Lisi Desai, phụ nữ khuyết tật
giúp hàng trăm người khuyết tật Bangladesh
Lisi Desai, phụ nữ khuyết tật, giúp hàng trăm người khuyết tật Bangladesh.
Bangladesh (Asia News 05-12-2016; Vat. 25-01-2017) - Lisi Desai là một cô gái người Bangladesh, sinh ra và lớn lên bình thường như bao trẻ em và các thiếu nữ khác, không có khiếm khuyết gì về thể lý cũng như tinh thần. Nhưng khi Lisi vào đại học, đang theo chương trình ca học thì cô bị sốt rất cao và trở nên mỏng manh yếu đuối. Sau khi phục hồi, Lisi thường cảm thấy mệt mỏi sau khi đi bộ một quãng ngắn. Nhưng Lisi vẫn tiếp tục việc học hành và các sinh hoạt hang ngày mà không quá vất vả khó khăn. Sauk hi hoàn tất chương tình học, Lisi cảm thấy yếu hơn và kiệt sức hơn bởi vì sức khỏe của cô đang giảm đi từng ngày. Lisi bắt đầu đi cà nhắc và thường hay bị vấp ngã. Lisi đến nhiều bác sĩ để khám bệnh và thử nhiều cách trị bệnh khác nhau ở Bangladesh như chỉnh hình, thần kinh học, vật lý trị liệu, thảo dược, châm cứu, bấm huyệt, vv., nhưng không ai có thể chẩn đoán được vấn đề sức khỏe của cô hay có cách điều trị cho cô. Sau một ít tháng ở Ấn độ, Lisy được cho biết là cô bị một chứng thoái hóa cơ bắp hiếm gặp và không thể chữa lành. Sau đó, Lisi đã đi đến Kerala, Ấn độ để theo một cách trị liệu khác. Nhưng không có gì có thể giúp cho Lisi tìm lại được con đường sống bình thường như trước đây.
Sau khi từ Ấn độ trở về, Lisi bắt đầu làm việc. Trong thời gian này, tình trạng thể lý của cô ngày càng tệ hơn. Cô không còn sưc khỏe nữa, và cũng mất đu sự cân bằng. Cô đã không thể đối phó với sự căng thẳng về thể chất, tâm lý và môi trường. cô đã bỏ việc và trở về làng quê của mình. Lúc này Lisi phải tiếp xúc với một thế giới khác đầy khắc nghiệt, những mâu thuẫn, bất trắc, bi quan và thất vọng. Cô đã bị sốc khi nhận ra những người trong cộng đồng của cô thay đổi thái độ đối với cô. Cô chán nản như một người lính thất trận và không còn niềm hy vọng gì trong cuộc sống.
Sau khi trải qua một cuộc chiến dài và xung đột với chính nội tâm của mình, Lisi đã khám phá ra một cách thức mới để trở nên liên kết trong cuộc sống. Lisi đã quyết định dẹp đi những thất vọng và khởi đầu một cuộc sống mới với khẩu hiệu "không bao giờ đầu hàng". Khuyết tật đã biến đổi cảm nhận và sứ vụ của cô trong cuộc sống. Cô đã đón nhận sự thật rằng đây là một phần của sự đa dạng của cuộc sống và thay vì từ chối hoàn cảnh hiện tại, cô bắt đầu một hành trình mới với việc đón nhận những giới hạn và thử thách thể lý.
Hiện tại Lisi làm việc cho một tổ chức bảo vệ quyền của người khuyết tật ở Dhaka, Bangladesh. Tại quốc gia này có hơn một triệu người khuyết tật. Những người khuyết tật bị bỏ quên đàng sau. Thái độ của dân chúng nói chung, là rào cản đối với người khuyết tật. Ở mọi nơi trong xã hội, những người khuyết tật không được đón nhận; họ bị giới hạn tiếp cận và tham gia vào các sinh hoạt xã hội. Các cơ sở hạ tầng và phương tiện đi lại cũng không thuận tiện cho người khuyết tật. Ngày nay người khuyết tật đang có cơ hội được học hành nhưng cơ hội được thuê mướn làm việc vẫn còn ít ỏi. Tuy thế, hoàn cảnh đang thay đổi. Chính quyền Bangladesh đã có những sáng kiến để phát triển điều kiện sống của người khuyết tật; đã có những luật lệ và chính sách đặc biệt dành cho người khuyết tật. Tổ chức Turning Point Foundation, nơi Lisi làm việc, chuyên về vận động và phát triển năng lực của những người khuyết tật. Họ giúp các thiếu nữ phát triển khả năng và kỹ năng đeẻ họ có thể tự lập về tài chính và có khả năng tự quyết định. Từ đó họ có thể tiến tới cuộc sống xứng với nhân phẩm. Tổ chức còn có chương trình phát triển sức khỏe và quyền đào tạo gia đình cho các phụ nữ khuyết tật.
Tổ chức của Lisi cũng gặp những khó khăn trong việc hoạt động cho người khuyết tật. Họ phải thuyết phục chính quyền tạo cơ hội cho người khuyết tật, rồi giúp chuẩn bị những người này cho thích hợp với các cơ hội được trao cho họ. Một vấn đề khác là thái độ của dân chúng; họ không được chuẩn bị để chấp nhận những người khuyết tật như đồng nghiệp bạn bè của mình. Tổ chức muốn cổ võ sự tham gia tích cực và bảo đảm là người khuyết tật có thể sử dụng các nhân quyền thuộc về họ. Giáo hội Công giáo cố gắng thay đổi cảm nghĩ của họ cũng như thái độ của người khác đối với người khuyết tật. Ðó là, người khuyết tật cũng do Chúa tạo nên với quyền lợi như người khác. Họ là một trong những khía cạnh của chương trình vĩ đại của Thiên Chúa. Họ không chỉ là đối tượng sống nhờ xã hội, của lòng thương xót hay an ủi. Trợ giúp tiền bạc cho họ không chưa đủ; họ cần những cơ hội để phát triển khả năng và tài năng và sống xứng phẩm giá. Họ cần được thương yêu và tôn trọng. (Asia News 05/12/2016)
Hồng Thủy
(Radio Vatican)