Tình hình Giáo Hội tại Guatemala
Tình hình Giáo Hội tại Guatemala.
Guatemala (Vat. 1-08-2017) - Vào tháng 9 năm 2017 linh mục thừa sai người Mỹ Stanley Rother bị sát hại vì những kẻ thù ghét đức tin ngày 28 tháng 7 năm 1981 sẽ được phong chân phước và sẽ là vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội Guatemala, một Giáo Hội có gương mặt thổ dân trẻ trung.
Guatemala rộng gần 109,000 cây số vuông, có hơn 13 triệu dân, gần 60% theo công giáo, 40% theo Tin lành, nhất là Pentecostal, và 1% theo các tôn giáo truyền thống Maya. Theo các thống kê năm 2002, có 42% tổng số dân Guatemala là người lai giống gọi là Ladinos, và 18% là con cháu các người tây âu, nhất là Tây Ban Nha, nhưng cũng có người Ðức, Pháp, Anh, Ialia và các nước bắc âu nũa. Còn lại 40% thuộc nhiều chủng tộc và bộ lạc khác nhau, trong đó người K'iche chiếm 9.1%; người Kaqchikel chiếm 8.4%; người Man chiếm 7.9%, người Quechi chiếm 6.3%. Các chủng tộc khác chiếm 8.6%; các thổ dân không phải thuộc chủng tộc Maya chiếm 0.2% và các thổ dân khác chiếm 0.1%.
Trong số những chủng tộc loại Ladino có người Garifuna là con cháu của các nô lệ gốc Phi châu sống trong vùng Livingstone và Puerto Barrios, và các nhóm da mầu và lai giống tất cả khoảng 1 -2 % tổng số dân. Cũng có khoảng 3% người Ladinos gốc A rập, gồm Libăng hay Siria, và Á châu. Cộng đoàn Ðại Hàn cũng đuợc khoảng 50,000 sống tại hai thanh phố Guatemala và gần Mixco. Người dân Guatemala nói tiếng Tây Ban Nha, nhưng dân chúng sống trong các vùng quê nói 21 ngôn ngữ khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn Ðức Cha Gonzalo de Villa y Vasquez, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Guatemala dành cho nhật báo quan sát viên Roma, về tình hình Giáo Hội tại đây.
Hỏi: Thưa Ðức Cha chủ tịch, các Giám Mục Guatemala mới về Roma viếng mộ hai thánh Tông Ðồ Phêrô Phaolô và thăm Toà Thánh cũng như gặp gỡ Ðức Thánh Cha Phanxicô. Cuộc gặp gỡ với người kế vị thánh Phêrô đã như thế nào thưa Ðức Cha?
Ðáp: Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Ðức Giáo Hoàng đã kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, và nó đã rất là tự phát không gò bó hình thức gì, nhưng cuộc găjp gỡ đã trả lời cho các câu hỏi của chúng tôi. Nói tóm lại đó là một kinh nghiệm rất đẹp, thân tình gia đình và huynh đệ. Chúng tôi cảm thấy đã được tiếp đón tốt.
Hỏi: Tại nhiều quốc gia Châu Mỹ Latinh có hố sâu ngăn cách rất lớn giữa người giầu và người nghèo. Giáo Hội đã làm gì để gần gũi họ hơn?
Ðáp: Trong số các ưu tiên đã có việc cho Ðức Giáo Hoàng biết thực tại của đất nước Guatemala, mà ngài đã biết một phần như là quốc gia cũng như là Giáo Hội. Ðã có một sự kiện quan trọng trong cuộc viếng thăm: chúng tôi đã tặng Ðức Thánh Cha một món quà là khung hình của linh mục Stanley Francesco Rother. Cha đã là cha sở họ đạo trong giáo phận của tôi và sẽ được phong chân phước vào ngày 23 tháng 9 tới đây. Nhân dịp này tôi đã đọc cho Ðức Thánh Cha một lá thư rất hay mà hội đồng mục vụ cộng đoàn giáo xứ đã gửi. Cộng đoàn này gồm các thổ dân bản xứ 100%.
Thế rồi trong các vấn đề khác được đề cập tới trong cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha có vấn đề của người di cư là đề tài rất điều kiện hoá chúng tôi bên Guatemala, và đề tài bạo lực, các giáo phái đang gia tăng nhanh chóng và nạn nghiện ngập ma tuý. Liên quan tới đề tài cuối cùng này vấn đề gồm hai mặt: một đàng là việc buôn bán ma tuý, đàng khác là việc tiêu thụ và nghiện ma tuý.
Hỏi: Sự hiện diện của các thổ dân trong Giáo Hội đã như thế nào thưa Ðức Cha?
Ðáp: Chúng tôi là một Giáo Hội nghèo sống gần gũi với đa số dân nghèo. Tuy nhiên tại vùng quê có rất nhiều tài nguyên, và vì đất nước chúng tôi đa phần là nông nghiệp, nên cảnh nghèo túng được chấp nhận. Vấn đề nghiêm trọng là thế giới thành thị và tuỳ tỉnh lẻ, nhất là thủ đô, nơi trong các khu phố cuộc sống rất khó khăn. Hố sâu ngăn cách giữa người giầu và người nghèo rất lớn, tựa như bên Brasil vậy. Trong hai nước Guatemala và Brasil sư khác biệt hiển nhiên hơn tại bất cứ quốc gia châu Mỹ Latinh nào khác. Ðây là thực tại và không có các công thức bùa chú nào có thể thay đổi nó, bởi vì để tìm ra chúng chúng tôi sẽ phải chạy đến các từ điển mỵ dân. Các từ điển ấy không cho các giải pháp trung bình nhưng chỉ cho các niềm vui ngắn hạn. Và rồi tệ nạn gian tham hối lộ và xã hội tồi tệ ngày càng gia tăng. Venezuela là một thí dụ điển hình cho điều tôi đang nói. Ngoài ra còn có một sự kiện hiển nhiên khác nữa là tỷ số các người thổ dân cao. Và đương nhiên là cũng có nhiều trễ tràng hơn trong lãnh vực giáo dục, y tế, thực phẩm vv# Ở đây có một món nợ lịch sử đối với các thổ dân, mà đối với chúng tôi họ mà sự nâng đỡ và là nền tảng của quốc gia.
Hỏi: Thưa Ðức Cha thế sự hiện diện của dân bản địa trong Giáo Hội thì như thế nào?
Ðáp: Giáo Hội ngày càng có gương mặt thổ dân hơn. Trong giáo phận Sololá-Chimaltenango của tôi đa số giáo sĩ là người thổ dân và tất cả các chủng sinh đều là ngưởi bản xứ. Ðiều này diễn tả sự lựa chọn của Giáo Hội trong một quốc gia.
Ðáp: Ơn gọi có gia tăng mạnh trong Giáo Hội Guatemala không thưa Ðức Cha?
Ðáp: Có. Giáo phận của tôi có lẽ được đặc ân vì có nhiều ơn gọi hơn các nơi khác. Ðây là một sự kiện và chúng tôi cũng đã trình bầy với Ðức Thánh Cha. Chưa bao giờ tại Guatemala lại có nhiều chủng sinh như bây giờ. Trong 15 năm qua số các tân linh mục được truyền chức đông hơn số các linh mục được thụ phong của 40 năm trước đó. Các ơn gọi nói chung đến từ các gia đình đạo đức và cũng tuỳ thuộc sự kiện ngày nay giới trẻ có nhiều khả thể học hành hơn. Cũng có rất nhiều ơn gọi nữ tu.
Hỏi: Trong tình hình trong đó có nhiều người đau khổ và bị bó buộc phải di cư, làm thế nào để trao ban hy vọng cho giới trẻ thưa Ðức Cha?
Ðáp: Thật ra người trẻ có thể gặp các khó khăn lớn trong việc thành lập một gia đình, có một công ăn việc làm, một dự án cuộc sống ổn định. Nhưng niềm vui sống mà họ có, giới trẻ âu châu không có. Ngoài ra người trẻ lui tới các giáo xứ và điều này khiến cho Giáo Hội được phong phú và trẻ trung, đồng thời nó cũng đề ra các thách đố. Dĩ nhiên, vì sự toàn cầu hoá cả các người trẻ Guatemala cũng phải đương đầu với các thực tại như gia đình ít ổn định hơn, các vụ có thai không mong muốn, cảnh các bà mẹ sống một mình nuôi con. Thế rồi còn có thảm cảnh bạo lực rất lớn cuốn hút nhiều người trẻ, trong các khu vực thành thị cũng như tại thôn quê. Số tử vong của người trẻ gắn liền với các cụ chết vì bạo lực. Tuy nhiên người ta sống một cuộc sống tươi vui hơn giữa các khó khăn. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Tôi đã đọc trên một nhật báo Tây Ban Nha kể chuyện một người đàn ông đã tự tử vì bị bệnh teo cơ bắp đa dạng. Ba ngày sau trong giáo phận của tôi chúng tôi đã cử hành Ngày giới trẻ có 20,000 bạn trẻ tham dự. Một trong các bạn trẻ đã chia sẻ chứng từ. Anh ta bị tại nạn xe hơi năm 21 tuổi và bị tê liệt thân mình và tứ chi. Anh ta phải ngồi trên xe lăn, nhưng anh cảm tạ Thiên Chúa vì cuộc sống, vì cơ may được tiếp tục sống.
Hỏi: Thổ dân, di cư, nền văn hoá của sự sống và cái chết. Các Giám Mục Guatemala có nói với Ðức Thánh Cha về các đề tài này không?
Ðáp: Vấn đề di cư là một đề tài mà Ðức Thánh Cha biết rất rõ và khiến cho ngài âu lo bởi vì nó là một thảm cảnh ngày càng liên quan tới nhiều người trên thế giới này. Chúng tôi cũng đã đương đầu với các đề tài chuyên biệt hơn của Giáo Hội như việc huấn luyện đào tạo, các chủng viện, hướng đi mới trong các giáo xứ, các chương trình rao giảng Tin Mừng trong các giáo phận. Ðức Thánh Cha đã khích lệ chúng tôi bằng cách trao ban cho chúng tôi một sứ điệp nâng đỡ và thúc đẩy chúng tôi tiến tới.
Hỏi: Các Giám Mục Guatemala đem về nhà điều gì sau chuyến viếng thăm Toà Thánh và viếng mộ hai thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô?
Ðáp: Ðến Roma đã luôn luôn là một kiểu giúp hiểu biết và đào sâu các đề tài nổi cộm nhất trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ. Ngoài ra trong năm nay hầu hết các Giám Mục Mỹ châu Latinh đang về Roma thăm Toà Thánh và viếng mộ hai thánh tông đồ. Và điều này trao ban cho chúng tôi các điểm quy chiếu. Nó đang củng cố chúng tôi. Cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha đã rất là đẹp và quan trọng. Thông điệp Niềm vui Phúc Âm của ngài một cái gì phải liên tục lây lan tới chúng tôi. Chúng ta không thể là một Giáo Hội càm ràm lẩm bẩm than trách, chỉ trích cay cú, than thở về những gì đã qua. Ðề nghị rao giảng tin mừng phải hướng tới hiện tại và tương lai. Ðiều chúng ta phải làm là thông truyền sứ điệp tươi vui của chúng ta cho người khác.
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)