Câu chuyện của những người

được nhận giải thưởng IMO

 

Câu chuyện của những người được nhận giải thưởng IMO.

Ngọc Yến - Vatican

London (Vat. 28-09-2018) - Trong năm 2018, Zhong Haifeng, người Trung Quốc, được xem là một vị anh hùng của thời đại. Ông là một người như bất kỳ người nào khác sống và làm việc tại Trung Quốc; nhưng ông trở nên nổi tiếng vì đã có hành vi dũng cảm cứu những người bị mắc kẹt dưới nước có nguy cơ bị thiệt mạng. Và gần 80 năm trước, năm 1940, trong chiến tranh thế giới thứ II Salvatore Todaro, một sĩ quan chỉ huy một con tàu, cũng đã có hành vi dũng cảm, đầy tình người như vậy. Ðó là sau khi đánh chìm một con tàu của đối phương, Salvatore Todaro đã cứu đoàn thủy thủ của họ.

Hai câu chuyện, một trong thời bình và một trong thời chiến, khi nghe kể lại người nghe cảm thấy như trong một bộ phim nhưng điều này đã diễn ra trong thực tế. Hai câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt đối với IMO, một Tổ chức hàng hải quốc tế nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thông qua Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải Quốc tế, trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Chủ đề của World Maritime Day, nghĩa là Ngày thế giới hàng hải năm 2018 là "IMO 70 năm: Di sản của chúng ta - Hàng hải tốt hơn cho một tương lai tốt đẹp hơn". và hơn bao giờ hết trong năm nay biển là trung tâm của sự phản ánh từ các quan điểm của địa lý chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Vụ đắm tàu là hậu quả của sự va chạm giữa hai con tàu tại cảng Quảng Châu, Trung Quốc, ngày 27 tháng 11 năm 2017. Zhong phụ trách việc tìm kiếm không mấy hy vọng những người sống sót trên biển. Sau 36 giờ lặn đi lặn lại đội cứu hộ của ông đã tìm thấy sáu người bị mắc kẹt trong khoang tàu. Sau đó ông hướng dẫn nhóm của ông cung cấp oxy và nói chuyện với những người sống sót bị mắc kẹt để trấn an họ. Sau đó, ông vào khoang bên cạnh cùng với một đồng đội mang theo thiết bị lặn cho những tù nhân ở thân tàu.

Vào ngày 28 tháng 11 năm 2017, Zhong đã lặn xuống nước sáu lần. Mặc dù ông đã cảm thấy rất mệt mỏi nhưng ông vẫn cẩn thận dạy cho những người sống sót cách mặc và sử dụng thiết bị lặn và sau đó cứu ba người đàn ông chỉ trong vòng một giờ. Người đàn ông Trung Quốc này sẽ nhận được giải thưởng của IMO trong năm 2018; đây là giải thưởng mà mỗi năm tổ chức hàng hải quốc tế của Liên Hiệp Quốc trao cho những người có hành động can đảm trên biển. Một nhóm thẩm phán quyết định rằng việc giải cứu xứng đáng được công nhận ở một vị trí cao nhất. Ðây là quyết định được Hội đồng IMO phê duyệt tại London vào đầu tháng 7 năm 2018.

Một câu chuyện khác là của Salvatore Todaro, thuyền trưởng tàu ngầm Cappellini, trong cuộc chiến với tàu Bỉ mang tên Kabalo. Tàu của Bỉ bị đánh trúng và nhanh chóng bị thủy thủ đoàn bỏ rơi. Tàu ngầm Ý đang tiếp cận để quyết đánh chìm tàu đối phương, nhưng những người của Cappellini nhận ra rằng có năm người đàn ông đang ở trong nước. Vì vậy, ngay lập tức họ tìm cách cứu họ. Vị chỉ huy Todaro nói chuyện với đội trưởng Bỉ và hỏi về các điều kiện của những người bị đắm tàu, cuối cùng, trước sự ngạc nhiên của kẻ thù ông cho kéo chiếc thuyền đến bờ biển gần nhất .

Sau một ngày tăng tốc độ, Todaro đưa lên tàu tất cả 26 thủy thủ của tàu Bỉ. Ông đưa họ vào trong trong tàu và trực chỉ về phía bắc, hướng về phía quần đảo Bồ Ðào Nha của Azores. Ông đến đây vào lúc bình minh vào ngày 19 tháng 10 năm 1940, tại vịnh nhỏ của Santa Maria. Tại thời điểm lên bờ, thay mặt cho tất cả mọi người, trung úy Bỉ Caudron cảm ơn vị chỉ huy người Ý và xin được biết tên của ông. Todaro trả lời rằng ông được gọi là Salvatore Bruno và khiêm tốn không nói về thân thế dòng tộc của mình.

Sau đó vị chỉ huy Todaro bị chỉ trích mạnh mẽ về hành vi của mình, vì bị coi là không phù hợp với những đòi hỏi của một cuộc chiến. Tuy nhiên, chính ông đã trả lời rằng đối với ông không thể bỏ rơi một người nào trong khi đang thi hành sứ mệnh.

Câu chuyện của Todaro không phải là câu chuyện duy nhất giải cứu những kẻ thù bị đắm tàu biển. Trong thực tế trong những năm đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai không có hỗ trợ cho những người sống sót, những nạn nhân của cuộc chiến thường không được trợ giúp và giải cứu. Hơn nữa, thực tế là, những hành vi anh hùng này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, do điều kiện thời tiết và tình hình căng thẳng liên quan đến trận chiến.

Cả ông Zhong và viên sĩ quan Todaro trong nhiều năm và ở trong những bối cảnh khác nhau đều viết những trang đầy ý nghĩa thể hiện tình người của những ai thường xuyên tiếp xúc với biển, làm việc trên biển: cứu người trong điều kiện khó khăn.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page