Các tổ chức công giáo kêu gọi
các chính quyền âu châu
thăng tiến người tỵ nạn
Các tổ chức công giáo kêu gọi các chính quyền âu châu thăng tiến người tỵ nạn.
Athènes (SD 9-07-2016) - Nhiều tổ chức công giáo kêu gọi các chính quyền và các cơ cấu âu châu có các đường lối chính trị thăng tiến và hội nhập người tỵ nạn.
Lời kêu gọi nói trên đã được đưa ra sau đại hội tổ chức tại Athènes, thủ đô Hy Lạp, trong các ngày 7-9 tháng 7 năm 2016. Ðại hội có tựa đề "Hy Lạp, mâu thuẫn âu châu, giữa cuộc khủng hoảng và các người tỵ nạn" đã được tổ chức và bảo trợ bởi tổ chức Missio Achen của Ðức, Liên minh quốc tế các tổ chúc Kitô phục vụ thiện nguyện, và các tổ chức Caritas Âu châu. Chiều mùng 7 tháng 7 năm 2016 các tham dự viên đã viếng thăm các trung tâm tiếp đón mới dành cho người tỵ nạn. Trước khi bế mạc đại hội đã công bố lời kêu gọi cho một Âu châu của các quyền con người, của sự tiếp đón và hội nhập.
Thông cáo viết: "Ðại diện cho các chiến dịch "Quyền ở lại trên quê hương mình" và " Một gia đình nhân loại duy nhất, thực phẩm cho mọi người: đó là nhiệm vụ của chúng ta" và của Giáo Hội Hy Lạp nhóm họp đại hội quốc tế tại Athènes trong những ngày này, chúng tôi đưa ra lời kêu gọi các cơ cấu Italia, Hy Lạp và Âu châu mau chóng thăng tiến các đường lối chính trị và phát triển hội nhập cho người tỵ nạn. Cần phái có một chiến thuật mới để giúp Hy Lạp và các nền kinh tế âu châu đang gặp khó khăn ra khỏi gọng kìm của nợ nần và của các đường lối chính trị thắt lưng buộc bụng.
Chúng tôi yêu cầu chú ý tói người trẻ là lớp người chịu thiệt thòi nhất vì cuộc khủng hoảng hiện nay; cần cống hiến cho họ các cơ may sử dụng các khả năng của họ. Chúng tôi yêu cầu thảo luận về mẫu phát triển làm nảy sinh ra các bất bình đẳng, bất ổn, tình trạng tạm bợ, và gạt bỏ khiến nảy sinh ra hiện tượng di cư. Chúng tôi yêu cầu thay đổi các đường lối chính trị xây tường, ngăn chặn và quân sự hóa các biên giới, cũng như thoả hiệp với các nước ngoài Âu châu không tôn trọng các quyền con người.
Ðể được như vậy cần ra khỏi thứ luận lý báo động trong việc điều hoà các làn sóng di cư tới từ các vùng có khủng hoảng, và hoạt động trên các lý do cơ cấu; yểm trợ việc tạo ra một chương trình tái định cư toàn cầu do Liên Hiẹp Quốc điều khiển; nâng đỡ và mở rộng kinh nghiệm của các hành lang nhân đạo, tạo thuận tiện cho các phương thế hợp pháp tiếp đón người xin tỵ nạn, và thành lập các vùng nhân đạo được che chở trong các vùng có khủng hoảng; đầu tư vào các đường lối chính trị cộng tác phát triển quốc tế, bằng cách tạo thuận tiện cho việc trung thực với các đường lối chính trị quốc gia và âu châu, tháo gỡ việc cộng tác phát triển các lợi lộc kinh tế, chặn đứng các khai thác tài nguyên của các nước nghèo, sửa đổi các thoả hiệp kinh tế quốc tế không công bằng; mạnh mẽ đầu tư vào các đường lối chính trị hòa bình, lựa chọn không bạo lưc như phương thế giải quyết các xung khắc, thăng tiến các lực lượng bảo hoà, can thiệp vào việc sản xuất vũ khí, và ngăn chặn việc buôn bán khí giới với các nước có chiến tranh hay rõ ràng vi phạm các quyền con người.
Chúng tôi xin kết thúc với lời kêu gọi của ông Kofi Annan, nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: "Một Âu châu chia rẽ sẽ là một Âu châu tầm thường, nghèo hơn, yếu hơn, già hơn. Một Âu châu rộng mở sẽ là một Âu châu công bằng hơn, giầu có hơn, trẻ trung hơn, miễn sao nó là một Âu châu quản lý tốt việc di cư. (SD 9-7-2016)
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)