Ðiều độ trong việc sử dụng
các phương tiện truyền thông,
một phương thế giúp giữ gìn
các mối tương quan con người
Ðiều độ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một phương thế giúp giữ gìn các mối tương quan con người.
Roma (L'Osservatore Romano 19-02-2018) - Theo một nghiên cứu thì hiện nay thế hệ trẻ trao đổi với nhau qua điện thoại di động hoặc qua internet nhiều hơn là trao đổi trực tiếp. Họ cho rằng để trở thành một người trưởng thành, một người thành công trong công việc thì không thể bỏ qua học cách giao tiếp công nghệ với các đồng nghiệp, bạn bè. Thực tế là đối với thế hệ trẻ, để bước vào đời, họ bắt đầu khởi sự học không "theo chiều dọc", nghĩa là từ những người lớn tuổi nhưng "theo chiều ngang" nghĩa là từ bạn bè; điều này không chỉ là sự biến mất của sự gắn bó phụ hệ mà trong những thập niên trước đó đã được thảo luận, nhưng còn về việc đặt trung tâm cuộc sống vào công nghệ giao tiếp. Trong một số trường hợp ngày càng tăng, đối với thanh thiếu niên, những phương thức truyền thông này được cho là tất cả của truyền thông.
Tất nhiên, cha mẹ của họ, những người "lớn", cũng biết cách sử dụng điện thoại di động và máy tính. Nhưng điều này có nghĩa là: người lớn chỉ sử dụng chúng như là công cụ, giống như quá trình của sự tiến bộ, khi đã biết về tàu lửa họ tiến đến học biết về máy bay. Ngược lại, những người trẻ, đối với họ không chỉ là công cụ, nghĩa là phải học cách sử dụng nhưng họ còn sống với chúng. Họ là những người con của truyền thông điện tử ít ra như họ là con của cha mẹ của họ. Họ được sinh ra từ công nghệ.
Thế hệ của những năm sáu mươi, bảy mươi và tám mươi là những người hướng ngoại và tập thể hoá. Ngược lại, ngày nay trong số các "nhà phê bình trẻ tuổi" chiếm ưu thế những người với tính khí nội tâm và xu hướng cá biệt hóa, họ bị phân mảnh. Họ không thuộc về các tổ chức, họ thường không nhận ra họ có bao nhiêu. Hiện tượng này phổ biến ở tất cả châu Âu, nhưng ở Ý rất lớn.
Cần lưu ý ở đây chính là một sự đảo ngược của kim tự tháp.
Các phong trào lớn về sự đổi mới, ví dụ cuộc Cách mạng Bolscevica hay Risorgimento của Ý, luôn luôn khởi đầu từ tầng lớp trí thức, sau đó cố gắng tìm ra một nền tảng trong giới hạn cụ thể. Ngày nay, mầm mống của các phong trào khởi đi và mở rộng theo chiều ngang một cách dễ dàng nhờ công nghệ, nhưng nó vẫn đang tìm kiếm những người ưu tú, những thủ lãnh. Chính vì thế, có những người tụ hợp lại tạo thành một phong trào nhưng phần lớn đóng cửa trong nhà và thực hành một cách ảo, nó thiếu sự tự nhận thức về sự thống nhất của nó. Ở điểm này, kết quả nghịch lý là những thanh niên hay phê bình nhất, thay vì đi xuống phố, rút lui về phòng, đóng cửa sau lưng. Họ chọn trở thành ẩn sĩ đô thị, không phải vì họ không nhạy cảm với thế giới, nhưng vì họ quá nhạy cảm với những khác biệt là nguyên nhân tách rời họ. Họ đã tự khóa mình trong một vòng luẩn quẩn.
Trẻ em - trên thực tế, ngày càng trở nên độc nhất, ngày càng được bảo vệ bởi thế giới, đặc biệt nếu nam giới - ngay cả khi lớn lên trong gia đình của người lao động thủ công đã được "lập trình" để bước vào tầng lớp trung lưu và thực hiện các hoạt động được coi là có uy tín hơn.
Thế giới ngày nay không phải là thế giới của thời đại Marx và Engels, nơi mà các kỹ thuật mới loại bỏ lao động thủ công từ các nhà máy bằng cách bóp nghẹt công nhân. Trong thế giới hiện nay, kỹ thuật - đặc biệt là khoa học máy tính - nhiều hơn các dây chuyền lắp ráp loại bỏ các bàn làm việc: sau khi giảm đến mức tối thiểu, cổ áo xanh bị "diệt chủng" từ những người lao động cổ trắng. Và con người chạy đua với thế giới với chính mình trong mọi lãnh vực.
Carlo Petrini, người Ý đã trở nên nổi tiếng nhờ tạo ra thức ăn chậm. Chính ông đề xuất một công cuộc cứu các nghi thức và phong tục và cũng là người đề xuất một chế độ ăn uống truyền thống, mà chúng ta có thể gọi là văn hoá chậm: một phương pháp nấu ăn tinh thần và nuôi dưỡng kiến thức, không chỉ dựa trên các tiêu chuẩn về ẩm thực mà còn là một phần của phong cách ẩm thực, về các thiết bị điện tử, về việc bảo vệ mối quan hệ của con người. (L'Osservatore Romano 19-02-2018)
Ngọc Yến
(Vatican News)