Ngày Quốc tế trẻ em gái
Ngày Quốc tế trẻ em gái.
Ngọc Yến
Vatican (Vat. 11-10-2018) - Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới có 1.1 tỷ trẻ em gái. Mục tiêu phát triển bền vững số 5 "Ðạt đến sự bình đẳng giới qua việc giải phóng phụ nữ và trẻ nữ". Cũng liên quan đến phụ nữ và trẻ nữ cần phải xem xét đến những thiệt thòi và phân biệt đối xử mà họ phải chịu mỗi ngày. Do đó vấn đề này xứng đáng được các chính sách và chương trình của các quốc gia chú ý đến và phải có mục tiêu cụ thể.
Hàng năm Liên Hiệp Quốc dành ngày 11 tháng 10 là một ngày đặc biệt cho các trẻ em nữ; nhằm tìm cách cải thiện điều kiện sống của các em trong các gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng phải hiểu là sự thiếu hụt về con số thống kê cũng như thiếu phân tích một cách có hệ thống thích hợp về các em chưa được thực hiện tốt.
Thông qua Nghị Quyết 66/170 ngày 19 tháng 12 năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã quyết định thành lập ngày này với mục đích tập trung sự chú ý đến quyền của những người bé nhỏ nhất và đến sự cần thiết thúc đẩy việc giải phóng cho các em.
Ðiều kiện đặc biệt của các trẻ nữ bao gồm trong các tiềm năng mà các em có được; và nếu các em được hổ trợ đầy đủ thời niên thiếu các em sẽ có thể trở thành những phụ nữ, công nhân, bà mẹ, doanh nhân, lãnh đạo... Ðây là một sự đầu tư thực sự đúng đắn cho tương lai. Bởi vì một nữa của phần thế giới này có thể là đối tác bình đẳng trong việc đối phó với sự biến đổi khí hậu, xung đột chính trị, tăng trưởng kinh tế, phòng ngừa dịch bệnh và tính bền vững toàn cầu.
Tiến độ về những vấn đề này đã được xem xét trong 15 năm qua. Trong năm 2015, các bé gái dưới mười tuổi, so với các thế hệ trước, có nhiều cơ hội ghi danh vào trường tiểu học và được chích ngừa các loại bệnh chính, và các vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe được quan tâm hơn.
Tuy nhiên, việc đầu tư cho thế hệ này liên quan đến đời sống chỉ cho thấy là vẫn còn thiếu. Cần phải quan tâm đến chất lượng giáo dục cho các em đang theo học ở các trường trung học và cao hơn nữa. Hơn nữa cần phải xem xét đến việc kết hôn sớm của các em, bệnh lan truyền qua đường tình dục, vấn đề bạo lực.