Basaglia châu Phi,

người đã có cái nhìn tích cực về bệnh tâm thần

 

Basaglia châu Phi, người đã có cái nhìn tích cực về bệnh tâm thần.

Châu Phi (L'Osservatore Romano 08-05-2018; Vat. 4-06-2018) - Câu chuyện nói về Grégoire nhưng ông được biết đến và được gọi là "Basaglia châu Phi", vì ông đã nhận được giải thưởng Basaglia vào năm 1998, một giải thưởng dành cho những ai có những hoạt động tích cực hướng đến bệnh nhân tâm thần. Hình ảnh mạnh mẽ và nổi tiếng nhất của ông là khi ông xuất hiện trước công chúng với một sợi dây xích rỉ sét quấn quanh cổ và kể với mọi người cách ông đã tháo bỏ nó khỏi cơ thể của một bệnh nhân tâm thần bị cầm tù bởi chính gia đình như thế nào. Một lần, tại quảng trường thánh Phêrô, thậm chí ông cũng đã tỏ điều này cho Ðức Thánh Cha Benedict XVI.

Không phải ngẫu nhiên mà công việc của ông được dâng kính thánh Camillo de Lellis, vị thánh coi những người bệnh là "học trò và trái tim Chúa". Ðối với Grégoire, bệnh nhân tâm thần là "những người bé mọn nhất trong những người bé mọn" mà ông đã chọn để dấn thân sống theo lời dạy của Tin Mừng.

Không phải là thầy thuốc, bác sĩ nhưng chính ông là người đã giải thoát hàng ngàn người bị bệnh tâm thần, thường bị cầm tù, bị sự thờ ơ của người thân ra khỏi nỗi đau khổ khốn cùng của họ. Ông làm điều này không dễ dàng bởi vì trước hết ông phải chiến đấu với não trạng truyền thống châu Phi, thuyết phục người dân rằng bệnh tâm thần là một căn bệnh có thể chữa trị được, rằng nó không phải là một lời chúc dữ của thần, do phù thủy hay hành động của ma quỷ. Ðiều quan trọng nhất đối với bệnh nhân tâm thần là họ cần được lắng nghe và điều trị hiệu quả và không thể họ ở một mình và thậm chí bị xiềng xích.

Bước ngoặt trong cuộc đời ông ta xảy ra vào năm 1982

Trong vài năm, ông sống với vợ và con ở Bouaké, trước tiên làm thợ sửa xe và sau đó là tài xế taxi. Nhưng công việc của ông không được thuận lợi, ông phải sống ở vỉa hè. Trong sự tuyệt vọng, ông gặp một nhà truyền giáo người Pháp mời ông tham gia một cuộc hành hương đến Ðất Thánh. Ở đây phép lạ xảy ra, một sự biến đổi thực sự. Trở lại Bờ Biển Ngà, ông quyết định cống hiến cuộc sống cho người nghèo và bắt đầu hướng đến các bệnh nhân ở trong bệnh viện và các tù nhân.

Một ngày kia, ông gặp một người đàn ông trong tình trạng quần áo không đầy đủ, đang tuyệt vọng lục lọi trong một bãi rác để tìm thứ gì đó để ăn. Grégoire nhận ra ngay lập tức anh ta là một người bệnh tâm thần. Thực tế, ở châu Phi, rất dễ nhìn thấy những người này trên những con đường. Từ đó ông quyết định thiết lập một nơi đón tiếp những người bệnh này. Ông đã tìm được một căn tin của bệnh viện bị bỏ hoang làm nơi đón tiếp họ. Và như thế trung tâm Camillo được khai sinh. Ðầu tiên trung tâm tiếp nhận các bệnh nhân tâm thần nữ và chỉ trong vài năm đã được mở rộng và khánh thành vào năm 1994. Ngày nay, từ một trung tâm đã phát triển thành mười trung tâm, kèm theo sáu trung tâm tái hòa nhập. Trong 25 năm, Grégoire, vợ ông và các cộng tác viên đã hỗ trợ 60 nghìn bệnh nhân tâm thần, mở rộng hoạt động ở bốn nước: ngoài Bờ Biển Ngà, trung tâm Camillo còn hiện diện ở Benin, Togo và Burkina Faso.

Cũng trong năm 1994, Chúa nhật Lễ Lá, một bước ngoặt khác đã diễn ra: Grégoire đã được báo cho biết rằng trong một ngôi làng không xa Bouaké có một bệnh nhân đang ở với gia đình. Ðó là một thanh niên khoảng 20 tuổi. Grégoire tìm thấy anh ta bị xích dưới đất trong một túp lều, sợi dây đã dích vào thịt gây ra nhiều vết thương. Cùng với một nữ tu y tá Grégoire đã thuyết phục cha mẹ chàng trai giải thoát anh. Tuy nhiên, một vài tuần sau, thanh niên chết do nhiễm trùng. Từ hoàn cảnh đau khổ này của người thanh niên Grégoire có thêm một kinh nghiệm về một bi kịch mới trong một chuỗi các bi kịch: trong thế giới đầy đau khổ của bệnh nhân tâm thần có những người bị gia đình bỏ rơi. Kể từ đó ông và các cộng tác viên đi từ làng này sang làng khác để tìm kiếm những bệnh nhân có hoàn cảnh đáng thương và tìm cách giải thoát họ. Ông và các người bạn đã giải phóng khoảng một ngàn người.

Ðiểm nổi bật của các trung tâm do ông tạo ra đó là đỉnh cao chi phối đến từ cộng đồng, trong đó người chăm sóc và người được chăm sóc được phản ánh trong một thái độ nội tâm, nuôi dưỡng từ sự tử tế và thấu hiểu, đón tiếp và tình yêu, chờ đợi và hy vọng. Tất cả được thể hiện trong một chân trời lý tưởng của con người và hướng đến Kitô giáo. Chính vì thế không có hạn chế về mặt không gian, bệnh nhân được tự do di chuyển bên trong trung tâm và được khuyến khích làm việc, thuốc dùng điều trị chỉ được dùng khi cần thiết.

Cấp độ thứ hai là các trung tâm tái hòa nhập, được hình thành giống như các trang trại tập thể, ở đây không bao giờ thiếu các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi. Bệnh nhân có thể học một công việc hoặc tiếp tục làm quen với hoạt động mà họ đã làm trước khi bị bệnh. Và từng chút một, người bệnh có thể trở lại cuộc sống cũ của mình. Cũng có những trường hợp những người được chữa lành ở lại các trung tâm để giúp Grégoire trong công việc chăm sóc.

Cuối cùng, có một giai đoạn thứ ba, các trung tâm chuyển tiếp. Ðây là các phòng khám ngoại trú nằm rải rác trên lãnh thổ hoạt động như một bộ lọc cho vệ sinh tâm thần, và mặt khác tiếp tục đồng hành những người đã rời khỏi các trung tâm tái hòa nhập để tránh tái phát.

Ðây chính là những mô hình chăm sóc người bệnh tâm thần mà theo Grégoire đó là sự gặp gỡ giữa tình đoàn kết và sự điên rồ, giữa sữ dửng dưng và tình yêu. Sự khác biệt là Basaglia chuyên lo về bệnh tâm thần nhưng lại hành động bởi một trái tim nhân đạo, Grégoire không có một sự chuẩn bị y tế, chỉ được thôi thúc bởi đức tin Kitô giáo. Một niềm tin đã thành công trong việc đưa cuộc sống đến một thực tế thực sự không thể tưởng tượng trên lục địa đen. (L'Osservatore Romano 08-5-2018)

 

Ngọc Yến

(Vatican News)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page