Ðức Thánh Cha đã gặp gỡ các thiền sư

thuộc Hệ phái Sangha Maha Nayaka

 

Ðức Thánh Cha đã gặp gỡ các thiền sư thuộc Hệ phái Sangha Maha Nayaka.

Yangoon (VietCatholic News 29-11-2017) - Ngày 29 tháng 11 năm 2017, ngày thứ ba trong chuyến viếng thăm Myanmar, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các thiền sư của Hệ phái Sangha Maha Nayaka, trước khi Ðức Thánh Cha kêu gọi hãy hàn gắn những vết hằn thương đau của đất nước, mà không cần phải mổ sẻ tranh tụng hay cô lập lẫn nhau, nếu "mọi tiếng nói được bảo đảm lắng nghe."

Ðức Thánh Cha đã rời Tòa Tổng giám mục Yangon, hành trình bằng xe tới Trung tâm Kaba Aye, một trong những ngôi chùa Phật giáo được tôn kính bậc nhất ở Ðông Nam Á. Ông Bộ trưởng Tôn giáo và Văn hoá, Ông Thura U Aung Ko đã tiếp đón Ðức Thánh Cha tại Trung tâm. Ðức Thánh Cha đã cởi giày trước khi bước vào ngôi chùa.

Cuộc họp với Hội đồng tối cao "Tăng già" đã diễn ra vào 4:15 chiều, trong một đại sảnh đường của ngôi đền. Các vị thiền sư thuộc Ủy ban Toàn quốc của Hệ phái Tăng già Maha Nayaka đại diện cho quyền hành tối cao của Phật giáo Miến Ðiện, mà dân số 88% theo Phật giáo. Tổ chức này đã được thiết lập và được kiểm soát do nhà nước. Ðược thành lập vào năm 1980 do Chính quyền Quân sự Junta sau khi họ nắm được chính quyền thì một Ủy ban Trung ương được thành lập gồm 47 thành viên đại diện cho chín chi nhánh Phật giáo tại Miến Ðiện.

Sau những lời chào mừng của Vị Thiền sư Chủ tịch Bhaddanta Kumarabhivamsa, Ðức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của Ngài đối với tất cả những Phật tử ở Myanmar. "Qua những lời giảng dạy của Ðức Phật và tình yêu hăng nồng và nhiệt thành của các thiền sư nam nữ, các Phật tử của đất này đã hấp thụ được các giá trị của lòng kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng trong đời sống thường nhật, cũng như trong cuộc sống tâm linh, yêu mến và trân quí bảo vệ môi trường thiên nhiên của đất nước.

Ðức Thánh Cha mở đầu: "Cuộc họp hôm nay là một dịp quan trọng để tái xác quyết và củng cố lại tình hữu nghị và trân quí giữa Phật giáo và Công Giáo. Ðây cũng là cơ hội khẳng định lại những cam kết của chúng ta về hòa bình, tôn trọng nhân phẩm và công lý cho mọi công dân trong đất nước".

Ðức Thánh Cha nói tiếp: "Không chỉ ở Myanmar mà cả trên toàn thế giới, người ta cần nhận chân và chứng kiến cuộc họp chung của các vị lãnh đạo tôn giáo này. Cuộc họp này giúp "những người Phật tử, Công Giáo và tất cả mọi người nỗ lực xây dựng một nếp sống hài hòa trên toàn đất nước".

Ðức Phật và Thánh Phanxicô

Ðức Thánh Cha chia sẻ: "Chúng ta không bao giờ nên thách thức" hoặc " cô lập nhau", nhưng hãy "hàn gắn những vết hằn xung đột chia rẽ giữa người với người trước những khác biệt về văn hoá, sắc tộc và tín ngưỡng tôn giáo: hãy vượt qua rào cản thiếu hiểu biết, không khoan nhượng, những thành kiến và thù hận. Ðức Thánh Cha nói tiếp: "Công lý đích thực và nền hòa bình bền vững chỉ có thể đạt được khi quyền lợi của người dân được bảo đảm."

Ðể đạt được điều này, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn các lời của Ðức Phật: "Hãy loại trừ sự tức giận bằng xa lánh giận hờn, hãy vươn lên khỏi những kẻ xấu bằng chính sự tốt lành, hãy sống dũng cảm bằng chính tấm lòng bao dung rộng lượng, hãy vượt lên những dối trá bằng sống trong chân lý" (Dhammapada, XVII, 223). Còn Thánh Phanxicô thành Assisi thì Ngài cầu xin "Lạy Chúa, xin biến con thành khí cụ bình an. Xin cho con biết đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi năng nhục... đem ánh sáng vào nơi tối tăm và đem an hòa vào nơi thất vọng... "

Ðể kết luận Ðức Thánh Cha nói: "Ðây là trách nhiệm cụ thể của quí vị là các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo để đảm bảo rằng mọi tiếng nói trong thành phần dân chúng đều được lắng nghe hầu đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu của thời đại, hầu đem lại an vui hạnh phúc cho dân chúng trong công lý và đại đoàn kết dân tộc".

Chim Hòa Bình

Vào cuối buổi họp, trong khi trao đổi các món quà lưu niệm, Ðức Thánh Cha đã trao tặng tác phẩm điêu khắc Con Chim Hòa Bình "Dove of Peace", màu trắng dưới dạng không khí loãng bằng sử dụng các chất liệu magiê. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng "cánh" chim bay đi để xây dựng hòa bình.

Theo truyền thống Kinh thánh, Chim Bồ Câu được coi là một biểu tượng cụ thể của Thần Khi Tình Yêu, nó biểu tỏ cho người Kitô hữu về tình yêu "thương xót" của Thiên Chúa dành cho nhân loại. "Một biểu tượng" mà Ðức Thánh Cha rất yêu quí, Ngài khởi đầu triều đại của Ngài bằng đổi mới các mối quan hệ hòa bình giữa tất cả mọi quốc gia. "Hai giải giây băng được giữ con chim cặp trong mỏ làm nổi bật ước mơ này của Ðức Thánh Cha.

Sau cuộc họp, Ðức Thánh Cha đã trở về lại Tòa Tổng Giám mục để gặp gỡ các Giám mục. Trên đường về, Ngài đã ghé thăm Quảng trường và Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Mẫu Maria.

 

Thanh Quảng sdb

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page