Các Kitô hữu và người Hồi Giáo

ủng hộ việc Ðức thượng phụ Sako

được đề cử giải Nobel hòa bình

 

Các Kitô hữu và người Hồi Giáo ủng hộ việc Ðức thượng phụ Sako được đề cử giải Nobel hòa bình.

Baghdad (Asianews 07-03-2018) - "Nhận giải thưởng có thể "không quan trọng" bởi vì chỉ nói lên "giá trị biểu tượng của việc làm"; nhưng nó giúp gây sự chú ý của người dân Iraq, cộng đồng Kitô hữu, những người ngày nay vẫn là nạn nhân của các vụ tấn công và khai thác "cho tương lai của đất nước"". Ðây là những điều Ðức thượng phụ Sako nói với Asia News về việc được trở thành ứng cử viên cho Giải Nobel Hoà bình năm 2018. Ngài nói: "Trong cuộc gặp gần đây với Ðức Thánh Cha Phanxicô, tôi xin Ngài hỗ trợ về mặt đạo đức và tinh thần, đó là điều chúng tôi cần, nó giúp vượt thắng việc loại trừ một số người ra bên lề xã hội, loại trừ sự thờ ơ đối với sự đau khổ của các dân tộc thiểu số chúng tôi".

Các tôn giáo, giới trí thức và xã hội dân sự ở Iraq và trên thế giới đã tham gia sáng kiến đề cử này. Ðặc biệt, trong cộng đồng Hồi giáo, một mặt trận thống nhất đã được tạo ra liên kết giữa người Shiite ở Najaf (ở Iraq) với các nhà lãnh đạo Sunni ở Jordan và Li Băng, những người đã ủng hộ mạnh mẽ ứng cử viên của họ. Họ công nhận các hoạt động cho hòa bình, việc sống chung, hòa giải của Ðức thượng phụ, một việc làm quan trọng trong một quốc gia ngày nay vẫn còn bị ghi dấu bởi bạo lực, mâu thuẫn nội bộ và các giáo phái.

Ứng cử viên đã được Hiệp hội Công giáo L'ouvre d'Orient đề cử vào cuối tháng giêng năm 2018 và đã được ủy ban chủ trì trao giải ở Na Uy chấp nhận.

Ðức thượng phụ Sako nói: "Tôi rất vui khi thấy ngay cả những người Hồi giáo ủng hộ tôi. Thực tế cho thấy điều này biểu lộ một dấu hiệu gần gũi và mở ra cánh cửa ở Iraq để tiến tới sự tiến bộ và dân chủ". Trong vài ngày tới, tôi sẽ tới Najaf (một trong những thành phố linh thiêng nhất của Hồi giáo Shiite) để phát biểu. Ðiều này không dành cho tôi, nhưng cho tất cả của Iraq và cho lợi ích của người dân ".

Ðức thượng phụ Sako đã nhiều lần tố cáo cuộc di tản của các Kitô hữu khỏi đất nước này và đã đưa ra nhiều lời kêu gọi chính quyền trung ương và địa phương đảm bảo một tương lai hòa bình trong xứ sở.

Ðức Cha Yousif Thoma Mirkis, Tổng Giám Mục của Kirkuk nói với Asia News: "Chúng tôi hy vọng ứng cử viên này hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc một cách tích cực ". Ngài cho biết thêm: "Giải thưởng này sẽ đại diện cho sự công nhận không chỉ đối với cá nhân Ðức thượng phụ, mà với tất cả các Kitô hữu ở Iraq và Trung Ðông, những người trong những năm gần đây luôn đấu tranh một cách vững vàng, nhưng ôn hòa vì hòa bình, nhân quyền, cùng sống chung và phát triển đất nước. Việc đề cử giải Nobel Hoà bình cho Ðức thượng phụ Sako, cũng là dịp để nhớ lại những người tử vì đạo của Giáo hội Caldea như Ðức Cha Rahho, các linh mục và giáo dân, những người đã hy sinh tính mạng vì đức tin". Ðức Cha kết luận "Ðối với chúng tôi, các Kitô hữu ở Trung Ðông, đây sẽ là một cử chỉ quan trọng và ý nghĩa, bởi vì nó tăng cường sự hy sinh của một cộng đồng ngàn năm đã chọn ở lại trong đất của họ bất chấp những cuộc bách hại"

Theo một thành viên của Ðảng Xã hội Pháp, Thượng nghị sĩ Bernard Cazeau thì thượng phụ Sako là "hiện thân" cuộc đối thoại giữa các tôn giáo và được người Hồi giáo, Yazidis, Sabeans kính trọng vì sự chân thành, đơn giản, quảng đại của Ngài. Ông nói thêm rằng ứng cử viên đã nhận được sự ủng hộ của 125 thượng nghị sĩ và 115 đại biểu của quốc hội xuyên quốc gia; được công nhận vì các hoạt động ủng hộ những người bị gạt ra bên lề xã hội và nạn nhân của bạo lực". (Asianews 07/03/2018)

 

Ngọc Yến

(Vatican News)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page