Với sứ đệp Hòa giải

Ðức Thánh Cha ôm chào người tỵ nạn Rohingya

tại Bangladesh

 

Với sứ đệp Hòa giải, Ðức Thánh Cha ôm chào người tỵ nạn Rohingya tại Bangladesh.

Dhaka (VietCatholic News 01-12-2017) - Tin từ Thủ đô Dhaka, Bangladesh, ngày 1 tháng 12 năm 2017 do Thông tấn xã EWTN và CNA loan đi thì sau khi gặp gỡ một số người Hồi giáo gốc Rohingya và lắng nghe chuyện đời của họ tại Bangladesh, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tự phát một lời cầu nguyện từ trái tim Ngài, tái xác định nhân phẩm của con người và đại diện cho tất cả mọi người để xin sự tha thứ từ tất cả những ai bị bức hại từ Miến Ðiện.

Ðức Thánh Cha cũng đã vượt qua những ý thức cho đến giờ này trong suốt chuyến viếng thăm Miến Ðiện và Bangladesh không dùng tới thuật ngữ Rohingya - một thuật ngữ gây tranh cãi ở Miến Ðiện...

Nhưng hôm 1 tháng 12 năm 2017 Ðức Thánh Cha đã xin tha thứ. "Nhân danh tất cả những ai bị bức hại, bị bắt bớ, bị tổn hại, trước nỗi lãnh cảm của thế giới, xin hãy tha thứ cho chúng tôi".

Phát biểu qua một lời cầu nguyện tự phát trước một nhóm 18 người Rohingya, sau khi Ðức Thánh Cha đã chào thăm họ và lắng nghe những chuyện đời của họ, Ðức Thánh Cha thốt lên "chúng tôi luôn gần gũi với anh chị em."

Mặc dù chúng tôi không thể làm được nhiều để giảm bớt được những bi kịch đang xảy đến cho các bạn, nhưng chúng tôi dám bảo đảm với các bạn là chúng tôi có trái tim và chúng tôi dành chỗ cho các bạn trong trái tim chúng tôi".

ÐTC giải thích rằng theo truyền thống Do Thái và Kitô giáo, Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Chúa. "Tất cả chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh này, và anh chị em, cũng là hình ảnh của Thiên Chúa".

Nhìn vào truyền thống Hồi giáo cho rằng Thiên Chúa đã lấy một ít muối và trộn lẫn với nước để tạo ra con người, ÐTC nói "tất cả chúng ta đều có một chút muối này. Anh chị em cũng như chúng tôi đều chất chứa chất muối này của Thiên Chúa. "

"Chúng tôi sẽ giúp các bạn, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp các bạn để các quyền của các bạn được công nhận."

"Chúng tôi sẽ không đóng cửa trái tim của chúng tôi, không nhìn vào bóng tối, bởi vì "hôm nay sự hiện diện của Thiên Chúa được ẩn thân dưới danh xưng Rohingya. Mỗi người và tất cả chúng ta đều là hiền thê của Thiên Chúa."

Ðức Thánh Cha đã phát biểu kết thúc cuộc gặp gỡ liên tôn tại Dhaka, Bangladesh. Sự kiện này là một phần chính yếu của chuyến tông du từ 27 tháng 11 đến hết ngày 2 tháng 12 năm 2017. Hai chuyến viếng thăm Nam Á, trong đó ba ngày tại Miến Ðiện, sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng 12 năm 2017 tại thủ đô của Bangladesh.

Trong chuyến tông du này, Ðức Thánh Cha đã nghe những tâm tình của 5 nhà lãnh đạo đại diện cho các cộng đồng tôn giáo tại Bangladesh, bao gồm người Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Anh giáo và Công Giáo. Trong số những người Công Giáo phát biểu có một giáo dân và Ðức Hồng Y Patrick D'Rozario CSC, Tổng giám mục Dhaka, vị Hồng Y đầu tiên của người Bangladesh, được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm vào năm 2016.

Ngoài ra, còn có 18 thành viên của cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, bao gồm một em bé 5 tuổi, đã trốn chạy khỏi Miến Ðiện và đang tạm trú tại Bangladesh.

Sau khi kết thúc, một số người Rohingya cũng nói lên những lời cầu nguyện, sau đó mọi người, các vị lãnh đạo liên tôn đã tiến lên trên sân khấu để Ðức Thánh Cha bắt chào từng người một. Một số người Rohingya đã khóc khi được Ðức Thánh Cha và Ðức Hồng Y D'Rozario ôm chào họ.

Cuộc gặp mặt của Ðức Thánh Cha với người Rohingya rất có ý nghĩa, vì hoàn cảnh của họ là tiêu đề chính trong suốt chuyến thăm viếng Miến Ðiện và Bangladesh của Ðức Thánh Cha. Người Rohingya đã phải đối diện với sự gia tăng bạo lực do nhà nước bảo trợ tại quê hương của họ mà gần đây bạo lực đã đạt đến cao độ đáng kinh ngạc, dẫn tới việc Liên Hiệp Quốc tuyên bố cuộc khủng hoảng này là một "tảy sạch sắc tộc này."

Trước sự gia tăng bạo lực với người Rohingya tại Miến Ðiện khiến cả 600,000 người Rohingya đã vượt biên qua Bangladesh, và đang sống chen chúc trong các trại tị nạn.

Mặc dù Vatican đã minh định cuộc khủng hoảng này không phải là động cơ chính của chuyến tông du của Ðức Thánh Cha, nhưng tình hình và hoàn cảnh về những người dân Rohingya này vẫn là một điểm nóng làm cho mọi người chú ý đến việc liệu Ðức Thánh Cha có sử dụng thuật ngữ "Rohingya" trong chuyến tông du này của Ngài không?

Mặc dù từ ngữ Rohingya đã sử dụng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, thuật ngữ này vẫn đang gây tranh cãi ở Miến Ðiện. Chính phủ Miến Ðiện từ chối sử dụng thuật ngữ này và coi họ là những người Rohingya này là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Chính phủ đã tịch thu lại quốc tịch của họ khi Miến Ðiện giành được độc lập vào năm 1948.

Vì tính chất tế nhị của thuật ngữ này mà Ðức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục của Yangon đã đề nghị với Ðức Thánh Cha không nên sử dụng từ ngữ này trong chuyến viếng thăm Miến Ðiện, Ngài lập luận rằng các phần tử cực đoan trong Miến điện đang nhạo báng những ai sử dụng thuật ngữ, làm dấy lên những nguy cơ xung đột mới giữa các tôn giáo, đặc biệt với các Kitô giáo như một ngọn lửa sẵn sàng bùng cháy!

Theo Ðức Hồng Y Bo thì thuật ngữ Rohingya này chính xác để gọi những người "Hồi giáo sinh sống tại bang Rakhine", mà Ðức Thánh Cha đã và đang sử dụng.

Phát biểu với báo giới hiện diện trong cuộc gặp gỡ liên tôn trước khi gặp Ðức Thánh Cha gặp anh Mohammed Ayub, 32 tuổi, một người Hồi giáo gốc Rohingya, mà người con trai 3 tuổi của anh bị quân đội Miến Ðiện giết chết nói: "Ðức Thánh Cha nên nói rõ về người Rohingya. Ngài là vị lãnh đạo của thế giới. Ngài ấy nên dùng thuật ngữ này, chúng tôi là người Rohingya. "

Tương tự thế anh Abdul Fyez, 35 tuổi, có một người anh bị quân đội Miến Ðiện giết cũng đồng ý Ðức Thánh Cha nên sử dụng thuật ngữ này mà rằng "chúng tôi đã là người Rohingya từ nhiều thế hệ nay, cha tôi và ông nội tôi đều là người Rohingya".

Ðây không phải là lần đầu tiên Ðức Thánh Cha dùng thuật ngữ mà đang gây nhiều tranh luận hiện nay. Trong chuyến thăm Gruzia và Azerbaijan năm 2015, Ðức Thánh Cha gọi vụ thảm sát một số 1.5 triệu Kitô hữu Armenia là một "nạn diệt chủng" vào năm 1915, mặc dù có nguy cơ họ bị trục xuất ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vì ly do chính trị. Nhiều người đã lập luận rằng điều này đã bị phóng đại và làm quan trọng hóa ra sau khi Ðức Thánh Cha gặp một số người Hồi giáo gốc Rohingya và lắng nghe chuyện đời của họ tại Bangladesh, mà Ðức Thánh Cha đã thốt lên một lời cầu nguyện tự phát từ con tim Ngài, và Ngài hạ mình xuống xin tất cả những người bị bức hại tại Miến Ðiện tha thứ cho...

Ðức Thánh Cha đã phá vỡ giao thức Ngài đã giữ trong chuyến thăm Miến Ðiện và Bangladesh của Ngài bằng gọi những người thiểu số bị bác hại này là Rohingya - một thuật ngữ đang gây nhiều tranh cãi ở Miến Ðiện mà Ngài đã né tránh.

Ðức Thánh Cha khiêm hạ "xin tất cả những ai đã bị bức hại, bắt bớ, bị tổn hại# vì sự thờ lãnh cảm ơ của thế giới, tôi xin anh chị em tha thứ". Phát biểu lời cầu nguyện này trước 18 người Rohingya sau khi chào họ và lắng nghe những chuyện đời của họ. Ðức Thánh Cha xác quyết với họ rằng "chúng tôi rất gần gũi với anh chị em."

Mặc dù chúng tôi có thể chưa có thể giảm bớt đi những bi kịch khó khăn thảm khốc đang xảy đến cho anh chị em, nhưng cách tuyệt đối chúng tôi có thể đảm bảo với anh chị em "các bạn có một chỗ đứng đáng quan tâm trong trái tim của chúng tôi."

Ðức Thánh Cha giải thích rằng theo truyền thống Do Thái và Kitô giáo, Thiên Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa. "Tất cả chúng ta đều là hình ảnh Chúa. Anh chị em này, họ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa".

Ðức Thánh Cha cũng lưu ý rằng truyền thống Hồi giáo cho hay Thiên Chúa đã lấy một ít muối và trộn lẫn nó với nước để tạo thành con người, ÐTC nói "tất cả chúng ta đều có một chút muối này. Những anh chị em này cũng chất chứa chất muối của Thiên Chúa. "

"Chúng ta sẽ tiếp tục giúp họ, chúng ta sẽ tiếp tục giúp họ để các quyền của họ được công nhận."

"Chúng ta sẽ không đóng cửa trái tim của chúng ta lại, không nhìn vào bóng tối tệ hại hơn, bởi vì hiện tại giờ này Thiên Chúa đang hiện thân nơi anh chị em Rohingya. Mỗi người và tất cả chúng ta là hiền thê của Vì Thiên Chúa yêu thương."

Ðức Thánh Cha đã phát biểu như trên, khi kết thúc cuộc gặp gỡ liên tôn tại Dhaka, Bangladesh. Sự kiện này là một phần quan yếu của chuyến tông du từ ngày 27 tháng 11 tới hết ngày 2 tháng 12 năm 2017. Hai chuyến viếng thăm Nam Á, trong đó ba ngày ở Miến Ðiện, và sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng 12 năm 2017 sau hai ngày thăm viếng tại thủ đô Bangladesh.

Trong chuyến tông du này, Ðức Thánh Cha đã lắng nghe những tâm tình của 5 nhà lãnh đạo đại diện cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Bangladesh, bao gồm Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Anh giáo và Công Giáo. Trong số những người Công Giáo đệ đạt tâm nguyện lên Ðức Thánh Cha có một giáo dân và Ðức Hồng Y Patrick D'Rozario CSC, Tổng giám mục Dhaka, vị Hồng Y đầu tiên của người Bangladesh, được Ðức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào năm 2016.

Ngoài ra, có 18 thành viên của cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, bao gồm một đứa trẻ 5 tuổi, đã vượt biên Miến Ðiện và đang sinh sống tại Bangladesh cũng được gặp gỡ và thân thưa chuyện đời với Ðức Thánh Cha.

 

Thanh Quảng sdb

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page