Giải quyết nạn phung phí

thực phẩm tại Tây Âu

 

 

Giải quyết nạn phung phí thực phẩm tại Tây Âu.

Roma (Vat. 17-02-2017) - Báo chí xuất bản tại Italia đã nói nhiều về nạn phung phí thực phẩm với chiến dịch tăng ngăn ngừa, giảm phí phạm. Nạn phung phí thực phẩm tại Italia nói riêng và Tây Âu nói chung đã lên đến mực độ đáng ngại, đã trở thành một tệ nạn tinh thần. Ðức Thánh Cha Phanxicô đã từng phê bình hiện tượng này như là ăn cướp thực phẩm của người nghèo. Nhưng để giải quyết tận gốc rễ tệ nạn này, cần phải đưa ra nhiều sáng kiến trong 3 chiều hướng khác nhau.

Trước hết cần phải công nhận rằng sự phí phạm thực phẩm hiện nay đã giảm bớt nhiều, nhất là trong phạm vi các gia đình. Theo những con số thống kê được thu thập cách khoa học do đại học bách khoa kỹ thuật Milano, bắc Italia, và được công bố hôm 05 tháng 02 năm 2017, nhân ngày chống phí phạn thực phẩm, thì mỗi năm người Ý vứt bỏ 12.6 tỷ euro thực phẩm vào thùng rác, nhiều nhất là hoa quả, rau cỏ và bánh mì. Tiếp đến là thịt cá, phô mai và đồ nguội.

Ðiều đáng mừng là trong năm vừa qua, đã có 6 trên 10 gia đình giảm bớt nhiều hiện tượng phung phí thực phẩm này, một phần cũng vì hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hoàn vũ vẫn chưa chấm dứt. Rồi bước tiếp theo sau đó là tìm cách giảm lượng rác thải ra.

Tiếp đến, lãnh vực can thiệp thứ hai cũng nối kết chặt chẽ với chiều hướng thứ nhất, là khích lệ khen thưởng những công dân có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giảm bớt phí phạm thực phẩm. Ai xả rác ít hơn phải được khích lệ để tiếp tục tiết kiệm cho công quỹ.

Lãnh vực thứ ba cần phải mở rộng hơn nữa là mạng lưới tình nguyện thu góp thực phẩm dư thừa để tặng cho các cơ quan từ thiện hầu tái chế hay tái phân phối cho người nghèo. Chỉ cần nhìn đến thành quả của tổ chức thiện nguyện Ngân Hàng thực phẩm trong lãnh vực này là đủ hiểu. Ngân hàng này đã dệt một mạng lưới quy tụ trên 1 ngàn doanh nghiệp sản xuất, 820 hàng quán và 366 nhà ăn trong số này có 208 nhà ăn của các trường học, thu góp lượng thực phẩm dư thừa rồi phân phối cho những ai cần được giúp đỡ.

Tại Pháp, các cơ sở thương mại lớn có diện tích trên 400 mét vuông không được phí phạm các phẩm vật không bán kịp và phải tặng cho các hiệp hội thiện nguyện. Nếu vất bỏ, họ sẽ phải chịu phạt những ngân khoản lớn. Tại Ðan Mạch, chiến dịch ngưng phí phạm thực phẩm đã đạt thành quả lớn. Chiến dịch này thu góp thực phẩm dư thừa cũng từ nhà ăn các trường học hay các siêu thị lớn, rồi chế biến lthành các món đồ ăn theo sự chỉ dẫn của các đầu bếp nổi tiếng và được cung cấp cho các gia đình lâm cảnh khó khăn.

 

Mai Anh tổng hợp

(Radio Vatican)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page