Câu truyện hai người mang tên George

và biếm họa thô bạo của sự trưởng thành dân chủ

 

Câu truyện hai người mang tên George và biếm họa thô bạo của sự trưởng thành dân chủ.

Vũ Văn An

Melbourne (VietCatholic News 20-03-2019) - Tiến Sĩ George Weigel (https://denvercatholic.org/a-tale-of-two-georges) thuật lại câu truyện năm xưa về hai vị Hồng Y cùng mang tên George như tên của chính ông ta: Ðức Hồng Y Francis George của Chicago và Ðức Hồng Y George Pell của Văn Phòng Kinh Tế Tòa Thánh, nhân vụ vị sau ngồi tù:

Khi một vị giáo hoàng được bầu, các Hồng Y, những vị vừa chọn ngài, tiến vào Phòng Phép Lành trên cổng vây kín của Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Ðó là một hành trình đầy thách yhức đối với một số vị: Vào năm 2005, Ðức Hồng Y già yếu, 79 tuổi, William Baum, đã được đưa ra khỏi Nhà nguyện Sistine, qua vương cung thánh đường, và đến Phòng Phép Lành bởi vị thư ký kiêm chuyên gia cơ mật viện của ngài, là Ðức Ông Bart Smith, làm một việc khá mô phỏng theo Aeneas vác Anchises ra khỏi thành Troia như đã được Gianlorenzo Bernini điêu khắc.

Khi vị tân giáo hoàng được giới thiệu, các Hồng Y xuất hiện ở các cửa sổ bên cạnh hành lang giữa của vương cung thánh đường; Ở đó, vác vị nhận được phép lành đầu tiên của vị tân giáo hoàng trước đám đông ở Quảng trường Thánh Phêrô. Ngày 13 tháng 3 năm 2013, hai vị Hồng Y nán lại một lúc, chỉ có hai vị tại một cửa sổ sau khi Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã rút lui vào màn đêm. Họ có vẻ trầm ngâm, những người đàn ông có kinh nghiệm, ưa suy nghĩ và cầu nguyện này, cả hai đã làm việc hăng hái để cải cách các giáo phận đang gặp khó khăn của các vị. Giáo hội vừa trải qua một hình thức thoái vị giáo hoàng chưa từng có; mật nghị hội nghị vừa tự giải quyết nhanh chóng nghiêng về phía một ứng viên xa lạ với nhiều cử tri; Ðiều gì sẽ xẩy ra tiếp theo?

Một trong hai vị đó là tổng giám mục Chicago, Ðức Hồng Y Francis George, OMI, người đã qua đời năm 2015. Vị kia là bạn và đồng minh của ngài, Ðức Hồng Y George Pell, sau đó là tổng giám mục Sydney, sau này là quản trị viên tài chánh chính của Vatican. Vài năm trước đó, Ðức Hồng Y George đã gây sốc cho các linh mục ở Chicago khi, gần như vô tình, cho rằng trong khi ngài chết ở trên giường, thì người kế vị của ngài sẽ chết trong tù và người kế vị của vị này sẽ bị xử tử tại quảng trường - sau đó, như Giáo hội đã từng làm như vậy thường xuyên trong quá khứ, người kế vị của vị tử đạo sẽ giúp nhặt nhạnh các mảnh vụn của nền văn minh đổ vỡ để bắt đầu lại từ đầu. Có vẻ như không chắc là, vào đêm ngày 13 tháng 3 năm 2013, Ðức Hồng Y George đã nghĩ rằng kịch bản giả tưởng của mình sẽ được tăng tốc một cách đáng kể, chỉ có điều khác là người bạn bên cạnh ngài sẽ là người ngồi tù. Và Ðức Hồng Y Pell sẽ ở trong tù, không phải để bảo vệ sự sống hay tự do tôn giáo, mà vì một lời kết tội gian ác dựa trên những cáo buộc lạm dụng tình dục không được chứng minh mà một bồi thẩm đoàn đã được chỉ cho xem không thể nào xảy ra được.

Như nhà xã hội học Peter Rossi đã từng nói, có nhiều điều trớ trêu trong vụ này.

Chúng ta có thể hy vọng và chúng ta nên cầu nguyện - một cách mãnh liệt - để việc kết tội Ðức Hồng Y Pell được đảo ngược ở tòa kháng án. Nếu nó không bị đảo ngược, Ðức Hồng Y vô tội sẽ trở thành một nhà truyền giáo trong nhà tù và là nhân chứng cho Chúa Kitô sau song sắt. Công lý Úc, mặt khác, sẽ phải chịu một đòn chí tử mà còn lâu mới phục hồi được. Và những người hữu lý sẽ tự hỏi liệu có còn an toàn hay không để kinh doanh hoặc đi du lịch ở một quốc gia nơi các phương tiện truyền thông gây sốt và những người cuồng tín duy thế tục có khả năng bóp méo diễn trình pháp lý, biến nó thành một biếm họa thô bạo của sự trưởng thành dân chủ.

Nhưng nếu kháng án thành công - như nó phải như thế, dựa trên bất cứ lý do hữu lý nào, và nếu những chữ "không còn nghi ngờ hợp lý" có một ý nghĩa bất cứ nào đó tại tòa án Úc - cuộc tấn công vào Giáo hội và các nhà lãnh đạo của nó sẽ tiếp tục. Vấn đề lạm dụng tình dục giáo sĩ đã được vũ khí hóa. Và vũ khí đó đang được sử dụng, không phải để đối phó với những tội lỗi ghê tởm và tội ác đang kêu thấu trời, mà là để giải quyết tất cả các loại điểm số khác, thuộc giáo hội, chính trị, và, trong trường hợp của Ðức Hồng Y Pell, thuộc tài chính, vì các hành vi đồi bại mà Ðức Hồng Y đã phơi bày.

Sự gia tốc dự đoán của Ðức Hồng Y George về các Hồng Y trong tù cũng nên làm cho những ai đổ lỗi cuộc khủng hoảng lạm dụng lên đầu giáo sĩ trị hãy tạm dừng chân lại. Chủ nghĩa giáo sĩ trị - sự lạm dụng tà ác lòng tôn trọng mà các vị trong các Chức Thánh có quyền được hưởng vì thánh chức thiêng liêng của họ; Nó không gây ra việc đó. Giống như tội danh lạm dụng, mỹ từ giáo sĩ trị đã bị vũ khí hóa bởi các kẻ thù của Giáo Hội, đến nỗi khó cho bất cứ giáo sĩ Công Giáo nào bị buộc tội sai trái nhận được một cuộc xử công bằng hoặc một phiên tòa công bằng. Bầu không khí công cộng đầy hằn học xuất hiện nguyên hình ở Úc bất cứ khi nào những chữ "George Pell" được nói đến, đã không được cải thiện bởi các nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội, ở Rôma và các nơi khác, chỉ biết đổ lỗi việc lạm dụng cho chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Từ trạm nghỉ hiện nay trong Hiệp thông các thánh, tôi hoàn toàn chắc chắn việc Ðức Hồng Y Francis George đang cầu bầu cho Ðức Hồng Y George Pell, và cho sự minh oan bởi các thẩm phán sẽ nghe lời kháng cáo của vị Hồng Y người Úc - cho dù vị Hồng Y người Mỹ hối tiếc đã nhìn trước quá xa.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page