Vấn đề đào tạo
linh mục tương lai ở Philippines
Vấn đề đào tạo linh mục tương lai ở Philippines.
Cebu City (L'Osservatore Romano 28-01-2018; Vat. 30-01-2018) - Tổng thư ký Bộ giáo sĩ, Tổng giám mục Jorge Calos Patron Wong đã giải thích mục đích chính của National Seminary Formators Assembly, Ðại hội các nhà huấn luyện chủng sinh toàn quốc, được tổ chức trong những ngày vừa qua tại Cebu City, Philippines, là nhằm đào sâu việc đào tạo cho các chủng sinh làm sao có một hiệu quả trong công việc truyền giáo. Ngài nói: "Chúng tôi muốn các linh mục tương lai lãnh hội sự đào tạo một cách toàn bộ, không chỉ ở mặt tri thức hàn lâm nhưng còn ở những chiều kích khác như chiều kích con người và tinh thần. Các linh mục là tương lai của Giáo Hội và của đất nước, chúng tôi mong muốn điều tốt nhất cho họ bởi vì họ chính là những người sẽ nhân rộng các ân huệ của Thiên Chúa".
Có ít nhất bốn trăm giáo sư đến từ khắp các nơi trong đất nước, cũng có các giáo sư đến từ Singapo và Malaysia. Tất cả tham dự sự kiện này để đào sâu văn bản hướng dẫn mới của Tòa Thánh được công bố vào ngày 18 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo sĩ Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis intitolata; "Hồng ân ơn gọi linh mục". Những thách thức mới đến từ xã hội hiện đại đòi hỏi phải có sự thích nghi cho việc chuẩn bị linh mục tương lai. Ðây là một giai đoạn rất quan trọng mà Ðức Thánh Cha Phanxicô rất mong muốn nơi đời sống linh mục. Ðức Hồng Y Patron Wong nói: "Ðức Thánh Cha hy vọng rằng trong sự tiển triển ơn gọi linh mục, Ngài muốn có những linh mục là những vị mục tử, được đào tạo có lòng nhân hậu và có tâm hồn của Chúa Giêsu".
Theo báo cáo của AsiaNews, tại cuộc gặp ở Cebu City, thủ phủ của vùng Central Visayas, có sự hiện diện của Sứ thần Tòa thánh ở Philippine, Tổng Giám mục Gabriele Giordano Caccia, Giám mục San Carlos, Gerardo A. Alminaza, Chủ tịch Ủy ban các chủng viện của Hội đồng Giám mục Philippine, Tổng Giám mục Cebu, Jose S. Palma, Tổng Giám mục Davao, Romulo G. Valles, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, cũng như Tổng Giám mục Manila, Hồng y Luis Antonio G. Tagle người tham dự ở những buổi làm việc cuối cùng của Hội nghị. Ðức ông Alminaza đã nói rằng các giáo sư cố gắng tìm ra trong một cách thức đặc biệt để trình bày một bản dự thảo bàn luận về làm thế nào để có thể cập nhật việc đào tạo: "Sự quan tâm của chúng tôi là chuẩn bị các linh mục tương lai: như các môn đệ của Chúa, chúng ta không bao giờ ngừng học hỏi. Chúng ta phải vun xới và trau dồi tối đa hồng ân ơn gọi linh mục; hội nghị phải xác định cụ thể và cùng nhau suy nghĩ để đưa ra một cách thức phù hợp và có thể áp dụng ở Philippine. Bởi vậy tôi mong muốn sau Ðại hội này, có một tài liệu quan trọng có thể trở thành phần không thể tách rời trong việc hội nhập văn hóa cho những chỉ dẫn về đào tạo ơn gọi linh mục. Mục đích là để chia sẻ tình hình thực tế của đất nước, học hỏi những chỉ dẫn mới. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện để cho cuộc gặp này không là một sự vô ích nhưng mang đế một sự canh tân cho xã hội"
Ý kiến nền tảng - chúng ta đọc trong phần giới thiệu của Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis - "Các chủng việc có thể đào tạo các môn đệ truyền giáo 'say mê' Thầy, những mục tử 'với mùi của chiên', những người sống giữa đàn chiên để phục vụ và mang đến cho chiên lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì điều này mỗi linh mục cần phải cảm nhận luôn luôn rằng mình là một người môn đệ lữ hành, được hiểu như là tiếp tục hình ảnh hóa của Chúa Giêsu". Bốn đặc điểm cho việc đào tạo được trình bày trong văn bản là "duy nhất, toàn bộ, cộng đoàn, truyền giáo". (L'OSSERVATORE ROMANO 28/01/2018)
Ngọc Yến
(Vatican News)