Thiên Chúa ban Mười Lời
vì Ngài muốn đối thoại với chúng ta
Thiên Chúa ban Mười Lời vì Ngài muốn đối thoại với chúng ta.
Vatican (Vat. 20-06-2018) - Thiên Chúa không ra lệnh, nhưng muốn đối thoại với chúng ta. Vì thế Ngài ban "Mười Lời" cho con người là các con cái Ngài. Thánh Kinh Do thái gọi là "Mười Lời", tuy chúng có hình thái các giới răn. Thế giới cần sự săn sóc chứ không cần chủ trương vụ luật lệ. Thế giới cần các ki tô hữu với trái tim của những người con.
Ðức Thánh Cha Phanxi cô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần 20 tháng 6 năm 2018. Trong số hàng trăm đoàn hành hương cũng có một nhóm 4 linh mục và 34 tín hữu giáo phận Xuân Lộc Việt Nam và một số tín hữu đến từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Mở đầu bài huấn đụ Ðức Thánh Cha nói: buổi tiếp kiến này gồm hai phần: phần đầu trong đại thính đường Phaolô VI nơi có 200 bệnh nhân theo dõi trên màn truyền hình khổng lồ. Chúng ta tất cả làm thành một cộng đoàn. Chúng ta hãy chào mừng họ với một tràng pháo tay. Trước đó khi chào các bệnh nhân trong đại thính đường Ðức Thánh Cha đã cám ơn chuyến viếng thăm của họ và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài. Ðức Thánh Cha đã cùng họ đoc kinh Kính Mừng rồi ngài ban phép lành cho họ.
Tại quảng trường trong bài huấn dụ ngài đã khai triển đề tài Mười Ðiều Răn. Ðức Thánh Cha nói: Thứ tư tuần trước (13-06-2018) chúng ta đã bắt đầu loạt bài giáo lý mới về các điều răn. Chúng ta đã thấy rằng Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật, nhưng để kiện toàn chúng. Nhưng chúng ta phải hiểu viễn tượng này nhiều hơn.
Ðức Thánh Cha nói:
NELLA BIBBIA
Trong Thánh Kinh các giới răn không sống cho chính chúng, nhưng là phần của một tương quan, một liên hệ. Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật, nhưng để thành toàn chúng. Và có tương quan của Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Ở đầu chương 20 sách Xuất Hành chúng ta đọc - và điều này quan trọng - : "Thiên Chúa phán các lời này" (c. 1).
Xem ra là một mở đầu như một mở đầu khác, nhưng không có gì trong Thánh Kinh là tầm thường cả. Văn bản không nói: "Ðây là các giới răn", nhưng "đây là các lời". Truyền thống do thái sẽ luôn luôn gọi là "Mười Lời". Và từ "Decalogo" muốn nói lên điều này. Tuy chúng có hình thái của luật lệ, một cách khách quan chúng là các luật lệ. Như vậy tại sao tác giả thánh lại dùng ở đây từ "mười lời" chứ không phải "mười điều răn"?
Có sự khác biệt nào giữa một điều răn và một lời nói? Ðiều răn là một thông truyền không đòi hỏi đối thoại. Lời, trái lại, là một phương tiện nòng cốt của tương quan như đối thoại. Thiên Chúa Cha tạo dựng bằng lời nói của Ngài, và Con Ngài là Ngôi Lời nhập thể. Tình yêu được nuôi dưỡng bẳng các lời nói, việc giáo dục hay cộng tác cũng thế. Hai người không yêu thương nhau, thì không thông truyền được. Khi có ai nói với con tim của chúng ta, sự cô đơn kết thúc. Nhận một lời ta thông truyền, và các giới răn là các lời của Thiên Chúa: Thiên Chúa thông truyền trong mười Lời này và chờ đợi câu trả lời của chúng ta.
Nhận một lệnh thì khác, nhận ra môt ai đó tìm nói với chúng ta thì khác. "Một cuộc đối thoại thì hơn là sự thông truyền một sự thực rất nhiều. Tôi có thể nói với anh chị em: " Hôm nay là ngày cuối cùng của mùa xuân - mùa xuân nóng bức chúng ta đã có rồi.. Nhưng hôm nay là ngày cuối cùng: đây là môt sự thật, chứ không phải là một cuộc đối thoại. Nhưng nếu tôi nói: "Anh chị em nghĩ gì về mùa xuân này?, thì tôi bắt đầu một cuộc đối thoại. Các giới răn là một cuộc đối thoại.
"Việc truyền thống được thực hiện cho sự thỏa mãn nói, và cho thiện ích cụ thể được thông truyền giữa những người yêu thương nhau qua các lời nói. Nó là một thiện ích không hệ tại các sự vật, nhưng trong chính các bản vị trao ban cho nhau trong đối thoại" (Evangelii gaudium, 142). Nhưng sự khác biệt này không phải là một điều giả tạo. Chúng ta hãy xem điều gì đã xảy ra ban đầu. Kẻ cám dỗ muốn đánh lừa người nam và người nữ về điểm này: nó muốn thuyết phục họ rằng Thiên Chúa đã cấm họ ăn trái cây sự thiện sự ác để thống trị họ. Thách đố chính là đó: điều luật đầu tiên mà Thiên Chúa ban cho con người là việc áp đặt của một kẻ chuyên chế cấm đoán và bắt buộc, hay nó là sự sốt sắng của một người cha đang săn sóc các con nhỏ của mình và che chở chúng khỏi sự tự hủy? Nó là một lời hay một lệnh truyền? Sự dối trá tệ hại nhất trong các dối trá là điều con rắn nói với bà Eva, đó là gợi ý về một Thiên Chúa ghen tương: "Không đâu, Thiên Chúa ghen tức với quý vị" -một thiên chúa chiếm hữu - "Thiên Chúa không muốn cho quý vị tự do" . Các sự kiện chứng minh một cách thê thảm rằng con rắn đã nói dối (x. St 2,16-17; 3,4-5), nó đã làm cho tin rằng một lời yêu thương là một mệnh lệnh.
Ðức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Con người đứng trước hai ngã đường này: Thiên Chúa áp đặt các điều hay săn sóc tôi?
Các giới răn của Ngài chỉ là một luật lệ hay chứa đựng một lời lo lắng cho tôi? Thiên Chúa là ông chủ hay là Cha? Anh chị em nghĩ sao? Thiên Chúa là ông chủ hay là Cha? Anh chị em nghĩ sao? Tín hữu trả lời "là Cha". Ðức Thánh Cha nói: nghe không rõ - Mọi người trả lời lớn hơn: "là Cha". Ðức Thánh Cha nói nghe chả rõ gì cả. Tín hữu la to hơn nữa "là Cha". Thiên Chúa là Cha. Anh chị em đừng bao giờ quên điều này. Cả trong những lúc tồi tệ nhất hãy nhớ rằng anh chị em có một người Cha yêu thương tất cả mọi người chúng ta. Chúng ta là các thần dân hay là con cái? Tín hữu trả lời; "con cái". Ðức Thánh Cha nói: hôm nay nghe chẳng rõ gì cả. Tín hữu trả lời to hơn "là con cái". Ðức Thánh Cha nói thêm: cuộc chiến đấu bên trong và bên ngoài này liên tục: chúng ta phải lựa chọn hàng ngàn lần giữa một tâm thức của nô lệ hay một tâm thức của con cái.
Các giới răn của Ngài chỉ là một luật lê hay chứa đựng một lời lo lắng cho tôi? Thiên Chúa là ông chủ hay là Cha? Chúng ta là các thần dân hay là con cái? Cuộc chiến đấu bên trong và bên ngoài này liên tục: chúng ta phải lựa chọn hàng ngàn lần giữa một tâm thức của nô lệ hay một tâm thức của con cái. Ðiều luật là của ông chủ, lời là của Chúa Cha.
Chúa Thánh Thần là một Thần Khí của con cái, là Thần Khí của Chúa Kitô. Một tinh thần nô lệ chỉ có thể chấp nhận Luật Lệ một cách áp bức, và có thể làm nảy sinh ra hai kết quả trái ngược nhau: một cuộc sống gồm các nhiệm vụ và bắt buộc, hay một phản ứng bạo lực khước từ. Toàn Kitô giáo là việc từ chữ của Lề Luật bước sang Thần Khí ban sự sống (x. 2 Cr 3,6-17). Chúa Giê su là Ngôi Lời của Thiên Chúa Cha, Ngài không phải là sự kết án của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã đến để cứu rỗi, với Lời của Ngài chứ không phải để kết án chúng ta.
Người ta thấy khi một người nam hay một người nữ đã sống bước vượt qua này hay không. Người ta nhận ra nếu một kitô hữu lý luận như con cái hay như nô lệ. Và chính chúng ta cũng nhớ rằng các nhà giáo dục của chúng ta lo lắng cho chúng ta như cha mẹ, hay chỉ áp đặt luật lệ trên chúng ta. Các giới răn là con đường dẫn tới sự tự do, bởi vì nó là lời của Thiên Chúa Cha khiến cho chúng ta được tự do trên con đường này.
Thế giới không cần chủ trương vụ luật lệ. Nó cần các kitô hữu với trái tim của con cái. Thế giới cần các kitô hữu với trái tim của người con. Xin anh chị em đứng quền điều đó. Xin cám ơn.
Ðức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau. Trong số các nhóm nói tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các tín hữu Haiti, các bạn trẻ Chablais, các tín hữu Thụy Sĩ và Noumea bên Tân Caledonia, cũng như các tín hữu Brieuc do Ðức Cha Denis Moutel hướng dẫn.
Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Thụy Ðiển, Thụy sĩ, Ghana, Ấn Ðộ, Indonedia, Malaysia và Hoa Kỳ, cũng như Ðức, ngài xin mọi người cầu nguyện cho chuyến hành hương đại kết của ngài tại Genève vào ngày 21 tháng 6 năm 2018.
Trong các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha ngài chào các đoàn hành hương đến từ giáo xứ Ðức Bà Medianeira Paraná. Ngài khích lệ mọi người hãy sống với tinh thần con cái Chúa chứ không như nô lệ.
Trong các đoàn hành hương nói tiếng Ba Lan, Ðức Thánh Cha đặc biệt chào nhóm bạn trẻ đi tầu Dar Mlodziezy chu du thế giới trước khi đến Panama tham dự ngày quốc tế giới trẻ vào tháng giêng năm 2019. Ðức Thánh Cha cũng chào tín hữu tổng giáo phận Szczecin-Kamien do Ðức Tổng Giám Mục Andrea Dziega hướng dẫn đem theo các triều thiên giáo hoàng sẽ được đội cho tượng Ðức Bà Czestochowwa trong nhà thờ chính tòa thánh Gioan Tẩy Giả.
Trong số đông đảo các đoàn hành hương Italia, ngài chào các cha dòng Vinh Sơn, tín hữu giáo xứ thánh Girolamo in Este với một nhóm trẻ em Cernobyl, các cặp vợ chồng giáo phận San Marino-Montefeltro do Ðức Cha Andrea Turazzi tháp tùng. Bên cạnh đó là nhóm hành hương của nhà thương nhi đồng Firenze, hiệp hội chống teo cơ bắp Italia, các ca đoàn tham dự Ðại hội thánh ca quốc tế Roma, ban nhạc Mgenta và các nghệ sĩ đoàn xiệc Rony Roller. Các nghệ sĩ đã trình diễn vài màn giúp vui. Ðức Thánh Cha nói nghệ thuật với nhiều thao luyện cần thiết mỗi ngày giúp con người hiểu vẻ đẹp và gặp gỡ nhau cùng nhau nâng tâm hồn lên Chúa. Ngài đã chụp hình lưu niệm với các nghệ sĩ. Ðức Thánh Cha cầu chúc chuyến hành hương viếng mộ hai thánh Tông Ðồ củng cố niềm tin nơi Chúa Kitô và Giáo Hội.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, Ðức Thánh Cha nhắc cho biết tháng Sáu là thánh kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trái Tim Thương Xót Chúa dậy cho chúng ta biết yêu thương không đòi hỏi đáp trả. Xin Thánh Tâm Chúa gìn giữ nâng đỡ mọi người trong những lúc khó khăn nhất. Ðức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho ngài và cho các linh mục.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Ðức Thánh Cha ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải
(Vatican News)