Ngành ngoại giao Tòa Thánh
Ngành ngoại giao Tòa Thánh.
Phỏng vấn Ðức Hồng Y Dominique Mamberti, Tân chánh án Tòa Ân Giải Tối Cao của Tòa Thánh.
Roma (RG 9-05-2015; Vat. 27-05-2015) - Trong vườn Vaticăng có một câu được Ðức Hồng Y Maffeo Barberini cho khắc trên giếng nước Galera như sau: "Cỗ máy chiến tranh của các Giáo Hoàng không ném lửa, nhưng tạt nước ngọt để dập tắt lửa chiến tranh". Là nước dập tắt lửa chiến tranh là một trong các đặc thái của ngành ngoại giao của Toà Thánh có nhiệm vụ củng cố sự đối thoại, hiệp thông, san bằng các chướng ngại vật, mài nhẵn các tình trạng gai góc nhất trong tương quan giữa các quốc gia dân tộc trong mọi thời đại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Ðức Hồng Y Dominique Mamberti, tân Chưởng Ấn Toà Ân Giải Tối Cao của Tòa Thánh, được thăng Hồng Y ngày 13 tháng 2 năm 2015.
Hỏi: Trong lời chào Ðức Thánh Cha trong Mật nghị Hồng Y Ðức Hồng Y đã nói rằng các Hồng Y phải ra khỏi chính mình. Trong nghĩa nào thưa Ðức Hồng Y?
Ðáp: Tôi nghĩ rằng ra khỏi chính mình trước hết có nghĩa là rộng mở cho Chúa là Ðấng mời gọi chúng ta trở thành "nhũng người phục vụ niềm vui" của toàn dân Chúa, nói theo kiểu của Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI. Ðức Thánh Cha nói rằng thánh Phaolo phải có một con tim tràn đầy Thiên Chúa, dãi tỏa ra và làm cho mọi người chung quanh được lây lan niềm vui. Thứ hai, ra khỏi các thói quen và tiện nghi dễ dãi của mình có nghĩa là hoạt động để tạo thuận tiện cho sự hiệp thông giáo hội, trong viễn tượng mà thánh Phaolo đã chỉ cho thấy, theo đó các chi thể được mời gọi lo lắng cho nhau. Ðối với tôi xem ra đây là gốc rễ lời mời gọi liên lỉ của Ðức Thánh Cha, một Giáo Hội xuất hành, nghĩa là một Giáo Hội ra đi truyền giáo.
Hỏi: Thưa Ðức Hồng Y, vậy đâu là các nhiệm vụ mới mà Ðức Hồng Y được mời gọi chu toàn như là Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao của Tòa Thánh?
Ðáp: Ðương nhiên đây là một lãnh vức khác với lãnh vực tôi đã phục vụ cho tới nay, là lãnh vực ngoại giao. Nhưng tôi thích nêu lên các mục đích đồng quy. Thật vậy, công lý là nền tảng không thể thiếu của hòa bình. Ðể có thể đề nghị chính mình như là gương mẫu công lý cho các dân nước, Giáo Hội phải dấn thân làm cho công lý rạng ngời lên trước hết trong chính mình. Thi hành công lý, chứ không phải chỉ nói về công lý thôi, là một công việc tế nhị và đòi hỏi nhiều dấn thân. Ðược hiểu như thế, công việc của Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh là một biểu lộ của sự ân cần mục vụ của các Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, để trong mọi nơi trên thế giới Giáo Hội làm chứng cho điều đúng đắn trong mọi hoạt động của mình.
Hỏi: Thưa Ðức Hồng Y, trong một quang cảnh quốc tế ghi đậm dấu các xung khắc và căng thẳng, có khoảng trống cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh hay không?
Ðáp: Ngành ngoại giao của Tòa Thánh không di chuyển bởi các lợi lộc chuyên môn và đặc biệt. Chú tâm duy nhất của nó là thiện ích của toàn nhân loại.Vì thế tôi tin rằng ngày nay nhiệm vụ của ngành ngoại giáo của Tòa Thánh trên hết là chỉ cho thấy một hướng đi lý tưởng, mà đích điểm cụ thể là việc xây dựng thiện ích chung và hòa bình, Mà ờ nền tảng của nó là việc thăng tiến phẩm giá siêu việt của con người. Thật thế, nó không yên lòng tại nơi đâu phẩm giá con người bị chà đạp. Trong viễn tượng này ngành ngoại giao của Tòa Thánh hoạt động để xây dựng các cây cầu, như Ðức Thánh Cha đã chỉ cho thấy ngay từ khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Và các cây cầu được xây dựng bằng cách đệt một cuộc đối thoại kiên nhẫn và liên tục với tất cả mọi người. Tôi tin rằng trong hai năm làm Giáo Hoàng chính Ðức Thánh Cha đã cống hiến cho chúng ta các thí dụ rất cụ thể cho thấy dệt cuộc đối thoại đó có nghĩa là gì: chỉ cần nghĩ tới vai trò của ngài trong việc khiến cho Hòa Kỳ và Cuba xích lại gần nhau. Vì lý do đó đã được đầu tư rất nhiều trong các năm này, cả trong các sáng kiến đôi khi tạo thuận tiện cho sự tiếp xúc và đối chiếu trên bình diện văn hóa và tôn giáo. Ðồng thời Tòa Thánh đã dấn thân để làm cho cộng đồng thế giới chú ý tới nhất là các thực tại cấp bách nhân đạo. Ðiều này được làm môt cách công khai qua các lời kêu gọi của Ðức Thánh Cha, nhưng cũng được làm một cách kín đáo qua các tiếp xúc trực tiếp, tại những nơi đâu có thể, với các quốc gia liên hệ, và nhất là nhờ hoạt động của biết bao nhiêu cơ cấu của Giáo Hội hiện diện tại chỗ.
Hỏi: Dưới ánh sáng kinh nghiệm của Ðức Hồng Y tại một vài Tòa Sứ Thần bên Phi châu, Ðức Hồng Y thấy tương lai của lục địa bị xâu xé bởi nạn nghèo túng và bạo lực này như thế nào?
Ðáp: Nghèo túng và bạo lực không chỉ là các vấn đề của Phi châu mà thôi. Nhưng chúng là các vấn đề mà rất tiếc chúng ta thấy tại bất cứ đâu trên thế giới này. Chắc chắn là bên Phi châu nạn nghèo túng và khác biệt xã hội giữa người giầu và người nghèo rất phổ biến. Chúng là các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng một cách tiêu cực và nặng nề trên cuộc sống của nhiều người. Ngoài các vấn đề có tích cách vùng miền này, Phi châu giờ đây phải tính sổ với sự lan tràn của các hình thức bạo lực mới, có tính cách tôn giáo. Tuy nhiên, trong các thập niên sau cùng này nhiều vùng của Phi châu đã biết tới một sự phát triển kinh tế đáng kể và một sự ổn định chính trị lớn hơn. Nhưng tôi cho rằng suối nguồn hy vọng đích thật dựa trên các nền tảng của một cái nhìn tích cực cho rằng người phi châu có sự sống, có một quan điểm rộng mở cho tương lai, tập trung nơi tình liên đới và được linh hoạt bởi ý thức sự tùy thuộc và ước mong lớn lên. Từ quan điểm này tôi nghĩ rằng ngày nay Phi châu có nhiều điều để cống hiến cho toàn thế giới.
Hỏi: Trung Ðông tiếp tục là vùng dất của bạo lực ngày càng dữ dội hơn, và nhất là đối với các kitô hữu. Ðức Hồng Y có thể nói gì về tình trạng này?
Ðáp: Vùng Trung Ðông đã bị ghi dấu từ qúa lâu bởi các cuộc xung đột đã xâu xé nó, khiến cho cuộc sống chung dân sự giữa các dân tộc khác nhau trong vùng trở thành khó khăn. Vì thế mọi nhóm tôn giáo đều đau khổ vì các hậu quả của tình trạng này, trong các thời gian qua đang trở nên trầm trọng hơn, nhất là bên Siria và Iraq. Trong bối cảnh đó các kitô hữu, vì là một thiểu số ít được che chở hơn, nên phải đặc biệt gánh chịu các lạm dụng và các tàn bạo từ phía các ngưởi cuồng tín của cái gọi là Nhà nước Hồi. Chính tình trạng phức tạp của vùng này cho thấy sư cấp thiết phải tìm ra một giải pháp ngoại giao tạo thuận tiện cho việc chấm dứt mọi xung khắc hiện nay, từ cuộc xung khắc giữa người Palesstine và người Israel cho tới cuộc xung khắc tại Siria. Một cách đặc biệt tại Siria hiển nhiên là không thể có một giải pháp nào khác hơn là giải pháp ngoại giao, để chấm dứt một cuộc xung đột đang tàn phá đất nước trên bình diện vật chất và khiến cho phân nửa dân số phải lâm vào tình trạng cần sự giúp đỡ. Vì thế cần tạo thuận tiện cho việc đối thoại giữa các người Siri với nhau, để nhờ sự nâng đỡ của cộng đồng quốc tế, người ta chấm dứt các tàn ác và danh ưu tiên cho thiện ích của đất nước, chứ không phải cho các lợi lộc của phe nhóm. Trước hết cần hiểu biết tâm thức nằm ở nền tảng cùa hiện tượng này, ý thức hệ yểm trợ nó và sự nghèo nàn vật chất góp phần phát triển nó. Sau cùng, tôi tin rằng cần quyết định trở lại việc buôn bán vũ khí và các nguồn tài chánh nuôi dưỡng nó.
Hỏi: Thưa Ðức Hồng Y, vào tháng 12 năm nay hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sẽ diễn ra bên Pháp. Ðâu là các ưu tiên mà các thành viên tham dự phải đương đầu?
Ðáp: Tôi cho rằng cuộc gặp gỡ sắp tới tại Paris là một cơ may lớn cần được nắm bắt chứ không thể phung phí, nhắm đưa ra một dấu hiệu rõ ràng theo hướng mà Ðức Thánh Cha đã chỉ cho thấy một trong sứ điệp gửi các tham dự viên cuộc gặp gỡ tương tự dã diễn ra tại Lima hồi tháng 12 năm 2014. Cần phải lãnh trách nhiệm để đương đầu với hiện tượng khí hậu thay dổi, ảnh hưởng định đoạt trên toàn nhân loại, đặc biệt trên các nước nghèo nhất và trên các thế hệ tương lai. Chắc chắn đây là một lộ trình cam go, bởi vì phải có một dấn thân luân lý đạo đức, chính trị và kinh tế tạo thuận tiện cho việc soạn thảo ra một mô thức phát triển mới, tập trung nơi một hệ thống năng lượng và các năng lực tùy thuộc nơi các chất đốt nhiên thạch như than đá và dầu hỏa, và còn hơn thế nữa tùy thuộc nơi sự hữu hiệu năng lượng và các năng lực chứa ít hay không chứa thán khí. Ðàng khác không thể lần lữa lâu la hơn mà không đương dầu với vấn đề, mà giải pháp đã được cộng đồng khoa học cũng như xã hội dân sự thúc dục từ biết bao nhiêu lâu nay. Họ mời gọi trách nhiệm chia sẻ để che chở hành tinh của chúng ta và gia đình nhân loại.
RG 9-5-2015
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)