Kitô hữu cầu nguyện cho kẻ thù

và yêu thương họ

 

Kitô hữu cầu nguyện cho kẻ thù và yêu thương họ.

Vatican (Rei 19-06-2018) - "Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con": đó là "mầu nhiệm" mà các Kitô hữu phải sống để trở nên hoàn hảo như Cha. Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điều này trong bài giảng Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng thứ Ba 19 tháng 06 năm 2018.

Tha thứ, cầu nguyện, yêu thương những người "muốn tiêu diệt chúng ta", yêu kẻ thù của chúng ta: chỉ có Lời của Chúa Giêsu mới có thể làm cho chúng ta thực hiện những điều này. Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đọc lại chương 5, câu 43, của Tin Mừng Matthêu và Ngài thừa nhận khó khăn của con người khi tuân theo mẫu gương của Cha trên trời, người có một tình yêu "phổ quát". Ðiều này mang đến cho Kitô hữu một thách thức, vì thế Kitô hữu cần phải cầu khẩn Thiên Chúa "ân sủng" để "biết" "chúc lành cho kẻ thù" và dấn thân yêu thương họ.

Chúng ta tha thứ để được thứ tha

Ðức Thánh Cha nói: "Chúng ta hiểu rằng chúng ta phải tha thứ cho kẻ thù của chúng ta", "chúng ta nói điều đó mỗi ngày trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa tha thứ như chúng ta tha thứ: đó là một điều kiện ...", ngay cả khi không dễ dàng. Vì vậy, chúng ta cũng phải "cầu nguyện cho người khác", cho "những người gây khó khăn cho chúng ta", "điều đó đưa chúng ta đến thử thách đó là: điều này khó, nhưng chúng ta thực hiện nó. Hoặc ít ra, chúng ta đã có thể thực hiện điều này".

Nhưng cầu nguyện cho những ai muốn tiêu diệt tôi, cho các kẻ thù, bởi vì Chúa chúc lành cho họ: điều này thực sự khó hiểu. Chúng ta hãy nghĩ về thế kỷ trước, các Kitô hữu nghèo ở Nga đã bị gửi đến Siberia, họ đã chết vì lạnh chỉ vì họ là Kitô hữu: và họ phải cầu nguyện cho kẻ hành quyết đã gửi họ đến đó? Nhưng tại sao? Và nhiều người đã làm điều đó: họ đã cầu nguyện. Chúng ta hãy nghĩ đến Auschwitz và các trại tập trung khác: họ phải cầu nguyện cho nhà độc tài này, người muốn một chủng tộc không pha tạp, và giết người không một chút do dự, và cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài chúc lành cho họ! Và nhiều người đã làm điều đó.

Học luận lý của Chúa Giêsu và của các vị tử đạo

Ðó là "luận lý khó" của Chúa Giêsu, trong Tin Mừng, luận lý này được chứa đựng trong lời cầu nguyện và trong lời biện hộ trên Thánh Giá cho những những kẻ "giết Ngài": "xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết họ làm". Chúa Giêsu xin tha thứ cho họ, điều này cũng được thánh Stephano thực hiện.

Nhưng khoảng cách là rất xa, một khoảng cách vô tận giữa chúng ta đến nỗi chúng ta không tha thứ cho những điều nhỏ nhặt, và điều này mà Chúa yêu cầu chúng ta và trong đó Ngài đã cho chúng ta một ví dụ: tha thứ cho những người cố gắng tiêu diệt chúng ta. Trong các gia đình đôi khi rất khó tha thứ cho vợ/chồng sau một số tranh chấp, hoặc tha thứ cho mẹ chồng, cũng vậy: nó không dễ dàng. Người con trai xin cha tha thứ cho mình, không dễ dàng. Nhưng tha thứ cho những người đang giết bạn, những người muốn loại trừ bạn ... Không chỉ tha thứ: cầu nguyện cho họ, để Chúa giữ gìn họ! Hơn nữa: yêu họ. Chỉ có Lời Chúa mới có thể giải thích điều này. Và Ðức Thánh Cha nói: "Tôi không thể đi thêm nữa".

Xin ơn để trở nên hoàn thiện như Cha

Ðức Thánh Cha nhấn mạnh: "Bởi vậy đây là một "ân huệ" cần phải xin để "hiểu mầu nhiệm này của Kitô giáo và trở nên hoàn thiện như Cha, là Ðấng đã trao ban tất cả điều tốt lành cho người tốt và kẻ xấu". Và Ðức Thánh Cha kết luận: "Ðiều này sẽ làm chúng ta dễ chịu khi nghĩ đến kẻ thù của chúng ta, "Tôi tin tất cả chúng ta đều có".

Hôm nay, nghĩ về kẻ thù sẽ làm chúng ta dễ chịu - tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có ai đó - một người đã làm tổn thương chúng ta, một người muốn làm tổn thương chúng ta hoặc người tìm cách làm tổn thương chúng ta: về điều này, lời cầu nguyện của mafia là: "Bạn sẽ trả tiền cho tôi". Lời cầu nguyện Kitô giáo là: "Lạy Chúa, xin ban cho họ phúc lành của Chúa và dạy con yêu họ". Hãy nghĩ về một ai đó: tất cả chúng ta đều có. Chúng ta nghĩ về người đó. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để yêu họ. (Rei 19-6-2018)

 

Ngọc Yến

(Vatican News)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page