Lima Chisim,
nữ trung sĩ Kitô đầu tiên của Bangladesh
Lima Chisim, nữ trung sĩ Kitô đầu tiên của Bangladesh.
Bangladesh (AsiaNews 17-02-2018; Vat. 8-03-2018) - Lima Chisim xuất thân từ một gia đình nghèo ở Biroidakuni, thuộc giáo phận Mymensingh. Lớn lên từ một gia đình rất nghèo, cha mẹ không có khả năng kinh tế để đảm bảo cho gia đình những bữa cơm đầy đủ cũng như chi phí cho việc học của các con. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ của giáo phận Mymensingh, các linh mục, các nữ tu và Tổ chức World Vision Bangladesh đã cho phép Lima theo đuổi việc học. Cô học tại trường trung học Biroidakuni ở Mymensingh và sau đó tốt nghiệp đại học công lập tại Dhaka
Mặc dù gia đình khó khăn về mặt kinh tế nhưng cha của Lima không bao giờ mệt mõi trong việc quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình được mọi sự tốt đẹp đặc biệt trong việc vun trồng, thực hành đức tin Công giáo. Chính vì được thừa hưởng một nền giáo dục tốt, Lima theo một cách trung thành các giá trị của Ðức Kitô; hoạt động tích cực trong các sáng kiến của Giáo hội địa phương và thực hiện công tác xã hội với các linh mục và nữ tu.
Năm 2015, Lima Chisim trở thành cảnh sát sau sáu tháng huấn luyện. Lima đã thay đổi số phận của các thành viên trong gia đình khi trở thành nữ cảnh sát đầu tiên của khu phố. Là một trung sĩ, cô giữ một vị trí trung cấp trong lực lượng cảnh sát. Ở Bangladesh, các trung sĩ có trách nhiệm quản lý giao thông và phụ trách duy trì trật tự trên các tuyến đường của đất nước. Họ phục vụ cộng đồng bằng cách đảm bảo an toàn giao thông. Năm 2015, lần đầu tiên, cảnh sát Bangladesh đã tuyển 28 phụ nữ làm trung sĩ đường phố. Trong số đó, chỉ có Lima là Kitô giáo.
Ðộng lực để cô trở thành cảnh sát đó là vào năm 2008, cô tham gia một sự kiện ở Dhaka với Promod Manikn nói về mối tương quan giữa phát triển xã hội và đức tin Công giáo. Trong số những người phát biểu có một sĩ quan cảnh sát, khi nghe bài phát biểu của người này cô hiểu rằng cô phải trở thành một cảnh sát để có thể giúp cho xã hội được tốt hơn theo tinh thần của Kitô giáo. Năm 2015 cô đã tìm được một quảng cáo việc làm này qua một tờ báo. Cô đã đăng ký và đã được tuyển chọn.
Cô rất hạnh phúc khi được chọn, đồng thời cũng rất lo lắng vì những người họ hàng của cô nói với cô rằng nếu không có khoản tiền hối lộ, khoảng 1.3 triệu taka (13 nghìn euro) cô sẽ không bao giờ có thể vào được sở cảnh sát. Cô đã trải qua nhiều ngày lo lắng vì biết rằng bố mẹ không thể cho cô khoảng tiền lớn đó. Nhưng rồi Joseph Chisim, một người anh họ của cô, gợi ý cô gặp Amol Gomes, một trung sĩ công giáo khác. Cùng với Promod Mankin, một chính trị gia Công giáo, họ đã cho cô tài liệu tham khảo để chuẩn bị cuộc thi tuyển. Sau những tháng ngày miệt mài học và với niềm hy vọng cô đã được nhận làm việc tại cảnh sát Bangladesh mà không phải trả một khoản tiền hối lộ nào.
Cô đã phải vượt qua những rào cản, trở ngại để có thể trờ trở thành cảnh sát. Bởi vì những người trong làng đã nói với cha cô rằng con gái ông sẽ không có việc mà không có hối lộ. Và ngay cả khi cô có thể được nhận, cô sẽ không sống một cuộc sống chân thật, lương thiện. Họ tin rằng tất cả các cảnh sát Bangladesh là tham nhũng!
Cô biết rằng công việc mà cô đang thi hành đó là một thử thách thực sự. Với công việc này, cô đang phục vụ những người giàu, người nghèo và tầng lớp trung lưu. Cô kể: "Một ngày nọ, tôi gặp một người đàn ông đi chợ New Market (một khu mua sắm nổi tiếng ở Dhaka), nhưng anh ấy đã bị cướp tất cả. Nạn nhân nói với tôi những gì đã xảy ra với anh ta. Tôi đã nói chuyện với tài xế xe buýt công cộng và thuyết phục anh đưa nạn nhân về nhà. Tôi can thiệp để bảo vệ các nạn nhân của các nạn trộm cắp. Gần như mỗi ngày tôi đều giúp một ai đó. Ngoài ra cô còn phải đối mặt với những thách thức khác như sự thiếu tôn trọng luật giao thông của các tài xế, họ trở nên hung dữ khi bị xử phạt.
Một điều quan trọng nhất mà Lima rất tâm đắc đó là với môi trường làm việc này cô có thể đưa vào thực hành các giá trị Kitô giáo mà cô đã được giáo dục như chính cô chia sẻ: "Tôi được giáo dục trong một trường truyền giáo, do các linh mục của Holy Cross điều hành. Ngoài đào tạo kiến thức, các giáo viên còn dạy tôi những giá trị đạo đức luân lý. Cha mẹ tôi, các linh mục và nữ tu cũng truyền cho tôi các giá trị Kitô giáo. Tôi đã tham gia vào các sáng kiến khác nhau của Giáo Hội khi tôi còn là sinh viên, như Young Catholic Student (Ycs), một phong trào sinh viên Công giáo. Tất cả điều này đã giúp tôi trở thành một con người tốt hơn, và đó cũng là những gì tôi cũng theo đuổi trong công việc của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc trở thành một người không trung thực.Tôi muốn phục vụ mọi người, như muối và ánh sáng mà Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng. Tôi mơ ước có thể giúp đỡ tất cả những ai cần sự trợ giúp của tôi. Tôi hy vọng sớm để bắt đầu tài trợ cho những sinh viên nghèo không có tiền để đi học. Trong quá khứ tôi đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của các linh mục Công giáo, các nữ tu, và các quỹ của giáo phận Mymensingh. Nếu tôi không được sự giúp đỡ của họ, hôm nay tôi sẽ không bao giờ trở thành một cảnh sát. Ðó là lý do tại sao tôi quyết tâm giúp đỡ những sinh viên cần được giúp đỡ. Ước mơ của tôi là họ có thể thực hiện chính ước mơ của họ"
Là là cảnh sát đầu tiên trong dòng họ. Bố mẹ Lima tự hào về cô, bởi vì trong làng cô không có ai làm cảnh sát. Năm 2017, tổ chức la Christian Cooperative Credit Union Ltd. Dhaka đã trao tặng cô giải thưởng - cùng với các cá nhân công giáo khác - vì sự đóng góp to lớn của họ đối với xã hội. Cô rất vinh dự với điều này. (AsiaNews 17-02-2018)
Ngọc Yến
(Vatican News)