Giám mục Pháp và lý thuyết về giới:

Một người cha và một người mẹ

 

Giám mục Pháp và lý thuyết về giới: Một người cha và một người mẹ.

Ngọc Yến

Reims (Vat. 27-02-2019) - Ðức cha Bruno Feillet, Giám mục phụ tá Reims, Chủ tịch Hội đồng Gia đình và Xã hội, thay mặt Hội đồng Giám mục Pháp can thiệp phản đối điểm tu chính được hội đồng quốc gia phê chuẩn; trong đó quy định bãi bỏ, từ các hình thức giáo dục công cộng, về các thuật ngữ "cha" và "mẹ" thay thế chúng bằng "cha mẹ 1" và "cha mẹ 2".

Ðức cha Bruno Feillet nói: "một lần nữa, chúng ta thấy nỗ lực của quốc hội, với lý do thống nhất các thủ tục hành chính, phân rẽ thực tại gia đình".

Ðức cha nhấn mạnh: "Không có gì là không quan trọng đến một đứa trẻ, thậm chí thông qua các mẫu khai hành chính liên quan đến một người cha và một người mẹ. Hồ sơ của "cha" và "mẹ" cho phép mỗi người định hướng bản thân trong các thế hệ sau".

Chủ tịch hội đồng gia đình và xã hội cho biết đây là "sự vô cảm hành chính" đối với cuộc sống gia đình. Ðó là "hình đại diện" của lý thuyết giới sẽ dẫn đến việc cha mẹ có cùng giới tính hoặc khác giới. Hơn nữa, không có gia đình nào, kể cả số ít có hai người lớn cùng giới tính, một người được giới thiệu là phụ huynh một và phụ huynh hai. Cuối cùng chúng ta nên tự hỏi ai sẽ là số một và ai là số hai giữa họ? Và trong trường hợp ly hôn, liệu số hai có trở thành số một? Chúng tôi thấy nực cười của việc sửa đổi này".

Tại hội nghị quốc gia, dự luật mới "vì một trường phái tin cậy" đang được thảo luận trong những tuần gần đây, trong đó các dân biểu Pháp đã bỏ phiếu cho điểm tu chính gây tranh cãi này. Ông Valérie Petit, dân biểu của République en Marche giải thích: "Mục đích của quy tắc là mở cửa cho các gia đình cha mẹ đồng tính, đưa vào luật sự đa dạng gia đình".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia, ông Jean-Michel Blanquer, và dân biểu Anne-Christine Lang, cả hai đều phản đối, không nên đưa điều khoản này vào việc sửa đổi luật, đây là điều tiêu cực. Trong số các mục tiêu của dự thảo luật, người ta dễ dàng tìm thấy thuật ngữ "gia đình" được thay thế bằng cụm từ "người chăm sóc trẻ".

Ngoài ra dự luật còn đưa ra những điều khác như "đảm bảo kiến thức cơ bản cho tất cả mọi người, giáo dục bắt buộc từ ba tuổi, đổi mới để thích ứng với nhu cầu của các vùng lãnh thổ, cải thiện quản lý nguồn nhân lực, đơn giản hóa hệ thống giáo dục để phát triển trường học".

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page