngặt mà, trong đơn độc hoặc trong các bối cảnh khác, những từ này có thể không hưởng được [157].

604 Phán quyết chung tiếp tục lặp lại điểm đã được đưa ra trong vụ M, và từ đó đã được nhấn mạnh nhiều lần. Bồi thẩm đoàn thường có lợi thế hơn một phiên tòa phúc thẩm trung gian trong việc đánh giá sức nặng dành cho bằng chứng được đưa ra trong phiên xử, và do đó, trong việc đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng đó để xác lập tội lỗi vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Tòa phúc thẩm hình sự thông thường bao gồm ba thẩm phán; các vị này thường không thấy các nhân chứng, không nghe bằng chứng và được yêu cầu quyết định tính hợp lý và khả năng được nâng đỡ của lời kết án bằng cách chỉ tham khảo các đoạn chứng cứ mà các bên muốn kéo chú ý, nên thường sẽ ở thế bất lợi, khi so sánh với các thành viên của bồi thẩm đoàn tại phiên xử.

605 Phán quyết chung sau đó đã nhận xét rằng, không như chủ trương ở Anh, luật pháp ở quốc gia này không trao quyền cho tòa án phúc thẩm bác bỏ một lời kết án dựa trên bất cứ 'cơ sở suy đoán hoặc trực quan nào'. Có lẽ, Các quan tòa của họ coi kiểu nói 'không an toàn hoặc không thỏa đáng' như có ý nghĩa này [158].

606 Tất nhiên, chánh án McHugh là thành viên của phán quyết chung trong vụ MFA. Do đó, ông đồng ý rằng nên áp dụng thử nghiệm đa số trong vụ M, ưu tiên hơn so với công thức hẹp hơn của chính ông khi bất đồng quan điểm trong vụ M [159]. Trước vụ MFA, Quan tòa này cũng đã dự phần vào các lý do chung để phán xử trong vụ Jones v The Queen [160], trong đó, Tòa án Tối cao đã nói đến vấn đề có thể áp dụng thử nghiệm. Trong đó, các lý do chung đã được phát biểu:

... thử nghiệm được đưa ra bởi đa số trong vụ M hiện phải được chấp nhận như là thử nghiệm thích đáng để xác định xem liệu một lời kết án có không an toàn hay không thỏa đáng hay không [161].

607 Trong vụ Jones, bị cáo bị cáo buộc ba hành vi giao hợp tình dục với một bé gái. Dựa trên bằng chứng của người khiếu nại, các hành vi giao hợp đã diễn ra khi không có ai khác có mặt ngoại trừ người khiếu nại và bị cáo. Bồi thẩm đoàn phần nào đã tha bổng tội danh thứ hai, nhưng lên án các tội danh thứ nhất và thứ ba.

608 Tòa án Tối cao, bằng đa số (Kirby J không đồng ý), cho rằng các bản lên án nên được bác bỏ như "không an toàn và không thỏa đáng". Tất nhiên, phát hiện đó dựa trên sự bất nhất rõ ràng giữa phát hiện của bồi thẩm đoàn về tội danh thứ hai, và phát hiện của họ về tội danh thứ nhất và thứ ba. Ðiều quan trọng, bằng chứng của người khiếu nại đã được cho là có chất lượng tương tự đối với mọi tội danh.

609 Trong Jones, Brennan CJ đã nói tới việc bồi thẩm đoàn thông thường có lợi thế hơn một phiên tòa phúc thẩm trung gian vì họ có cơ hội được lượng định giá trị trong bằng chứng của người làm chứng bằng cách được nhìn và được nghe bằng chứng được đưa ra. Quan tòa cũng lưu ý rằng bồi thẩm đoàn có lợi thế khi thực hiện chức năng của họ 'bên trong bầu không khí của phiên xử đặc thù' [162], điều mà một tòa án phúc thẩm không thể hy vọng tái dựng.

610 Phán quyết chung trong vụ Jones lưu ý rằng cuộc đối chất người khiếu nại đã tiết lộ rằng cô ấy đã nhầm lẫn về các ngày trong tuần khi hai biến cố đầu tiên được cho là đã xảy ra. Trình thuật của cô chứa một số điểm bất nhất với các tuyên bố trước đó mà cô đã đưa ra với cảnh sát. Cô thừa nhận rằng cô đã nhầm lẫn về ngày tháng, nhưng nhấn mạnh rằng các biến cố cô mô tả, trên thực tế, đã diễn ra.

611 Tuy nhiên, bên bào chữa đã kêu gọi một số nhân chứng tại phiên xử hỗ trợ cho bị cáo rằng ông ta không có cơ hội thực hiện các hành vi phạm tội vốn là chủ đề của các tội danh khác nhau. Ða số cho rằng khám phá của bồi thẩm đoàn về việc không có tội trong tội danh thứ hai đã làm tổn hại rất lớn đến tính khả tín của người khiếu nại đến nỗi không một lên án còn lại nào có thể được phép đứng vững.

612 Trong vụ Jones, điều này được ngầm hiểu rằng việc tha bổng về tội danh thứ hai có nghĩa là bồi thẩm đoàn đã bác bỏ mô tả chi tiết của người khiếu nại về những gì đã xảy ra trong dịp đó. Ðiều quan trọng là, người ta nói rằng đây không phải là một trường hợp trong đó bồi thẩm đoàn đơn thuần đã không được hài lòng quá sự nghi ngờ hợp lý về sự thật trong trình thuật của cô ấy. Việc tha bổng đối với tội danh 2 phải kéo theo việc bác bỏ một cách tích cực về bằng chứng của cô ta. Ðã có một số thí dụ về những vụ tha bổng đuợc đưa ra, khi kháng cáo, trên cơ sở các lời kết án bất nhất, về yếu tính, dựa trên lý luận tương tự.

Phán quyết của chánh án Weinberg về kháng cáo của Ðức Hồng Y Pell:

Các điển hình kháng án còn lại

613 Sau đó, trong vụ Libke v The Queen ('Libke') [163], một vụ án thực sự liên quan đến hành vi bị cho là sai trái của công tố viên trong diễn trình xét xử hình sự, Hayne J đã phát biểu thử nghiệm đối với một phiên tòa phúc thẩm trung gian (khi xem xét liệu bản án được nâng đỡ dưới đây có 'không an toàn hoặc không thỏa đáng' hay không) bằng các lời lẽ sau đây:

... câu hỏi cho một phiên tòa phúc thẩm là liệu nó có mở đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không, nghĩa là liệu bồi thẩm đoàn hẳn phải có, khác với có thể, có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo [164 ].

614 Quan tòa, bằng cách coi như nhau câu hỏi liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ hợp lý, với câu hỏi liệu nó có 'mở' đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý, đã bị một số người nghĩ là đã phục hồi cách tiếp cận hẹp hơn đối với thử nghiệm M trước đây được cả Brennan J ưa chuộng trong vụ Chamberlain v The Queen (No 2) [165] ('Chamberlain (No 2)') và McHugh J trong vụ M.

615 Phải nói rằng đoạn văn trong phán quyết của Hayne J được nêu ở trên trong vụ Libke đã được viết để trả lời một đệ trình chiếu lệ nhất tại Tòa án tối cao để hỗ trợ cho lý lẽ của người kháng cáo. Thật vậy, công thức thử nghiệm của Quan tòa về sự không hợp lý đã không tìm được đường vào lời giải thích ở đầu trang (headnote) trong Báo cáo Luật Liên bang. Nó cũng không được nhắc đến, kể cả gián tiếp, trong bản tóm tắt các lập luận trình trước Tòa án trong vụ án đó [166].

616 Tại Tòa án này, sau khi vụ Libke đã được quyết định, một số công tố viên, khi trả lời các kháng cáo chống lại việc kết án dựa trên cơ sở của điều 276 (1) (a), đã nắm lấy công thức được Hayne J tiếp nhận, lập luận rằng phán quyết của Quan tòa đã nâng cao đáng kể ngưỡng thành công dưới thử nghiệm M [167].

617 Trong vụ Tyrrell v The Queen ('Tyrrell') [168], Tòa án này nói rằng, về phán quyết của Hayne J trong vụ Libke:

... Hayne J đã không giới hạn thử nghiệm trong các ngôn từ nghiêm ngặt hơn so với ngôn từ được trình bày trong vụ M. Thay vào đó, bằng cách nhấn mạnh rằng câu hỏi là liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo, Hayne J đã nhấn mạnh tới thử nghiệm chủ yếu, phải được tòa phúc thẩm áp dụng, là liệu có 'mở' đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý không [169].

618 Nói cách khác, việc sử dụng thuật ngữ 'hẳn phải', trong Libke, nên được hiểu như một cách khác để phát biểu, một cách thích đáng, yêu cầu này: tòa phúc thẩm phải tự hỏi liệu có 'mở đường cho bồi thẩm đoàn', khi hành động hợp lý, để kết án hay không. Nó không có ý định đi trệch ra ngoài thử nghiệm, như đã nêu, trong vụ M.

619 Phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ M, dĩ nhiên, đã được áp dụng nhiều lần. Sau đây là một số thí dụ đáng chú ý về việc áp dụng của chính Tòa án tối cao.

620 Trong vụ Palmer v The Queen ('Palmer') [170], liên quan đến một phiên tòa xét xử tội phạm tình dục đối với một cô gái 14 tuổi, bị cáo đã được hỏi, trong cuộc đối chất, liệu ông ta có thể nghĩ ra bất cứ lý do nào tại sao người khiếu nại có thể tạo ra cáo buộc chống lại ông. Ông ta đã không thể làm được như vậy. Ðó là chủ đề cho bình luận bất lợi của công tố viên trong diễn từ kết thúc của ông.

621 Tòa án Tối cao được đa số chủ trương rằng toàn bộ đường hướng đối chất của công tố viên là bất hợp pháp. Nó đã có tác động định kiến đối với ban bào chữa cho bị cáo [171]. Việc đặt câu hỏi kiểu này đã làm giảm tiêu chuẩn của bằng chứng.

622 Tuy nhiên, quan trọng hơn cho các mục đích hiện tại, có cơ sở kháng cáo thứ hai vốn không phải là đối tượng của việc cho phép đặc biệt. Cơ sở đó cho rằng các bản kết án 'không an toàn và không thỏa đáng'. Với đa số, cơ sở đã thành công và các lời tha bổng đã được đưa vào [172].

623 Về câu hỏi liệu các lời kết án có không an toàn và không thỏa đáng hay không, đa số lưu ý rằng lý lẽ của công tố không phụ thuộc một mình bằng chứng của người khiếu nại mà thôi. Có cả một bộ bằng chứng độc lập có chất lượng và gắn bó có thể cung cấp sự nâng đỡ cho trình tuật của cô ta.

624 Mặt khác, ban bào chữa của người kháng án, về bản chất, là một chứng cứ ngoại phạm (mặc dù là một chứng cứ ngoại phạm chưa hoàn toàn hoàn chỉnh). Người kháng cáo cho rằng vào ngày và thời điểm của điều bị cáo là vi phạm, ông ta đang thực hiện một qui trình chế biến gia công (process), như một phần trong các nhiệm vụ của ông ta trong tư cách là một người phục vụ quy trình.

625 Trong phán quyết đa số, thử nghiệm có liên quan liên hệ đến cơ sở kháng cáo này được phát biểu bằng các lời lẽ sau đây:

Nếu bằng chứng ngoại phạm gắn bó đến độ gây ra, trong bất cứ tâm trí hợp lý nào, sự nghi ngờ về tội lỗi của bị cáo, thì việc kết án phải được hủy bỏ và một bản án tha bổng được đưa ra bất kể bằng chứng của công tố có gắn bó bao nhiêu đi chăng nữa [173].

626 Ðể hỗ trợ cho bằng chứng ngoại phạm của bị cáo, có một hồ sơ về việc ông ta đã sử dụng thẻ tín dụng tại một trạm dịch vụ đặc thù, vào một thời điểm chuyên biệt và vào một ngày chuyên biệt. Bằng chứng đó nói chung nhất quán, mặc dù không hoàn toàn thuyết phục, với việc ông ta đã phục vụ lệnh triệu tập trong khu vực đó vào các thời điểm được nêu trong các bản khai phục vụ có tuyên thệ khác nhau đã được đệ trình. Nói cách khác, nó hỗ trợ cách chung cho chứng cứ ngoại phạm đã được nêu ra tại phiên tòa.

627 Phán quyết chung lưu ý rằng có một số khía cạnh trong trình thuật của người khiếu nại có thể phát sinh một số nghi ngờ về việc chấp nhận bằng chứng của cô ấy theo giá trị bề ngoài (face value). Tuy nhiên, các nghi ngờ này được cho là những vấn đề mà, nếu đứng một mình, bồi thẩm đoàn dám có cơ hội tốt nhất để lượng định và, nếu họ nghĩ là thích đáng, không đếm xỉa đến vì lý do này hay lý do nọ.

628 Tuy nhiên, sự bất nhất rõ rệt giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng ngoại phạm không dễ dàng bị coi thường. Hơn nữa, lời tóm tắt của quan tòa đã không lôi kéo đủ sự chú ý của bồi thẩm đoàn đến việc được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý rằng 'không có sự thật nào' cả trong các bằng chứng ngoại phạm trước khi họ có thể lên án. Sự kiện có dù chỉ là 'một khả thể hợp lý' rằng bằng chứng ngoại phạm có thể có nghĩa thật sự là bản án phải bị hủy bỏ.

629 Trong vụ Palmer, McHugh J đồng ý rằng, dựa vào toàn bộ các bằng chứng, các bản án của người kháng án là không an toàn và không thỏa đáng. Quan tòa nói rằng sức mạnh trong bằng chứng ngoại phạm của bị cáo lớn đến nỗi không mở đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của người kháng cáo. Ngày vi phạm đã trở thành trọng tâm của lý lẽ công tố. Các cuộc điều tra của cảnh sát được thực hiện về những người được cho là đã được người kháng cáo phục vụ vào ngày đang bàn không tiết lộ bất cứ nhân chứng nào có thể thách thức sự thật trong chứng cớ ngoại phạm của ông ta.

630 Chánh án McHugh đặc biệt chỉ trích phán quyết của Tòa phúc thẩm Victoria. Ông nhận xét rằng các thành viên của Tòa án đó đã tiếp cận bằng chứng ngoại phạm, phần nào đó, 'cách hoài nghi', bằng cách nêu ra khả thể nó có thể được tạo hoẹt. Tất nhiên, như Quan tòa đã nói, luôn có khả thể đó. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng bằng chứng ngoại phạm là sai trừ khi người ta bắt đầu bằng tiền đề này là bằng chứng của người khiếu nại (ngay cả được mẹ cô ủng hộ) là đúng. Ðiều này nhất thiết có nghĩa là người kháng cáo có tội. Bất cứ việc lý luận nào như vậy, rõ ràng, cũng sẽ đi vòng vòng.

631 Ðáng lưu ý độc đáo là nhận xét của McHugh J rằng bằng chứng của người khiếu nại trong vụ Palmer, như xuất hiện trên bản ghi chép, là 'rất thuyết phục'. Mặt khác, Quan tòa cho rằng bằng chứng của cô nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ chứng từ của mẹ cô cũng như từ chứng từ gián tiếp (circumstantial) khác. Thật vậy, quan tòa còn đi xa đến mức nói rằng xem ra 'rất có khả năng' là một biến cố nào có ảnh hưởng đến người khiếu nại đã xảy ra vào đêm hôm đang bàn (hoặc ít nhất là vào một đêm khác). Tuy nhiên, ngay cả việc khám phá ra đó cũng không cứu được các bản án. Quan tòa giải thích:

Nhưng một khi các bằng chứng ngoại phạm được xem xét, không thể nào bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người kháng cáo đã tấn công tình dục người khiếu nại vào ngày 4 tháng 7 [như cáo buộc] [174].

632 Sự kiện lý lẽ chống lại người kháng cáo trong vụ Palmer được tiến hành trên cơ sở cho rằng hành vi phạm tội diễn ra vào một ngày chuyên biệt, chứ không phải vào một ngày nào đó gần đấy, có nghĩa là các bản án phải bị bác bỏ. Theo lời lẽ của quan tòa, có 'một khả thể đáng kể' là một người vô tội đã bị kết án. Khả thể này không thể được dung thứ.

633 Trong vụ SKA v The Queen ('SKA') [175], vấn đề chính là liệu có đủ bằng chứng để hỗ trợ các bản án về năm tội danh vi phạm tình dục với trẻ vị thành niên hay không. Ba trong số các tội vi phạm đó được cho là đã được thực hiện vào một ngày duy nhất, tại một số thời điểm nào đó trong khoảng thời gian hai tháng năm 2004. Hai tội còn lại được cho là đã được thực hiện vào một ngày không xác định, giữa ngày 1 và ngày 25 tháng 12 năm 2006.

634 Thẩm phán xét xử phán quyết rằng bồi thẩm đoàn phải tiếp cận các cáo buộc trên cơ sở rằng nhóm biến cố thứ hai, mặc dù đã được biện hộ bằng các ngôn từ tạm thời theo nghĩa rộng rãi nhất, chỉ có thể xảy ra vào một trong ba ngày, 22, 23 hoặc 24 tháng 12 năm 2006. Người kháng cáo, và một số nhân chứng cho ban bào chữa, với bằng chứng trong yếu tính không bị thách thức, đã cung cấp một chứng cứ ngoại phạm hoàn chỉnh cho mỗi một trong ba ngày đó.

635 Người kháng cáo kháng cáo trên cơ sở cho rằng lời lên án sai trái và không thể được hỗ trợ, liên quan đến bằng chứng. Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales bác bỏ đơn kháng cáo.

636 Tòa án tối cao, bằng đa số, [176] đã đảo ngược phán quyết đó. Tòa này chủ trương rằng để Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales quyết định kháng cáo một cách thỏa đáng, nó cần phải tự xác định xem liệu bằng chứng đó có mạnh đủ để mở đường cho bồi thẩm đoàn kết luận vượt quá sự hoài nghi hợp lý rằng người kháng án có tội. Tòa Phúc thẩm Hình sự đã không chu toàn các trách nhiệm của mình một cách thích đáng về phương diện này. Ðể cân nhắc toàn bộ bằng chứng, nó buộc phải cho ý kiến về ngày tháng các tội phạm năm 2006 đã diễn ra. Nó đã không làm thế một cách thỏa đáng. Ðiều này đã dẫn tòa đó vào sai lầm khi xem xét việc đầy đủ của bằng chứng như một toàn bộ.

637 Tòa án tối cao nói thêm rằng việc liệu một tình tiết phạm tội đã xảy ra có liên quan rõ ràng đến kết luận là các tình tiết khác cũng đã xảy ra hay không. Thành thử, kháng cáo được chấp thuận đối với mọi hành vi phạm tội. Cả vụ M lẫn vụ MFA đều được trích dẫn với sự chấp thuận.

638 Liên quan đến cách trong đó việc áp dụng trước Tòa án này được lập luận, điều có lẽ nghịch lý khi lưu ý rằng người kháng cáo trong vụ SKA đã tìm cách xác định rằng các lời kết án không hợp lý liên quan đến khoảng 13 vấn đề tất cả. 13 vấn đề này đã được đưa ra như một điều có thể được mô tả như là 'các trở ngại vững chắc' đối với việc kết án. Người ta nói rằng các vấn đề này, cả về mặt cá thể lẫn tập thể, đã chứng minh rằng bằng chứng của người khiếu nại là không đủ tin cậy để cho phép các kết án đứng vững.

639 Trong vụ SKA, Tòa phúc thẩm hình sự đã bác bỏ 13 'trở ngại' này đơn thuần chỉ là 'các điểm của bồi thẩm đoàn'. Tòa án Tối cao phát biểu không tán thành cách tiếp cận đó một cách mạnh mẽ. Tòa cho rằng, qua việc sử dụng biểu thức đó, tòa phúc thẩm đã xử lý các vấn đề này như là không xứng đáng, hoặc không cần, xem xét chi tiết. Thật vậy, như Tòa án tối cao nhận xét, Tòa dưới đã không hề xử lý những vấn đề đó một cách chi tiết. Phán quyết của Tòa đó đã tự thỏa mãn với việc coi trình thuật của người khiếu nại là đủ, theo luật định, để cho phép bồi thẩm đoàn kết luận, nếu họ chấp nhận bằng chứng của cô, rằng người kháng cáo có tội.

640 Theo Tòa án Tối cao trong vụ SKA, Tòa dưới cũng đã không đếm xỉa đến các điểm khác mà người kháng cáo đã đưa ra một cách hợp lệ trong nỗ lực làm suy yếu tính khả tín của người khiếu nại. Tòa dưới đã coi những vấn đề này, trong căn bản, như nêu ra những vấn đề về sự kiện đối với bồi thẩm đoàn [177], thay vì cân nhắc chúng như một phần trong đánh giá độc lập của chính nó về toàn bộ bằng chứng. Theo nghĩa đó, Tòa án đã không thi hành các yêu cầu được đặt ra bởi vụ M. Thành thử, vấn đề đã được trình lên Tòa án phúc thẩm hình sự để được xét xử lại.

641 Trong vụ Fitzgerald v The Queen [178], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội giết người, và ra lệnh một bản án tha bổng. Bằng chứng duy nhất liên kết người kháng cáo với tội phạm là DNA của ông ta, được tìm thấy trên một chiếc kèn ống Úc (didgeridoo) tìm thấy ở hiện trường vụ án. Tại phiên tòa, bên bào chữa nói rằng sự hiện diện của DNA có thể là kết quả của 'sự chuyển giao đệ nhị đẳng' ('secondary transfer'). Xem ra người kháng cáo, ở giai đoạn trước đó, có bắt tay một trong những đồng phạm.

642 Tòa phúc thẩm đã mô tả lời giải thích đó là cực kỳ khó xảy ra, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa án Tối cao đồng ý rằng lời giải thích là khó có thể, nhưng vẫn đảo ngược phán quyết đó. Nó đã làm như vậy bằng cách áp dụng thử nghiệm M một cách chặt chẽ, và bằng cách lưu ý tới tiêu chuẩn về bằng chứng cần thiết cho một vụ kết án.

643 Trong vụ Zaburoni v The Queen [179], Tòa án Tối cao một lần nữa bác bỏ một bản án, bằng cách tuân theo thử nghiệm M. Người kháng cáo đã truyền một căn bệnh trầm trọng (HIV) cho một người phụ nữ mà ông ta có liên hệ tình dục. Ông ta luôn ý thức được rằng ông ta bị nhiễm HIV, nhưng không nói gì với cô ta về điều đó. Trong khi ông ta cũng có ý thức rằng HIV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông ta ý thức được mức độ lây truyền của căn bệnh này qua đường giao hợp dương vật-âm đạo không được bảo vệ. Tòa án Tối cao cho rằng, tại phiên tòa, bằng chứng đã không đủ để hỗ trợ cho việc kết án. Tòa kết luận rằng lời kết án 'không hợp lý hoặc trái với bằng chứng'. Tòa đã thay thế bản án bằng một tội phạm nhẹ hơn, một tội phạm không yêu cầu bằng chứng về ý hướng đặc thù được quy định như một yếu tố cho việc cáo buộc được đưa ra.

644 Trong vụ Miller v The Queen [180], ba người đàn ông, M, S và P, đều đã bị kết án giết người. Người chết đã bị đâm chết bởi một người đàn ông thứ tư, B, trong diễn trình tấn công, mà M, S và P được cho là các bên. Cả bốn bị cáo đã uống rất nhiều trong thời kỳ dẫn đến việc giết chết người đã chết. Vụ án được để cho bồi thẩm đoàn trên cơ sở hoặc là việc hình sự chung, hoặc trong phương án thay thế, tức việc hình sự chung mở rộng.

645 M, S và P đều thách thức các bản án của họ tại Tòa án tối cao trên cơ sở Tòa án phúc thẩm hình sự Nam Úc đã sai lầm khi cho rằng các bản án có khả năng được nâng đỡ bởi các bằng chứng. Tòa án Tối cao cho rằng trong việc xử lý với cơ sở này, tòa phúc thẩm đã không duyệt lại tính đầy đủ của bằng chứng để duy trì các bản án giết người. Nó đã không giải quyết các thiếu sót được khẳng định trong khả năng bằng chứng để xác định bản chất của việc mỗi cá nhân M,S, và P tham gia vào cuộc cãi lộn. Tòa án phúc thẩm cũng không đánh giá tầm quan trọng của ba người đàn ông say rượu đối với các hoàn cảnh xung quanh kết luận về cuộc cãi lộn đó. Vấn đề đã được trình lên Tòa phúc thẩm hình sự để thi hành nhiệm vụ M đúng cách.

646 Trong vụ R v Baden-Clay ('Baden-Clay') [181], người bị kháng (respondent) bị kết án về tội giết vợ. Thi thể của bà được tìm thấy dưới một cây cầu, ở bờ sông. Vì lý do phân hủy, nguyên nhân cái chết không thể được xác định.

647 Lý lẽ công tố là hoàn toàn gián tiếp (circumstantial). Người bị kháng có liên lụy tới mối liên hệ tình dục với một người phụ nữ khác, và đã nói với bà này rằng ông ta đề nghị sẽ bỏ vợ. Công tố viện cho rằng mặc dù vụ giết người có thể không được dự tính trước, nhưng người bị kháng hẳn đã liên lụy vào một cuộc tranh cãi, trong diễn trình này, ông ta đã giết vợ mình, với ý định giết người.

648 Bên bào chữa cho bị kháng cho rằng ông không liên quan gì đến cái chết của vợ mình. Ông phủ nhận việc đã đánh nhau với bà, hoặc đã thực hiện bất cứ bước nào để vứt bỏ cơ thể của bà. Ông đã đưa ra bằng chứng có tuyên thệ cho việc đó.

649 Tòa phúc thẩm Queensland cho rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động hợp lý, thì không thể bác bỏ giả thuyết mà người bị kháng đưa ra (mặc dù lần đầu tiên kháng cáo) rằng đã có một cuộc đối đầu thể lý giữa ông ta và vợ, trong diễn trình này, ông ta đã giết bà, mà không có ý định giết người. Tòa đó đã hủy bỏ bản án giết người, và thay vào đó là một bản án dành cho tội nhẹ hơn là ngộ sát.

650 Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết của Tòa phúc thẩm. Tòa này cho rằng giả thuyết mà Tòa đó đã hành động là không có giá trị về bằng chứng. Người ta đã lưu ý rằng để một suy luận (inference) hợp lý, nó phải dựa trên một điều gì đó hơn là chỉ phỏng đoán. Một phiên tòa hình sự có tính buộc tội [182], nhưng cũng có tính đối tụng (adversarial). Người bị kháng đã chọn để tiến hành lý lẽ của mình một cách đặc thù. Ðáng lẽ không nên cho phép ông ta, như ông ta đã được, tranh luận trước Tòa phúc thẩm rằng một quan điểm hoàn toàn khác biệt và không nhất quán về các sự kiện nên được đưa ra. Giả thuyết dựa vào đó, Tòa án đó đã quyết định vụ án, là giả thuyết chưa được đưa ra trước bồi thẩm đoàn, và trực tiếp trái ngược với các bằng chứng của người bị kháng tại phiên tòa.

651 Phán quyết trong vụ Baden-Clay nhận xét rằng cần phải giải thích tại sao bồi thẩm đoàn được quyền, một cách hợp lý, coi toàn bộ bằng chứng là thuyết phục họ ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người bị kháng đã hành động với ý định giết người khi anh ta giết vợ mình.

652 Trong một đoạn nói chung đến vai trò của bồi thẩm đoàn trong các phiên tòa hình sự, Tòa tuyên bố:

Liên quan đến các cáo buộc về tội ác nghiêm trọng được bồi thẩm đoàn xử, điều nền tảng đối với hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta là bồi thẩm đoàn là 'tòa hợp hiến để quyết định các vấn đề về sự kiện' Vì vị trí trung tâm của phiên xét xử có bồi thẩm đoàn trong việc quản trị nền tư pháp hình sự trong nhiều thế kỷ và tầm quan trọng lâu đời của vai trò bồi thẩm đoàn trong tư cách đại diện của cộng đồng về phương diện này, bác bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn trên cơ sở "không hợp lý" bên trong ý nghĩa của điều 668E (1) của bộ Hình luật là một bước nghiêm trọng, không được thực hiện mà không đặc biệt lưu ý đến lợi thế mà bồi thẩm đoàn được hưởng so với tòa phúc thẩm vốn không thấy hoặc nghe thấy các nhân chứng được gọi ra trước phiên tòa. ..

Với những cân nhắc trên trong tâm trí, một tòa án phúc thẩm hình sự sẽ không được thay thế phiên xử bởi một tòa phúc thẩm bằng một phiên xử bởi bồi thẩm đoàn. Trong trường hợp có một kháng cáo chống lại bản án trên cơ sở bản án không hợp lý, câu hỏi cuối cùng đặt ra cho tòa phúc thẩm 'phải luôn là liệu tòa [phúc thẩm] có nghĩ rằng dựa trên toàn bộ bằng chứng có mở được đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục hay không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bị cáo phạm tội'[183].

653 Trong vụ GAX v The Queen (GAX) [184], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội đối xử không đứng đắn với một đứa trẻ, và ra lệnh phải có bản án tha bổng. Người kháng cáo đã bị kết án tại Tòa án quận Queensland. Nạn nhân của hành vi bị cho là phạm tội là con gái tự nhiên của người kháng cáo, lúc đó mới 12 tuổi. Ông bị cho là đã chạm vào cô ở hoặc gần âm đạo khi Ông đang nằm trong giường với cô.

654 Người khiếu nại đã không nói gì về vấn đề này trong khoảng một thập niên hoặc hơn sau biến cố bị cáo buộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, ký ức của cô về các chi tiết xung quanh hành vi phạm tội nói chung là nghèo nàn.

655 Tòa án Tối cao cho rằng trong các hoàn cảnh, có 'một khả thể thực sư' là bằng chứng của người khiếu nại đã là một bản 'tái dựng' ('reconstruction'), chứ không phải là sản phẩm của một ký ức thực sự. 'Khả thể thực sự' đó không thể bị loại trừ quá sự nghi ngờ hợp lý. Cụ thể hơn, việc người khiếu nại không thể đưa ra bất cứ chi tiết chính xác nào về việc rờ mó, cũng như một số bất nhất rõ ràng trong bằng chứng của cô về tình trạng đồ lót của cô tại thời điểm đó, được cho là đã gợi ý về việc tái dựng, hoặc điều có thể được gọi là 'nhớ lầm'.

656 Rõ ràng, vụ GAX không phải là vụ trong đó lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc được nhìn và nghe bằng chứng đưa ra có thể cung cấp câu trả lời cho thách thức đối với tính đầy đủ của bằng chứng để hỗ trợ cho phán quyết.

657 Từ bản tóm tắt ngắn gọn này về một số phán quyết của Tòa án Tối cao gần đây xử lý việc áp dụng thử nghiệm M, người ta có thể thấy rằng các nguyên tắc qui định cơ sở kháng cáo này nay dường như đã được giải quyết tốt. Có một số trường hợp, từng được nhắc đến, trong đó bất chấp tính đáng tin rõ ràng của người khiếu nại liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục, các hoàn cảnh bù trừ (countervailing), kể cả bất cứ bằng chứng bào chữa nào, đã khiến Tòa án Tối cao hủy bỏ bản án, và đưa ra bản án tha bổng.

658 Tất nhiên, những trường hợp như vậy không có nghĩa là phổ biến. Tuy nhiên, có lẽ chúng không hiếm như một số nhà bình luận dường như đã nghĩ. Ðó là vấn đề mà tôi sẽ trở lại.

659 Tòa án này đã áp dụng cả vụ M lẫn vụ MFA trong nhiều trường hợp. Một thí dụ đặc biệt hữu ích có thể là vụ R v Klamo, [185] vụ 'lắc bé thơ'. Trong vụ đó, một bản án ngộ sát đã bị hủy bỏ, và một bản án tha bổng được đưa ra. Chủ tịch Maxwell, người mà Vincent JA và Neave JA đồng ý riêng rẽ, đã đưa ra trình bầy cách hiểu của ông về các nguyên tắc làm nền tảng cho cả vụ M lẫn vụ Libke.

660 Quan tòa cho rằng câu hỏi liệu một lời kết án có không hợp lý hay không thể được hỗ trợ, về bằng chứng hay không, nên được tiếp cận trên cơ sở một tòa án phúc thẩm trung gian nên xem xét liệu có một 'trở ngại vững chắc để đạt tới kết luận vượt quá sự nghi ngờ hợp lý '[186] hoặc liệu, thay vào đó, một con đường dẫn đến việc kết án đã được mở ra [187].

661 Như tôi đã chỉ ra, các kháng cáo được đưa ra Tòa án này dựa trên cơ sở này không hề là bất thường. Hiếm khi chúng thành công, như mong đợi [188]. Ðiều đó phản ánh sự kiên quyết của Tòa án Tối cao về tầm quan trọng của bồi thẩm đoàn trong tư cách 'tòa hợp hiến' để xác định các sự kiện. Không ai nghiêm túc gợi ý rằng các thẩm phán phúc thẩm, vì lý do đào tạo và kinh nghiệm của họ, nhất thiết phải là các thẩm phán tốt hơn về sự kiện so với bồi thẩm đoàn. Ngay cả khi họ là như vậy, tầm quan trọng bù lại của phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn sẽ đè nặng chống lại việc dễ dàng lật ngược các phán quyết của bồi thẩm đoàn.

662 Tuy thế, vì Tòa án Tối cao đã cho thấy rất rõ ràng, các tòa phúc thẩm trung gian sẽ từ bỏ trách nhiệm theo luật định của họ nếu họ không tiếp cận cơ sở kháng cáo này một cách nghiêm nhặt theo các nguyên tắc đã được nêu ra trong vụ M.

663 Thành thử, nhiệm vụ của Tòa án này trong việc xử lý Cơ sở 1 là thực hiện một cuộc đánh giá độc lập, nhưng về toàn bộ bằng chứng. Sau khi đã làm như vậy, mỗi thành viên của Tòa phải xem xét liệu, trong tâm trí của thẩm phán cụ thể đó [189], có một 'nghi ngờ' về tội lỗi hay không. Nếu một nghi ngờ như vậy hiện hữu, thông thường nó cũng sẽ là một nghi ngờ mà bồi thẩm đoàn phải có. Trong trường hợp đó, một câu hỏi thứ hai phải được đặt ra, tức là, liệu 'nghi ngờ' đó có dai dẳng hay không, bất kể các lợi thế so với phiên tòa phúc thẩm thông thường vốn được gán cho bồi thẩm đoàn.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án

Nhánh đầu tiên của thử nghiệm M - Có 'các trở ngại chắc chắn' nào để kết án không?

664 Các đệ trình kết thúc của ông Richter được hỗ trợ bởi một bài thuyết trình bằng PowerPoint được chuẩn bị chi tiết và phức tạp, trước bồi thẩm đoàn. Những điểm được đưa ra trong bài thuyết trình đó phần lớn được nhắc lại trong lý lẽ bằng văn bản trước Tòa án này, mặc dù đã giảm từ 17 'trở ngại chắc chắn' đối với bản kết án xuống còn 13.

665 Tôi sẽ trình bầy từng trở ngại một này, và bao gồm điều tôi coi như một bản tóm tắt hữu lý và công bằng câu trả lời của công tố.

(1) Cách định thời gian trong câu chuyện của người khiếu nại là điều 'không thể có' [190]

666 Kể từ lúc người khiếu nại lần đầu tiên nói chuyện với cảnh sát vào năm 2015, ông ta đã kiên quyết rằng cả hai biến cố thứ nhất và thứ hai đều diễn ra trong cùng một năm ca đoàn. Thoạt đầu, ông ta nói lầm rằng năm đó là năm 1997. Tuy nhiên, khi được Thám tử Reed, người đã thực hiện các điều tra riêng của mình, cho ý kiến, ông ta đã sửa lại năm đó là năm 1996.

667 Tại phiên tòa, người khiếu nại lặp đi lặp lại rằng ông ta không có 'nghi ngờ nhỏ nhất nào'rằng cả hai biến cố xảy ra trước Giáng sinh năm 1996. Ðể cho rõ ràng, bằng chứng của anh ta như sau:

ÔNG RICHTER: Và vì vậy, tâm trí ông đã bị cuốn vào những ngày sai lầm và đã điều chỉnh lại tâm trí của ông, bây giờ ông - và ông đã nói với bồi thẩm đoàn - rằng những biến cố này diễn ra vào nửa cuối năm 1996, có phải thế không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Và ông không một chút nghi ngờ nhỏ nào về điều đó?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không.

...

ÔNG RICHTER: Tôi đã nói với ông và ông đã nói với chúng tôi rằng điều tốt nhất ông có thể tái dựng sau khi các lầm lỗi của ông được chỉ ra cho ông bởi Trung sĩ Reed - ký ức tốt nhất và bằng chứng tốt nhất ông có thể đưa ra là cả hai biến cố này đều xảy ra vào năm 1996?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

668 Bằng chứng của người khiếu nại là cả hai biến cố diễn ra ngay sau khi đương đơn đã đọc, hoặc cử hành, Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, mặc dù đôi khi, ông ta dao động phần nào về vấn đề đó. Bản ghi chép đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Các biến cố, vâng, vụ bị cáo buộc là hiếp dâm bằng miệng và sau đó là bóp bộ phận sinh dục. Trong cả hai dịp này, trình thuật của ông luôn luôn là sau khi Thánh lễ Chúa Nhật được Tổng Giám mục Pell cử hành; có đúng thế không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ông ấy đã có mặt trong Thánh lễ Chúa Nhật, đúng.

ÔNG RICHTER: Hãy coi, ông ấy đã cử hành Thánh lễ Chúa Nhật; đó có phải luôn là bằng chứng trước đây của ông không? Rằng ông ấy đọc thánh lễ?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng, ông ấy đọc Thánh lễ.

...

ÔNG RICHTER: Tôi có thể duyệt lại với ông không - việc này được giả thiết đã xảy ra ngay sau khi Thánh lễ được đọc bởi Tổng Giám mục Pell. Chính xác?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chính xác.

669 Ký ức của người khiếu nại là biến cố thứ hai xảy ra 'hơn một tháng' sau biến cố thứ nhất.

ÔNG RICHTER: Bao lâu sau các biến cố mà ông vừa mô tả là biến cố tiếp theo này?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi có thể nói hơn một tháng.

670 Ông Richter đã mời bồi thẩm đoàn kết luận rằng một khó khăn lớn với trình thuật của người khiếu nại xuất phát từ sự kiện, cuối cùng đã được xác lập ngoài mọi nghi ngờ, rằng đương đơn chỉ đọc hai Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa vào năm 1996. Thành thử, theo trình thuật của người khiếu nại, ngày 15 và ngày 22 tháng 12 năm đó là hai ngày duy nhất mà một trong hai biến cố có thể xảy ra.

671 Việc đương đơn nói hoặc cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật vào hai ngày trong năm 1996 chỉ trở nên hiển nhiên rõ ràng khi vào tháng 9 năm 2018, sau phiên tòa đầu tiên, và trước phiên thứ hai, cuốn nhật ký của Connor đột nhiên trở nên có sẵn để sử dụng. Như đã chỉ ra trước đây, cuốn nhật ký đó đã xử lý tỉ mỉ các ngày vào năm 1996, trong đó tất cả các Thánh lễ đã được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa, ngoại trừ các ngày 3, 10 và 17 tháng 11. Vào những ngày đó, rõ ràng đương đơn đã cử hành Thánh lễ Chúa Nhật ở nơi khác.

672 Portelli đã đưa ra bằng chứng này:

ÔNG RICHTER: Thưa đức ông, đức ông được bổ nhiệm làm chưởng nghi cho Ðức Tổng Giám Mục Pell, tôi nghĩ đó là vào tháng 9 năm 96, và việc bổ nhiệm này đã tạo ra một mối liên hệ đặc biệt giữa đức ông và Ðức Tổng Giám Mục theo nghĩa đức ông có nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến ngài?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Và một trong các nhiệm vụ đó, à, các nhiệm vụ của đức ông trong căn bản có tính phụng vụ và các nhiệm vụ có tính cách lễ nghi liên quan đến ngài?

PORTELLI: Vâng, và một số vấn đề khác nữa.

ÔNG RICHTER: Tôi đã hỏi đức ông về ký ức của đức ông về hai lần đầu tiên mà Ðức Tổng Giám Mục đọc Thánh lễ Chúa Nhật tại St Patrick trong năm 1996. Ðiều tôi muốn đưa đức ông đến là thế này. Có nhiều lý do tốt để đức ông nhớ lại những điều đó bởi vì năm 1996 là năm mà sự hiện diện của Ðức Tổng Giám Mục tại St Patrick về phương diện các Thánh lễ Chúa Nhật rất hạn chế và đó là - -?

PORTELLI: Cho đến khi, vâng.

ÔNG RICHTER: Vâng, và nó bị hạn chế bởi vì khi được bổ nhiệm Tổng Giám mục, ngài đã có các cam kết khác mà ngài đã nhận trước khi được bổ nhiệm?

PORTELLI: Vâng, ngài đã có.

ÔNG RICHTER: Và ngài đã giữ các cam kết ấy tại các giáo xứ khác và những cam kết này đều quan trọng đối với ngài như đức ông có thể nói?

PORTELLI: Vâng. Vâng.

ÔNG RICHTER: Ðức ông tháp tùng ngài vào những dịp đó?

PORTELLI: Tôi đã tháp tùng.

ÔNG RICHTER: Vâng, đức ông sẽ lái xe đưa ngài đến đó và nếu bồi thẩm đoàn có thể nhìn vào bảng 7. .. chúng ta có một hồ sơ về ai đã đọc Thánh Lễ và điều này sẽ được đưa ra làm bằng chứng bởi một nhân chứng tiếp sau đây, giữa tháng Bảy và tháng Mười Một, ngoại trừ ba lần khi người viết nhật ký vắng mặt, nhưng tôi có thể hỏi đức ông điều này không, là ngoại trừ các cam kết khác đã có, hãy cho là, vào tháng 11, vào ngày 3 tháng 11, đức ông có nhớ dịp Ðức Tổng Giám Mục đọc Thánh lễ cho huynh đoàn ngành đua, như đã xẩy ra, tại Nhà thờ St Francis ở Melbourne không?

PORTELLI: Có, có.

ÔNG RICHTER: Ðó là một biến cố thường niên dành cho huynh đoàn ngành đua, và nó có sự tham gia của tất cả các loại nài ngựa, huấn luyện viên, điều một số người gọi là kết nối và giống như thế?

PORTELLI: Ðúng vậy.

ÔNG RICHTER: Và đó là một biến cố lớn. Có đúng không?

PORTELLI: Ðúng, đúng.

ÔNG RICHTER: Hơi giống như lễ khai mạc năm luật pháp. Ðức ông có thấy điều đó không?

PORTELLI: Thấy.

ÔNG RICHTER: Và sau đó có tiệc trà buổi sáng?

PORTELLI: Ðúng.

QUAN TÒA: Sau tiệc trà buổi sáng là điều gì?

ÔNG RICHTER: Xin lỗi, huynh đoàn kỹ nghệ đua, sẽ có - - -?

PORTELLI: Tôi tin rằng trà đã ở đâu đó.

ÔNG RICHTER: Vâng, sẽ có Thánh Lễ được đọc, và sau Thánh lễ sẽ có yến tiệc?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Tất nhiên là không có rượu?

PORTELLI: Vào sáng Chúa Nhật?

ÔNG RICHTER: Vâng. Tôi không - Ðức ông đã trả lời điều đó. Nhưng có yến tiệc về đồ uống, thức ăn dùng với đồ uống (canapé) và tương tự?

PORTELLI: Vâng. Vâng.

ÔNG RICHTER: Trường hợp đặc biệt đó, Thánh lễ đặc biệt đó bắt đầu lúc 9 giờ sáng?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER Và Thánh lễ sẽ diễn tiến cho đến khi, à, cho đến 10 giờ hay sau đó nữa?

PORTELLI: Ít nhất 10 giờ, vâng.

ÔNG RICHTER: Và sau đó có sự tập hợp của huynh đoàn ngành đua và có những lời giới thiệu và thảo luận với Ðức Tổng Giám Mục các loại?

PORTELLI: Vâng, vâng.

673 Tại một số điểm trong phiên tòa, ông Gibson cổ động khả thể này:biến cố đầu tiên có thể xảy ra vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 1996, thay vì vào một trong hai ngày tháng 12 do ông Richter đưa ra. Dĩ nhiên, ngày đó trong tháng 11, là Chúa Nhật mà đương đơn đã cử hành Thánh lễ cho huynh đoàn ngành đua. Lý thuyết mà ông Gibson đưa ra là đương đơn đã có thời gian để đi từ Nhà thờ St Francis, trong thành phố, đến Nhà thờ Chính tòa, và vẫn có thể cử hành Thánh lễ trọng thể 11:00 giờ sáng hôm đó. Phù hợp với lý thuyết này, sau đó ngài có thể đã thực hiện các hành vi phạm tội khác nhau được cho là đã xảy ra trong phòng áo của các Linh mục. Ðiều đó, ngược lại, đã cho phép biến cố thứ hai xảy ra một tháng sau đó, vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996. Ðiều này sẽ cho phép trình thuật của người khiếu nại ăn khớp với dòng thời gian hợp lý.

674 Lý thuyết đặc thù của công tố đó cuối cùng đã bị bác bỏ. Vào thời điểm thẩm phán xét xử trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn, người ta nói chung đã chấp nhận rằng Nhà thờ Chính tòa đã được tân trang cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1996. Trong những tháng dẫn đến ngày đó, Thánh lễ trọng thể chỉ được cử hành tại Hội trường Knox. Thành thử, biến cố đầu tiên đơn giản không thể xảy ra vào ngày 3 tháng 11 năm 1996.

675 Các mục trên tờ Kairos cũng nói rõ ràng rằng đương đơn lần đầu tiên cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa, với tư cách Tổng Giám mục, vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Ðó là một buổi tối thứ Bảy. Bài báo trên tờ Kairos đề cập đến một Nhà thờ chính tòa chật cứng, chỉ còn có chỗ đứng mà thôi, khi Ðức Tổng Giám Mục mới cử hành Thánh lễ để tôn vinh Chúa Kitô Vua.

676 Hơn nữa, biên bản cuộc họp của Ủy ban Kêu gọi Mừng Bách Chu niên Nhà thờ Chính tòa ngày 6 tháng 11 năm 1996 đã được đệ trình. Người ta đã lưu ý rằng các công trình tân trang dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày 23 tháng 11 năm 1996, mặc dù một số nhiệm vụ nhỏ có thể vẫn được thực hiện sau ngày đó.

677 Dưới ánh sáng của toàn bộ bằng chứng gắn bó này, hầu như không ngạc nhiên cho lắm khi đến lúc thẩm phán xét xử trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn, thì không còn bất cứ gợi ý thực tiễn nào rằng biến cố đầu tiên có thể xảy ra vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 1996. Ðiều đó có nghĩa: những ngày duy nhất có thể có để hành vi phạm tội, được mô tả liên quan đến biến cố đó, có thể xảy ra là 15 và 22 tháng 12 năm 1996, như bên bào chữa đã lập luận suốt phiên tòa.

678 Sự chấp nhận cuối cùng rằng đó là những ngày duy nhất trong đó biến cố đầu tiên có thể xảy ra trên thực tế là một thay đổi quan trọng và khá nền tảng, đối với cung cách qua đó, lý lẽ công tố cuối cùng đã được đưa ra cho bồi thẩm đoàn. Vì những lý do mà ông Richter đã khai triển trong diễn từ kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn, và tôi sẽ trở lại với nó, thật ít đáng ngạc nhiên khi bên bào chữa đã chiến đấu kiên cường trong suốt phiên tòa để những ngày đó được ấn định là các ngày duy nhất trong đó biến cố đầu tiên có thể hình dung được đã xảy ra.

Câu trả lời của công tố - cách định thời gian trong trình thuật của người khiếu nại không phải là không thể

679 Một khi đã trở nên rõ ràng là biến cố đầu tiên, nếu nó có xảy ra, phải xảy ra vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, nhất thiết có hệ luận này là biến cố thứ hai, nếu nó xảy ra, để phù hợp với trình thuật của người khiếu nại, phải đã diễn ra vào khoảng đầu năm 1997.

680 Công tố cuối cùng ấn định Chúa Nhật ngày 23 tháng 2 năm 1997 làm ngày đó. Rất có thể, đó là vì đây là ngày Chúa Nhật tiếp theo sau ngày 22 tháng 12 năm 1996 mà đương đơn đã tham dự Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Nhật ký của Connor, mà cả hai bên dường như chấp nhận là đáng tin cậy, đã ghi lại rằng đương đơn đã chủ trì Thánh lễ đó, mặc dù đã không cử hành nó. Theo nghĩa này, đương đơn có thể được cho là đã 'can dự' vào Thánh lễ trọng thể vào ngày hôm đó.

681 Ông Gibson đã mời bồi thẩm đoàn nhận thấy rằng người khiếu nại, mặc dù đã hoàn toàn nhầm lẫn khi khăng khăng cho rằng cả hai biến cố thứ nhất và thứ hai đã xảy ra trong 'cùng một năm ca đoàn', tuy vậy vẫn là một nhân chứng thuyết phục, có bằng chứng đáng tin và đáng dựa vào, và dựa vào bằng chứng đó, họ có thể hành động một cách an toàn. Ông đệ trình rằng người khiếu nại có thể đã sai về lúc các hành vi phạm tội này được thực hiện, nhưng không về những gì đã thực sự xảy ra.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 2

(2) Không thể có việc đương đơn đã ở trong phòng áo của các Linh mục trong vòng ít phút sau khi kết thúc Thánh lễ

682 Ðệ trình tiếp theo của Ông Richter trước bồi thẩm đoàn về sự 'bất khả' liên quan đến các di chuyển của đương đơn ngay sau khi cử hành Thánh lễ vào mỗi một trong hai ngày của tháng Mười Hai.

683 Sự đệ trình đó dựa rất nhiều vào bằng chứng của cả Portelli lẫn Potter. Ông Richter lập luận rằng bằng chứng của Portelli về các di chuyển của đương đơn sau Thánh Lễ đã rõ ràng và không mơ hồ. Portelli đặc biệt nhớ rằng vào mỗi một trong hai dịp đầu tiên trong đó, Ðức Tổng Giám Mục mới đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa, Portelli đã chờ đợi ngài trên các bậc thềm phía trước. Ông đã có mặt trong khi đương đơn tham gia cuộc trò chuyện với các giáo dân. Mỗi lần, cuộc 'gặp gỡ và chào hỏi' đó đã kéo dài ít nhất 10 phút. Portelli nói thêm rằng đây là thói quen bất biến của đương đơn sau Thánh lễ từ đó về sau.

684 Nếu bằng chứng của Portelli về việc 'gặp gỡ và chào đón' vào hai ngày tháng Mười Hai đó được chấp nhận [191], thì trình thuật của người khiếu nại không thể noà chính xác, theo bất cứ ý nghĩa thực tế nào. Về mặt thực tế, trình thuật của ông ta sẽ 'bất khả'. Chủ trương này sẽ giống như chứng cứ ngoại phạm đã được nêu ra, mà công tố không thể, ở mức độ cần thiết, bác bỏ [192].

685 Nếu, dựa vào toàn bộ bằng chứng, một hành vi bị cáo buộc là phạm tội chỉ có thể được thực hiện vào một thời điểm chuyên biệt hoặc trong một khoảng thời gian chuyên biệt, khi đối diện với điều tương đương với 'bằng chứng ngoại phạm', cơ hội để phạm hành vi phạm tội đó ở thời gian đó, hoặc trong khoảng thời gian đó, vì mọi mục đích thực tế, có thể trở thành một yếu tố chủ yếu của hành vi phạm tội.

686 Ðã có đệ trình trước Tòa án này, nơi ban bào chữa đưa ra bằng chứng ngoại phạm, hoặc tương đương, rằng bồi thẩm đoàn không được tự hỏi liệu họ có chấp nhận bằng chứng ngoại phạm đó là sự thật hay không. Luật pháp yêu cầu họ phải tha bổng trừ khi được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bằng chứng ngoại phạm đã hoàn toàn bị bác bỏ [193]. Gánh nặng (onus) bác bỏ bằng chứng ngoại phạm đặt lên công tố hoàn toàn. Ðể làm như vậy, công tố phải loại bỏ ngay cả 'khả thể hợp lý', rằng bằng chứng ngoại phạm có thể là sự thật.

687 Bằng chứng của Portelli về vấn đề của đương đơn đã chờ đợi trên các bậc thềm của Nhà thờ, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, vào cả ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, như sau:

ÔNG RICHTER: Ðức ông sẽ đứng đợi với ngài?

PORTELLI: Ðúng, đúng.

ÔNG RICHTER: Ðức ông có đứng đợi với ngài không?

PORTELLI: Tôi có làm thế.

ÔNG RICHTER: Bởi vì Ðức ông nhớ những dịp đó, hai dịp đó, không phải sao?

PORTELLI: Phải.

ÔNG RICHTER: Bởi vì chúng đặc biệt. Không theo nghĩa giống như Lễ Giáng sinh, nhưng chúng đặc biệt bởi vì đây là hai lần đầu tiên Ðức ông đi cùng với ngài trong tư cách chuởng nghi của ngài?

PORTELLI: Ðúng. Ðúng.

688 Sau đó, trong cuộc đối chất của ông Richter, bằng chứng tiếp tục:

ÔNG RICHTER: Ðược. Và trong hai dịp đầu tiên khi ngài đọc Thánh lễ Chúa Nhật, Thánh lễ trọng thể năm 96, vào hai dịp khi ngài nói Thánh lễ đó, Ðức ông đã nhắc đến khoảng thời gian trong đó ngài sẽ đứng bên ngoài để chào đón giáo dân - - -?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: - - - và khách?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Ðức ông đã cho một khoảng thời gian trong đó những điều này có thể xảy ra. Ngài sẽ ở đó ít nhất mười phút, bất kể giới hạn trên đó là gì. Có đúng không?

PORTELLI: Ðúng. Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ðức ông nhớ điều đó?

PORTELLI: Tôi nhớ, đúng.

689 Ông Richter đệ trình rằng Portelli sẽ có lý do tốt để nhớ hai dịp đầu tiên trong đó Ðức Tổng Giám Mục mới cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa.

690 Người ta nhớ rằng Portelli thừa nhận rằng có thể đã có một dịp khi đương đơn không ở lại các bậc thềm để nói chuyện với các giáo dân, sau Thánh lễ. Ông nói rằng nếu có một dịp như vậy, nó sẽ rất hiếm. Mặc dù vậy, ông khăng khăng, ông sẽ luôn ở bên đương đơn, theo Luật Giáo hội.

691 Việc Ông Gibson kiểm tra lại Portelli, một việc hợp pháp được diễn ra dưới hình thức đối chất, đã không thách thức khẳng định căn bản của ông ta về việc chuyên biệt nhớ mỗi một trong hai dịp đầu tiên trong đó đương đơn đọc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Ông Gibson đã không nói với Portelli rằng ông ta nói dối, trước đây ông đã đặc biệt tránh bất kỳ gợi ý nào như thế [194]. Ðiều quan trọng là ông Gibson cũng không gợi ý với Portelli rằng ông ta mưu toan, dù có ý thức hay không, hỗ trợ bên bảo chữa cho đương đơn.

Trả lời của công tố - Có thể đương đơn đã ở trong phòng áo của các Linh mục trong vòng vài phút sau khi kết thúc Thánh lễ

692 Giống như đã làm khi khai mở lý lẽ cho bồi thẩm đoàn, trong diễn từ kết thúc của mình, ông Gibson đã chấp nhận rằng một số lượng đáng kể các nhân chứng đã đưa ra bằng chứng mà, nếu xét như một toàn thể, sẽ mâu thuẫn gay gắt với trình thuật của người khiếu nại.

693 Ông Gibson đã mời bồi thẩm đoàn phân biệt giữa điều ông mô tả như hai câu hỏi riêng biệt. Câu đầu tiên là liệu, như lời bên bào chữa, một điều gì đó đơn giản không thể xảy ra ('bất khả'). Câu thứ hai là liệu, như công tố đã lập luận, bằng chứng mà bên bào chữa dựa vào về phương diện đó, thực sự không đi xa hơn là việc xác lập rằng đơn giản có ít cơ hội cho việc vi phạm đã xảy ra.

694 Ông Gibson xác định đúng và chính xác như một vấn đề căn bản để bồi thẩm đoàn xem xét liệu, như bên bào chữa tuyên bố, đương đơn, sau Thánh lễ ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, vẫn ở trên các bậc Nhà thờ Chính tòa, trong một thời gian kéo dài. Ông nhận rằng nếu đúng như vậy, lý lẽ truy tố liên quan đến biến cố đầu tiên khó có thể thành công. Ông đã mời bồi thẩm đoàn kết luận rằng những nhân chứng mà bằng chứng ủng hộ 'chứng cớ ngoại phạm' không nên được chấp nhận, và làm như vậy trên cơ sở cho rằng ký ức về các sự kiện của họ là không đáng dựa vào.

695 Thay vào đó, ông Gibson đã mời bồi thẩm đoàn thấy ra rằng ngay cả khi đương đơn đã đứng trên các bậc thềm trong một thời gian sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật vào hai ngày tháng Mười Hai, ông ta làm như vậy trong một thời gian ngắn, một điều sẽ cho phép hành vi phạm tội theo mô tả của người khiếu nại xảy ra.

696 Ông Gibson đã đệ trình rằng, về các bằng chứng nói chung, 'hoàn toàn có thể' đương đơn đã không ở lại các bậc thềm trong 10 phút hay hơn, vào các ngày được đề cập. Và nếu ông ta vẫn ở trên các bậc thềm, vào một trong hai ngày của tháng Mười Hai, thì 'hoàn toàn có thể' ông ta đã không làm như vậy vào ngày thứ hai.

697 Ông Gibson nhận rằng có những nguy hiểm khi tiếp cận vấn đề này về điều tôi đã mô tả như 'bằng chứng ngoại phạm' trên cơ sở liệu đó có phải 'hoàn toàn có thể' việc đương đơn có thể không đứng trên các bậc thềm trong một thời gian dài. Ông ta nói với bồi thẩm đoàn rằng khi sử dụng kiểu nói 'hoàn toàn có thể', ông ta không có ý định đảo ngược gánh nặng phải chứng minh, hoặc hạ thấp nó bất cứ cách nào. Ông ta nói rằng ông ta chỉ đơn giản trả lời đệ trình của ban bào chữa vốn ẩn núp dưới kiểu nói duy tuyệt đối 'bất khả'.

698 Tuy nhiên, ông Gibson đã mời bồi thẩm đoàn bác bỏ bằng chứng của McGlone. Ông ta tương phản điều ông ta mô tả như ký ức có tuyên thệ của McGlone về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa (mà, theo đệ trình của ông ta, có khả năng có ý nghĩa cùng lắm là ngoại vi, liên quan đến McGlone), với trí nhớ của người khiếu nại về việc bị lạm dụng tình dục (mà, theo đệ trình của ông ta, chắc chắn phải có tầm quan trọng sâu xa nhất trong cuộc đời ông ta).

699 Khi ông Gibson phải đối phó với bằng chứng của Portelli, ông tập chú vào ngôn ngữ mà Portelli đã sử dụng trong một số câu trả lời của ông ta. Ông cho rằng một số bằng chứng của Portelli khá mơ hồ và hạn chế (qualified). Ông lập luận rằng trí nhớ của Portelli phải được coi là nghi ngờ. Thí dụ, Portelli chỉ có thể nói rằng 'có vẻ đúng' rằng lần đầu tiên đương đơn cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật với tư cách là Tổng giám mục 'có thể là' ngày 15 tháng 12 năm 1996. Tại một điểm khác, Portelli nói, khi trả lời cùng một câu hỏi, rằng 'có thể đúng'.

700 Ông Gibson, mặc dù đã nói rõ ràng rằng ông ta không cho rằng Portelli nói dối, đã nhận xét về 'trí nhớ tuyệt vời' của ông ta khi đối chất, nhưng nhận xét một cách chua chát rằng trí nhớ của ông ta 'không tốt như thế...' khi nói ở lúc kiểm tra lại. Ông lưu ý rằng Portelli tuyên bố có một ký ức chuyên biệt và khá sống động về hai Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật đầu tiên mà đương đơn cử hành, nhưng không thể nhớ, tự một mình mình, liệu đương đơn có cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật ngày 10 hay ngày 17 tháng 11 năm 1996 hay không. Ông ta cũng không nhớ nơi Thánh lễ đã diễn ra, giả sử đương có cử hành.

701 Ông Gibson đã đưa ra một lý thuyết khác thay thế. Ông đệ trình rằng thói quen đương đơn đứng trên các bậc của Nhà thờ Chính tòa ngay sau Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật có thể không bắt đầu vào tháng 12 năm 1996, nhưng có thể bắt đầu muộn hơn nhiều vào năm 1997.

702 Ðể hỗ trợ cho việc biến đổi đặc thù đó trong lý lẽ của công tố, ông Gibson nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng Portelli đã thừa nhận rằng ngay từ đầu trong nhiệm kỳ của đương đơn, 'đã có một số lỗi trong hệ thống cần được chấn chỉnh'. Ông ta mời họ coi câu trả lời đó như hỗ trợ cho đệ trình của ông rằng việc thói quen đứng lại trên các bậc thềm đã không bắt đầu cho đến mãi về sau trong nhiệm kỳ của đương đơn với tư cách là Tổng Giám mục.

703 Cuối cùng, về điểm này, ông Gibson lưu ý rằng cả đương đơn, trong hồ sơ phỏng vấn của ông ta và Portelli , trong bằng chứng của mình, đã đồng ý rằng nếu có một cam kết khác được lên kế hoạch sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, cuộc gặp gỡ ở các bậc thềm với giáo có thể bị rút ngắn.

704 Mặc dù không có bằng chứng thực sự nào về một cuộc cam kết khác thuộc loại đó được lên kế hoạch vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, ông Gibson nêu ra khả thể có thể có một cam kết như vậy.

705 Ông Gibson cũng nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng Portelli, mặc dù bề ngoài rõ ràng về những gì diễn ra vào hai ngày tháng 12, đã không thể nhớ một cách chuyên biệt liệu đám rước vào những ngày đó là ở bên trong hay ở bên ngoài [195]. Do đó, ông mời bồi thẩm đoàn thấy ra rằng trí nhớ của Portelli không đáng dựa vào.

706 Theo các nhân chứng khác nói về 'thói quen bất biến' của đương đơn trong việc dừng lại tại các bậc thềm, ông Gibson đã đệ trình rằng 'thói quen' này có thể đã không được khai triển cho đến mãi sau này, vào năm 1997. Ông không đề cập đến sự khó khăn liên quan tới lập luận đặc thù phát sinh từ bằng chứng của Finnigan rằng ông ta đã thấy đương đơn đứng trên các bậc thềm, nói chuyện với giáo dân sau Thánh lễ, trước khi rời chức vụ của mình tại Nhà thờ Chính tòa, một điều sẽ được nhắc lại, vào Giáng sinh năm 1996.

707 Khi nói đến bằng chứng của McGlone, ông Gibson đã đệ trình rằng nó nên bị bác bỏ một cách quả quyết. Ông đã mời bồi thẩm đoàn kết luận rằng nếu biến cố liên quan đến mẹ McGlone, đã xảy ra, thì nhiều khả năng hơn là không rằng nó xảy ra vào năm 1997, thay vì năm 1996 [196]. Ông nói thêm rằng, ngay cả khi bồi thẩm đoàn bác bỏ đệ trình đặc thù đó, 'chứng cớ ngoại phạm' của McGlone vẫn sẽ chỉ đúng cho một trong hai ngày vào tháng 12. Ðiều đó có nghĩa là ngày khác kia có thể là dịp mà biến cố đầu tiên đã xảy ra.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 3

(3) Không thể có việc đương đơn mặc áo lễ và ở một mình sau Thánh lễ

708 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng cho thấy Luật Giáo hội có từ nhiều thế kỷ cho thấy rõ ràng rằng không một Giám mục nào (tất nhiên, bao gồm cả Tổng Giám mục) có thể bị để ở một mình trong nhà thờ, trong khi mặc áo lễ. Trách nhiệm của Portelli, với tư cách là chưởng nghi, là liên tục ở với đương đơn trong khi ngài mặc áo lễ.

709 Ðã có đệ trình thêm rằng Portelli là một người có kinh nghiệm giữ chức vụ đó, sau khi đã thi hành vai trò đó với Tổng Giám mục Little. Hơn nữa, nhiều nhân chứng đã đồng ý rằng, sau khi đương đơn được bổ nhiệm làm Tổng giám mục, Portelli luôn ở cùng với đương đơn. Như đã nói, ông được mô tả giống như một 'cái bóng' hay 'vệ sĩ'.

710 Bằng chứng của Portelli là ông có một ký ức rõ ràng về hai lần đầu tiên mà đương đơn cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ chính tòa. Ông khăng khăng cho rằng ông ở bên đương đơn trong cả hai ngày này.

711 Liên quan đến biến cố thứ hai, bằng chứng của Portelli, như sau:

ÔNG RICHTER: Vâng, nghi thức [protocol] là?

PORTELLI: Nghi thức là người cao cấp nhất luôn là người cuối cùng trong đoàn rước. Thành thử, do đó, nếu là Ðức Tổng Giám Mục, ngài luôn là người cuối cùng, bất kể ngài sắp cử hành Thánh lễ hay chỉ chủ trì Thánh lễ, ngài luôn là người cuối cùng.

ÔNG RICHTER: Có bất cứ dịp nào đức ông có thể nhớ lại việc Tổng Giám mục tiến trở lại phòng áo, đẩy bất kỳ ai sang một bên hoặc đẩy bất cứ ai không?

PORTELLI: Không.

ÔNG RICHTER: Hoặc cố gắng vượt qua các giáo sĩ và các người giúp lễ khác và đẩy lấy đường đi vào đám đông - hay một đám ca viên không?

PORTELLI: Không.

ÔNG RICHTER: Ðức ông đã bao giờ thấy ngài đẩy ai chưa?

PORTELLI: Không, tôi không thấy.

ÔNG RICHTER: Ngài là một người đàn ông sừng sững như vậy, ngài là gì nhỉ, khoảng sáu bộ Anh bốn ở giai đoạn đó?

PORTELLI: Vâng, ngài như thế.

ÔNG RICHTER: Tôi có thể đưa Ðức ông qua một chủ đề khác, nếu tôi được phép, và đó là điều này. Các nhiệm vụ của chưởng nghi quan trọng về phương diện lịch sử, điều đó có đúng không, trong - - -?

PORTELLI: Có - có, đúng, khá nhiều tiền lệ liên quan đến nó.

ÔNG RICHTER: Có cả một bộ lịch sử liên quan đến chức vụ đó?

PORTELLI: Vâng, có.

ÔNG RICHTER: Và đó là một chức vụ chuyên biệt của Giáo hội?

PORTELLI: Nó là như thế.

ÔNG RICHTER: Chưởng nghi cho cả Ðức Giáo Hoàng lẫn Tổng giám mục?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Các chưởng nghi đã được biết đến từ Thế kỷ thứ 5?

PORTELLI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Vâng, đức ông đã nghiên cứu lịch sử Giáo hội?

PORTELLI: Tôi có nghiên cứu.

ÔNG RICHTER: Trên thực tế, các chưởng nghi đã được đặc biệt nêu tên một cách chuyên biệt từ Thế kỷ 15 hay sau đó?

PORTELLI: Vâng, tuyệt đối như vậy.

ÔNG RICHTER: Và nhiệm vụ của họ được nêu ra trong một số công trình uyên bác, một số có từ nhiều thế kỷ trước?

PORTELLI: Vâng, đúng thế.

ÔNG RICHTER: Và sức đẩy của các công trình đó là một Tổng Giám mục không được để ở một mình?

PORTELLI: Ngài - ngài không thể bị như vậy.

ÔNG RICHTER: Khi ngài đã mặc áo lễ?

PORTELLI: Ừm.

ÔNG RICHTER: Có không?

PORTELLI: Từ lúc ngài thực sự bước vào một nhà thờ.

ÔNG RICHTER: Vâng, và đức ông đã miệt mài học hỏi điều đó khi đức ông trở thành chưởng nghi cho Ðức Tổng Giám Mục Pell?

PORTELLI: À, tôi đã thực hiện cùng các chức năng này cho Ðức Tổng Giám Mục Little trong ba năm.

ÔNG RICHTER: Vậy à. Vì vậy, đức ông biết chính xác những gì đòi hỏi?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Và không có dịp nào đức ông biết khi Tổng Giám mục Pell, lúc đã mặc áo lễ trong tư cách Tổng Giám mục hoặc mặc áo trong tư cách chủ trì, bị đức ông để ở một mình, hoặc nếu đức ông phải đi vào cung thánh, chẳng hạn, như đức ông đã thảo luận hôm qua - - -?

PORTELLI: Vâng.

...

ÔNG RICHTER: Ðức ông có nhớ rằng việc [đức ông đi xem xét các cuốn sách trong cung thánh] đã xảy ra vào hai lần đầu tiên khi Ðức Tổng Giám Mục Pell cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật không?

PORTELLI: Không, nó không xẩy ra bởi vì những dịp đó - nếu có những biến cố vào buổi chiều của các ngày đó, chúng phải được liệt kê trong danh sách các cam kết mà ông đã đọc lớn lên.

ÔNG RICHTER: Có không?

PORTELLI: Và chúng không được liệt kê.

ÔNG RICHTER: Vâng. Vì vậy, tình hình là thế này, đức ông nói nó không xảy ra trong hai dịp đó. Ðức ông thực sự có thể nói nó đã không xẩy ra, há đức ông không thể sao?

PORTELLI: Có.

ÔNG RICHTER: Ðược. Bây giờ, sau khi đã nói điều đó, chúng ta đã thảo luận khái niệm cho rằng một ai đó có thể tiếp cận Ðức Tổng Giám Mục và muốn một cuộc trò chuyện riêng tư sau Thánh lễ?

PORTELLI: Ừm.

ÔNG RICHTER: Và lúc đó đức ông sẽ bước sang một bên vì điều đó?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Nhưng trong dịp đó, đức ông sẽ thấy Ðức Tổng Giám Mục đi cùng với người đó, một người như vậy, hoặc đến văn phòng của ngài hay đến phòng áo?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Vâng, nhưng ngài sẽ ở với người đó?

PORTELLI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Và đức ông sẽ được yêu cầu ngay lập tức trở lại với ngài khi cuộc trò chuyện riêng tư đó đã chấm dứt?

PORTELLI: Nếu nó từng xảy ra, thí dụ, - - -

ÔNG RICHTER: Vâng?

PORTELLI: - - - mà ngài muốn nói chuyện với, cứ nói thế đi, thì bình thường sẽ có một trong những linh mục ở đó.

ÔNG RICHTER: Có?

PORTELLI: Nếu ngài cần nói chuyện với ai đó, ngài thường sẽ nói với người ấy hoặc trước Thánh Lễ, 'này, tôi sẽ nói chuyện với người này và người này', và như thế tôi chỉ đơn giản đợi ở ngoài cửa.

ÔNG RICHTER: Ðúng?

PORTELLI: Hoặc nếu không, đó là một quyết định mà ngài đã đưa ra ở đó và lúc đó, ngài sẽ chỉ cho tôi hay, 'Hãy cho chúng tôi một phút', và tôi sẽ tìm cách bận bịu ở một khoảng cách xa.

ÔNG RICHTER: Những dịp đó đã không xảy ra trong hai Thánh lễ trọng thể đầu tiên?

PORTELLI: Không, theo ký ứ của tôi.

ÔNG RICHTER: Chúng ta đang nói tới khoảng thời gian nhiều năm khi điều đó có thể xảy ra đó đây, lúc này lúc nọ, nhưng không phải vào năm 1996?

PORTELLI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ðức ông có đồng ý không?

PORTELLI: Có.

712 Ông Richter lưu ý rằng ông Gibson đã không thách thức bằng chứng của Portelli, liên quan đến bản chất của các nhiệm vụ Chưởng nghi của ông này. Chuyện như vậy, mặc dù thẩm phán xét xử đã cho phép ông Gibson được đối chất Portelli về sự đáng dựa vào bằng chứng của ông (mặc dù không đúng y như sự thật của nó).

713 Ông Richter mời bồi thẩm đoàn nhớ rằng Portelli đã tiếp tục nói rằng nếu vì một lý do nào đó, ông không thể ở cùng Tổng Giám mục trong vài phút hoặc khoảng thế, một ai khác sẽ đảm nhận vai trò đó. Chẳng hạn, nếu có một Thánh lễ đặc biệt khác được lên lịch trình tại Nhà thờ Chính tòa vào chiều hôm đó, và Portelli phải dành hai phút để thu thập vật phẩm từ cung thánh trước khi trở lại với Tổng Giám mục để hỗ trợ ngài cởi áo lễ, chắc chắn Potter sẽ ở lại với đương đơn suốt thời gian đó. Tuy nhiên, Portelli đã khẳng định rằng không có gì thuộc loại đó xảy ra vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996. Bất cứ Thánh lễ đặc biệt nào như vậy chắc chắn sẽ được liệt kê trong tờ Kairos, và không có gì đã được liệt kê như vậy.

714 Portelli nói rằng nếu đương đơn đã đi vào phòng áo của các Linh mục sau Thánh lễ vào một trong những ngày đó, lý do duy nhất của ngài để làm như vậy sẽ là để cởi áo lễ. Ông nhấn mạnh rằng đương đơn sẽ chỉ cởi áo lễ với sự trợ giúp của Portelli. Ông nói rằng việc cởi áo lễ liên quan đến việc xử lý các lễ phục thánh thiêng, và được coi như một phần của phụng vụ.

715 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng của McGlone hỗ trợ Portelli về phương diện này. McGlone nói rằng một Tổng Giám mục mặc lễ phục không bao giờ có thể bị để ở một mình, ít nhất là trong suốt diễn trình nghi lễ. Những nghi lễ này tiếp diễn cho đến khi Tổng Giám mục thực sự đã cởi lễ phục. Ông nói rằng các lễ phục không chỉ đơn giản là thánh thiện, nhưng còn được làm phép. Chúng rất thánh thiêng. Có những lời cầu nguyện chuyên biệt được đọc cả khi mặc áo và cởi áo lễ.

716 Portelli nói rằng ông nhớ mình đã giúp đương đơn mặc áo lễ khi ngài cử hành Thánh lễ lần đầu tiên trong tư cách Tổng Giám mục tại Nhà thờ Chính tòa. Ông nói thêm rằng các linh mục đồng tế cũng sẽ có mặt trong phòng áo của các Linh mục ở thời điểm đương đơn mặc và cởi áo lễ.

717 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng của Portelli về vấn đề này cũng được Potter hỗ trợ. Ông nói rằng nếu Portelli tình cờ không ở với đương đơn vì bất cứ lý do đặc thù nào, ông ta, tức Potter, sẽ đảm bảo rằng hoặc ông ta hoặc một linh mục hoặc các linh mục khác sẽ ở đó để chăm sóc ngài.

718 Về phương diện đó, điều thích hợp là quay lại trích đoạn bằng chứng của Potter, về chủ đề này, được trình bầy tại số [509] của những lý do này.

Trả lời của công tố - Có thể có việc đương đơn mặc áo lễ và ở một mình sau Thánh lễ

719 Ông Gibson, trong diễn từ kết thúc của mình, đã đệ trình rằng việc 'hoàn toàn có thể' là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, đương đơn đã không được Portelli tháp tùng khi ông trở lại phòng áo của các Linh mục sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

720 Ông Gibson lưu ý rằng Portelli đã đồng ý rằng ông ta không nhớ chuyên biệt việc mình đã ở với đương đơn mọi phút trong thời gian sau Thánh lễ, mặc dù ông đã điều chỉnh câu trả lời đó bằng cách nói rằng ông không ở cách xa đó lắm. Ông đã giải thích rằng đó là vì ông ta, chính ông ta, đã phải cởi áo lễ.

721 Ông Gibson nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng Portelli đã đồng ý rằng có thể đã có những lúc ông ta không liên tục ở gần Tổng Giám mục, ngay sau Thánh lễ, mặc dù ông nói rằng những dịp như vậy rất hiếm. Ông không nhớ chuyện này từng xảy ra. Nếu có, ông ta sẽ chỉ tách khỏi đương đơn không quá 'một hay hai phút'. Dù sao, ông ta cũng chắc chắn ai đó sẽ tháp tùng Tổng Giám mục mọi lúc.

722 Liên quan đến bằng chứng của Potter, rằng Tổng Giám mục không bao giờ bị để ở một mình khi mặc áo lễ, ông Gibson đã dựa rất nhiều vào cuộc thảo luận mà Potter đã có với Thám tử Reed vào tháng 12 năm 2016, mà tôi đã đề cập đến ở các số [511] - [513] những lý do này. Như đã chỉ ra trước đây, Potter đã thừa nhận vào dịp đó rằng ông ta không thể quả quyết một cách tuyệt đối rằng đương đơn chưa bao giờ ở một mình khi ông ta trở lại phòng áo của các linh mục. Ông Gibson đệ trình rằng sự nhượng bộ của Potter đối với hiệu quả đó đã làm cho bằng chứng dường như có thể gỡ tội của ông liên quan đến vấn đề này trở thành vô hiệu quả trên thực tế.

723 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ông Richter đã đệ trình rằng điều này đã được nói quá một cách đáng kể về hiệu quả của việc Potter 'nhượng bộ' đối với Thám tử Reed. Bằng chứng của Potter là, theo khả năng nhận thức của ông ta, Portelli đã luôn ở bên cạnh đương đơn khi họ trở lại phòng áo để cởi áo lễ. Theo Potter, ngoại lệ duy nhất có thể là dịp hiếm hoi khi chính Portelli được yêu cầu cử hành Thánh lễ sau đó trong ngày đó.

724 Lịch trình chứng cớ chi tiết của công tố, đính kèm các lý lẽ viết trình bầy trước Tòa án này, cho thấy rõ bằng chứng của một số nhân chứng khác, không ai trong số họ có thể nói một cách không hồ đồ rằng đương đơn luôn được Portelli (hoặc người khác) tháp tùng sau Thánh lễ [197]. Ông Gibson đã dựa vào sự kiện này.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 4

(4) Không thể có chuyện các cậu bé bị lạm dụng tình dục bởi đương đơn trong phòng áo của các linh mục sau Thánh lễ, mà không bị phát hiện

725 Ông Richter nhận xét rằng Potter nói rằng ông sẽ mở khóa phòng áo của các Linh mục khoảng năm phút sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, ngay khi các người giúp lễ bắt đầu trở lại. Thói quen là những người giúp lễ này, trong hai nhóm, sẽ đi vào phòng áo của các Linh mục. Sau đó, tất cả họ sẽ cúi đầu trước thánh giá, nhờ đó hoàn tất khía cạnh nghi lễ của cuộc rước.

726 Bằng chứng của Potter, về phương diện này, được McGlone hỗ trợ; ông này nói rằng hành động cúi đầu trước thập giá trong phòng áo của các Linh mục đã biểu tượng cho việc kết thúc cuộc rước kiệu, ít nhất là đối với những người giúp lễ. Cho đến khi hành động cúi đầu đó diễn ra, đám rước vẫn tiếp tục.

727 Potter cũng đưa ra bằng chứng không bị thách thức với ý nghĩ cho rằng các linh mục đồng tế, những người đi ở phía sau đoàn rước, cũng sẽ cởi áo lễ trong phòng áo của các linh mục sau Thánh lễ. Ông nói rằng một số linh mục sẽ nói chuyện với nhau, trong khi chờ đợi Tổng Giám mục.

728 Theo Potter, những người giúp lễ trưởng thành [198] sẽ di chuyển ra vào phòng áo của các linh mục. Họ sẽ chuyên chở các chén dĩa thánh từ cung thánh và cất chúng vào trong hầm. Ngoài ra, Cha McCarthy, người chính thức là linh mục giáo xứ của Nhà thờ Chính tòa, sẽ mang tiền dâng cúng Chúa Nhật vào phòng áo. Tiền này sẽ được đặt vào két sắt của các linh mục, hoặc hầm, để sau đó, được chuyển về nhà xứ.

729 Potter đã mô tả các vật phẩm thánh khác nhau đã được thu dọn khỏi cung thánh, và được đưa vào phòng áo của các linh mục. Theo ông, tất cả những điều này sẽ được thực hiện trong vòng khoảng 5 đến 15 phút sau khi hoàn thành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Những vật phẩm này bao gồm các chén thánh, các thánh giá rước kiệu, các bình nước, các bình rượu lễ, các sách, những sấp chứa các tờ rời (folders) và rượu nho.

730 Theo McGlone, diễn trình thu dọn cung thánh có nghĩa: việc phòng áo của các linh mục chỉ bị bỏ mặc trong giây lát, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng mỗi người giúp lễ sẽ chỉ mang theo một vật phẩm ở một thời điểm và họ không la cà lãng phí thời gian . Họ chỉ đơn giản lượm vật phẩm đang bàn, và đưa thẳng nó trở lại phòng áo.

731 Connor có điều này để nói:

ÔNG RICHTER: Diễn trình thu dọn sau Thánh Lễ sẽ luôn mất mười phút trở lên?

CONNOR: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Và điều đó sẽ liên tục liên quan đến việc có những người đi vào phòng áo và đi ra khỏi phòng áo?

CONNOR: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ông có nhớ bất cứ - - -

QUAN TÒA: Ông Richter, ông đang nói về phòng áo linh mục ở đó, hay phòng áo công nhân?

ÔNG RICHTER: Phòng áo linh mục. Phòng áo linh mục?

CONNOR: Vâng.

ÔNG RICHTER: Ông có thể nhớ bất cứ dịp nào khi phòng áo linh mục đã để không khóa và cánh cửa mở và không có ai trông coi không?

CONNOR: Không, tôi không nhớ.

ÔNG RICHTER: Ông không thể nhớ. Nếu nhất thời có một sự thiếu trông coi, thì nó cũng không nhiều hơn vài giây hoặc nửa phút?

CONNOR: Chắc chắn.

732 Potter nói thêm rằng sau khi Ðức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật, vị trí xung quanh khu vực phòng áo như sau:

ÔNG RICHTER: Hãy nói cách này. (Nói với người làm chứng) Khi ông không ở trong phòng áo, ông có biết những người giúp lễ làm gì không?

POTTER: Lấy những thứ tôi đưa cho họ từ cung thánh để đưa vào phòng áo, và sau đó họ sẽ quay trở ra - ra ngoài, ra ngoài để xem liệu còn có gì khác để lấy khỏi cung thánh hay không.

ÔNG RICHTER: Có phải đã có nhiều hơn - xin lỗi, đến lúc đó các linh mục đã trở về từ đoàn rước?

POTTER: Họ đã - họ đã quay lại và cởi áo lễ.

ÔNG RICHTER: Và họ cởi áo lễ trong phòng áo linh mục?

POTTER: Phòng áo, vâng.

ÔNG RICHTER: Và đôi khi họ ngồi quanh và nói chuyện?

POTTER: Hoặc chờ Ðức Tổng Giám Mục trở lại. Vâng.

...

ÔNG RICHTER: Vì vậy, Ðức ông Portelli trở lại với Ðức Tổng Giám Mục. Có những người trong phòng áo chờ Ðức Tổng Giám Mục?

POTTER: Vâng.

ÔNG RICHTER: Họ chàotạm biệt?

POTTER: Vâng.

ÔNG RICHTER: Mọi người đều cởi áo lễ?

POTTER: Vâng.

ÔNG RICHTER: Và, tôi có thể gợi ý, sau đó Portelli và Tổng Giám mục đi ăn trưa ở nhà xứ không?

POTTER: Ðúng, có.

733 Nếu bằng chứng của Potter liên quan đến thói quen của các người giúp lễ, trong việc chuyển các vật phẩm từ cung thánh vào phòng áo của các linh mục, trình bầy một phiên bản về các biến cố là 'có thể một cách hợp lý' vào cả hai ngày chủ chốt của tháng 12, thì trình thuật của người khiếu nại về những gì đã xảy ra trong biến cố đầu tiên gần như chắc chắn phải bị bác bỏ. Khung thời gian trong đó các tội phạm bị cáo buộc có thể đã được thực hiện một cách hợp lý đơn thuần sẽ trở nên quá hạn hẹp.

734 Bằng chứng của Potter liên quan đến các di chuyển xung quanh phòng áo của các Linh mục sau Thánh lễ được Finnigan hỗ trợ [199]. Ông nói rằng khi Ðức Tổng Giám Mục cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, hầu như luôn luôn có một số linh mục khác đóng vai trò đồng tế. Những linh mục khác này sẽ mặc và cởi áo lễ trong phòng áo của các linh mục. Họ sẽ đến đó ngay sau khi Thánh lễ kết thúc, và ở đó ít nhất khoảng từ 10 đến 15 phút. Ngoài ra, Finnigan nói rằng có một số người khác trong hành lang phòng áo vào thời điểm đó, trong đó có Potter và người cắm hoa.

735 Bằng chứng của Potter cũng được Cox hỗ trợ về phương diện đó. Ông ấy nói rằng khi ông ấy trở lại phòng ca đoàn sau bản nhạc cuối cùng, để cất đi bản nhạc đã được sử dụng ngày hôm đó, đám rước đã ở trước cửa kính. Ông nói rằng ông sẽ đi dọc hành lang phòng áo. Mặc dù 'sinh hoạt như tổ ong' đã lắng xuống vào giai đoạn đó, nhưng vẫn còn một hoặc hai linh mục trong phòng áo nói chuyện khi cởi áo lễ. Ngoài ra còn có những người giúp lễ trong phòng áo của những người giúp lễ.

736 Ông Richter lưu ý rằng ngay cả người khiếu nại cũng thừa nhận, trong chứng cứ của mình với công tố, rằng đương đơn 'luôn luôn được giúp đỡ' bởi các linh mục đồng tế khi ngài cử hành Thánh lễ. Ông đệ trình rằng những linh mục đó sẽ không có nơi nào khác để đi, một khi Thánh lễ đã kết thúc, ngoài việc quay trở lại phòng áo của các linh mục, để cởi áo lễ.

737 Mallinson đồng ý rằng cả hai phòng áo của các Linh mục và hành lang phòng áo đều đông đúc trong 5 đến 10 phút sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc. Bằng chứng của ông về chủ đề này là như sau:

ÔNG RICHTER: Ở giai đoạn đó, có bất cứ hành động nào diễn ra như nơi người giúp lễ, ông Potter đang bận rộn, thu dọn mọi thứ?

MALLINSON: Rất nhiều người trong hành lang thường xuyên, vâng.

ÔNG RICHTER: Ðúng?

MALLINSON: Những người trong ca đoàn bước ra khỏi - khỏi nơi mà họ đã để lại áo choàng và sách và đồ vật, trở lại qua hành lang, một số họ, không phải tất cả.

ÔNG RICHTER: Ðúng?

MALLINSON: Và các giáo sĩ và vân vân, vâng.

ÔNG RICHTER: Ðó là một nơi bận rộn?

MALLINSON: Vâng.

ÔNG RICHTER: Vì vậy, vào thời điểm ca đoàn đi qua hành lang, nó là một nơi bận rộn - - -?

MALLINSON: Vâng.

ÔNG RICHTER: - - - tiếp tục xuống gần các phòng áo. Ðúng?

MALLINSON: Ðúng. - - - Ðúng.

738 Rodney Dearing nói rằng trong 10 đến 15 phút sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, ông gặp Potter, nhiều người giúp lễ khác và các linh mục đồng tế trong các phong áo và trong khu vực hành lang phòng áo. Ông mô tả toàn bộ khu vực phòng áo là 'nhộn nhịp' [200].

739 Còn về biến cố thứ hai, Connor nói rằng ông có một ký ức chuyên biệt về ngày 23 tháng 2 năm 1997. Ðó là bởi vì, vào ngày hôm đó, Ðức Tổng Giám Mục đã chủ trì, thay vì cử hành, Thánh lễ. Connor nói rằng đây là một biến cố hiếm hoi. Ông nhớ rằng đám rước ngày đó đã được tiến hành theo 'thói quen bình thường'. Ông cũng nhớ đã tham gia việc dọn dẹp các vật phẩm khác nhau khỏi khu cung thánh. Ông nói thêm rằng Potter luôn ở trong cung thánh, hoặc đi lại giữa cung thánh và phòng áo, tới lui. Ông ta nhớ rằng Potter đã mở khóa phòng áo của các Linh mục để những người gúp lễ vào. Ông mô tả rằng đó là thực hành bất biến sau Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật.

740 Connor nói thêm, có ý nói đến cả hai biến cố, rằng trong 5 đến 15 phút sau khi Thánh lễ kết thúc, khi phòng áo của các linh mục được mở khóa lần đầu tiên, sẽ luôn có ít nhất 10 người đi vào và đi ra khỏi căn phòng đó, và nhiều người khác tụ tập xung quanh ô cửa.

741 Ông Richter đã đệ trình rằng bằng chứng này, nhìn như một toàn bộ, liên quan đến những gì diễn ra thường xuyên trong 5 hoặc 10 phút sau Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật, đã cho thấy rõ ràng rằng khu vực xung quanh phòng áo của các Linh mục luôn rất đông đúc, 'nhộn nhịp', và 'sinh hoạt như tổ ong'. Trình thuật của người khiếu nại, dù sao, không thể được giảng hòa với toan bộ bằng chứng đó.

Trả lời của công tố - Có thể có việc các cậu bé bị lạm dụng tình dục bởi đương đơn trong phòng áo của các linh mục tại, sau Thánh lễ, mà không bị phát hiện

742 Ông Gibson đệ trình rằng không có lý do gì mà bồi thẩm đoàn không chấp nhận bằng chứng của người khiếu nại liên quan đến cả hai biến cố.

743 Liên quan đến lập luận cho rằng không chắc có thực (improbable) việc đương đơn thực hiện các hành vi phạm tội được bao gồm trong biến cố đầu tiên, trong phòng áo của các linh mục, trong một khu vực đông đúc, với cánh cửa vào phòng áo mở toang (hoặc ít nhất không được nói là bị đóng), công tố đề cập đến 'lịch trình chứng cớ' đính kèm lý lẽ thành văn của người tả lời trình trước Tòa án này. Lịch trình này lưu ý rằng người khiếu nại đã không đồng ý với việc 'tiếng khóc và kêu ra ngoài" của hai cậu bé, như ông ta mô tả, chắc chắn phải được nghe thấy ở hành lang phòng áo. Bằng chứng của ông ta là chúng 'chỉ thì thào', thổn thức (sobbing) và thút thít (whimpering), chứ không la hét và gào thét.

744 Tuy nhiên, người khiếu nại đồng ý rằng khi cậu bé kia nói 'ngài có thể để chúng con đi không?', thì đây là 'một tiếng nói cao giọng'. Ông ta cũng đồng ý rằng giọng nói của cậu bé kia hẳn phải được nghe thấy, trong hành lang phòng áo, nếu cánh cửa vào phòng áo của các linh mục không đóng.

745 Tuy nhiên, người trả lời đệ trình rằng người khiếu nại sử dụng kiểu nói 'một tiếng nói cao giọng' có thể gần như có nghĩa bất cứ điều gì. Người khiếu nại nói rằng ông ta không nghĩ cánh cửa phòng áo của các linh mục đã mở toang vào thời điểm xảy ra biến cố đầu tiên. Ông không nói rằng ông đặc biệt nhớ nó đã được mở. Ông chỉ đơn thuần không biết chắc cửa mở hay đóng.

746 Về bằng chứng của McGlone, ông Gibson đệ trình rằng, bất chấp những lời chỉ trích ông đã chĩa vào nó, có một số khía cạnh của bằng chứng McGlone hỗ trợ cho lý lẽ công tố. McGlone nói rằng sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, các người giúp lễ sẽ dẫn đoàn rước trở lại cổng kim loại ở đàng sau, mở vào hành lang vệ sinh. Sau đó, họ sẽ đi vào hành lang đó, hướng về Trung tâm Knox. Mô tả đó được cho là nhất quán với phiên bản tổng thể của người khiếu nại về các biến cố.

747 Theo McGlone, các người giúp lễ sẽ bước vào phòng áo của các linh mục, lúc đó đã được mở khóa, cúi đầu trước tượng chịu nạn, ra khỏi phòng áo và bắt đầu các nhiệm vụ của họ như những người giúp lễ. Ông Gibson đã đệ trình rằng việc tiếp theo là ngay sau khi kết thúc Thánh lễ không lâu, phòng áo của các linh mục có thể đã được mở khóa. Lý thuyết là do đó người khiếu nại và cậu bé kia có thể vào được.

748 Potter nói rằng ông ta sẽ mở khóa phòng áo của các Linh mục ngay sau khi Thánh lễ kết thúc. Lúc này, ca đoàn có thể đang diễn hành ở bên ngoài sân Nhà thờ chính tòa, trên đường tiến vào Trung tâm Knox. Lý lẽ của bên bào chữa là phòng áo của các linh mục không bao giờ không có người trông coi dù 'trong giây lát'. Tuy nhiên, ông Gibson đệ trình rằng bằng chứng Potter không đi xa đến thế.

749 Hơn nữa, Potter nói rằng ông ta sẽ không bắt đầu thu dọn khu cung thánh và đem các vật phẩm trở lại các phòng áo hoặc phòng tiện ích cho đến khi đám rước đã ra khỏi Nhà thờ Chính Tòa. Ông cũng sẽ cho giáo dân cơ hội để vào cung thánh cầu nguyện. Ông sẽ không làm phiền những người làm như vậy trong khoảng năm hoặc sáu phút, để bảo đảm rằng họ được dành cho thời gian riêng tư đó.

750 Ông Gibson đệ trình rằng Bằng chứng của Potter cho rằng ông sẽ không mở khóa phòng áo của các Linh mục cho đến khi năm hoặc sáu phút trôi qua, nên bị bác bỏ. Người ta cho rằng có sự mâu thuẫn với bằng chứng của McGlone (và quả thực, của cả Connor nữa), với hậu quả là Potter sẽ mở phòng áo của các Linh mục để các người giúp lễ có thể cúi đầu trước tượng chịu nạn, biểu thị việc kết thúc Thánh lễ.

751 Ông Gibson cũng chỉ rõ bằng chứng do Cox đưa ra, với hậu quả là các phòng áo đôi khi được mở khi ông quay trở lại Trung tâm Knox sau khi chơi bản nhạc cuối cùng.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 5 và 6

(5) Chỉ có 'người điên' mới mưu toan lạm dụng tình dục hai cậu bé trong phòng áo của các Linh mục ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật

752 Trong diễn từ kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn, ông Richter đã đưa ra một đệ trình bằng chính những lời lẽ phần nào bóng bẩy này. Ông tìm cách biện minh đệ trình đó bằng cách nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng, liên quan đến biến cố đầu tiên, thực sự có hàng chục người, trong đó có một số người trưởng thành, những người đã tụ tập quanh khu vực Phòng áo của các Linh mục ngay sau khi kết thúc Thánh lễ long trọng Chúa Nhật. Bất cứ ai cũng có thể bước vào căn phòng đó bất cứ lúc nào và ngay lập tức thấy những gì đang diễn ra. Ðây không chỉ là một hành vi mạo hiểm về phần đương đơn, mà trong đệ trình của ông Richter, còn sát gần đến 'điên loạn' nữa.

753 Ngoài ra, dựa vào bằng chứng, còn có những người trưởng thành trong ca đoàn, được giao trách nhiệm trông coi các ca viên trẻ. Bản thân Tổng Giám mục mới được bổ nhiệm, và vào năm 1996, ai cũng hiểu rằng đã có sự khuyến khích mạnh mẽ công khai phải báo cáo việc giáo sĩ lạm dụng tình dục. Ðiều này sẽ khiến cho việc vi phạm thậm chí nhiều rủi ro hơn.

754 Ông Richter lưu ý rằng chính người khiếu nại đã không gợi ý rằng đương đơn đã đóng cửa phòng áo khi ông bước vào phòng. Sẽ là điều phi thường khi nghĩ rằng ông đã phạm tội theo cách được mô tả bởi người khiếu nại, với cánh cửa thậm chí còn mở một phần.

755 Hơn nữa, ông Richter lưu ý rằng không có sự mơ hồ nào về bản chất của các hành vi bị cáo buộc. Nếu bất cứ ai bước vào phòng áo và chứng kiến những hành vi đó, chúng không thể nào được giải thích cho xong chuyện.

756 Ngoài ra, không có gì ngăn cản một trong hai cậu bé rời khỏi phòng trong khi cậu bé kia bị tấn công. Không có gì để gợi ý rằng đương đơn trước đây đã làm quen với một trong hai cậu. Không có gợi ý nào cho rằng ông ta đã tham gia vào bất cứ sự gạ gẫm (grooming) nào. Không có bằng chứng nào cho thấy đương đơn đã từng đe dọa bất cứ cậu bé nào. Ông cũng không nói với họ rằng họ không được nói cho ai biết chuyện gì đã xảy ra.

757 Cuối cùng, ông Richter đã đệ trình rằng mặc dù các hành vi phạm tội liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em, hầu như luôn luôn, được thực hiện riêng tư (và thường sau một thời gian gạ gẫm), trình thuật của người khiếu nại là đương đơn đã thực hiện các hành vi này trong phòng áo của các linh mục chống lại hai cậu bé, đang ở với nhau. Ðiều đó có nghĩa là nếu một trong hai cậu sau đó đã khiếu nại, thì người kia phải chứng thực điều đó.

Trả lời của Công tố - Không đúng việc chỉ có một 'người điên' mới mưu toan lạm dụng tình dục hai cậu bé trong phòng áo của các linh mục ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật

758 Trong việc kết án đương đơn, thẩm phán xét xử đã xử lý đệ trình của ông Richter, dựa vào lời biện hộ, với hậu quả cho rằng suy luận duy nhất được rút ra từ hành vi phạm tội là lúc đó, đương đơn đã không hành động cách hợp lý.

759 Thẩm phán xét xử đã bác bỏ đệ trình đó, và khi tuyên án đương đơn, đã nói:

Ðối với những gì khiến ông phạm tội một cách mạo hiểm và trơ trẽn như vậy, tôi suy luận rằng, vì bất kỳ lý do gì, trên thực tế, ông đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro như thế.

Tôi kết luận rằng quyết định phạm tội của ông là một quyết định có suy luận, mặc dù sai trái, và tôi đạt được kết luận đó theo tiêu chuẩn hình sự.

Chấp nhận lập luận của luật sư của ông có nghĩa là mọi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trơ trẽn, không có tư cách và tự phát, phải được coi là có một dạng suy yếu về tâm thần, hoặc một số sai sót trong khả năng suy luận hoặc suy nghĩ hợp lý . Không có cơ sở trong pháp luật hoặc về nguyên tắc cho đề xuất này ... [201].

760 Trong bản đệ trình lên Tòa án này, công tố đã chuyên chú vào kết luận của quan tòa xét xử rằng quyết định phạm tội của đương đơn đã được 'suy luận, dù sai trái' như là câu trả lời cho đệ trình 'điên dại' của ông Richter.

(6) Không thể có việc các cậu bé "chuồn khỏi" một đám rước ở bên ngoài mà không bị một người duy nhất nào nhìn thấy

761 Ông Richter lưu ý rằng người khiếu nại đã thừa nhận rằng, vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên, ca đoàn đã xếp hàng hai, khi họ rời khỏi Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ðoàn rước đang trên đường đến phòng thay đồ ca đoàn. Ðó là một cuộc rước bên ngoài, chứ không phải là cuộc rước bên trong.

762 Theo ông Richter, bằng chứng cho thấy cuộc rước có tính chính thức và có kỷ luật. Có một điểm chung là cả hai cậu bé đều diễn hành ở phía trước đám rước, chỉ sau những người lớn giúp lễ. Rồi đến một số ca viên lớn tuổi ngay phía sau họ. Những người này sẽ được theo sau bởi những người giúp lễ khác, và các linh mục đồng tế, với đương đơn, nếu ngài vẫn còn hiện diện trong đám rước, tạo nên một phía sau tuyệt đối không còn ai.

763 Ngoài ra, Finnigan, Cox và Rodney Dearing, theo các bằng chứng của họ, là những người tham gia đầy đủ vào đám rước. Họ đã đứng ở phía cuối. Họ đã ở trong một vị trí để nhìn thấy rõ hai ca viên trẻ, mặc áo ca đoàn hoàn toàn, tách khỏi phần còn lại của nhóm và quay trở lại Nhà thờ Chính Tòa. Những người trưởng thành trong đám rước hiểu rằng các cậu bé đang được họ chăm sóc. Rõ ràng là cần phải duy trì kỷ luật trong ca đoàn, đặc biệt khi các cậu bé ở trong tầm nhìn của công chúng.

764 Ông Richter đệ trình rằng có bằng chứng không bị thách thức rằng "chuồn khỏi' cuộc rước kiệu, mà không có phép, sẽ bị coi là vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Nếu có bất cứ điều gì như thế xảy ra, thì điều này sẽ được ghi nhận và có hành động đối với nó. Ðơn thuần là không có bằng chứng, ngoài bằng chứng từ trình thuật của người khiếu nại, cho thấy bất cứ "việc chuồn' nào như vậy đã xảy ra.

765 Ông Richter đệ trình thêm rằng trong khi một người có thể không nhận thấy hai cậu bé tách khỏi đám rước chính thức, không thể quan niệm được việc 40 hoặc nhiều người hơn cũng không thấy gì.

766 Rodney Dearing nói rõ ràng rằng, từ vị trí của ông ở phía sau đám rước, ông sẽ thấy bất cứ ai quay lại đường khác, từ khu vực gần hành lang vệ sinh. Ông nhấn mạnh rằng ông chưa bao giờ thấy điều đó xảy ra. Ông nói rằng ông không tin điều đó có thể xảy ra.

767 Parissi ủng hộ Rodney Dearing về phương diện đó. Ông nói rằng không thể nào có chuyện hai cậu bé tách khỏi đám rước theo cách được người khiếu nại mô tả. Họ chắc chắn sẽ bị lưu ý, và chịu kỷ luật.

768 Christopher Doyle được cho là cung cấp sự hỗ trợ thêm về vấn đề này. Ông ấy từng là thành viên của ca đoàn từ năm 1994 đến năm 1999, và ở tuổi 15 vào cuối năm 1996. Ông ấy đã hát trong Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật vào thời gian đó, và cũng thường xuyên tham dự các buổi diễn tập của ca đoàn.

769 Doyle được hỏi về khả thể hai ca viên trẻ đã rời khỏi đám rước sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, trong khi phần còn lại của ca đoàn đang trở về phòng mặc áo của ca đoàn. Bản ghi chép đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Vâng, nhưng khi diễn hành trở lại, hẳn ông sẽ nhận thấy liệu [người khiếu nại] và [cậu bé kia] đã quyết định chuồn đi?

DOYLE: Tuyệt đối.

770 Stuart Ford đã đưa ra bằng chứng có cùng một tác dụng tương tự. Cuối năm 1996, ông mới 14 tuổi và đã là thành viên của ca đoàn Nhà thờ Chính toà được một số năm. Ông biết cả người khiếu nại lẫn cậu bé kia. Vì lý do tuổi tác, Ông ta sẽ diễn hành phía sau họ trong đám rước. Bản ghi chép bằng chứng của ông ta đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Trong đám rước họ sẽ ở trước mặt ông, phải không?

FORD: Vâng.

ÔNG RICHTER: Nếu một trong hai người, hoặc cả hai người, quyết định trốn thoát khỏi đám rước ở bất cứ giai đoạn nào khi nó đang diễn hành qua phòng ca đoàn, ông có nhận thấy không?

FORD: Tôi tin rằng tôi sẽ nhận thấy, vâng.

771 Bonomy thậm chí còn nhấn mạnh hơn. Ông ta nói rằng nếu trong diễn trình cuộc rước, một vài 'đứa trẻ' trước mặt ông ta 'đã quyết định chuồn cái vù' thì ông ta hẳn sẽ thấy điều đó xảy ra. Ngay cả khi ông ta không nhìn thấy nó, ông ta cũng được nghe nói về nó, nhưng ông ta không bao giờ nghe nói thế.

772 David Dearing nhấn mạnh rằng nếu bất cứ ai tách ra khỏi đám rước, theo cách mà người khiếu nại mô tả, điều này sẽ là một vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ðó không phải là một điều ông ta nhớ đã từng xảy ra.

773 David Dearing đã được bà Shann hỏi về một số câu trả lời mà ông đã đưa ra trong phiên điều trần. Ðề cập đến vai trò của Finnigan trong việc giám sát các ca viên, bằng chứng của ông là như sau:

BÀ SHANN: Và ở dòng 13, Ông đã được hỏi những câu hỏi này và ông đã đưa ra những câu trả lời này, và tôi sẽ chỉ tạm đọc cho ông nghe một chút và sau đó chỉ hỏi ông về điều đó. Chỉ để thiết lập khung cảnh, đây là một số câu hỏi về Thầy Finnigan.

Câu hỏi: Ông ta chăm lo để đám rước, hoặc ông hiểu từ ông ta và có lẽ từ người cha của ông rằng đám rước phải ở đúng đội hình cho đến khi ông quay trở lại tòa nhà?'

Trả lời: 'Tuyệt đối'

Câu hỏi: 'Và bất kỳ sai lệch nào khỏi đó sẽ bị la to?'

Trả lời: 'Nhất định'.

Câu hỏi: 'Và sẽ là chủ đề của một số hình thức xử lý kỷ luật?'

Trả lời: 'Ðúng, tôi, tôi nghĩ vậy, vâng'.

Câu hỏi: 'Nhưng ông nói rằng 'Tôi nghĩ vậy'. Chưa bao giờ ông biết các cậu bé đã ra khỏi hàng?'

Trả lời: 'Không phải tôi nhớ lại, không. Tôi luôn nhớ chúng tôi tất cả ở với nhau và đi vào, vâng'.

Câu hỏi: 'Về những người ở trước ông trong hàng đó, đó là trường hợp mà ông có một cái nhìn rõ ràng, tất cả các ông diễn hành hàng hai, đúng không?'

Trả lời: 'Ðúng, vâng, đúng'.

Câu hỏi: 'Và ông đã có một cái nhìn rõ ràng những người ở trước ông?'

Trả lời: 'Ðúng'.

Câu hỏi: 'Và nếu ai đó có - có chuồn khỏi hoặc hai người có chuồn khỏi trước mặt ông trong hàng đó, hẳn ông sẽ thấy họ?'

Trả lời: 'Vâng, bà phải thấy'.

Có phải ông đã được hỏi những câu hỏi đó?

DAVID DEARING: Vâng.

BÀ SHANN: Và ông đã đưa ra những câu trả lời?

DAVID DEARING: Vâng, tôi đã đưa ra.

774 Finnigan được hỏi liệu, nếu có hai ca viên mặc áo choàng 'chuồn khỏi' cuộc rước kiệu, hẳn ông ta sẽ nhận thấy. Ông ta nói rằng mặc y phục như họ, trong trang phục màu đỏ và trắng, họ sẽ được nhìn thấy rất rõ, và ông ta chưa bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì như vậy xảy ra. Bằng chứng của ông đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Khái niệm về một vài cậu bé chuồn khỏi hàng mà không bị hoặc ông hoặc 30 hay 40 cặp mắt khác phía sau nhìn thấy, ông có bao giờ nghe điều đó xảy ra chưa?

FINNIGAN: Không, tôi chưa nghe.

ÔNG RICHTER: Ðã bao giờ có bất cứ cuộc nói chuyện nào về nó từng xảy ra, giữa các cậu bé hay bất cứ ai khác chưa?

FINNIGAN: Không.

775 Cox thậm chí còn kiên quyết hơn rằng trình thuật của người khiếu nại về việc 'chuồn đoàn rước kiệu có thể không chính xác. Bằng chứng của ông ta về chủ đề này có thể tìm thấy ở đoạn [559] nói về những lý do này để phán xử.

776 Bên bào chữa cũng nhấn mạnh bằng chứng của bốn ca viên khác, tất cả đều ở độ tuổi khoảng 12 hoặc 13 vào năm 1996. Ðó là Aaron Thomas, Farris Derrij, Andrew La Greca và David Mayes. Tất cả những nhân chứng này nói rằng chưa bao giờ có dịp nào, mà họ biết, khi hai ca viên trẻ 'chuồn khỏi' cuộc rước kiệu. Họ đều nói rằng có bất cứ điều gì như vậy xảy ra, nó sẽ được chú ý.

Trả lời của công tố - Có thể có chuyện các cậu bé "chuồn khỏi' một đám rước ở bên ngoài mà không bị một người nào nhìn thấy

777 Công tố đã dựa vào bằng chứng của người khiếu nại rằng, vào thời điểm đoàn rước đã đến khu vực tổng quát của Gian phía Nam, dẫn đến cổng kim loại, ca đoàn đã trở nên phân tán và 'hơi hỗn loạn' một chút. Ông nói rằng ngay tại thời điểm đó, cả ông lẫn cậu bé kia đã tan hàng.

778 Người khiếu nại nói rằng ông ta và cậu bé kia đã 'quay về phía sau' cuộc rước kiệu khi họ ra khỏi hàng. Ông nói rằng điều này xẩy ra lúc các ca viên tụ tập ở bên ngoài cổng kim loại. Ông nói thêm rằng sự nghiêm ngặt của Finnigan đối với việc trang nghiêm không hữu hiệu như Finnigan muốn nghĩ.

779 Portelli nói rằng có rất nhiều khách du lịch tụ tập ở bên ngoài Nhà thờ Chính tòa sau mỗi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Có thể có khoảng từ 350 đến 500 người trong khu vực tổng quát đó. Derrij, La Greca và Doyle đều đồng ý rằng khi đám rước tiến đến cổng kim loại, nó trở nên 'ít trật tự hơn', theo nghĩa là hai hàng thẳng không còn thẳng như trước đây nữa và mọi người đang nói chuyện với nhau.

780 Finnigan đồng ý rằng một khi Thánh lễ kết thúc, các ca viên thường rất phấn khích. Tuy nhiên, ông ta nhấn mạnh rằng ông ta hẳn sẽ thấy hai cậu bé 'chuồn' ra ngoài, nếu một biến cố nào như thế quả có xảy ra.Tuy nhiên, ông chấn chỉnh câu trả lời đó bằng cách nói rằng ông ta có thể đã không làm được như vậy nếu vì bất cứ lý do nào đó, ông ta đã bị phân tâm.

781 David Dearing nói rằng một khi ca đoàn 'đụng cổng thép', thì đó là 'như bắt đầu cuộc chơi' để ra khỏi đó và về nhà. Nó có thể có một chút náo nhiệt. Tại thời điểm đó, ca đoàn 'tụ lại thành từng nhóm' (bunching up) với nhau.

782 Cox nói rằng thỉnh thoảng ông rời khỏi phía sau đám rước khi nghe thấy các ca viên 'om xòm cả lên' ở phía trước. Ðội hình thể lý của ca đoàn có lẽ đã tan rã lúc họ đến cửa kính, nằm ở cuối hành lang vệ sinh.

783 Parissi đồng ý rằng đến lúc ca đoàn đến cửa kính, mọi người đều vội vã, lo lắng để quay trở lại phòng ca đoàn và cởi áo choàng. Ông ta thừa nhận rằng có thể hai ca viên trẻ có thể đã tách mình ra khỏi đám rước ở đâu đó gần Gian phía Nam, nhưng ông ta đã không mục kích điều đó.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 7 và 8

(7) Nếu các cậu bé rời khỏi đám rước, như người khiếu nại cáo buộc, họ sẽ bị nhìn thấy bởi người chơi đàn ống, dù đó là Mallinson hay Cox, trong khu vực Gian phía Nam

784 Ông Richter đã đặc biệt dựa vào Cox để hỗ trợ cho đệ trình của ông rằng trình thuật của người khiếu nại về việc đã "chuồn ra khỏi' cuộc rước kiệu, ít nhất, là chuyện có thể không có thật một cách cao độ (highly improbable).

785 Cox nói rằng nếu ông ta chơi đàn ống vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, ông ta sẽ ở một vị trí có thể thấy ai đó mặc áo choàng ca đoàn đã đi qua ông ta. Như ông ta biết, điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nếu nó xảy ra, ông ta sẽ ngăn các cậu bé ngay lập tức và hỏi xem họ đang làm gì.

Trả lời của công tố - Không đúng việc các cậu bé rời khỏi đám rước, như người khiếu nại cáo buộc, họ sẽ bị nhìn thấy bởi người chơi đàn ống, dù là Mallinson hay Cox, trong khu vực của Gian phía Nam

786 Công tố lưu ý rằng bằng chứng của Mallinson là ông thường chơi đàn ống trong Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, mặc dù thường được Cox hỗ trợ. Từ vị trí là người chơi đàn ống, ông đã không nhận thức được bất cứ điều gì khác diễn ra trong Nhà thờ Chính tòa. Tập chú của ông ta trực tiếp ở phía trước, chứ không ở một bên. Bảng điều khiển của đàn ống khá cao, và có rất nhiều điều để ông phải suy tính.

787 Theo Mallinson, hai ca viên có thể đã vượt qua ông ta khi ông ta chơi đàn ống, và ông ta có thể đã không nhìn thấy họ. Thành thử, ông Gibson đệ trình, bằng chứng của Cox không nên được coi là có bất cứ giá trị làm chứng lớn lao nào.

(8) Không thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý

788 Ông Richter lưu ý rằng theo người khiếu nại, cậu bé kia và bản thân ông ở một mình trong phòng áo của các Linh mục, với đương đơn, trong khoảng sáu phút hoặc gần như thế. Tuy nhiên, nếu trình thuật của ông ta là thật, họ đã phải rời xa ca đoàn trong một thời gian dài đáng kể hơn thế.

789 Ðiều này sẽ bao gồm thời gian cần thiết để đi bộ khỏi đám rước và tách khỏi nó ở đâu đó giữa Gian phía Nam và hành lang vệ sinh. Nó cũng sẽ bao gồm những khoảnh khắc dành cho việc 'lục lọi xung quanh' trong chính phòng áo trước khi nhận ra chỗ để rượu và thời gian để nốc nó.

790 Ngoài ra, nó còn bao gồm thời gian cần thiết, sau khi việc lạm dụng kết thúc, để các cậu bé tìm đường đi qua Nhà thờ Chính tòa và quay trở lại Gian phía Nam, rẽ trái và đi bộ quanh bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, trước khi vào lại qua cổng kim loại. Các cậu bé sẽ phải đi dọc theo hành lang vệ sinh, bấm chuông hoặc rung chuông, để được cho vào qua cửa kính và sau đó chờ cánh cửa đó được mở ra. Sau đó, họ cần có được quyền truy cập qua cánh cửa riêng bị khóa dẫn vào phòng diễn tập của ca đoàn.

791 Có tầm quan trọng quan yếu đối với lý lẽ của bên bào chữa, và nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996 là các ngày duy nhất xảy ra biến cố đầu tiên, các buổi diễn tập của ca đoàn diễn ra vào những ngày đó, ngay sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc. Các buổi diễn tập này đã được lên kế hoạch từ 12 giờ 00 đến 12 giờ 30 trưa. Ðiều này đã được lên tài liệu đầy đủ.

792 Finnigan nói về những buổi diễn tập đó:

ÔNG RICHTER: Nhưng một điều ông nhớ là thế này, những buổi diễn tập đó đã diễn ra?

FINNIGAN: Vâng.

793 Cox cũng đã đồng ý:

ÔNG RICHTER: Nhưng một trong những buổi diễn tập đó đã diễn ra?

COX: Vâng, tôi không nghi ngờ gì về việc cả hai đã diễn ra bởi vì chúng đều đã ở đây trong bằng chứng có tài liệu, vâng.

794 Mallinson cũng đồng ý rằng các buổi diễn tập diễn ra vào những ngày đó, và chúng được tiến hành ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

795 Thực tế là Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật thường sẽ không kết thúc cho đến ít nhất 12 giờ 00 trưa, hoặc sau đó không lâu, và sau đó sẽ có một khoảng nghỉ ít nhất vài phút trước khi buổi diễn tập thực sự có thể bắt đầu, có nghĩa là việc kết thúc vào lúc 12 giờ 45 chiều như đã được thông báo sẽ liên quan đến một diễn trình hoàn tất chặt chẽ. Tất nhiên, điều quan trọng là các buổi diễn tập kết thúc vào khoảng thời gian được thông báo đó vì cha mẹ đã được cảnh báo về sự kiện sẽ có các buổi diễn tập vào những ngày đó. Họ chờ đợi tại Nhà thờ Chính tòa, để đón con cái của họ.

796 Mallinson cho biết diễn trình cởi áo lễ sau Thánh Lễ thường sẽ mất khoảng năm phút. Ông Richter đệ trình rằng có hai cậu bé bị mất tích trong buổi diễn tập, sự vắng mặt của họ hẳn phải ngay lập tức trở nên rõ ràng đối với mọi người. Một số người lớn sẽ tìm kiếm chúng ngay lập tức.

797 Bản ghi chép liên quan đến vấn đề này đọc như sau:

ÔNG RICHTER: Ông có nhớ một dịp sau Thánh lễ khi tất cả các cậu ca viên ở trong phòng ca đoàn và bất cứ ai đến trễ và rung chuông, một cậu bé mặc áo choàng, hoặc hai cậu bé mặc áo choàng; ông có nhớ bất cứ dịp nào như vậy không?

MALLINSON: Không. Tôi có nhớ những dịp khi, ở giữa buổi diễn tập trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30 trước Thánh Lễ, các cậu ca viên hay các người lớn trong ca đoàn đến buổi diễn tập trễ và rung chuông. Ai đó sẽ ra và mở cửa để họ vào và tham gia buổi diễn tập, chứ không khác thế.

ÔNG RICHTER: Không khác thế. Cảm ơn ông nhiều. Bây giờ, tôi muốn hỏi ông về - xin lỗi tôi, thưa quan tòa. Chắc chắn không phải trong buổi diễn tập sau Thánh lễ?

MALLINSON: Không, chúng tôi giả định tất cả họ đều ở đó.

798 Ông Richter đệ trình rằng lưu ý đến khung thời gian cực kỳ hạn hẹp trong đó hai buổi diễn tập sau Thánh lễ phải được hoàn thành, và thời gian cần phải có nếu những lời cáo buộc của người khiếu nại là đúng, bất cứ buổi diễn tập nào cũng sẽ thực sự bắt đầu lâu trước khi hai cậu bé có thể quay trở lại để 'tái tham gia' với những người còn lại của ca đoàn. Sự vắng mặt tạm thời của họ, và đến muộn, chắc chắn sẽ được chú ý.

Trả lời của công tố - Có thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý

799 Người khiếu nại không nhớ bất cứ buổi diễn tập đặc biệt nào của ca đoàn, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996. Tuy nhiên, ông chấp nhận rằng các buổi diễn tập như vậy có thể đã diễn ra. Ông ấy đồng ý rằng ông ấy có nghĩa vụ phải tham dự tất cả các buổi diễn tập loại đó, như một điều kiện để được học bổng của mình. Khi được hỏi liệu ông ấy có trình diện trễ ở các buổi diễn tập hay không, câu trả lời của ông ấy là 'Tôi luôn luôn trễ ở mọi buổi diễn tập của tôi'.

800 Trước Tòa này, công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại đã không được đối chất về nơi, một cách chính xác, những buổi diễn tập thêm đó đã diễn ra [203].

801 Finnigan không nhớ một cách chính xác, nhưng nghĩ rằng các cuộc diễn tập có thể đã được tiến hành trong chính Nhà thờ Chính tòa, dưới đàn ống. Cox không có ký ức chuyên biệt về các buổi diễn tập, nhưng ông không nghi ngờ rằng chúng đã diễn ra. Mallinson nói rằng đã có những buổi diễn tập sau khi Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật kết thúc, nhưng ông không có ký ức chuyên biệt nào về nơi chúng đã được tiến hành. Ông nhận xét rằng chúng có thể đã được tổ chức trong phòng ca đoàn, trong chính Nhà thờ Chính tòa, hoặc có lẽ ở cả hai nơi. Tuy nhiên, nếu một buổi diễn tập đã được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa, thì đó sẽ là sau khi ca đoàn đã cởi áo choàng.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 9 và 10

(9) Không thể trở lại với ca đoàn mà không bị chú ý

802 Ông Richter đệ trình rằng trình thuật của người khiếu nại về các di chuyển của ông ta, và của cậu bé kia, sau khi vụ cho là lạm dụng đã kết thúc, sẽ liên quan đến việc họ phải chọn một tuyến đường dài và gián tiếp từ phòng áo của các linh mục để trở lại qua Nhà thờ Chính Tòa, ra bên ngoài và dọc theo bức tường phía nam, và vào hành lang vệ sinh và qua cửa kính. Sẽ đơn giản hơn nhiều đối với các cậu bé là rẽ phải, thay vì rẽ trái. Sau đó, họ có thể trực tiếp đến phòng diễn tập của ca đoàn, cách đó không xa, thay vì đi theo con đường phức tạp được mô tả. Ðiều này sẽ tránh được một số chậm trễ nhất thiết liên quan đến việc trở lại với ca đoàn.

803 Thật vậy, ông Richter đệ trình rằng để trình thuật của người khiếu nại đáng tin, các cậu bé phần nào đã phải thương lượng đi qua hai cánh cửa bị khóa, cửa kính ở cuối hành lang vệ sinh và cánh cửa dẫn vào chính phòng diễn tập của ca đoàn.

804 Mallinson, Cox và Finnigan đều nói rõ ràng rằng, nếu tình cờ, ai đó bị khóa kín trong hành lang vệ sinh, ở phía bên kia của cửa kính, họ có thể dóng lên một tiếng còi; tiếng còi này có thể nghe thấy trong phòng diễn tập của ca đoàn. Nếu tiếng còi đó (hoặc có lẽ là tiếng chuông) vang lên, ai đó từ bên trong sẽ được yêu cầu đi đến cửa kính và mở nó ra. Mallinson không nhớ bất cứ ai đã đến muộn để diễn tập, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

805 Theo Finnigan, nếu các buổi diễn tập diễn ra trong phòng diễn tập của ca đoàn, như rất có thể, tất cả các thành viên của ca đoàn sẽ được mong đợi trở lại căn phòng đó ngay sau Thánh lễ. Bằng chứng của ông như sau:

ÔNG RICHTER: ... Thánh lễ thường kéo dài quá lúc 12 giờ, phải không?

FINNIGAN: Không - không lâu như thế đâu. Có lẽ chỉ một hoặc hai phút.

ÔNG RICHTER: Vâng trong vài phút hoặc bất cứ điều gì, nhưng việc diễn tập là bắt buộc, tất cả các ca viên được mong đợi quay trở lại phòng ca đoàn dự buổi diễn tập đó?

FINNIGAN: Vâng.

ÔNG RICHTER: Và nếu có bất cứ việc thiếu người nào, giọng nữ cao (sopranos) ngồi ở đâu? Ở phía trước?

FINNIGAN: Ở các hàng phía trước.

ÔNG RICHTER: Vâng, sẽ có các ghế trống?

FINNIGAN: Sẽ có ghế trống - đúng.

ÔNG RICHTER: Và ông có nhận thấy ai vắng mặt trong những buổi diễn tập đó không?

FINNIGAN: Không, tôi không thấy.

806 Bà Ellis, cố vấn cấp dưới của ông Gibson tại phiên tòa, đã hướng dẫn Cox chú ý đến bằng chứng có tài liệu nhằm thông báo cho phụ huynh rằng sẽ có các buổi diễn tập cho ca đoàn vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996. Bản ghi chép bằng chứng của ông đọc như sau:

BÀ ELLIS: Ông sẽ thấy trong tài liệu đó có nhắc đến hai buổi diễn tập dự kiến vào Chúa Nhật trong tháng 12 năm 1996. Ông có thấy mục 'Chúa Nhật ngày 15 tháng 12' không?

COX: Có. Và ngày 22, 'Diễn tập sau Thánh lễ', vâng.

BÀ ELLIS: Lúc 12 đến 12 giờ 45 chiều?

COX: Mơ tưởng, vì Thánh Lễ thường kéo dài quá lúc 12 giờ, thành thử điều ông Mallinson nghĩ là, 'sớm bao nhiêu có thể sau 12 giờ', vâng, ừm.

BÀ ELLIS: Sẽ có một lúc nghỉ sau Thánh lễ, trước khi buổi diễn tập bắt đầu?

COX: Không như tôi nhớ vì ý tưởng là để tối đa hóa việc sử dụng thời gian và - tôi không thể nói về những dịp chuyên biệt này, nhưng thói quen khi các buổi diễn tập sau Thánh lễ như vậy được lên kế hoạch là ca đoàn, thay vì ra về sẽ ở lại tại chỗ. Họ là một ca đoàn bị giam cầm, nếu bà muốn nói thế, và ông Mallinson sẽ bắt đầu buổi diễn tập ngay khi thuận lợi làm điều đó, vì ca đoàn đã ở đó sẵn sàng để tiến hành. Bà biết đấy, ý tôi muốn nói là, phải mất thêm mười phút để họ ra ngoài và sau đó đưa họ trở lại và tất cả những điều đó. Nó chỉ lãng phí thời gian, vì vậy sẽ - thời gian sẽ được tiết kiệm bằng cách không để họ ra ngoài, 'Không, chúng ta sắp tập dượt hôm nay', sẽ diễn ra tại chỗ, và họ đã ở đó sẵn sàng.

807 Bởi vì có một khoảng thời gian chặt chẽ như thế giữa cuối Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, khoảng thời gian ngay sau 12 giờ 00 trưa, và việc bắt đầu các buổi diễn tập, nên đã có đệ trình rằng rất khó có khả năng người khiếu nại và cậu bé kia có thể đã đến muộn để dự buổi diễn tập, mà sự vắng mặt của họ không bị chú ý.

808 Có bằng chứng rõ ràng rằng bất cứ sự vắng mặt như vậy sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Về vấn đề này, Cox cho biết:

ÔNG RICHTER: Ðây có phải là một tình huống trong đó, không ai có thể chuồn khỏi đó mà không bị chú ý, không phải một đứa trẻ?

COX: Không. À, nếu họ cần họ sẽ xin phép.

ÔNG RICHTER: Ði vệ sinh?

COX: Vâng, vâng.

ÔNG RICHTER: Nên không bao giờ có chuyện ai đó chuồn khỏi đó?

COX: Nó không phải là điều tự do đối với mọi người.

ÔNG RICHTER: Không. Nó rất có đội ngũ (regimented), tôi thấy thế?

COX: Ừm.

ÔNG RICHTER: Và kỷ luật được duy trì?

COX: Ừm.

ÔNG RICHTER: Nó phải được duy trì vì hai lý do, vì ở giai đoạn đó vẫn có thể có một số giáo dân lúc đó đang ra về, có thể?

COX: Ừm.

ÔNG RICHTER: Và sự đàng hoàng phải được duy trì đối với những người mặc đồ thánh?

COX: (Câu trả lời không nghe rõ).

ÔNG RICHTER: Ðúng? Ông sẽ phải nói đúng?

COX: Ðúng, họ có việc phải làm.

ÔNG RICHTER: Sẽ rất dễ dàng để thấy liệu có bất kỳ giọng nữ cao trẻ nào bị thiếu không?

COX: À, họ rất - họ ở trong thói quen có đội ngũ cho đến khi kết thúc buổi diễn tập trong Nhà thờ Chính Tòa.

ÔNG RICHTER: Không ai vắng mặt như ông có thể nói?

COX: Không, điều đó chính xác.

809 Như đã chỉ ra trước đây, bằng chứng của người khiếu nại về khía cạnh này của vấn đề là, sau khi bị lạm dụng tình dục bởi đương đơn, ông ta và cậu bé kia đã trở lại với 'phần còn lại của ca đoàn'. Ông ta nói rằng một số thành viên của ca đoàn vẫn 'lảng vảng xung quanh và đang kết thúc ngày sinh hoạt'.

810 Ông Richter đệ trình rằng trình thuật này về việc trở lại với ca đoàn theo cách đó vô nghĩa. Vào cả ngày 15 lẫn ngày 22 tháng 12 năm 1996, rõ ràng là toàn bộ ca đoàn vẫn phải có mặt, vì họ đang ở giữa các buổi diễn tập. Một số thành viên của ca đoàn, hoặc 'phần còn lại của ca đoàn', không thể, đến lúc đó, không ở lại.

811 Nói cách khác, ông Richter đã đệ trình rằng sự kiện có các buổi diễn tập vào hai ngày đó của tháng 12 là một nhân tố quan yếu, mạnh mẽ nói lên sự chống lại tính đáng tin và đáng dựa vào trong trình thuật của người khiếu nại.

Trả lời của công tố - Có thể trở lại với ca đoàn mà không bị chú ý

812 Công tố lưu ý rằng người khiếu nại không chắc chắn về việc ông ta và cậu bé kia trở lại phòng ca đoàn ra sao. Tuy nhiên, ông ta nói rằng họ đã làm thế rất nhanh và nói thêm rằng vẫn còn những người quanh quẩn.

813 Bằng chứng của người khiếu nại là vào thời điểm ông ta và cậu bé kia cởi áo, một vài cậu bé nhiều hơn bình thường đã ra về. Ông ta nói rằng họ sẽ chỉ trễ khoảng 10 hoặc 15 phút khi trở lại với ca đoàn. Khi họ làm như vậy, một số ca viên vẫn còn đang luẩn quẩn ở đấy, và đang kết thúc ngày sinh hoạt. Có lẽ một nửa ca đoàn, hoặc ít hơn một nửa, vẫn ở đó, đang thay đồ.

814 Người khiếu nại không thể giải thích ông ta và cậu bé kia được phép vào phòng ca đoàn ra sao. Tuy nhiên, ông ta nghĩ rằng họ có thể đã gõ cửa, sau đó cửa đã được mở.

815 Sau đó, công tố đã nhắc đến bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng với hậu quả là tiếng 'còi' hay tiếng chuông có thể được dóng lên trong phòng diễn tập của ca đoàn, nếu được nhấn từ bên ngoài cửa kính. Ðiều đó có thể giải thích việc các cậu bé đã xoay xở ra sao để trở lại với ca đoàn. Ðã có đệ trình rằng sự kiện không ai nhớ điều này đã xảy ra là điều khó gây ngạc nhiên.

(10) Không thể 'vạch' (part) áo lễ của đương đơn

816 Một lần nữa, như đã chỉ ra trước đây, người khiếu nại nói rằng khi đương đơn bước vào phòng áo của các linh mục, 'ông ta di chuyển áo choàng sang một bên và để lộ dương vật của mình ra'. Việc mô tả này tương đối ăn khớp với điều ông ta nói với cảnh sát ngày 18 Tháng 6 năm 2015, khi ông ta đưa ra tuyên bố đầu tiên của mình với họ. Nói chung, nó cũng khớp với bằng chứng của ông ta tại phiên điều trần.

817 Ông Richter đã hỏi người khiếu nại cặn kẽ về bằng chứng trước đó:

ÔNG RICHTER: Vậy, ông ta chỉ di chuyển áo choàng của mình sang một bên và để lộ dương vật của mình ra?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Vâng. Dịp tiếp theo mà ông đã mô tả là vào - xin lỗi, ông đã bị thách thức về vấn đề này tại phiên điều trần ở trang 98 và 99, thưa quan tòa. Ðiều ông nói khi tôi đang đối chất ông, là điều này, ở trang 98, Ðiểm 5, tôi thấy. Ông đã nói,

'Tất cả những gì tôi biết là ông ta đứng ở trước cửa ra vào'.

Câu hỏi: 'Vâng, và ông ấy đã làm gì?'

Trả lời: 'Ông ấy tới gần chúng tôi'.

Câu hỏi: 'Vâng, và?'

Trả lời: 'Ông ta kéo áo choàng sang một bên'.

[Câu hỏi:] 'Ông ấy gì?'

[Trả lời:] 'Và ông ấy rút dương vật ra'.

Câu hỏi: 'Tôi xin lỗi. Ông nói ông ấy kéo áo choàng sang một bên?'

Trả lời: 'Ông ấy rút dương vật ra'.

[Câu hỏi:] 'Không, không, không, ông nói ông ấy kéo áo choàng sang một bên; phải không?'

Trả lời: 'Tôi nói, vâng - ông ta kéo - ông ta kéo một cái gì đó ra và để lộ dương vật của mình ra'.

Bây giờ, những câu hỏi đã được hỏi và ông có đưa ra những câu trả lời không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có.

ÔNG RICHTER: Chúng có đúng sự thật không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có.

ÔNG RICHTER: Trên trang tiếp theo, ông được hỏi điều này ở 99.4 - tại 99.1,

[Câu hỏi:] 'Tôi gợi ý với ông điều đó là không thể, tôi gợi ý, điều đó là không thể'.

Và đó là về việc kéo áo choàng sang một bên và rút dương vật ra.

'Nó không thể, tôi gợi ý, nó không thể'.

Và ông nói:

[Trả lời:] 'Tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể rút dương vật ra, nếu họ muốn'.

Câu hỏi: 'Ông ấy có quần bên dưới áo choàng không?'

Trả lời: 'Tôi không chắc lắm'.

Bây giờ, đó là những gì ông đã nói vào tháng ba năm nay tại phiên điều trần sơ bộ. Có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có.

ÔNG RICHTER: Ðiều đó có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có.

ÔNG RICHTER: Bây giờ, khi tới lúc đưa ra bằng chứng vào thứ Sáu trước bồi thẩm đoàn, điều ông nói là:

'Ông ấy đứng ở ngưỡng cửa và nói điều gì đó với, à, những dòng như,'Các em đang ở trong'- ông biết đấy,'Các em đang làm gì ở đây?' Hoặc 'Các em đang gặp rắc rối' hoặc đại loại như thế . Và sau đó, vâng, là thời điểm này khi chúng tôi thẩy đều bị đóng băng. Và rồi ông ấy cởi của ông ấy - của ông ấy, à - quần hoặc thắt lưng của ông ấy. Giống như, ông ta bắt đầu di chuyển bên dưới áo choàng của mình'.

Bây giờ, ông đơn thuần dựng lên điều đó, đúng không, vào hôm thứ Sáu?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không.

ÔNG RICHTER: Bởi vì ... khi chuyện đến phiên điều trần, ông thậm chí không biết liệu ông ta có quần bên dưới áo choàng hay không. Có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không.

ÔNG RICHTER: Khi ông nói không, ông có ý nói ông đồng ý với tôi. Ông nói ông không biết. Ðúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: À, tôi giả định thế.

...

ÔNG RICHTER: Xin lỗi. (nói với nhân chứng) Câu hỏi là: 'Ông ta có quần bên dưới áo choàng không?'

Trả lời: 'Tôi không chắc lắm'.

Ðúng?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ở phiên điều trần, Ông có đề cập đến việc ông ấy cởi bất cứ cái quần nào không?'

NGƯỜI KHIẾU NẠI: 'Ừm, tôi đề cập đến toàn bộ - - -'

ÔNG RICHTER: 'Ở phiên điều trần, Ông có đề cập đến việc ông ấy cởi bất cứ cái quần nào không?'

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, có.

ÔNG RICHTER: Ở đâu? Ông nói gì?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Xin lỗi? Rằng ông ấy nới lỏng - chỉ - chỉ những gì đã được đọc. Tôi nói rằng dường như ông ta đang tự cởi trong khu vực đó, ừm, hoặc mở khóa một cái gì đó.

ÔNG RICHTER: Ông đã không - - -?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Và tôi nói đó là quần của ông ấy.

ÔNG RICHTER: Ông có đề cập đến việc mở khóa một cái gì đó, có không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không. Tôi - tôi là - toàn bộ lý do tôi đang nói về khu vực đó là ông ta đang điều chỉnh một cái gì đó ở khu vực đó, và, ừm - - -

ÔNG RICHTER: Những gì ông nói là,

'Ông ta kéo áo choàng sang một bên'.

Sau đó, ông nói,

'Ông ta kéo một cái gì đó ra và để lộ dương vật của mình ra'.

Ðúng? Tôi không thể thấy nhắc đến quần hoặc thắt lưng. Chính xác?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Vậy, lần đầu tiên ông từng nhắc đến quần, từng nhắc đến quần và cởi dây lưng, là vào thứ Sáu trước bồi thẩm đoàn. Có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, tôi - nó đáng lẽ phải vậy.

ÔNG RICHTER: Vâng, nó vậy, ông thấy đó. Và đó là một điều mà ông vừa phát minh ra khi trình bằng chứng vì ông biết rằng áo choàng không thể bị kéo sang một bên?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không.

ÔNG RICHTER: Ông đã bị thách thức về việc kéo áo choàng sang một bên, phải không, tại phiên điều trần?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Và người ta đã nói với ông rằng mô tả của ông là điều không thể có đối với những chiếc áo choàng đó. Chính xác?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không. Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ ông có thể kéo áo choàng sang một bên nếu ông muốn.

ÔNG RICHTER: Không, không. Chỉ cần lắng nghe câu hỏi đã được đặt với ông, rằng với những chiếc áo choàng đó, không thể có việc chỉ cần kéo chúng sang một bên và để lộ dương vật ra. Ðó là những gì đã được nói với ông tại phiên điều trần vào tháng ba. Chính xác?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chính xác.

ÔNG RICHTER: Ông đánh giá rằng việc bị đặt, sau khi điều đó được nêu ra, nó tạo ra một vấn đề cho bạn, phải không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: À, vấn đề gì?

ÔNG RICHTER: À, nếu ông ta không thể đẩy áo choàng sang một bên, thì mô tả của ông về việc đẩy áo choàng của ông ta sang một bên và để lộ dương vật là điều không thể có?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ông ta có thể đẩy áo choàng của mình sang một bên. Ông ấy đã đẩy áo choàng của mình sang một bên.

ÔNG RICHTER: Tôi hiểu. Và, cái gì, có một lỗ mở trong áo choàng, có không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Không. Ông ta đã tạo ra một chỗ mở bằng cách mở áo choàng của mình.

818 Một lần nữa, như đã chỉ ra trước đây, bằng chứng đã được đưa ra tại phiên tòa rằng những chiếc áo choàng được đương đơn mặc trong buổi lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996 bao gồm một áo anba (alb), trên đó phủ một áo lễ (chasuble). Áo anba được cột bằng một dây lưng. Ðương đơn cũng mang một dây Stola. Áo anba và áo lễ đã được trưng bầy.

819 Portelli, người đã hoàn toàn quen thuộc với các lễ phục được đương đơn mặc trong năm 1996, đã đưa ra bằng chứng rằng áo anba không thể được di chuyển sang một bên theo cách mà người khiếu nại đã gợi ý. Cũng không thể vạch được. Bằng chứng của Potter có cùng hậu quả chính xác [204].

820 Ông Richter đệ trình rằng hậu quả ròng của bằng chứng của họ là không thể vạch áo anba, hoặc kéo nó sang một bên để lộ dương vật, như người khiếu nại cáo buộc. Trọng điểm không phải là liệu có thể có việc một người mặc những bộ đồ khác nhau như được mô tả có thể để lộ dương vật của ông ta ra hay không. Rõ ràng, điều đó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, điều không thể xảy ra là áo anba, một cách nào đó, "được vach ra" hoặc "bị kéo sang một bên". Ông Richter đã chỉ trích mạnh mẽ lời giải thích của người khiếu nại về việc ông ta đã đưa ra mô tả đó tại phiên điều trần như thế nào, khi rõ ràng, điều đó mâu thuẫn với bằng chứng khách quan. Thực thế, người khiếu nại bị cho là đã cắt xén bằng chứng của mình để phù hợp với sự kiện: mô tả ban đầu của ông về việc 'xoay xở' ('maneuver') đã bị chứng minh là hoàn toàn sai.

Trả lời của công tố - đương đơn có thể di chuyển áo choàng của mình một cách có thể để lộ dương vật của mình ra.

821 Công tố đã đệ trình rằng người khiếu nại chưa bao giờ thực sự nói rằng, đương đơn đã 'vạch' áo choàng của ông ta ra [205]. Thay vào đó, có đệ trình rằng bằng chứng của người khiếu nại chỉ đơn thuần là đương đơn đã 'di chuyển áo choàng của ông ta sang một bên', và do đó lộ ra dương vật của ông ta ra.

822 Trong cuộc đối chất, người khiếu nại nhấn mạnh rằng 'ông có thể kéo áo choàng sang một bên nếu ông muốn'. Ông ta nhắc lại rằng '[đương đơn] đã đẩy áo choàng của mình sang một bên'. Ông nói thêm rằng đương đơn 'tạo một chỗ mở bằng cách mở áo choàng của ông ta ra'. Một lần nữa, như đã chỉ ra, người khiếu nại giải thích rằng 'bằng cách kéo nó sang một bên, tôi đã nói rằng ông ta kéo nó để lộ dương vật của mình ra, bất kể bằng cách nào: ừm, lên, sang, xuống, trái. Ông ta kéo nó sang một bên để lộ dương vật của mình ra'.

823 Không có gì đáng ngạc nhiên, như đã chỉ ra, ông Richter tập trung rất nhiều vào những khác biệt này trong trình thuật của người khiếu nại khi nói mạnh mẽ chống lại tính khả tín và đáng dựa vào của ông ta. Có đệ trình rằng sự sẵn lòng của ông để điều chỉnh bằng chứng của mình ngõ hầu thỏa mãn thách thức dựa trên điều được gợi ý là 'sự bất khả' là một sự khác biệt nghiêm trọng không thể đơn thuần bị bỏ qua.

824 Portelli chấp nhận, như đã rõ nhờ một cuộc khảo sát chính áo anba, rằng mặc dù nó rõ ràng có thể được nâng lên, do đó cho phép dương vật bị lộ ra, nhưng chắc chắn không thể vạch được, kéo hoặc đẩy sang một bên. Một lần nữa như đã chỉ ra, vấn đề với trình thuật của người khiếu nại là không hẳn với việc không thể phơi bày dương vật về phương diện vật lý, nhưng với việc làm như vậy trong bất cứ điều gì dù xa xôi giống như cách mà chính người khiếu nại, trong nhiều thời điểm, và theo nhiều cách khác nhau, đã mô tả.

825 Công tố đã đệ trình rằng bồi thẩm đoàn đã xem áo anba, áo lễ và dây lưng. Trong những trường hợp đó, và nhớ rằng áo anba chắc chắn có thể được nâng lên hoàn toàn để cho phép dương vật được phơi bày, sự kiện mô tả của người khiếu nại về những gì đã xảy ra, có thể không chính xác, không thành vấn đề. Một cậu bé kể lại những biến cố chấn thương của hơn 20 năm trước cũng có thể đã nhớ lầm cách chính xác trong đó hành vi phạm tội đã xảy ra.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 11, 12 và 13

(11) Có thể không chắc có thực [improbable] việc rượu nho có sẵn để nốc

826 Potter nói rằng ông ta không bao giờ bỏ rượu bí tích ở bên ngoài sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Tuy nhiên, ông ta thừa nhận rằng linh mục này hay linh mục nọ trong số các linh mục đã cử hành Thánh lễ vào ban đêm, hoặc trong tuần, có thể đã làm như vậy. Ông nhấn mạnh rằng một khi các bình rượu đã được đổ đầy trong Thánh lễ 11 giờ sáng, 'mọi thứ được khóa trong tủ sắt. Nó không bị để lại ở nơi công khai'.

827 Như đã chỉ ra trước đây, người khiếu nại nói rằng rượu nho mà các cậu bé đã 'nốc' có màu đỏ. Bản ghi chép đọc như sau:

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, tôi, tôi thấy đó là rượu nho đỏ. Ðó là rượu nho đỏ.

...

ÔNG RICHTER: [đọc bằng chứng của người khiếu nại ở phiên điều trần]

Cái chai là à, ông biết đấy, giống như một chai màu xanh lá cây nhạt - chai mầu hổ phách và có nhãn hiệu đẹp trên đó và, vâng, nó giống như, nó là một loại ngọt ngào'.

Câu hỏi: 'Rượu nho đỏ ngọt, phải không?'

[Trả lời:] 'Một cái gì giống như thế'.

[Câu hỏi:] 'Vâng, ông đã uống; ông đã?'

[Trả lời:] 'Chúng tôi đã làm một nốc'.

[Câu hỏi:] 'Từ chai hay gì?'

[Trả lời:] 'Tôi nghĩ vậy'.

[Câu hỏi:] Và đó là rượu bí tích thông thường; phải không?'

Trả lời: 'Tôi không thử rượu bí tích thông thường như thế'.

Câu hỏi: 'Nhưng ông đã dùng rượu bí tích; Có đúng không?'

Trả lời: 'Ðúng, nhưng tôi không nhớ nó ra sao'.

Câu hỏi: 'Không, nhưng ông nhớ màu của nó; phải không?'

Trả lời: 'Ừm. Nó đựng trong một cái chai mầu tối'.

Câu hỏi: 'Nhưng với ông, nó giống như rượu bí tích bình thường; [nó] có?' ...

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng.

...

ÔNG RICHTER: Và [những câu trả lời đó] có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, tôi chỉ muốn nói - ông đã đề cập đến rượu nho mầu đỏ tía.

ÔNG RICHTER: Chúng có đúng không? Chúng có đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng, chúng đúng.

...

ÔNG RICHTER: Và như vậy, khi tôi hỏi ông tại phiên điều trần năm nay về màu của rượu, ông cho rằng đó là màu đỏ; phải không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðó là màu đỏ.

ÔNG RICHTER: Ðó là màu đỏ. Ðược rồi, nó màu đỏ và đó là câu trả lời ông vẫn giữ. Sự kiện là, nếu tôi nói với ông, rượu nho trắng đã được sử dụng và có một lời giải thích cho điều đó, ông nói, "Không, nó không đúng. Ðó là rượu vang đỏ'. Phải không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Nó là rượu nho đỏ. Cái chai mà chúng tôi nhìn và uống từ đó là rượu nho đỏ.

828 Một số nhân chứng đã đưa ra bằng chứng cho thấy Cha xứ nhà thờ chính tòa McCarthy không bao giờ sử dụng rượu nho đỏ trong bất cứ Thánh lễ nào được tổ chức vào năm 1996 hoặc 1997. Vì lý do sức khỏe, ông nhấn mạnh rằng chỉ rượu bí tích trắng được sử dụng mà thôi.

829 Bằng chứng được ghi trước từ phiên tòa đầu tiên đã được phát cho bồi thẩm đoàn nghe từ một nhân chứng tên là John May. Ông từng là người quản lý của Nhà máy rượu Sevenhill ở Nam Úc từ năm 1972 đến năm 2001. Ông nói rằng chức năng chính của nhà máy rượu là cung cấp rượu bàn thờ hoặc rượu bí tích để sử dụng trong Giáo Hội Công Giáo. Rượu bí tích Sevenhill được cung cấp cho một nhà phân phối ở Victoria, người đã bán nó với số lượng lớn cho Nhà thờ Chính Tòa.

830 May mô tả các chai được cung cấp dùng cho rượu bí tích năm 1996 có màu xanh nhạt. Trong diễn trình đối chất, ông nhấn mạnh màu sáng của các chai là '... màu trắng ... với một chút màu xanh lá cây'. Ðây là trường hợp cho cả rượu bí tích đỏ và trắng. Ông nói rằng chúng hoàn toàn trong suốt, và người ta không thể nhầm rượu nho đỏ với rượu nho trắng. Ông nói thêm rằng cả hai loại rượu bí tích trắng được sản xuất vào thời điểm đó đều có màu sáng và dễ dàng phân biệt với rượu nho đỏ.

831 Ông Richter đệ trình rằng bằng chứng của May trái ngược hoàn toàn với trình thuật của người khiếu nại rằng rượu mà họ đã nốc đã được chứa trong một chai 'mầu tối'. Tuy nhiên, người khiếu nại nhấn mạnh rằng bằng chứng mà ông ta đưa ra tại phiên điều trần về bề ngoài của chiếc chai có 'mầu tối' là đúng và chính xác.

Trả lời của Công tố - Không phải là không chắc có thực việc rượu nho có sẵn để nốc

832 Trong lịch trình bằng chứng cho lý lẽ bằng văn bản của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với đệ trình này trước Tòa án này. Ông Boyce QC, luật sư của người trả lời trước Tòa án này cũng không xử lý với vấn đề này trong diễn trình đệ trình bằng miệng.

833 Tôi suy diễn rằng công tố không coi đây là vấn đề có bất cứ ý nghĩa lớn lao nào. Chắc chắn, xét riêng nó, nó có thể là như vậy. Tuy nhiên, không một điều nào trong số những điều được gọi là 'trở ngại' này đối với bản án có ý định bị xem xét hoàn toàn trong cô lập.

(12) Người khiếu nại có thể đã ở trong phòng áo của các linh mục vào những dịp khác, trong khi là một ca viên

834 Trong bằng chứng của mình trước công tố, người khiếu nại đã mô tả một loại căn bếp nhỏ có lưu trữ được ốp gỗ trong phòng áo của các Linh mục. Trong bản ghi chép lại cuộc cuốc bộ tại Nhà thờ Chính Tòa, được mở lại cho bồi thẩm đoàn xem, ông ta nói rằng bề ngoài của phòng áo 'không thay đổi'.

835 Tuy nhiên, Potter đã đưa ra bằng chứng không bị thách thức rằng toàn bộ khu vực nhà bếp hiện có thể thấy trong phòng áo của các Linh mục chỉ mới được lắp đặt vào khoảng năm 2003 hoặc 2004, rất lâu sau khi đương đơn không còn là Tổng Giám mục.

836 Liên quan đến việc người khiếu nại đã có thể đưa ra một mô tả tổng quát về Phòng áo của các Linh mục khi ông đưa ra lời tuyên bố ban đầu với cảnh sát, ông Richter đệ trình rằng điều này không đáng ngạc nhiên. Người khiếu nại đã không tranh luận việc đã được chỉ cho xem xung quanh phòng áo của các Linh mục ở một số thời điểm vào năm 1996, có lẽ vào đầu năm đó. Bằng chứng của ông về chủ đề này như sau:

ÔNG RICHTER: Ông đã được, phải không, dự một chuyến tham quan Nhà thờ Chính Tòa khi ông tham gia ca đoàn?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi được, vâng.

ÔNG RICHTER: Và ông đã được chỉ cho xem các phòng áo?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi không có ký ức về điều đó, không.

ÔNG RICHTER: Ông có tranh luận không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ừm, không.

Trả lời của công tố - thách thức đối với tầm quan trọng được dành cho 'nhượng bộ' này

837 Trong lịch trình chứng cớ trước Tòa án này, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Do đó, nó không đưa ra thách thức bằng văn bản nào đối với nó.

838 Tuy nhiên, Ông Boyce đã bàn đến vấn đề này bằng một tranh luận miệng. Ông cho rằng khả năng của người khiếu nại trong việc cung cấp cho cảnh sát một mô tả tương đối chính xác về bố cục phòng áo của các Linh mục, khi ông lần đầu tiên nói chuyện với họ vào năm 2015, đã cung cấp ít nhất một số hỗ trợ cho trình thuật của ông về biến cố đầu tiên. Ông cũng nói thêm rằng không có bằng chứng tích cực nào về việc người khiếu nại có khi nào được dẫn tham quan Nhà thờ Chính Tòa, hoặc phòng áo của các Linh mục.

839 Ngoài ra, ông Boyce đã đệ trình rằng điều quan trọng là phòng áo của Ðức Tổng Giám Mục không có sẵn vào tháng 12 năm 1996. Do đó, đương đơn sẽ phải sử dụng phòng áo của các Linh mục tại thời điểm đó. Ðiều này có thể giải thích lý do tại sao ông ta đã trực tiếp đến phòng áo đó vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên. Ðiều đó cũng có thể đem lại một số đáng tin nào đó cho trình thuật của người khiếu nại.

(13) Cộng hưởng (compounding) các điều có thể không chắc có thật liên quan đến biến cố đầu tiên

840 Ông Richter đã đệ trình rằng mỗi một trong số lượng lớn các điều có thể không chắc có thật một cách độc lập, nếu không muốn nói là 'không thể', sẽ phải xảy ra trong một khung thời gian rất ngắn (có thể là 10 phút hoặc giống như thế), nếu trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên là đúng.

841 Các vấn đề được ông Richter dựa vào để hỗ trợ cho đệ trình 'cộng hưởng các điều có thể không có thật' là:

- Ðương đơn không còn đứng ở các bậc thềm phía trước.

- Ông ở một mình khi vào phòng áo của các Linh mục.

- Portelli không vào để giúp đương đơn cởi áo lễ, hoặc tự cởi áo lễ cho mình.

- Potter không có mặt ở đó để hỗ trợ cho việc cởi áo lễ.

- Potter không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.

- Các người giúp lễ không di chuyển giữa cung thánh và phòng áo của các Linh mục.

- không có linh mục đồng tế nào trong phòng áo của các Linh mục, hoặc vì một lý do nào đó, họ không cởi áo lễ.

- 40 người, một số là người lớn, không chú ý đến người khiếu nại và cậu bé kia rời khỏi đám rước.

- người khiếu nại và cậu bé kia bước vào phòng ca đoàn, sau khi đã đi qua hai cánh cửa bị khóa mà không có ai chú ý; và

- người khiếu nại và cậu bé kia tham gia buổi diễn tập của ca đoàn mà họ được yêu cầu tham dự, sau khi mất dạng hơn 10 phút, mà không người nào chú ý.

842 Bằng cách 'cộng hưởng các điều có thể không có thật', ông Richter đã thẳng thắn mời bồi thẩm đoàn tiếp cận vấn đề bằng cách sử dụng một hình thức phân tích xác suất [probabilistic analysis] (mà không sử dụng kiểu nói này), chứng minh rằng trình thuật của người khiếu nại có thể không thỏa mãn nh cầu phải chứng minh vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Sau này, tôi sẽ trở lại đệ trình đặc thù trong những lý do này.

Trả lời của công tố - không được đề các chuyên biệt.

843 Trong lịch trình chứng cớ của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Cũng không làm như vậy trong diễn trình tranh luận bằng miệng trước Tòa án này. Tuy nhiên, tôi suy đoán rằng câu trả lời mà họ có thể đưa ra cho lập luận này là bằng chứng của người khiếu nại rất thuyết phục, đáng tin và đáng dựa vào đến nỗi bất cứ khái niệm nào về việc cộng hưởng các điều có thể không đúng sự thật sẽ được vượt qua.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 14 và 15

(14) Nếu chuyện xảy ra thực sự đã xẩy ra, người khiếu nại và cậu bé kia phải thảo luận với nhau về nó

844 Ông Richter đã đệ trình rằng, dựa trên tình bạn thân thiết của họ vào thời điểm đó, nhu cầu của các cậu bé muốn biết liệu một trong số họ có nói bất cứ điều gì về vấn đề này hẳn có nghĩa chắc chắn họ sẽ thảo luận với nhau về vấn đề này vào một lúc nào đó. Hơn nữa, sau biến cố thứ hai, người ta nói rằng người khiếu nại không nói cho cậu bé kia biết chuyện gì đã xảy ra.

Trả lời của công tố - đệ trình của đương đơn nên bị bác bỏ

845 Trong lịch trình chứng cớ của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình đặc thù này. Tuy nhiên, trong tranh luận bằng miệng, ông Boyce có đề cập đến nó. Ít nhất một cách mặc nhiên, công tố dựa trên một khó khăn pháp lý liên quan đến đệ trình cụ thể này.

846 Ðiều 4A (2) của Ðạo luật Hướng dẫn Bồi thẩm đoàn năm 2015 (JDA,) dự liệu rằng trong các trường hợp kháng cáo theo CPA, lý lẽ của Tòa án này phải nhất quán với cách bồi thẩm đoàn được chỉ đạo theo JDA. Thành thử, một số dự liệu chủ chốt của Ðạo luật đó, xử lý bằng chứng vi phạm tình dục, có thể được áp dụng cho Tòa án này khi xem xét liệu những bản án này có được phép đứng vững hay không.

847 Ðiều 51 của JDA đưa ra một loạt các tuyên bố bị cấm và các đề xuất, liên quan đến sự chậm trễ, và không đáng dựa vào, về phía người khiếu nại trong các vụ lạm dụng tình dục. Ðiều 52 quy định rằng nơi nào có sự chậm trễ trong việc khiếu nại, thẩm phán xét xử phải thông báo cho bồi thẩm đoàn rằng kinh nghiệm cho thấy người ta có thể phản ứng khác nhau đối với các hành vi phạm tội tình dục, và không có phản ứng đặc trưng, đúng đắn hoặc bình thường nào đối với các tội đó.

848 Thẩm phán xét xử cũng phải thông báo cho bồi thẩm đoàn rằng một số người có thể khiếu nại ngay lập tức, trong khi những người khác có thể không làm như vậy trong một thời gian. Lại có những người khác có thể không bao giờ khiếu nại. Bồi thẩm đoàn cũng nên được nói rằng sự chậm trễ trong việc đưa ra một khiếu nại trong những trường hợp như vậy là một trường hợp phổ biến.

849 Ðiều 53 dự liệu rằng, nếu công tố yêu cầu làm như vậy, thẩm phán xét xử trong những trường hợp đó có thể chỉ đạo bồi thẩm đoàn rằng có thể có những lý do tại sao một người không khiếu nại, hoặc có thể trì hoãn việc khiếu nại.

850 Dưới ánh sáng những điều dự liệu này (mà tôi sẽ sớm quay trở lại), bằng chứng của người khiếu nại rằng ông ta không bao giờ, trong bất kỳ giai đoạn nào, thảo luận về vấn đề lạm dụng tình dục với cậu bé kia, và những lý do đã nêu của ông ta về việc không làm như vậy , khó có thể tự nó cung cấp một 'trở ngại vững chắc' đối với bản án. Cùng lắm, nó sẽ chỉ là một nhân tố nhỏ cần phải tính trong việc đánh giá tính hợp lý của bản án.

851 Dù sao, và không cần phải nại đến các điều dự liệu này, tôi sẽ lưỡng lự rất lâu và rất nhiều trước khi đưa ra suy diễn (inference) rằng việc người khiếu nại không nói với cậu bé kia về những gì ông ta cho đã được thực hiện với cả hai cậu, tự nó, có nghĩa rằng bằng chứng của người khiếu nại nên bị bác bỏ. Theo đệ trình của ông Richter, về phương diện này, theo quan điểm của tôi, là không có sức thuyết phục một cách độc đáo.

(15) Biến cố thứ hai không thể diễn ra mà không bị chú ý

852 Người khiếu nại nói rằng, cũng như biến cố đầu tiên, biến cố thứ hai diễn ra ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ban đầu, ông nói với cảnh sát rằng Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật đặc biệt đã được Ðức Tổng Giám Mục Pell 'nói'.

853 Bằng chứng của người khiếu nại trước bồi thẩm đoàn là toàn bộ ca đoàn đang rời khỏi Nhà Hội Chính tòa, trên đường đến phòng ca đoàn, khi ông ta bất ngờ, và không có lý do rõ ràng, bị đương đơn đẩy mạnh vào một bức tường. Trong trình thuật của mình, ông ta đồng ý rằng đám rước ngày hôm đó sẽ phải là một đám rước ở bên trong. Ông chấp nhận rằng trật tự bình thường của đám rước ca đoàn được tuân theo. Ðiều đó có nghĩa là các cậu bé hơn, chẳng hạn như ông ta, sẽ đứng ở phía trước. Sau đó, họ được tiếp nối bởi các ca viên lớn hơn, bao gồm cả một số người trưởng thành, và cuối cùng, các người giúp lễ.

854 Người khiếu nại nói rằng có một 'ổ' cậu bé ca viên, cảm thấy nhẹ nhõm sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, vội vã chạy qua hành lang phòng áo để đến phòng mặc áo khi biến cố thứ hai xảy ra.

855 Ông Richter nói với người khiếu nại rằng đương đơn luôn đi cùng với ai đó khi ông quay trở lại phòng áo, để cởi áo lễ, sau Thánh lễ. Tuy nhiên, trình thuật của người khiếu nại về biến cố thứ hai lại nói đương đớn bằng cách nào đó, ở một mình và không được tháp tùng, ở giữa ca đoàn, thay vì ở vị trí thông thường của ông ở phía sau đoàn rước. Ở giai đoạn đó, theo người khiếu nại, không cảnh báo, đương đơn đã lưu ý riêng người khiếu nại và mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào ông ta.

856 Mô tả của người khiếu nại về hành vi phạm tội này như sau:

ÔNG RICHTER: Vâng. Và không biết từ đâu, Tổng Giám mục tấn công thể lý ông. Có phải đó là điều ông nói?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Vâng.

ÔNG RICHTER: Trước tất cả những người đó?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

...

ÔNG RICHTER: Ồ, nhưng có những người ở đó đã thấy một Tổng Giám mục đầy đủ áo lễ xô một cậu bé ca viên vào tường - - -?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðó là - - -

ÔNG RICHTER: - - - bởi vì đó là những gì ông mô tả?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng. Và nó đã xảy ra như thế. Ðó là một điều nhanh chóng, ừm, nhanh chóng và lạnh lùng, một loại việc nhẫn tâm đã xảy ra. Nó đã - nó đã kết thúc trước khi nó bắt đầu và nó đã - tôi bị cô lập trong một góc trong vài giây theo nghĩa đen. Ừm, có những người thỉnh thoảng đi dọc hành lang và ừm, rõ ràng là tôi không bị nhìn vào lúc đó, bởi vì (nếu có) một ai đó hẳn sẽ, hy vọng thế, sẽ báo cáo điều đó.

...

ÔNG RICHTER: Vậy Tổng Giám mục mặc đầy đủ - à ông nói và, tất nhiên, ca đoàn có đến, gì nhỉ, khoảng 50 người?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi xin nói như vậy.

ÔNG RICHTER: Và ở giữa đó, số người đó, Tổng Giám mục trong lễ phục trang trọng của mình đã đẩy ông vào tường một cách dữ dội, đúng không?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ông ấy đã dùng tay nào?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi không chắc chắn.

ÔNG RICHTER: À, ông ấy đã giữ chặt ông vào tường bằng tay nào?

NGƯỜI KHIẾU NẠI Tôi không - Tôi không chắc tay nào.

ÔNG RICHTER: Ông ấy nắm lấy tinh hoàn và dương vật của ông bằng tay nào?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tôi không chắc chắn.

ÔNG RICHTER: Nhưng ông ấy bóp ông đau đớn?

NGƯỜI KHIẾU NẠI: Ông ấy đã bóp tôi đau đớn, vâng.

857 Ông Richter đã đệ trình rằng trình thuật của người khiếu nại về biến cố thứ hai này rất khó có thể đúng sự thật để có thể được chấp nhận. Ý tưởng cho rằng một Tổng Giám mục mặc áo lễ cao đến sáu 'feet' bốn 'inch', trước sự hiện diện của một số ca viên, bao gồm ít nhất một số người lớn, cũng như một số linh mục đồng tế, lại tấn công một ca viên trẻ ở nơi công cộng, đẩy cậu ta một cách bạo lực vào tường, túm lấy tinh hoàn của cậu ta và siết chặt trong vài giây, đến mức gây ra nỗi đau đáng kể cho người khiếu nại, được cho là giáp ranh với óc tưởng tượng.

Trả lời của công tố viên - có thể có việc biến cố thứ hai không bị chú ý

858 Theo lịch trình chứng cớ của công tố, đính kèm lý lẽ bằng văn bản trước Tòa án này, trình thuật của người khiếu nại đã để ngỏ khả thể ít nhất là biến cố thứ hai (nếu không phải cả biến cố đầu tiên) xảy ra vào một ngày khi đương đơn không thực sự cử hành thánh lễ. Chẳng hạn, điều đó có nghĩa là ông có thể chỉ chủ trì thánh lễ vào ngày đó. Việc tái cấu trúc các bằng chứng của người khiếu nại này, cuối cùng, đã dẫn đến đệ trình trước Tòa án này rằng biến cố thứ hai, có nhiều xác suất, xảy ra vào ngày 23 tháng 2 năm 1997.

859 Công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại đã không bị đối chất về màu sắc thực sự của áo choàng của đương đơn vào ngày xảy ra biến cố thứ hai. Chẳng hạn, người ta đã không nói với ông ấy rằng, đương đơn mặc áo choàng sẽ mặc một loại áo choàng hoàn toàn khác nếu ông ta chỉ đơn thuần chủ trì, khác với việc cử hành Thánh lễ.

860 Công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại chỉ bị hỏi bởi ông Richter, liệu Tổng Giám mục có 'mặc áo lễ đầy đủ' vào ngày xảy ra biến cố thứ hai hay không. Ông ta đồng ý rằng điều này là như thế. Công tố đã đệ trình:

Khẳng định rằng [người khiếu nại] đã đồng ý (khi được cho xem một bức ảnh của áo anba và áo lễ do đương đơn mặc khi ông ta 'đọc Thánh Lễ') và xác nhận rằng chúng là lễ phục đầy đủ của ông ta là có phần sai lệch. Cách diễn đạt 'đọc Thánh Lễ' được sử dụng trong Lịch trình của đương đơn như thể bằng chứng của ông ta đề cập đến những dịp ông ta có mặt nhưng không chủ trì [206].

861 Nhật ký Connor đã xác định ngày 23 tháng 2 năm 1997 là ngày mà đương đơn đã chủ trì Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Connor lưu ý rằng người chủ tế vào ngày đó là Cha Brendan Egan. Portelli, tất nhiên, nhớ rằng ông đã có mặt với Ðức Tổng Giám Mục trong Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật hôm đó. Ông nhớ nó như một biến cố bất thường.

862 Trở lại trình thuật của người khiếu nại về biến cố thứ hai cách trực tiếp hơn, công tố đã đệ trình rằng, theo người khiếu nại, toàn bộ tình tiết chỉ chiếm một vài giây. Người khiếu nại đã chỉ đơn thuần nói rằng đương đơn 'mặc áo choàng'. Ðiều đó không nhất thiết có nghĩa là áo choàng của một Tổng Giám mục nói hay cử hành Thánh lễ.

863 Công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại chưa bao giờ gợi ý rằng, đương đơn ở 'một mình', tại thời điểm xảy ra biến cố thứ hai, nhưng chỉ đơn thuần nói rằng ông ta 'tự lo cho chính mình' (on his own), muốn hiểu sao thì hiểu. Việc phòng áo của Tổng Giám mục có thể không có sẵn để sử dụng vào thời điểm đó không có nghĩa là đương đơn không đi dọc hành lang phòng áo, qua phòng áo của các linh mục.

864 Công tố đệ trình rằng mặc dù thực sự có thể có một số người có mặt trong hành lang phòng áo vào thời điểm xảy ra biến cố thứ hai, nhưng việc 'hoàn toàn có thể' là không ai trong số họ thực sự chứng kiến vụ tấn công người khiếu nại. Chính ông ta đã nói 'Tôi không nghĩ có ai bất cứ đã trông thấy'. Tầm quan trọng cần dành cho bằng chứng của ông ta về điểm đó chủ yếu là một vấn đề cho bồi thẩm đoàn.

865 Công tố đã đệ trình rằng không điều gì bất lợi đối với sự khả tín hay đáng dựa vào của người khiếu nại có thể được rút ra từ sự sai sót của cảnh sát không phỏng vấn Cha Egan, hoặc lấy một tuyên bố từ ông ta. Ðiều đó là như vậy, bất chấp sự kiện này: trong tư cách chủ tế vào ngày 23 tháng 2 năm 1997, có xác suất cao ông ta sẽ ở cùng đương đơn, trong cuộc rước, sau khi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật đã kết thúc. Thành thử, ông ta ở trong một vị trí có thể thấy những gì, nếu có, diễn ra trong hành lang phòng áo.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

'Các trở ngại chắc chắn' chống kết án, trở ngại 16 và 17

(16) Biến cố thứ hai hoàn toàn không thể xảy ra, hoặc xẩy ra vào ngày 23 tháng 2 năm 1997

866 Ngoài những lời chỉ trích đã được nêu ở trên, do ông Richter, nhắm vào các chi tiết trong trình thuật của người khiếu nại về biến cố thứ hai, người ta cho hay còn có những vấn đề khác đối với bằng chứng liên quan đến vấn đề này.

867 Thí dụ, bồi thẩm đoàn được yêu cầu xem xét lý do tại sao cảnh sát chưa bao giờ điều tra đúng đắn ngày 23 tháng 2 năm 1997. Trước Tòa này, ông Walker đã trình bầy rất hay về việc Cha Egan, vị linh mục được ghi nhận trong nhật ký của Connor đã cử hành Thánh lễ vào ngày hôm đó, chưa từng một lần được cảnh sát phỏng vấn. Chuyện là như vậy, mặc dù họ đã được cung cấp cuốn nhật ký của Connor từ tháng 9 năm 2018. Nghĩa là trước phiên xử thứ hai khá lâu.

868 Khi được hỏi về lý do tại sao Cha Egan chưa bao giờ được phỏng vấn, Thám tử Reed không thể đưa ra lời giải thích, và chắc chắn không có lời giải thích thỏa đáng nào. Như đã nói, đã có đệ trình rằng nếu Cha Egan thực sự đã cử hành Thánh lễ vào ngày được đề cập, thì chắc chắn ông ở cùng với đương đơn, ngay sau khi Thánh lễ kết thúc.

869 Bằng chứng hỗ trợ cho đệ trình đặc thù đó đã được đưa ra, ít nhất một phần, bởi Connor:

ÔNG RICHTER: Tình huống với Cha Egan, thực hành, thực hành bất biến - à, nó không thể là một thực hành bất biến.

QUAN TÒA: Nó không thể.

ÔNG RICHTER: Thực hành bất biến là để vị đọc Thánh Lễ, bất kể là ai, quay trở lại phòng áo của linh mục để cởi áo lễ vào năm '96?

CONNOR: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Và vào đầu năm 97?

CONNOR: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Ông không có ký ức chính xác nào về Ðức Tổng Giám Mục trong dịp đó, rồi trở ra?

CONNOR: Không.

ÔNG RICHTER: Há việc ngài không trở ra với người đọc Thánh Lễ là điều mà ông đã lưu ý - chú ý, tôi nên nói thế, sao?

CONNOR: Tôi nghĩ vậy, nhưng tôi có thể nói có.

870 Vào thời điểm công tố kết thúc lý lẽ tại phiên tòa, dường như ít nhất ông Gibson đã chấp nhận ngầm rằng biến cố thứ hai, nếu nó xẩy ra, có lẽ đã xảy ra vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Không có ngày nào sau đó rơi vào trong các điều khoản của bản cáo trạng, như dự thảo.

871 Ông Walker, trong lập luận miệng trước Tòa án này, đã đệ trình rằng không có một mảy may bằng chứng xác thực nào để liên kết điều được coi là biến cố thứ hai vào ngày chuyên biệt đó, như là khác với bất cứ ngày nào khác trong năm 1997.

872 Sau khi đã trở nên rõ ràng, như cuối cùng nó là, rằng biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, công tố đã phần nào phải dựng lại lý lẽ của mình cho phù hợp với bằng chứng của người khiếu nại, tốt nhất bao nhiêu có thể. Họ đã làm như vậy bằng cách chỉ định một ngày mà theo đó biến cố thứ hai có thể xảy ra.

873 Dựa trên nhật ký của Connor, ngày 23 tháng 2 năm 1997 rõ ràng là một ngày mà đương đơn đã chủ trì Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa. Tuy nhiên, ông không đọc, hoặc cử hành Thánh lễ vào ngày đó. Ông Walker đã đệ trình rằng công tố phải chọn ngày đó làm ngày xảy ra biến cố thứ hai vì nó tình cờ là lần kế tiếp, sau ngày 22 tháng 12 năm 1996, mà đương đơn đã có mặt tại Nhà thờ Chính tòa vào Chúa Nhật, 'có liên hệ với' Thánh lễ.

874 Các phần trong nhật ký của Connor đã được đệ trình không đi quá tháng 2 năm 1997. Ðiều này có nghĩa là không có sự xem xét nào dành cho việc liệu biến cố thứ hai, nếu nó xảy ra, có thể xảy ra vào tháng 3, tháng 4 hay thậm chí tháng 5 năm 1997. Nếu bất cứ ngày nào trong số những ngày đó được chỉ định, thì có thể có bất cứ số câu trả lời nào cho một lý lẽ, mới được đặc thù hóa, liên quan đến việc vi phạm loại tội được mô tả trong cáo buộc 5.

875 Như đã lưu ý trước đây, Portelli đã đưa ra bằng chứng khá chuyên biệt liên quan đến ngày 23 tháng 2 năm 1997. Ông nói rằng ông nhớ đã từng ở với Tổng Giám mục vào ngày đó. Ðó là một dịp đáng nhớ vì đây là lần đầu tiên, đương đơn chủ trì thánh lễ được cử hành bởi một linh mục khác. Dù sao, đây cũng là một dịp hiếm hoi.

876 Connor cũng nhớ ngày 23 tháng 2 năm 1997. Ông nhấn mạnh rằng thực hành bình thường đã được tuân thủ vào ngày hôm đó. Bằng chứng của ông như sau:

ÔNG RICHTER: Vào ngày 23 tháng 2, ông có ký ức về dịp trong đó Ðức Hồng Y chủ trì không?

KẾT NỐI: Có.

ÔNG RICHTER: Ðó là một dịp hiếm hoi?

CONNOR: Ðúng.

ÔNG RICHTER: Và nhân dịp đó ông nhớ có tuân theo thông lệ bình thường?

CONNOR: Vâng.

877 Theo 'thông lệ bình thường', Connor muốn nói là dù có thể có một đám rước ở bên trong vào ngày hôm đó, đương đơn vẫn sẽ ở gần các bậc thềm phía trước của Nhà thờ Chính Tòa, gặp gỡ các giáo dân dự lễ, ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Theo Connor, đương đơn sẽ tuân theo thông lệ đó, ngay cả khi trời mưa. Bằng chứng của Connor như sau:

ÔNG GIBSON: Nếu đó là một đám rước ở bên trong, chuyện gì sẽ xảy ra? Ông đến - tốt, ông nói với chúng tôi?

CONNOR: Sau khi Thánh Lễ kết thúc, chúng tôi tiến xuống giữa Nhà thờ Chính tòa. Chúng tôi sẽ - Tổng Giám mục hoặc linh mục sẽ dừng lại ở cửa lớn phía tây. Nếu thời tiết khắc nghiệt, họ sẽ chào đón mọi người ở bên trong cánh cửa Nhà thờ Chính Tòa hoặc trên hiên nhà, nhưng Nhà thờ Chính toà - nhưng đám rước của các người giúp lễ và ca đoàn lúc ấy vẫn cứ tiến xuống phía cạnh của Nhà thờ Chính Tòa và sau đó đến các phòng áo qua Gian phía Nam.

878 Connor nói rằng ngay cả khi Tổng Giám mục chỉ chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ, ngài vẫn ở trong vị trí thông thường của mình, ở phía sau đoàn rước.

879 Portelli đồng ý, nhấn mạnh rằng Tổng Giám mục sẽ luôn ở phía sau đoàn rước và luôn đi cùng với Portelli. Ông nói:

Nghi thức là người cao cấp nhất luôn là người cuối cùng trong đoàn rước. Nên, vì thế, nếu là Tổng Giám mục, ngài luôn là người cuối cùng, bất kể ngài cử hành Thánh lễ hay chỉ chủ trì trong Thánh lễ, ngài luôn là người cuối cùng.

880 Bằng chứng của Portelli, là vào tháng 2 năm 1997, phòng áo của Tổng Giám mục vẫn chưa được sử dụng. Thành thử, ông Richter đã đệ trình như thế, sẽ không có lý do gì để đương đơn ở bất cứ nơi nào gần điểm đặc thù trong hành lang phòng áo mà tại đó người khiếu nại cho rằng biến cố thứ hai đã xảy ra [207].Vị trí đó nằm ngoài phòng áo của các Linh mục, và giữa nó và phòng áo của Tổng Giám mục. Nếu Ðức Tổng Giám Mục phải cởi áo lễ, thì ngài đã làm như vậy trong phòng áo của các Linh mục, chứ không di chuyển quá nó.

881 Ðã có đệ trình thêm rằng không có lý do nào bất cứ để Tổng Giám mục phải đặc biệt vội vàng trong ngày hôm đó. Hồ sơ cho thấy ông có Thánh lễ 3giờ 00 tại Maidstone chiều hôm đó. Tuy nhiên, đó chưa đầy 30 phút lái xe.

Trả lời của công tố - có thể biến cố thứ hai xảy ra vào ngày 23 tháng 2 năm 1997

882 Công tố đã dựa vào bằng chứng của Potter và Portelli để cho rằng đương đơn đã chủ trì, chứ không cử hành, Thánh lễ vào ngày chuyên biệt đó. Ðiều ấy ít nhất cũng xác lập rằng ông ta đã có mặt tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày được nêu ra.

(17) Ngay cả cậu bé kia cũng nói rằng biến cố đầu tiên không bao giờ xảy ra

883 Thám tử Reed đã đưa ra bằng chứng rằng, trong một tuyên bố với cảnh sát, mẹ của cậu bé kia, nói rằng bà đã hỏi con trai mình vào năm 2001 về việc liệu cậu ta có từng bị lạm dụng tình dục khi ở trong ca đoàn không. Cậu đã nói với bà rằng cậu chưa bao giờ bị lạm dụng như vậy.

884 Bằng chứng đó, tất nhiên, chỉ là nghe đồn. Tuy nhiên, không những không có sự phản đối nào đối với nó, mà công tố còn sẵn sàng, và một cách hợp tình hợp lý, chấp nhận rằng bồi thẩm đoàn nên được biết về nó. Tuy nhiên, sẽ luôn có vấn đề nên dành cho nó mức quan trọng nào, nếu có.

885 Ông Boyce thừa nhận rằng việc bác bỏ của cậu bé kia về việc từng bị lạm dụng tình dục theo cách mà người khiếu nại mô tả là một vấn đề cần được Tòa án này xem xét một cách đúng đắn khi xem xét liệu Cơ sở 1 có được xác lập hay không.

886 Ông Richter đệ trình rằng không có lý do gì lời bác bỏ của cậu bé kia với mẹ mình về việc đã từng bị lạm dụng như vậy lại không nên dành cho một tầm quan trọng đầy đủ và bình thường của nó. Xét cùng với tất cả các bằng chứng khác được đưa ra trong phiên tòa, nó đại diện cho một trở ngại vững chắc nữa đối với bản án.

Trả lời của công tố - có liên quan nhưng ít quan trọng

887 Trong lý lẽ viết của mình, công tố đã không đề cập đến đệ trình của đương đơn liên quan đến việc cậu bé kia bác bỏ việc bị lạm dụng. Như đã chỉ ra, ông Boyce chấp nhận rằng đây là vấn đề mà bồi thẩm đoàn đã được yêu cầu phải xem xét. Một cách hiển nhiên, đó cũng là một vấn đề cần được Tòa án này xem xét trong việc xử lý cơ sở kháng cáo này.

888 Tuy nhiên, Ông Boyce đã đệ trình rằng bằng chứng về việc cậu bé kia bác bỏ với mẹ mình về việc bị lạm dụng tình dục nên được dành cho một tầm quan trọng rất ít. Ông đệ trình rằng điều chúng ta bây giờ biết về hành vi đặc trưng của các nạn nhân bị xâm phạm tình dục, và việc họ không muốn nói về những trải nghiệm của họ có nghĩa việc bác bỏ của cậu bé kia nên hoàn toàn bị gạt sang một bên.

Tổng quan về '17 trở ngại vững chắc' của Ông Richter đối với bản án

889 Ông Richter đã đệ trình rằng mặc dù không phải mỗi một trong số 17 trở ngại vững chắc của ông đối với bản án đều có thể có cùng một tầm quan trọng như nhau, ít nhất, khi được xem xét một cách tích tụ (cumulatively) với nhau, chúng phải tạo nên một nghi ngờ hợp lý.

890 Ông Richter đệ trình rằng điều này phải như vậy, ngay cả khi, trái với lập luận chính của ông trước bồi thẩm đoàn, họ cho rằng người khiếu nại đang cố hết sức để đúng với sự thật. Ông nhắc nhở bồi thẩm đoàn rằng ngay cả những nhân chứng trung thực nhất, khi kể lại các biến cố từ lâu, có thể trí nhớ của họ bị bóp méo. Ông chính xác lưu ý rằng có một số trường hợp đã được chứng minh, theo đó các nhân chứng đã 'nhớ' những điều không bao giờ thực sự xảy ra, mặc dù họ thực sự tin rằng chúng đã xẩy ra, và mô tả chúng trong chi tiết một cách thuyết phục. Chính trong bối cảnh đó, ông Richter đã sử dụng thuật ngữ 'fantasist' (có óc tưởng tượng).

891 Ông Richter đệ trình rằng cách duy nhất trong đó có thể nói rằng ít nhất một số 'trở ngại vững chắc' này, xét chung với nhau, đã không nêu ra được, như một 'khả thể hợp lý' rằng trình thuật của người khiếu nại có thể không đáng dựa vào, sẽ là nếu Bồi thẩm đoàn, phần nào, coi ông ta hoàn toàn đáng tin và đáng dựa vào đến nỗi có thể vượt qua tất cả những 'trở ngại' này.

892 Ông Richter tại phiên tòa (và ông Walker trước Tòa án này), đã đệ trình rằng biết có nhiều sự bất nhất trong trình thuật của người khiếu nại (một số ít nhất được cho là rất có ý nghĩa), và sự kiện không có hỗ trợ độc lập dưới bất cứ hình thức nào đối với các cáo buộc của ông ta, mà vẫn không rõ ràng để bồi thẩm đoàn, hành động hợp lý, được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của đương đơn.

893 Sau khi được đương đơn yêu cầu nhận thấy rằng những phán quyết này là không hợp lý, hoặc chúng không thể được hỗ trợ, liên quan đến bằng chứng, phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ M đòi Tòa án này tự hỏi liệu nó có nghĩ hay không, dựa vào toàn bộ bằng chứng, rằng điều rõ ràng một cách hợp lý đối với bồi thẩm đoàn là quyết định vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng đương đơn đã phạm tội. Chính trong ý nghĩa này, Tòa án này phải tự hỏi liệu bồi thẩm đoàn, khi hành động cách hợp lý, có hẳn 'phải' nghi ngờ như vậy hay không.

894 Ðương đơn đã phát động một cuộc tấn công đa hướng vào tính hợp lý và khả năng hỗ trợ của những lời kết án này. Ông dựa vào hai đệ trình chính để hỗ trợ cuộc tấn công này.

895 Thứ nhất, ông nói rằng bằng chứng của người khiếu nại, tự nó, không đủ đáng tin, cũng như đáng dựa vào, khiến bồi thẩm đoàn, khi hành động hợp lý, được thuyết phục về tội lỗi của ông. Thứ hai, ông nói rằng các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đã trình bầy 'một số trở ngại vững chắc' mà, ít nhất nếu được xét cùng với nhau, sẽ cản trở con đường kết án.

Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Ðức Hồng Y Pell:

Ðánh giá bằng chứng của người khiếu nại

Ðánh giá bằng chứng của người khiếu nại

896 Khởi điểm trong việc áp dụng thử nghiệm M, trong trường hợp này, phải là một đánh giá độc lập về tính đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại [208].

897 Các nhân tố mà bất cứ người thử nghiệm nào về sự kiện, dù là thẩm phán hay bồi thẩm đoàn, thường sẽ tính đến lúc quyết định liệu bằng chứng của một nhân chứng đặc thù có đáng tin và đáng dựa vào hay không, bao gồm: tính nhất quán cố hữu trong trình thuật của nhân chứng; tính nhất quán của trình thuật đó với trình thuật của những nhân chứng khác; tính nhất quán của trình thuật đó với các sự kiện không thể tranh cãi; 'uy tín' (credit) của nhân chứng (dựa trên các vấn đề bao gồm, chẳng hạn, cách cư xử); bất cứ sự yếu kém (infirmities) nào của nhân chứng; và quan trọng là độ cái nhiên (probability) hoặc bất cái nhiên cố hữu của bằng chứng đang bàn [209].

898 Khi đánh giá tầm quan trọng phải được dành cho bằng chứng của người khiếu nại trong trường hợp này, phải ghi nhớ rằng, đây là một phiên tòa xử tội xâm phạm tình dục, nên có một số quy tắc đặc biệt chi phối diễn trình tố tụng loại này. Như đã nhấn mạnh trước đây, điều 54D (2) (c) của JDA đòi thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng 'kinh nghiệm cho thấy' rằng người ta có thể không nhớ tất cả các chi tiết của hành vi phạm tội tình dục, hoặc có thể không mô tả hành vi phạm tội đó giống nhau mỗi lần. Ngoài ra, bồi thẩm đoàn phải được hướng dẫn rằng chấn thương có thể ảnh hưởng đến những người khác nhau theo những cách khác nhau, bao gồm cả khả năng của họ trong việc nhớ các biến cố. Cuối cùng, họ phải được thông báo rằng những người khiếu nại thường đưa ra các trình thuật khác nhau vào các thời điểm khác nhau khi mô tả chi tiết của tội phạm tình dục mà họ cáo buộc đã bị vi phạm.

899 Một lần nữa, tôi lưu ý rằng điều 4A của JDA đòi Tòa án này, trong việc xử lý kháng cáo chống lại sự kết án dựa trên Cơ sở 1, phải 'lý luận' theo cách nhất quán với cách bồi thẩm đoàn đã được chỉ đạo theo điều 54D [ 210]. Tác động của điều 4A đặt ra các câu hỏi khác để Tòa án này giải quyết trong việc thi hành thử nghiệm M.

900 Ông Boyce, trong bản đệ trình khai mạc tại Tòa án này, đã trình bầy lý lẽ công tố một cách vừa cô đọng vừa mạnh mẽ. Ông khẳng định rằng:

... Người khiếu nại là một nhân chứng rất thuyết phục. Rõ ràng Ông không phải là một kẻ nói dối. Ông không phải là một người có óc tưởng tượng. Ông là một nhân chứng của sự thật.

901 Ông Boyce tiếp tục mô tả bằng chứng của người khiếu nại là 'đáng tin cậy, rõ ràng và hoàn toàn có thể tin được'. Ông nói rằng quan điểm này của người khiếu nại là 'được phản ảnh trong phán quyết của bồi thẩm đoàn' [211]. Thật vậy, ông Boyce đã đệ trình rằng bằng chứng của người khiếu nại 'tăng trưởng về tầm vóc' trong suốt phiên tòa, khi đối đầu với cuộc đối chất mạnh mẽ.

902 Ông Boyce đã đệ trình rằng chỉ xem bản ghi bằng chứng của người khiếu nại, tự mình nó, sẽ chứng minh được lý do tại sao bồi thẩm đoàn đã kết án đương đơn, điều, được ông đệ trình, họ rất có quyền làm.

903 Về vấn đề đó, ông Boyce đã mời Tòa án này xem xét một cách đặc biệt về một cuộc trao đổi xúc động cao độ tại phiên tòa giữa ông Richter và người khiếu nại, kéo dài vài phút. Sự trao đổi đó nảy sinh khi ông Richter thách thức người khiếu nại về lý do tại sao ông ta chưa bao giờ thảo luận với cậu bé kia về hai biến cố.

904 Bối cảnh là người khiếu nại đã được hỏi về bản chất của mối liên hệ của ông ta, vào năm 1996, với cậu bé kia. Ông nói rằng họ đã trở thành bạn thân. Họ đã ngủ ở nhà của nhau. Sau đó, họ vẫn giữ liên lạc, mặc dù họ không còn là 'những người bạn bền chặt' như trước nữa.

905 Ông Richter đã thách thức sự thiếu sót của người khiếu nại, không bao giờ thảo luận với cậu bé kia về việc cho là đương đơn đã lạm dụng tình dục cả hai người. Người khiếu nại, rõ ràng trong trạng thái bị kích động, đã trả lời rằng 'đó hoàn toàn là một điều bất thường và là một điều thực sự ... không phù hợp với cách chúng ta đang sống cuộc sống của chúng ta vào thời điểm đó'. Ðó là một điều mà các cậu bé đã cố gắng 'thanh lọc' khỏi hệ thống của họ. Ðó là một điều mà người khiếu nại '... không thể lường được'.

906 Rõ ràng, dòng đối chất này dường như đã gây ra nơi người khiếu nại nhiều buồn khổ [212]. Ông Boyce đệ trình rằng bề ngoài và thái độ cư xử của người khiếu nại, khi trả lời dòng chất vấn này, cho thấy ông ta là một nhân chứng trung thực và đáng dựa vào. Ông đệ trình rằng những khoảnh khắc kịch tính cao trong một phiên tòa loại này cung cấp câu trả lời rõ ràng về lý do tại sao bồi thẩm đoàn đã chấp nhận trình thuật của người khiếu nại, và đặt sang một bên tất cả các bằng chứng khác, những bằng chức dường như đặt nghi ngờ về độ đáng dựa vào của ông [213 ].

907 Ông Walker, trong bản đệ trình trước Tòa án này, đã lập luận rằng một vài phút của chứng từ xúc động cao độ, được đưa ra trong những hoàn cảnh khó có thể được thăm dò, biểu hiện một cơ sở quá mỏng manh để dựa vào đó mà kết án trong một vụ án với rất nhiều điểm yếu hiển nhiên như vậy.

908 Một vấn đề mà ông Boyce đặc biệt dựa vào để hỗ trợ trình thuật của người khiếu nại liên quan đến bằng chứng được đưa ra bởi Thám tử Reed. Ông nói tới kiến thức của người khiếu nại, khi ông ta tiếp cận cảnh sát lần đầu tiên, về cách bố trí chung phòng áo của các Linh mục. Về phương diện này, ông Boyce lưu ý rằng bằng chứng của người khiếu nại, tại phiên tòa, là ông chưa bao giờ có mặt ờ phòng áo của các Linh mục trước ngày xảy ra biến cố đầu tiên, hoặc thực sự kể từ ngày đó. Ông đặt một câu hỏi hoa mỹ, như thế, làm thế nào người khiếu nại có thể có được kiến thức ấy về cách bố trí của phòng áo?

909 Tuy nhiên, như ông Richter đã chỉ ra trong 17 chướng ngại vững chắc của mình đối với bản án, đệ trình đặc thù đó phải được điều chỉnh. Như đã chỉ ra trước đó, người khiếu nại thừa nhận trong cuộc đối chất rằng ngay sau lần đầu tiên tham gia ca đoàn năm 1996, ông ta đã được đưa đi một vòng tham quan Nhà thờ Chính Tòa có hướng dẫn. Ông ta cũng thừa nhận rằng ông ta có thể đã được chỉ cho xem 'các phòng áo' trong dịp đó.

910 Bằng chứng của người khiếu nại về điểm này được nêu tại số [836] về những lý do này. Về bản chất, ông ta thừa nhận rằng ông ta có thể đã nhìn thấy phần bên trong phòng áo của các Linh mục khi được đưa đi tham quan Nhà thờ Chính Tòa có tính dẫn nhập. Câu trả lời đó được cho là đã lấy mất ít nhất một số chua chát trong đệ trình của ông Boyce, và cho thấy rằng bản tóm tắt của ông về bằng chứng của người khiếu nại về vấn đề này là không đầy đủ.

911 Lý lẽ viết của đương đơn trước Tòa án này lập luận rằng, ngay cả khi xét bằng chứng của người khiếu nại một cách cô lập, người ta vẫn phải có những lo ngại nghiêm trọng về cả tính đáng tin lẫn tính có thể dựa vào của ông ta.

912 Về phương diện đó, người ta nhớ lại rằng Tòa án Tối cao trong vụ M tuyên bố rằng nếu các bằng chứng đang được xem xét bởi một phiên tòa phúc thẩm có 'sự không nhất quán, cho thấy sự không thỏa đáng, bị hà tì (tainted) hoặc thiếu sức mạnh chứng minh' thì điều này có thể dẫn tòa phúc thẩm kết luận, bất chấp những lợi thế bồi thẩm đoàn thường được hưởng, rằng có khả thể đáng kể là một người vô tội đã bị kết án. Nếu tòa phúc thẩm kết luận như vậy, nó buộc phải hành động và bác bỏ bản án. Ông Walker đệ trình rằng công thức này, được lấy trực tiếp từ vụ M, áp dụng một cách chuyên biệt vào các sự kiện của vụ án hiện tại.

913 Khi đánh giá tầm quan trọng phải được dành cho bằng chứng của người khiếu nại, phải nhớ rằng các biến cố mà mà ông ta nói tới đã được cáo buộc là đã xảy ra hơn 20 năm về trước. Có đệ trình cho rằng sự kiện này, tự nó, phải đặt ra nhiều câu hỏi về tính đáng dựa vào của ký ức nơi ông ta (cũng như ký ức của tất cả những người khác có thể có mặt tại thời điểm liên quan).

914 Rõ ràng, bất cứ người xét xử sự kiện nào phải đánh giá bằng chứng của một nhân chứng đều phải tính đến sự kiện không thể chối cãi rằng ký ức sẽ phai mờ dần theo thời gian. Tất nhiên, điều đó đúng đối với trình thuật của người người khiếu nại. Tuy nhiên, điều cũng đúng sự thật không kém về bằng chứng được đưa ra bởi những nhân chứng được gọi bởi công tố, những người mà trình thuật có tính gỡ tội trong trường hợp này.

915 Ông Walker đã đệ trình rằng dựa vào một đánh giá hợp tình hợp lý về bằng chứng của người khiếu nại, cả qua việc đọc bản ghi lại lẫn qua việc xem lời khai được ghi lại của ông ta, ông ta đã thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và thực sự tô điểm cho trình thuật mà ban đầu ông đã đưa cho cảnh sát vào năm 2015. Ông đã đệ trình rằng bất cứ khi nào người khiếu nại chịu áp lực đáng kể trong đối chất, ông ta có xu hướng nói lập lờ (prevaricate), và sẽ đưa ra những câu trả lời, trong một số trường hợp, không nhất quán với bằng chứng trước đó của ông ta. Thật vậy, đôi khi, ông đưa ra câu trả lời mà thậm chí ông ta không tin là đúng.

916 Về phương diện đó, ông Walker đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến bằng chứng của người khiếu nại đã phác họa trước đó trong bản tóm tắt của bài thuyết trình bằng PowerPoint của ông Richter trước bồi thẩm đoàn. Một cách đặc biệt, ông ta tập chú vào thời điểm của các biến cố, mô tả mà người khiếu nại đã đưa ra về các chi tiết của hành vi phạm tội (bao gồm cả việc dao động của ông ta đối với cách thức đương đơn đã 'loay hoay' với y phục của ông ta), các trình thuật rất khác và, được nói, khá không nhất quán về cách các cậu bé đã xoay sở để thoát khỏi đám rước mà không bị chú ý, và bằng chứng của người khiếu nại về việc họ đã trở lại ca đoàn.

917 Rõ ràng, điều quan trọng là phải ý thức được sự rủi ro của việc tin tưởng quá nhiều vào các vấn đề như thái độ ứng xử, khi đánh giá bằng chứng của một nhân chứng [214]. Trong quá khứ, đã có rất nhiều sự tin tưởng không đúng chỗ về năng lực của một thẩm phán, hoặc bất cứ người ra quyết định nào khác, để phân định sự thật, trên cơ sở thái độ ứng xử mà thôi [215].

918 Tòa án Tối cao đã nhận xét rằng có thể nguy hiểm khi đặt quá nhiều sự tin cậy vào bề ngoài của một nhân chứng, thay vì tập chú, càng nhiều càng tốt, vào các vấn đề khác, đáng tin cậy một cách khách quan hơn. Các vấn đề này có thể bao gồm, thí dụ, các tài liệu đương thời, các sự kiện được xác lập rõ ràng, các thử nghiệm đã được phê chuẩn một cách khoa học và luận lý rõ ràng của các biến cố đang bàn [216].

919 Bằng chứng thực nghiệm đã đặt ra nhiều nghi ngờ nghiêm trọng đối với khả năng của bất cứ con người nào trong việc phân biệt sự thật khỏi sự giả dối nguyên từ những quan sát của một nhân chứng đưa ra bằng chứng. Ðiều này đặc biệt đúng như thế trong các hoàn cảnh giả tạo và căng thẳng của phòng xử án. Ngày nay có một bộ đáng kể các trước tác học thuật nhằm cảnh giác chống lại việc dành quá nhiều tầm quan trọng cho thái độ ứng xử khi đánh giá giá trị chứng mình của bằng chứng [217].

920 Ngài (Lord) Devlin nhận xét rằng, theo ý kiến của ông, sự tôn trọng dành cho những phát hiện về sự kiện dựa trên thái độ ứng xử của các nhân chứng không phải lúc nào cũng xứng đáng. Ông nghi ngờ chính khả năng của mình, và đôi khi khả năng của các thẩm phán khác, trong việc, dựa vào thái độ ứng xử của nhân chứng, hay âm sắc trong giọng nói của họ, để biện phân liệu nhân chứng đó có nói sự thật hay không [218].

921 Một nhân chứng ăn nói do dự có thể đơn giản là người thận trọng hoặc dành thời gian để chế tạo hoặc tô điểm. Một nhân chứng có giọng nhấn mạnh có thể là lừa dối, hoặc thậm chí tự thuyết phục mình rằng điều nhân chứng nói là đúng sự thật. Một nhân chứng nhìn thẳng vào mắt thẩm phán, thay vì đưa mắt nhìn xuống đất, có thể nói sự thật, hoặc nói dối, không có cách nào biết khác hơn việc dựa vào điều đáng tin cậy hơn là trực giác.

922 Ủy ban Cải cách Luật pháp Úc, trong công trình đột phá sau cùng đã dẫn đến việc ban hành Luật Bằng chứng Thống nhất (Uniform Evidence Law), đã duyệt lại khá nhiều việc nghiên cứu tâm lý liên quan đến thái độ ứng xử của các nhân chứng. Việc nghiên cứu này gần như đã kết luận một cách phổ quát rằng phản ứng trên khuôn mặt và thái độ ứng xử ít có xác suất hỗ trợ để đi đến kết luận có giá trị về bằng chứng của hầu hết các nhân chứng [219].

923 Ngài chánh án Atkin, lúc còn là thành viên của Tòa phúc thẩm Anh, đã nói như sau về thái độ ứng xử như một hướng dẫn để đo độ đáng tin [220]:

một lượng Anh giá trị hoặc vô giá trị nội tại trong bằng chứng, nghĩa là nếu so sánh bằng chứng với các sự kiện đã biết, có giá trị bằng một cân Anh thái độ ứng xử.

924 Ngày nay, có nhiều chỉ tiêu về cả độ đáng tin lẫn độ đáng dựa vào hơn là thái độ ứng xử xét tự trong nó. Một vài chỉ tiêu trong số này có thể được định phẩm là 'khách quan' [221].Thành thử, thái độ ứng xử thường bị hạ xuống vị trí ít nổi bật hơn trong diễn trình đánh giá so với trước đây. Trong khi trao nhiệm vụ cho các bồi thẩm đoàn, các thẩm phán thường cảnh giác về các nguy hiểm của việc dành quá nhiều tầm quan trọng cho nhân tố này, và chắc chắn nhiều tầm quan trọng hơn mức nên có.

925 Trong vụ án này, công tố hoàn toàn dựa vào bằng chứng của người khiếu nại để xác lập tội lỗi, chứ không gì hơn khác [222]. Không có bằng chứng hỗ trợ bất cứ loại nào của bất cứ nhân chứng nào khác. Thật vậy, không có bằng chứng hỗ trợ thuộc bất cứ loại nào cả. Những kết án này dựa trên việc đánh giá của bồi thẩm đoàn đối với người khiếu nại trong tư cách nhân chứng, và không có gì hơn thế.

926 Ông Boyce, trong các đệ trình lên Tòa án này, đã không chùn bước nhận đó là toàn bộ lý lẽ của công tố tại phiên xử. Thật vậy, như đã chỉ ra, ông đã mời các thành viên của Tòa án này tiếp cận cơ sở kháng cáo này y hệt theo cùng một cách. Ông yêu cầu Tòa án này tập chú vào thái độ ứng xử của người khiếu nại trong việc đánh giá độ đáng tin và độ đáng dựa vào của ông ta, và coi vấn đề đó có tính quyết định. Và, như đã chỉ ra trước đây, ông dựa rất nhiều vào cuộc trao đổi đặc biệt gây xúc cảm giữa người khiếu nại và ông Richter về lý do tại sao người khiếu nại không bao giờ nói với ai về biến cố hoặc thảo luận nó với cậu bé kia.

927 Tất nhiên, hoàn toàn hợp pháp khi công tố viện dẫn các vấn đề này để trả lời thách thức đối với những kết án này. Chúng phải được cân nhắc theo qui mô (scale), nhưng chúng cũng phải được xem xét dưới ánh sáng các bằng chứng như một toàn bộ. Ðiều này bao gồm toàn bộ các tư liệu có tính gỡ tội một cách rõ ràng luận ra từ các nhân chứng khác nhau được công tố gọi mời. Và người ta không nên làm ngơ các lời bác bỏ mạnh mẽ của đương đơn về bất cứ hành vi sai trái nào, như cáo buộc, trong hồ sơ phỏng vấn ông.

928 Theo quan điểm của tôi, ông Walker đã có lý khi đệ trình rằng người khiếu nại, đôi khi, đã tô điểm nhiều khía cạnh trong trình thuật của ông. Có lúc, ông ta dường như muốn nắm 'lấy cọng rơm mỏng manh' (clutch at straws) trong cố gắng giảm thiểu hoặc khắc phục, các bất nhất rõ ràng giữa những gì ông ta nói trong những dịp trước đó, và những gì bằng chứng khách quan cho thấy rõ.

929 Nếu bằng chứng của người khiếu nại đứng một mình (do đó đặt sang một bên mỗi một trong số 17 'trở ngại vững chắc' đối với bản án mà ông Richter đã dựa vào tại phiên xử), tôi sẽ không kết luận rằng các cáo buộc của ông ta, liên quan đến biến cố đầu tiên một cách đặc biệt, đã được chế tạo. Tôi có thể không nói cùng một điều như vậy đối với các cáo buộc của ông ấy về biến cố thứ hai, mặc dù không cần thiết phải đi đến kết luận cuối cùng về vấn đề đó. Ðồng thời, bản thân tôi sẽ không sẵn sàng nói, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng người khiếu nại là một nhân chứng đầy thuyết phục, đáng tin và đáng dựa vào đến mức tôi nhất thiết phải chấp trình thuật của ông ta vượt quá sự nghi ngờ hợp lý.

930 Tại phiên tòa xét xử, Ông Richter gợi ý rằng người khiếu nại hiện là, hoặc có thể đã là, một người có óc tưởng tượng (fantasiser), đưa ra nhiều khó khăn. Qua gợi ý này, tôi hiểu ông muốn ám chỉ rằng người khiếu nại có thể, phần nào đó, đã tiến đến chỗ tin vào sự thật trong các lời cáo buộc của ông ta, bất chấp sự kiện, như đã được đệ trình, rằng chúng không có thực chất.

931 Có những trường hợp đã được chứng minh về 'trí nhớ lầm', thuộc loại đó, kể cả, cách riêng, liên quan đến việc vi phạm tình dục [223]. Phán quyết gần đây của Tòa án này trong vụ Tyrrell cung cấp một minh họa cổ điển về một nhân chứng rõ ràng đầy thuyết phục mà trình thuật hẳn liên quan đến một mức đáng kể về óc tưởng tượng hoàn toàn. Trong trường hợp đó, sự kiện việc truy tố được mang trở lại hơn 50 năm sau vụ bị cáo là vi phạm, tự nó, đã là một điềm báo việc không đáng dựa vào. Một vụ truy tố như vậy đáng lẽ không bao giờ được đưa ra dù là mới gần đây trong khoảng 20 năm hoặc gần như thế trước đây, và nếu đã đưa ra, nó phải bị coi là lạm dụng diễn trình.

932 Cũng không thể nghi ngờ rằng một số người khiếu nại trong các vụ kiện liên quan đến lạm dụng tình dục, bao gồm cả lạm dụng trẻ em, đã bịa đặt ra các cáo buộc của họ. Chỉ trong vài tuần qua, một vụ tai tiếng lớn liên quan đến những cáo buộc sai lầm kiểu đó đã nổ ra ở Anh và nhận được sự bàn tán (publicity) rất lớn.

933 Sự kiện là như sau. Vào ngày 27 tháng 7 năm 2019, tờ The Times đã tường trình rằng một người đàn ông tên là Carl Beech đã bị kết án vào hôm trước 18 năm tù giam vì, từ năm 2012 đến năm 2016, đã đưa ra một số cáo buộc sai lầm về lạm dụng tình dục đã lâu năm. Những cáo buộc này đã được nhắm chống lại một số nhân vật có máu mặt (establishment), một số người đã qua đời. Họ bao gồm cựu Thủ tướng, Ngài Edward Heath. Beech đã tuyên bố sai lầm rằng, khi còn nhỏ, lúc từ 7 đến 15 tuổi, ông ta là nạn nhân bị liên tiếp lạm dụng tình dục bởi một 'băng ấu dâm'.

934 Cảnh sát được cho là đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những cáo buộc này. Họ rõ ràng coi Beech là một nhân chứng đáng tin và đáng dựa vào, mặc dù sự kiện là không có sự hỗ trợ độc lập nào cho bất cứ cáo buộc nào của ông ta. Một số trong những cáo buộc đó vốn đã có thể không đúng sự thật từ trong nội tại, gần với sự phi lý. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông khác nhau đã tiếp nhận nguyên cớ của Beech, phát sóng các tuyên bố của ông trên truyền hình cả nước, và ngụ ý rõ ràng rằng chúng nên được coi là trung thực và đáng dựa vào.

935 Thẩm phán kết án Beech đã mô tả ông ta là 'thông minh và tháo vát' [222]. Bất chấp sự đáng ngờ gắn liền với một số tuyên bố của ông ta, và lịch sử lâu đời của ông ta về việc thường xuyên điều chỉnh và tô điểm các chi tiết xung quanh chúng, một số người thường xuyên tiếp xúc với ông ta dường như chỉ biết rất sẵn lòng chấp nhận mọi bất nhất trong trình thuật của ông ta.

936 Không nói quá về vấn đề, một vấn đề xét cho cùng, chỉ liên quan đến một trường hợp đơn nhất, dù được tường thuật rộng rãi, của sai lầm [225]. Trường hợp Beech nên được dùng như một nhắc nhở rằng chúng ta đang xử lý với một số cáo buộc nghiêm trọng nhất có thể được nhắm vào bất cứ thành viên nào của cộng đồng này. Các cáo buộc thuộc loại đó phải luôn được xem xét kỹ lưỡng bởi cả cảnh sát lẫn các cơ quan công tố.

937 Quay trở lại vụ án hiện tại, phiên tòa này liên quan đến một thách thức chi tiết và toàn diện nhất đối với lý lẽ công tố. Cuộc tấn công này chủ yếu dựa trên lời khai không bị thách thức của một số lượng đáng kể các nhân chứng, tất cả đều có tư cách tốt và có uy tín. Không có gợi ý nào cho thấy bất cứ ai trong số họ đã nói dối. Những người nhớ các biến cố có liên quan có lý do chính đáng để làm như thế. Ông Walker đã đệ trình rằng bằng chứng mà họ đưa ra, dù được xem riêng lẻ hay tập thể, đều quá đủ để xác lập rằng trình thuật của người khiếu nại, trong chi tiết chuyên biệt của nó, là 'điều không thể có trên thực tế'.

938 Trong thực chất, ông Walker đệ trình rằng đây luôn là một lý lẽ yếu ớt, được xây dựng dựa trên một trình thuật, bởi người khiếu nại, một trình thuật chính nó có thể không đúng sự thật. Tất nhiên, sự kiện điều bị cho là biến cố có thể được mô tả là 'có thể không đúng sự thật' không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến biến cố đó là sai sự thật. Và, tất nhiên, việc kết án đối với một hành vi phạm tội chỉ có thể dựa trên bằng chứng của một nhân chứng đủ đáng tin và đáng dựa vào, ngay cả khi trình thuật của nhân chứng đó được mô tả đúng là không thể tin được.

939 Ghi nhớ điều đó và, cuối cùng, trước khi tiến đến câu kết luận của tôi về Cơ sở 1, tôi sẽ nói ngắn gọn về một số đặc điểm khác thường của trường hợp cá biệt này, ngoài những đặc điểm mà tôi đã nhận diện trên đây.

Phán quyết của Chánh án Weinberg về kháng cáo của Ðức Hồng Y Pell , phần Ghi chú

Dưới đây là phần ghi chú khá dài của Phán Quyết Weinberg; chúng tôi cho đăng tải để độc giả nào muốn có thể tra cứu thêm các trích dẫn của thẩm phán Weinberg và để thấy tính nghiêm túc trong phán quyết của ông. Hy vọng rằng phán quyết của ông sẽ được Tòa án Tối cao của Úc nhận làm của mình.

Ghi chú

[124] Ðương đơn đã bị kết án về tội danh xâm nhập tình dục của một đứa trẻ dưới 16 tuổi và bốn tội danh thực hiện một hành vi không đứng đắn với, hoặc với sự có mặt của, một đứa trẻ dưới 16 tuổi.

[125] Ðây là khía cạnh chủ chốt trong bằng chứng của người khiếu nại. Như sẽ thấy, nó rất mâu thuẫn với bằng chứng được đưa ra bởi một số nhân chứng cho thấy: phòng áo của các Linh mục luôn 'có sinh hoạt như tổ ong', trong những khoảnh khắc ngay sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc.

[126] Như sau này xuất hiện, nó phải hoặc là ngày 15 hoặc là ngày 22 tháng 12 năm 1996.

[127] DPP v Pell (Phán quyết Bằng chứng số 3) [2018] VCC 1231 (Phán quyết bằng chứng số 3). Phán quyết liên quan đến một đơn xin của công tố theo điều 38 của Ðạo luật chứng cớ 2008 xin được đối chất một số nhân chứng sẽ được mời dựa trên cơ sở họ "không thuận lợi." Cơ sở chung là phán quyết đó cũng áp dụng cho phiên tòa thứ hai.

[128] Phán quyết Bằng chứng số 3, [62]. Thẩm phán xét xử lưu ý rằng ông Gibson đã rút lại chủ trương ban đầu của mình, đó là 10 phút trên các bậc thềm vẫn cho phép đương đơn có thời gian thực hiện các hành vi phạm tội được chỉ rõ liên quan đến biến cố đầu tiên. Một số nhân chứng đưa ra bằng chứng về chủ đề này nói rằng họ nhớ đương đơn đã làm như vậy trong cả hai ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996. Những người khác nói rằng đó là thực hành bất biến của ông ta trong việc làm như vậy trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Khi một bằng chứng ngoại phạm được đưa ra bởi bên bào chữa, về bản chất, như trong vụ án này, nghĩa vụ thuộc về công tố phải loại bỏ bất cứ 'khả thể hợp lý' nào cho rằng bằng chứng ngoại phạm có thể là sự thật. Xem Ủy ban Tư pháp của New South Wales, Criminal Trial Courts Bench Book, [6-000]; và nói chung, Hội đồng Xử án Victoria, Criminal Charge Book, 1.7.70; R v Murray [2002] HCA 26; (2002) 211 CLR 193, 201-2 [23].

[129] Phán quyết Bằng chứng số 3, [62]. Một lần nữa, thẩm phán xét xử đã nói rõ rằng nếu có nghi ngờ hợp lý về việc liệu đương đơn có ở một mình hay không và không được tháp tùng hoặc bởi Portelli hoặc bởi Potter vào ngày hôm đó hay không, điều này 'có thể có tính tử vong cho lý lẽ công tố'. Hiển nhiên, đó sẽ là như vậy.

[130] Người khiếu nại chỉ có thể nói rằng cả hai biến cố xảy ra vào năm 1996, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật được cử hành bời đương đơn.

[131] Johnson v Miller [1937] HCA 77; (1937) 59 CLR 467, 489-90 (Dixon J).

[132] Tất nhiên, ngày có thể là một yếu tố của hành vi phạm tội nếu, thí dụ, chính tuổi của người khiếu nại có tính yếu tố.

[133] Xem SKA v The Queen [2011] HCA 13; (2011) 243 CLR 400, 409 [23] (French CJ, Gummow and Kiefel JJ) ('SKA,). Xem thêm, R v Pfitzner (1976) 15 SASR 171, 175 (Bray CJ), R v H (1995) 83 A Crim R 402 và WGC v The Queen [2007] HCA 58; (2007) 233 CLR 66. Trong tất cả các trường hợp này, ngày của ngày bị cáo buộc là vi phạm có tầm quan trọng căn bản đối với việc xử lý vụ kiện cụ thể.

[134] Ðã xảy ra việc ngay sau Thánh lễ vào hai ngày đó, có những buổi diễn tập cho toàn bộ ca đoàn. Chúng được lên kế hoạch trong khoảng thời gian từ 12 giờ 00 đến 12 giờ 30. Trước khi có phiên tòa, người khiếu nại không bao giờ đề cập đến các buổi diễn tập này, và không có ký ức nào về chúng. Tuy nhiên, trình thuật mà ông ta đưa ra về các di chuyển của ông ta, và của cậu bé kia, sau điều bị cáo buộc là lạm dụng tình dục, không dễ dàng có thể được hòa hợp với sự kiện là những buổi diễn tập diễn ra vào những ngày đó.

[135] Thật vậy, không có bằng chứng nào từ người khiếu nại về việc ông ta đã từng nói với bất cứ ai về những gì đương đơn đã bị tố cáo là làm, cho đến ít nhất là năm 2014. Không có bằng chứng pháp y, hoặc bằng chứng khách quan nào khác, để hỗ trợ trình thuật của ông ta. Không có sự thừa nhận, minh nhiên hay mặc nhiên, mà công tố có thể dựa vào. Vụ án được xây dựng xung quanh người khiếu nại mà thôi.

[136] Trong quá khứ, trong các vụ án bị cáo buộc là lạm dụng tình dục, các bồi thẩm đoàn đã được cảnh báo, bằng những lời lẽ mạnh mẽ, về sự nguy hiểm của việc kết án trong trường hợp không có sự chứng thực hỗ trợ. Luật pháp đã thay đổi về phương diện này. Ðiều đó làm cho nhiệm vụ của các tòa phúc thẩm trung gian được trao cho nhiệm vụ phải xem xét lại sự an toàn của các bản án trong những trường hợp như vậy thành một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và nặng nề.

[137] Ðạo luật tố tụng hình sự năm 2009 ('CPA,) điều 360 (a). Hiện nay, đã thành thông thường việc bằng chứng của các người khiếu nại trong các phiên tòa liên quan đến điều bị cáo buộc là xúc phạm tình dục được đưa ra từ các địa điểm khác hơn phòng xử án thực sự. Bằng chứng như vậy thường được đưa ra bằng cách cho chơi lại lời khai được ghi âm sẵn của những nhân chứng đó.

[138] Ðạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (CPA) điều 362 (3). Một số nhân chứng khác, mà bằng chứng được ghi âm trong phiên tòa đầu tiên, không buộc phải đưa ra bằng chứng trước bồi thẩm đoàn trong phiên tòa thứ hai. Bằng chứng được ghi âm của họ chỉ đơn giản được chơi lạc cho bồi thẩm đoàn thứ hai.

[139] Ðạo luật tố tụng hình sự năm 2009 (CPA) điều 360 (d). Có khả năng việc tiết lộ những gì xảy ra trong quá trình tiến hành phiên xử tại tòa án (in camera) sẽ cấu thành tội khinh miệt tòa án.

[140] Xem Ðạo luật Báo cáo các tố tụng tư pháp 1958, điều 4 (1A). Như hiện hành, bản ghi chép bằng chứng của người khiếu nại trong vụ kiện này không có sẵn cho bất cứ ai ngoài các bên, và, trên thực tế, Tòa án này.

[141] Trí nhớ của Potter dường như đã được nhắc nhở khi cung cấp câu trả lời này.

[142] Như sẽ được thảo luận sau trong những lý do này, ông Gibson đã cố gắng rất nhiều về câu trả lời đó, trước bồi thẩm đoàn, gợi ý rằng điều đó có thể có nghĩa là đương đơn đã không bắt đầu thực hành việc chào hỏi giáo dân sau Thánh lễ cho đến năm 1997. Bên bào chữa đệ trình rằng đây là một sự bóp méo bằng chứng của Potter.

[143] Trong bối cảnh này, 'bằng chứng ngoại phạm', tất nhiên, có nghĩa là bị cáo nói 'Tôi đã ở một nơi khác vào thời điểm hành vi phạm tội này được cho là đã được thực hiện". Theo bên bào chữa chủ trương, một trong những vấn đề chính trong vụ án này là đương đơn đứng trên các bậc thềm, bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, nói chuyện với giáo dân vào thời điểm mà ông ta bị cho là đang thực hiện các hành vi phạm tội bao gồm trong biến cố đầu tiên. Ðây luôn là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, nó càng trở nên chủ chốt hơn khi, cuối cùng, người ta thấy rõ ràng là những ngày duy nhất để biến cố đầu tiên có lẽ đã xẩy ra là hoặc ngày 15 hoặc ngày 22 tháng 12 năm 1996. Ðó là những ngày mà đương đơn có thể viện dẫn bằng chứng tích cực về điều tương đương với 'bằng chứng ngoại phạm'.

[144] Thừa tác viên mang bình hương.

[145] Mallinson nói rằng ông đã nhìn thấy đương đơn trong hành lang phòng áo, cả hai ở một mình và được tháp tùng lẫn nhau. Ông cũng nói rằng ông đã thấy đương đơn mặc và cởi áo lễ. Tuy nhiên, ông không nói rằng ông đã thấy đương đơn ở một mình, trong khi mặc áo lễ.

[146] Ðiều này có ý nghĩa quan trọng vì Finnigan ngừng tham gia ca đoàn vào ngày Giáng sinh năm 1996. Thành thử, Finnigan phải đề cập đến thực hành của đương đơn vào tháng 12 năm đó. Ông không thể đề cập đến người tiền nhiệm của đương đơn, Tổng Giám mục Little, người không bao giờ có thực hành đó.

[147] [1994] HCA 63; (1994) 181 CLR 487 ('M').

[148] M, 493.

[149] M, 492-4. Xem thêm, R v Baden-Clay [2016] HCA 35; (2016) 258 CLR 308, 329 Than30 [65] - [66] (French CJ, Kiefel, Bell, Keane và Gordon JJ) ('Baden-Clay').

[150] M, 494 (bỏ trích dẫn).

[151] [2002] HCA 53; (2002) 213 CLR 606 ('MFA').

[152] Như sẽ thấy, đây từng là một câu hỏi gây tranh cãi mà Tòa án Tối cao đã xem xét nhiều lần. Chánh án Brennan, trong vụ Chamberlain (No 2) v The Queen [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521, 604 ('Chamberlain (No 2)'), đưa ra quan điểm cho rằng một tòa án phúc thẩm trung gian nên thực thi quyền hành của mình để thay thế một bản án tha bổng bằng một bản án mà bồi thẩm đoàn đã đạt được chỉ trong những hoàn cảnh 'phi thường'. Làm khác đi, là tòa án đó đã 'tiếm đoạt các chức năng của bồi thẩm đoàn'. Như sẽ thấy, quan điểm có tính hạn chế cao đó đã không thắng thế, và một cách tiếp cận rộng rãi hơn đối với câu hỏi liệu một bản án có nên được đặbị bác bỏ như là không hợp lý hiện nay được công nhận là đúng hay không.

[153] 7 Edw 7, c 23.

[154] MFA, 620 [45].

[155] (1998) 194 CLR 106.

[156] (1998) 197 CLR 250.

[157] MFA, 621 [48] - [49] (bỏ các chú thích).

[158] Cũng có thể nói cùng một điều về việc tiếng Anh sử dụng kiểu nói 'hoài nghi lẩn khuất' (lurking doubt) thay thế cho tội lỗi của bị cáo. Xem R v Cooper [1968] 3 WLR 1225.

[159] MFA, 623-4 [57] - [61] (McHugh, Gummow và Kirby JJ, Gleeson CJ, Hayne và Callinan JJ đồng ý).

[160] (1997) 191 CLR 439 ('Jones').

[161] Ibid 452 (Gaudron, McHugh và Gummow JJ).

[162] Ibid 442 (Brennan CJ), trích dẫn Whitehorn v The Queen [1983] HCA 42; (1983) 152 CLR 657, 687 (Dawson J, Gibbs CJ và Brennan J đồng ý).

[163] [2007] HCA 30; (2007) 230 CLR 559 ('Libke').

[164] Ibid 596-7 [113] (bỏ trích dẫn) (nhấn mạnh trong bản gốc).

[165] [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521.

[166] Dù sao, Hayne J trong phán đoán của mình trong vụ Libke ở 596-7 đã ghi chú vụ M ở 492-3, mà không thêm bớt hay bình luận chi. Ðiều đó cho thấy ông không coi việc ông phát biểu thử nghiệm liên hệ khác biệt đáng kể so với đa số trong vụ M.

[167] Tình trạng chính xác của nhận xét Hayne J, trong vụ Libke, dù sao, bị làm cho phức tạp bởi sự kiện: Gleeson CJ, trong những lý do ngắn gọn, nói rằng ông đồng ý, vì những lý do được Hayne J đưa ra, rằng kháng cáo nên bị bác bỏ. Chánh án Heydon cũng đồng ý với Hayne J, mặc dù bản chất phán quyết của ông ta chỉ xử lý tác phong của công tố viên. Ông không hề đề cập đến lập luận hầu như không nhấn mạnh rằng bản 'không an toàn hoặc không thỏa đáng'.

[168] [2019] VSCA 52 ('Tyrrell').

[169] Ibid [70]. Ðơn của Giám đốc Công tố xin phép đặc biệt để kháng cáo chống lại phán quyết của Tòa án này trong vụ Tyrrell đã bị bác bỏ, trên giấy tờ, vào ngày 7 tháng 8 năm 2019. Xem The Queen v Tyrrell [2019] HCASL 220. Xem thêm, Connolly (a pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 125.

[170] [1998] HCA 2; (1998) 193 CLR 1 ('Palmer').

[171] Palmer (Brennan CJ, Gordon và Gummow JJ, McHugh J không đồng ý ở 28-9, Kirby J đồng ý ở 42-3).

[172] Palmer (Brennan CJ, Gordon và Gummow JJ, McHugh J đồng ý ở 29-31, Kirby J không đồng ý ở 33-6).

[173] Palmer, 12 [14].

[174] Palmer, 30 [75].

[175] [2011] HCA 13; (2011) 243 CLR 400 ('SKA,).

[176] French CJ, Gummow và Kiefel JJ, Heydon và Crennan JJ không đồng ý.

[177] Hoặc có lẽ, nói cách khác, như là các vấn đề 'một cách hoàn hảo' (quintessentially) đối với bồi thẩm đoàn.

[178] [2014] HCA 28; (2014) 88 ALJR 779.

[179] [2016] HCA 12; (2016) 256 CLR 482.

[180] [2016] HCA 30; (2016) 259 CLR 380.

[181] [2016] HCA 35; (2016) 258 CLR 308.

[182] X7 v Australian Crime Commission [2013] HCA 29; (2013) 248 CLR 92, 124 [59].

[183] Baden-Clay, 329-330, [65] - [66] (bỏ các trích dẫn). Cả hai đoạn văn có ảnh hưởng sâu xa (seminal) trong vụ M, 494 và trong MFA, 621-3, được chuyên biệt trích dẫn trong một chú thích cho phần trích dẫn được nêu ở trên. Những đoạn đó đã được Tòa án Tối cao phê duyệt rõ ràng và áp dụng.

[184] [2017] HCA 25; (2017) 91 ALJR 698 ('GAX').

[185] [2008] VSCA 75; (2008) 18 VR 644.

[186] R v Shah [2007] SASC 68, [4] (Doyle CJ).

[187] Morabito v The Queen [2007] NSWCCA 126, [34] (Mason P).

[188] Có thể là, như với dòng thẩm quyền xử lý cơ sở kháng cáo này tại Tòa án tối cao, cơ sở đã thành công phần nào một cách thường xuyên hơn ở Tòa án này hơn đôi khi người ta nghĩ. Giáo sư Jeremy Gans, người đã viết nhiều về chủ đề này, đã nhận diện một số điển hình trong đó Tòa án này, trong những năm gần đây, đã hủy bỏ các bản án và thay thế bằng các bản án tha bổng. Một số điển hình bao gồm Omot v The Queen [2016] VSCA 24; Tandy (a pseudonym) v The Queen [2016] VSCA 229; Mejia (a pseudonym) v The Queen [2016] VSCA 296; Gant v The Queen [2017] VSCA 104; Daniels (a pseudonym) v The Queen [2017] VSCA 159; Debresay v The Queen [2017] VSCA 263; Wade (a pseudonym) v The Queen [2018] VSCA 304; Tyrrell v The Queen [2019] VSCA 52; and Conolly (a pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 125. Chủ trương ở các tiểu bang khác, đặc biệt New South Wales, nói chung cũng tương tự. Xem, thí dụ, Wood v The Queen [2012] NSWCCA 21; (2012) 84 NSWLR 581, trong đó một bản án tội sát nhân đã được đặt sang một bên và một vụ tha bổng được vào sổ. Gần đây nhất, xin xem Daaboul v The Queen [2019] NSWCCA 191, một vụ án liên hệ tới những lời kết tội bất nhất trong đó Bathurst CJ kết luận rằng, ông hoài nghi về tội lỗi của đương đơn vi phạm tình dục, đây là một hoài nghi mà bồi thẩm đoàn cũng phải có, vì áp dụng vụ M.

[189] Việc nhắc đến 'tâm trí của vị thẩm phán đặc thù đó' phải được hiểu là liên hệ đến một cách tiếp cận chủ quan đối với bằng chứng đó, vì dĩ nhiên, những tâm trí hợp lý đôi khi có thể dị biệt đối với cách tiếp cận này.

[190] Mặc dù hạn từ 'không thể' (bất khả) được sử dụng cùng khắp, nhưng điều rõ ràng được bên bào chữa tìm cách truyền đạt là 'không thể một cách thực tiễn'.

[191] Hạn từ 'được chấp nhận', trong bối cảnh này, chỉ bao gồm sự chấp nhận từ phía bồi thẩm đoàn rằng bằng chứng của Portelli liên quan đến 'bằng chứng ngoại phạm' là 'có thể một cách hợp lý'. Ðó là vì 'bằng chứng ngoại phạm' nhất thiết phải là một câu trả lời hoàn chỉnh đối với lý lẽ công tố, chứ không chỉ đơn thuần là sự phủ nhận một mẩu bằng chứng gián tiếp đơn nhất, bất kể quan trọng đến mức nào, mà công tố đã dựa vào.

[192] Thực thế, chủ trương phần lớn giống như chủ trương được thảo luận bởi Tòa án Tối cao trong vụ SKA.

[193] Xem cách tổng quát, R v Small (1994) 33 NSWLR 575, 595-6.

[194] Nghĩa là một vấn đề mà tôi sẽ trở lại sau trong những lý do để phán xét.

[195] Việc có phải là một tuyên bố công bằng về bằng chứng của Portelli hay không sau này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những lý do này, điều đang được đệ trình nhân danh đương đơn là, sau khi suy nghĩ ngắn gọn về vấn đề, Portelli đã có thể nhớ lại rằng đó là một cuộc Rước kiệu ở bên ngoài.

[196] Dường như không có bất cứ bằng chứng nào để hỗ trợ cho sự tranh chấp đặc thù đó.

[197] Hầu như không cần phải nói rằng bằng chứng của loại đó không thể được chuyển thành bằng chứng tích cực rằng đương đơn đã không được tháp tùng bởi Portelli hoặc người khác. Tuy nhiên, có bằng chứng của David Dearing cho thấy ông ta có thể nhớ việc nhìn thấy Ðức Tổng Giám Mục mặc áo lễ, và không có người tháp tùng, trong khu vực phòng áo, dù tại một thời điểm không xác định.

[198] Trong số đó thường có từ 6 đến 12.

[199] Một lần nữa, phải nhớ rằng Finnigan rời chức vụ của mình tại Nhà thờ Chính tòa vào Giáng sinh năm 1996. Ðiều đó đã làm cho bằng chứng của ông, liên quan đến các thực hành được tuân thủ trước khi ông rời chức vụ, có tầm liên quan quan yếu, và có thể được cho là có tính gỡ tội mạnh mẽ.

[200] Một lần nữa, bằng chứng này khó hòa hợp với trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên.

[201] DPP v Pell (Sentence) [2019] VCC 260 ('các nhận định kết án) [65]-[67].

[202] Có thể nghĩ rằng nhận xét của thẩm phán xét xử về việc đương đơn không có dấu hiệu suy yếu tinh thần đã được điều hướng về phía một đệ trình nhằm mục đích tuyên án rằng ông ta có thể đã không hành động hợp lý vào thời điểm đó. Nhận xét đó không liên quan gì đến việc đánh giá của quan tòa về mức độ trơ trẽn của hành vi phạm tội, hoặc tác phong đó nguy hiểm như thế nào.

[203] Thật khó để nhìn thấy điểm nhận xét đó, vì bằng chứng của người khiếu nại là ông không có ký ức nào về những buổi diễn tập này.

[204] Xem [514] các lý do của tôi để phán xử.

[205] Ðúng là người khiếu nại đã không sử dụng hạn từ "vạch" (parted) trong các bằng chứng tại phiên tòa. Ông cũng không làm như vậy trong các tuyên bố ban đầu của mình với cảnh sát. Tuy nhiên, ông có nói tại phiên điều trần, rằng đương đơn 'đã kéo một cái gì đó ra' và để lộ dương vật của mình. Xem [434] - [435] về các lý do để tôi phán xử.

[206] (nhấn mạnh trong bản gốc).

[207] Nên lưu ý rằng bằng chứng của người khiếu nại tại phiên điều trần cho thấy rằng ông ta khá không chắc chắn là ở đâu, một cách chính xác, trong hành lang phòng áo, biến cố thứ hai đã xảy ra. Ông ta nhận diện một số vị trí có thể có khi được yêu cầu chỉ ra bằng cách vẽ chỗ nào nơi hành lang đã xảy ra cuộc tấn công ông ta.

[208] Hạn từ 'tính khả tín' (credibility) thường được sử dụng để phản ảnh tính chân thực, hay việc nói sự thực của một nhân chứng. Ðiều đó tương phản với tính đáng dựa vào (reliability) của bằng chứng của nhân chứng đó.

[209] Sir Richard Eggleston, Evidence, Proof and Probability (Weidenfeld and Nicolson, 2nd ed, 1983) 192-3.

[210] Pate (a Pseudonym) v The Queen [2019] VSCA 170, [69] ('Pate').

[211] Sự đệ trình cuối cùng đó dường như liên hệ đến một kết luận không hợp lý (non sequitur). Câu hỏi liệu phán quyết của bồi thẩm đoàn có không hợp lý hay không không thể được giải đáp bằng cách nhắc đến sự kiện bồi thẩm đoàn đã kết án.

[212] Chưa bao giờ được làm rõ ràng, qua việc chất vấn thêm, chính xác điều gì đã gây cho người khiếu nại buồn khổ biểu kiến như vậy. Tất nhiên, vì bản chất buộc tội của một phiên tòa hình sự, không thể làm ngơ khả thể bị buồn khổ. Cũng có thể buồn khổ xuất phát từ một nguyên nhân nào đó khác với việc làm sống lại một trình thuật trung thực và đau thương của việc bị lạm dụng tình dục. Ngoài ra, phải nhớ rằng có thể có những lý do vững chắc tại sao, từ góc độ pháp y, một người đối chất được cố vấn sai trong việc dò la các khả thể này. Hơn nữa, điều 32C của Ðạo luật Bằng chứng (Các điều khoản Linh tinh) năm 1958 áp đặt các hạn chế đáng kể đối với một việc đối chất có thể ảnh hưởng đến chủ đề đó.

[213] Tất nhiên, không nên quên rằng một bồi thẩm đoàn khác, tại phiên tòa đầu tiên, đã xem xét về căn bản cùng một bằng chứng được đưa ra bởi người khiếu nại như bằng chứng ông đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong phiên tòa thứ hai. Bồi thẩm đoàn đầu tiên đó đã không thể đồng ý, ngay cả khi được chỉ đạo rằng họ có thể đưa ra một phán quyết đa số. Ðiều đó có thể gợi ý rằng việc đệ trình của ông Boyce về bản chất không thể trả lời cách thuyết phục được trong bằng chứng của người khiếu nại có thể là một điều gì đó nói quá đáng.

[214] Michael Kirby, 'Judging: Reflections on the Moment of Decision' (1999) 18 Australian Bar Review 4, 7-8; Michael Kirby, 'Where does the truth lie? The Challenges and Imperatives of Fact-Finding In Trial, Appellate, Civil and Criminal Courts And International Commissions of Inquiry' [2018] UNSW Law Jl 12; (2018) 41(2) University of New South Wales Law Journal 293, 298.

[215] Thí dụ, Wigmore on Evidence (1970) Macnaughton Revision Vol III § 276 nói đến việc bồi thẩm đoàn phán định tính đáng tin bằng cách lưu ý đến sự 'sẵn sàng và nhanh chóng' trong các câu trả lời của nhân chứng hoặc ngược lại, 'sự thẳng thắn hoặc lảng tránh' trong các câu trả lời của ông ta , 'sự thẳng thắn của việc nói lập lờ [equivocation]', 'sự sẵn sàng hoặc miễn cưỡng' để trả lời các câu hỏi, 'các im lặng', 'các giải thích' và 'các mâu thuẫn.' Xem, thí dụ, các quan điểm của Toàn Tòa về tầm quan trọng tiềm tàng của thái độ ứng xử trong R v Simic [1979] VicRp 49; [1979] VR 497.

[216] Fox v Percy [2003] HCA 22; (2003) 214 CLR 118, 129 [31] (Gleeson CJ, Gummow và Kirby JJ) ('Fox v Percy'). Các quan tòa lưu ý rằng gần đây người ta đã ý thức rằng nghiên cứu khoa học đang đặt nghi ngờ đối với giá trị của thái độ ứng xử dùng làm cơ sở để đánh giá tính khả tín. Ðiều này không 'loại bỏ các nguyên tắc lâu đời về tính khả tín của nhân chứng; nhưng nó có xu hướng làm giảm các dịp trong đó các nguyên tắc này được coi là quan yếu'.

[217] Xem, thí dụ, Loretta Re, 'Oral v Written Evidence: The Myth of the 'Impressive Witness'' (1983) 57(12) Australian Law Journal 679. Bài viết này phản ảnh các quan điểm tương tự với các quan điểm được nêu trong Ủy ban Cải cách Luật pháp Úc, Evidence (Interim Report No 26, vol 1, 1985) [797]-[800], từng dẫn đến Luật Chứng cớ Thống nhất (Uniform Evidence Law).

[218] Lord Patrick Devlin, The Judge (Oxford University Press, 1st ed, 1979) 63, trích dẫn Chánh án McKenna, 'Discretion' (1974) 5(1) The Irish Jurist 1, 10 với sự chấp thuận.

[219] Có lẽ 'ngôn ngữ thân xác' có thể hỗ trợ cho một người quan sát được đào tạo nhiều hơn cho một bồi thẩm viên dân thường, hoặc thậm chí cả một thẩm phán có kinh nghiệm. Trọng điểm đơn giản chỉ là: người ta cần thận trọng khi nói rằng một điều gì đó, 'trong cốt lõi' (quintessentially) là một vấn đề dành cho bồi thẩm đoàn bởi vì nó liên quan, đến một mức độ đáng kể, tới việc đánh giá thái độ ứng xử. Ðó là điểm khởi đầu của việc phân tích về giá trị chứng minh, chứ không phải kết luận mà cuối cùng người ta sẽ đạt đến.

[220] Société d'avances Commerciales (Société Anomyne Egyptienne) v Merchants' Marine Insurance Co. ('The Palitana') (1924) 20 Lloyds L Rep 140, 152. Nhận xét của vị này được Tòa án Tối cao trích dẫn trong vụ Fox v Percy, 129 [20].

[221] Các hồ sơ đương thời, được bảo tồn bằng điện tử hoặc bằng văn bản, là một thí dụ về 'bằng chứng khách quan' như vậy. Cũng thế, các di chuyển có thể được theo dõi bằng cách truy tìm các liên kết điện thoại di động với các tháp đặc thù. Ðiều thông thường là lưu ý đến các cảnh do CCTV ghi lại, và sử dụng dụng cụ nghe và bằng chứng do viễn thông ghi lại trong các phiên tòa hình sự. DNA, bất chấp hoàn toàn được biện minh hay không, được coi là một loại riêng về phương diện có thể dựa vào được. Hiện nay người ta rộng rãi nhìn nhận rằng bằng chứng nhận dạng thường không đáng dựa vào, mặc dù bản chất thuyết phục của nó khi được đưa ra bởi các nhân chứng cho rằng mình chắc chắn, nhưng có thể được chứng minh là đã bị nhầm lẫn.

[222] Khi đặt cơ sở cho các đệ trình của mình hoàn toàn dựa trên sự đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại, ông Boyce đã không đề cập đến hình thức tiêu chuẩn của việc trao trách nhiệm cho bồi thẩm đoàn vốn qui định việc đánh giá các nhân chứng, như đã được nêu trong Criminal Charge Book [1.6.1], [3.5.1] của Hội Xét Xử Victoria. Ngày nay, các thẩm phán xét xử dự kiến sẽ chỉ đạo các bồi thẩm đoàn, cả khi bắt đầu phiên tòa, lẫn trong lúc trao trách nhiệm cuối cùng, rằng họ không nên vội đi đến kết luận dựa trên cách một nhân chứng đưa ra bằng chứng của họ. Các bồi thẩm đoàn được nói rằng ngoại hình có thể lừa dối. Ðiều quan trọng, họ được cảnh giác rằng 'có quá nhiều biến số khiến cho cách thức qua đó một nhân chứng đưa ra bằng chứng trở thành nhân tố duy nhất, hoặc thậm chí là nhân tố quan trọng nhất' trong quyết định của họ. Thẩm phán xét xử trong vụ án hiện tại đã cho bồi thẩm đoàn sự chỉ đạo đó. Các thành viên của Tòa án này, theo tôi, nên tiếp cận vấn đề về sự đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại theo y như cùng một cách.

[223] Có một khối lượng đáng kể các tài liệu học thuật xử lý điều đôi khi được mô tả là 'hội chứng trí nhớ sai'. Các trường hợp như vậy có thể hiếm gặp, nhưng chúng đã được chứng minh là có thật.

[224] R v Beech (Newcastle Crown Court, Goss J, 26 July 2019), [1]. Trường hợp của Beech chắc chắn là một ví dụ hiếm hoi về việc giả mạo thành công các cáo buộc thuộc loại này. Tuy nhiên, nó không duy nhất.

[225] Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các phán quyết của bồi thẩm đoàn, tập trung vào mức độ chúng nên được coi là đáng nghi vấn hoặc đáng nghi ngờ. Phân tích thuyết phục nhất trong số này là của John Baldwin và Michael McConville, Jury Trials (Clarendon Press, 1979). Phương pháp học được áp dụng nói chung là hợp lý, và chắc chắn có sức thuyết phục hơn so với phương pháp trước đây được sử dụng trong Harry Kalven Jr and Hans Zeisel, The American Jury (Little, Brown and Company, 1966). Baldwin và McConville dành cả một chương cho điều họ mô tả là "những kết án đáng nghi ngờ". Qua khảo sát một nghiên cứu đặc thù, họ nhận thấy một số bản án ở Anh, nơi ít nhất hai trong số các nhóm sau: thẩm phán, công tố viên, và cảnh sát, không đồng ý với các phán quyết của bồi thẩm đoàn, và dám sẽ tha bổng. Họ lập luận, một cách vững chắc, rằng những kết quả này cho thấy các phán quyết trong những trường hợp đó là đáng bị tra vấn.

[226] Mặc dù, có thể nói rằng ngay cách đặt vấn đề đó cũng có khả năng gây hiểu lầm và gây bất lợi cho bên bào chữa.

[227] Rupert Cross, Evidence (Butterworths, 3rd ed, 1967) 30. Xem cách chung chung, Joy v Phillips, Mills & Co. Ltd [1916] 1 KB 849, 854 (Phillimore LJ).

[228] Wigmore on Evidence (1983) Tillers Revision Vol IA § 92.

[229] Ibid ~ 93.

[230] Hãy xem cách chung, vụ Palmer, nơi bằng chứng của một chứng cớ ngoại phạm được cho là vững chắc nhưng không hề có tính giải quyết (disposotive) vẫn đủ thuyết phục được Tòa án Tối cao rằng bản án ấy không an toàn và không thỏa đáng.

[231] Ðã có những thí dụ về những người bị buộc tội dựa vào điều quen được gọi là bằng chứng tương tự về sự kiện để lôi kéo người khác vào việc thực hiện hành vi phạm tội bị cáo buộc, và đã gỡ được tội. Xem R v Chee [1980] VicRp 32; [1980] VR 303, và Re Knowles [1984] VicRp 67; [1984] VR 751 nơi, trong cả hai trường hợp, bên bào chữa dựa vào mô hình hành vi ứng xử của người khác như là bằng chứng gián tiếp của một loại gỡ tội.

[232] [1985] HCA 66; (1985) 159 CLR 507.

[233] Meyer (a pseudonym) v The Queen [2018] VSCA 140, [182] ('Meyer').

[234] Stephen Odgers, Uniform Evidence Law (Thomson Reuters, 12th ed, 2016), 194.

[235] Trong vụ Meyer, đa số (Priest và Kaye JJA) đã nói rõ rằng, theo ý kiến của họ, phép để đối chất một nhân chứng bất lợi theo điều 38 nên được đưa ra trong những điều kiện hạn hẹp, để chỉ tập trung vào các vấn đề đưa ra đưa đến kết luận rằng bằng chứng được đưa ra là bất lợi cho lý lẽ được đưa ra bởi bên gọi nhân chứng, hoặc có lẽ việc sử dụng một tuyên bố, hoặc các tuyên bố, không nhất quán trước đó để công kích tính đáng tin.

[236] [2002] NSWCCA 186; (2002) 54 NSWLR 474, 488 [73].

[237] Evidential Ruling No 3, [1].

[238] Evidential Ruling No 3, [4].

[239] Evidential Ruling No 3, [30]-[32](bỏ chú thích).

[240] Evidential Ruling No 3, [56]-[60] (nhấn mạnh trong nguyên bản).

[241] Evidential Ruling No 3 [65].

[242] Evidential Ruling No 3 [72].

[243] Những chủ đề này là: (1) đương đơn ở một mình tại thời điểm vi phạm, (2) đương đơn không chào đón giáo dân trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ, (3) các lễ phục được mặc bởi đương đơn có thể được xoay xở để lộ dương vật, (4) người khiếu nại và cậu bé kia có thể vào hành lang phòng áo, và (6) người khiếu nại và cậu bé kia sẽ có thể thoát khỏi đám rước mà không bị phát hiện. Chủ đề 5 liên quan đến khả năng người khiếu nại và cậu bé kia lấy được rượu trong phòng áo của các Linh mục, và rõ ràng, ít quan trọng hơn các chủ đề còn lại được quan tòa nhận diện.

[244] Evidential Ruling No 3[112].

[245] Evidential Ruling No 3 [114]-[116], [119].

[246] Cuối cùng, đệ trình của ông Gibson với bồi thẩm đoàn rằng việc đương đơn đứng trên các bậc thềm sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật có thể không khai triển cho đến năm 1997, sớm nhất, có vẻ khó hòa giải với việc quan tòa giới hạn về việc đối chất, như đã trình bày trong phán quyết.

[247] Evidential Ruling No 3 [129].

[248] Những phán quyết này bao gồm phán quyết về điều 38, và quan trọng là phán quyết riêng về sự hoạt động của Ðiều 32C của Ðạo luật Chứng cớ (Các Ðiều khoản Linh tinh) năm 1958. Phán quyết đó, được đưa ra trước phiên tòa đầu tiên, có hiệu quả là người khiếu nại không thể bị đối chất về bất cứ trao đổi thông tin bí mật nào trong quá khứ rằng có thể có giữa ông ta và một bác sĩ hoặc cố vấn y tế, phát sinh từ bất cứ vấn đề sức khỏe tâm thần nào mà ông ta có thể có. Không có thách thức nào đối với phán quyết đó trước Tòa án này. Có thể nên lưu ý rằng một hạn chế không giống như thế về việc đối chất dường như hiện hữu ở New South Wales, liên quan đến điều 293 (3) của Ðạo luật Tố tụng Hình sự 1986 của Tiểu Bang đó, mà gần đây đã được cho là ngăn chặn việc đối chất một người khiếu nại trong một vụ hiếp dâm về con số các cáo buộc hiếp dâm bị chứng minh là sai lầm mà cô đã thực hiện trong quá khứ. Xem R v RB [2019] NSWDC 368.

[249] (1893) 6 R 66.

[250] Có lẽ là một từ ngữ tốt hơn là từ ngữ "một cách vô thức".

[251] Như tôi đã nói, Ðiều này là lựa chọn của công tố viên, chứ không đơn giản là phán quyết của thẩm phán xét xử về việc áp dụng điều 38.

[252] [1973] HCA 30; (1973) 129 CLR 460

[253] [1996] HCA 22; (1996) 186 CLR 427.

[254] Ðiều 360 của CPA quy định về 'các sắp xếp thay thế' cần làm để một nhân chứng đưa bằng chứng trong diễn trình tố tụng hình sự liên quan đến cáo buộc phạm tội tình dục. Ðiều 360 (a) cho phép các bằng chứng đó được đưa ra từ một địa điểm ở xa. Ðiều 360 (d) chỉ cho phép những người được tòa án chỉ định có mặt trong khi nhân chứng đang đưa ra bằng chứng. Chính trên cơ sở đó, bằng chứng của ông đã được đưa ra trong phòng xử, và không được cung cấp cho công chúng.

[255] Xem [415] các lý do để tôi phán xử.

[256] Thí dụ: John May, người đã đưa ra bằng chứng về việc đóng chai rượu lễ được sử dụng tại Nhà thờ Chính tòa vào năm 1996, chỉ đơn giản có bản ghi lại bằng chứng đó được mở cho bồi thẩm đoàn coi tại phiên tòa thứ hai.

[257] Xem chung về điểm này, Pate [70] - [77] (Priest JA).

[258] Chủ trương này phần nào bị làm ra tồi tệ (compounded) bởi sự kiện có những hạn chế về mặt lập pháp đối với mức độ mà các vấn đề có thể liên quan đến vấn đề này có thể được thăm dò. Xem, thí dụ, điều 32C của Ðạo luật Bằng cớ (Các điều khoản Linh tinh) năm 1958, là điều khoản, như tôi đã nói, đã được viện dẫn trong trường hợp này. Tôi không chỉ trích sự kiện đó. Ðây là một vấn đề dành cho Quốc hội, và không dành cho ai khác.

[259] Rõ ràng nhất, theo điều 98 của Ðạo luật Chứng cớ, xử lý với bằng chứng trùng hợp.

[260] Xem, thí dụ, bài báo có ảnh hưởng của Giáo sư Lawrence Tribe 'Trial by Mathematics: Precision and Ritual in the Legal Process' ('Xử bằng Toán học: Sự Chính xác và Nghi thức trong diễn trình Pháp lý') (1971) 84 Harvard Law Review 1329. Tác giả đề cập đến sự thích đáng của việc cho phép các lập luận có tính thống kê hoặc rõ ràng có tính duy cái nhiên được cổ vũ trong tương quan với diễn trình tìm hiểu sự kiện. Ông cảnh cáo chống lại việc lạm dụng các lập luận như vậy và trích dẫn không những phiên tòa tai tiếng năm 1899 xử Alfred Dreyfus, mà cả điều vẫn còn là vụ án hàng đầu về chủ đề này ở Hoa Kỳ, People v Collins 68 Cal 2d 319, 320 (Cal, 1968) ('People v Collins').

[261] Eggleston (n 209).

[262] Ðiều này giả định rằng trên thực tế, những 'điều' đó thật sự độc lập với nhau, một giả định không thể được đưa ra đối với mọi điều này. Thí dụ, chắc chắn sẽ có sự chồng chéo trong cuộc tấn công vào tính đáng dựa vào của bằng chứng Portelli, về việc đương đơn vẫn đứng ở các bậc thềm đàng trước, và bằng chứng của ông ta về việc đương đơn không bao giờ bị để ở một mình khi mặc áo lễ. Bỏ qua sự chồng chéo đó có thể rơi vào lỗi toán học được Tòa án Tối cao California nhận diện trong việc đảo ngược việc kết án phần lớn dựa vào bằng chứng có tính xác suất toán học trong vụ People v Collins.

[263] Xin nói với lòng tôn trọng, điều đó không hoàn toàn chính xác. Nếu trình thuật của Portelli được chấp nhận, ông ta sẽ ở chính vị trí đó.

[264] Như đã được nhấn mạnh trước đây, không có biến cố nào khác được liệt kê cho Nhà thờ Chính tòa vào chiều ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, hoặc vì vấn đề đó, ngày 23 tháng 2 năm 1997.

[265] Tất nhiên, bằng chứng của McGlone, có một khía cạnh quan trọng khác. Nếu được chấp nhận về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, thì việc này sẽ hữu hiệu làm nổ tung lý thuyết của công tố rằng thói quen gặp gỡ các giáo dân trên các bậc thềm không khai triển cho đến một thời điểm sau đó, vào năm 1997.

[266] Tòa án Tối cao trong vụ Jones v The Queen (1997) 191 CLR 439, 453 đặc biệt nói rằng đây là một phương thức suy luận hợp pháp và thích đáng.

[267] (2001) 52 NSWLR 82. Dường như quy tắc này chưa bao giờ thực sự được tuân theo ở Victoria.

[268] Theo nghĩa cổ điển, bên bào chữa đã chống đỡ điều Lord Denning mô tả là gánh nặng chứng minh 'tạm thời' hoặc 'chiến thuật' khi họ tìm cách đưa ra một nghi ngờ hợp lý về tội lỗi qua một lập luận dựa trên 'bằng chứng ngoại phạm' theo nghĩa lỏng lẻo nhất của thuật ngữ đó, nhờ đó phủ nhận cơ hội. Xem Lord Denning, 'Presumptions and Burdens' (1945) 61 Law Quarterly Report 379, 380. Giáo sư Cross đề cập đến việc 'hoán chuyển' gánh nặng chứng minh liên quan đến các vấn đề thuộc loại này như là 'có tính chiến thuật', trong yếu tính muốn gợi ý rằng bằng chứng nhằm thoả mãn 'gánh nặng tạm thời', sẽ được dẫn dắt như một vấn đề chiến thuật, chứ không phải vấn đề pháp lý. Phân tích này giống như một gánh nặng bằng chứng hiển nhiên.

[269] [1984] HCA 7; (1984) 153 CLR 521.

[270] [1989] HCA 16; (1989) 166 CLR 409.

[271] Xem thêm, R v Chai [2002] HCA 12; (2002) 76 ALJR 628, trong đó Tòa án Tối cao nhấn mạnh sự cần thiết của một tòa án phúc thẩm phải xử lý tất cả các cơ sở có thể ảnh hưởng đến bất cứ phiên xử lại nào.

[272] [2019] HCA 5.

[273] Xem cách chung, Rosemary Pattenden, Judicial Discretion and Criminal Litigation (Clarendon Press, 2nd ed, 1990) 136-8, trong đó tác giả bác học này cho rằng để cho công bằng, một thẩm phán xét xử được quyền hạn chế luật sư, trong nhiều việc khác, việc áp dụng 'các chiến thuật xét xử đáng ngờ'.

[274] Trong vụ Jago v District Court of New South Wales [1989] HCA 46; (1989) 168 CLR 23, Mason CJ đã nói đến một 'khiếm khuyết căn bản', đi đến tận 'gốc rễ của phiên tòa'. Nghĩa là, về yếu tính, cùng là một khái niệm như khái niệm mà đương đơn tranh luận dưới Cơ sở 3.

[275] Ðiều 22.

[276] Ðiều 29.

[277] Ðiều 30.

[278] Ðiều 31.

[279] [1987] HCA 31; (1987) 163 CLR 221.

[280] [1999] HCA 50; (1999) 199 CLR 40.

[281] (Gleeson CJ, Gaudron, Gummow và Callinan JJ, McHugh J không đồng ý, Kirby J không đồng ý).

[282] Bản Ghi nhớ Giải thích, Criminal Procedure Bill 2008, 78.

[283] Tôi nhận thấy có thể tìm được một hỗ trợ nào đó cho lối giải thích của ông Boyce, về các điều 210 và 217 trong Legislative Guide to the Criminal Procedure Act 2009 do Bộ Tư pháp phát hành. Ðó là một tài liệu mà ta có thể lưu ý, theo Interpretation of Legislation Act 1984, khi can dự vào một nhiệm vụ diễn giải. Sách Hướng dẫn đó đặc biệt đề cập đến điều 210 như là đã được ban hành để xác định thời điểm bắt đầu phiên xử.

[284] R v Talia [1996] VicRp 33; [1996] 1 VR 462.

[285] [1998] HCA 28; (1998) 194 CLR 355.

[286] Trong một số khía cạnh của luật pháp, nơi đòi phải có sự hiện diện, điều đôi khi được mô tả là 'sự hiện diện xây dựng' đã được coi là thoả mãn yêu cầu này. Xem, thí dụ, cuộc thảo luận về 'sự hiện diện' trong bối cảnh đồng phạm hình sự trong Peter Gillies, The Law of Criminal Complicity (Lawbook, 1980), 46. Tác giả đề cập đến vụ R v Manners [1837] EngR 247; (1837) 173 ER 349, 349, như nguồn của học thuyết 'hiện diện xây dựng', trong luật pháp Anh.

[288] Một cách tiếp cận linh hoạt hơn để lồng vào 1 điều khoản những chữ vốn không có ở đó được cho là được phản ánh trong vụ Bermingham v Corrective Services Commission of New South Wales (1988) 15 NSWLR 292 (McHugh JA). Mặt khác, một quan điểm phần nào hạn chế hơn có vẻ đã được đưa ra trong vụ R v Young (1999) 46 NSWLR 681, [11] - [16] (Spigelman CJ), DPP v Chan [2001] NSWCA 249; (2001) 52 NSWLR 56, và có lẽ, tại Tiểu bang này trong vụ Victorian Work Cover Authority v Wilson [2004] VSCA 161; (2004) 10 VR 298, [25]-[28] (Callaway JA). Xem cách chung, Dennis C Pearce và Robert S Geddes, Statutory Interpretation in Australia (LexisNexis Butterworths, 8th ed, 2014), 76.

[288] Harris (M) Ltd, Petitioners 1956 SLT 367, 368-9 (Lord Sorn).

[289] [2019] NSWCCA 156 ('Amagwula').

[290] Quan Tòa đề cập đến R v Williams [1976] 1 QB 373, 379F ('Williams'), trong đó Tòa Phúc thẩm cho rằng bị cáo có quyền từ bỏ quyền được luận tội. Trong trường hợp đó, bị cáo đã nghe bản cáo trạng được đọc, và cũng nghe một lời tuyên bố của thư ký với hiệu quả là ông ta đã không nhận tội. Tuyên bố đó thực tế không chính xác, nhưng bị cáo đã không phản đối. Tòa án nhận xét rằng 'sự khăng khăng minh nhiên nói mình không có tội bởi chính bị cáo không còn là một biện pháp bảo vệ công lý cần thiết nữa, nơi đó là lời biện hộ có chủ đích, và nơi các vụ kiện tiếp theo là chính những gì chúng đã là nếu bị cáo tự thực hiện lời lời bào chữa bằng những từ ngữ rõ ràng'.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page