Những Buổi Gặp Gỡ Ở Colombo, Sri Lanka

Sâu Ðậm Tình Ðồng Hương

Ðồng Niềm Tin Thiên Chúa-Trời-Phật

 

Những Buổi Gặp Gỡ Ở Colombo, Sri Lanka - Sâu Ðậm Tình Ðồng Hương - Ðồng Niềm Tin Thiên Chúa-Trời-Phật

Sri Lanka (Vietcatholic News 15-1-2015) - Sau thánh lễ phong vị thánh Tiên Khởi Joseph Vaz - First Saint of or for Sri Lanka - của Ðất Nước và Giáo Hội Sri Lanka, chúng tôi cùng theo dòng lũ người rời Galle Face Green, Colombo về lại khách sạn. Ðịa điểm phong thánh, nếu ngày thường, chỉ mất khoảng 10 phút lái xe hay đi taxi, nhưng chúng tôi cứ theo dòng lũ đẩy đưa cho đến khi ra ngoài khu vực hành lễ và về đến khách sạn mất hơn 2 tiếng đồng hồ.

Dòng lũ người theo như báo chí hay những thông tấn xã nhận định đã đến tham dự lễ nghi Phong Thánh Joseph Vaz do Ðức Thánh Cha Phanxicô chủ phong có thể ước lượng khoảng 500,000 người hiện diện trong khuôn viên hành lễ. Ðó là chưa kể đến số người theo dõi Lễ Nghi Phong Thánh ở nhà, nơi công cộng hay công sở do các kênh truyền hình trực tiếp truyền thanh và truyền hình toàn bộ lễ nghi phong thánh.

Buổi chiều, chúng tôi nghỉ ngơi và như chúng tôi đã đề cập trong bài viết 1: Một Ngày Trên Ðảo Quốc Colombo - Sri Lanka (nước Tích Lan). Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết II nầy... là một số giáo dân Sri Lankans đang sinh sống và là thành viên trong những giáo xứ chúng tôi phục vụ, khi biết chúng tôi sẽ sang Sri Lanka thì họ ước ao những người thân của họ gặp gỡ chúng tôi khi sang Colombo. Như chúng tôi đã trình bày trong bài viết thứ 2: Colombo - Ngày Hội Lớn là: Nếu không có Pierre Nguyễn văn Tốt, Tổng Giám Mục - Khâm Sứ Tòa Thánh tại Ðảo Quốc Sri Lanka chúng tôi đã không có mặt trên đảo quốc nầy hôm nay".

Vâng đúng vậy, qua dịp đến đây, chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu để viết tiếp bài 3 với tựa đề: "Những Buổi Gặp Gỡ Ở Colombo, Sri Lanka - Sâu Ðậm Tình Người Ðồng Hương - Ðồng Niềm Tin Vào Thiên Chúa-Trời-Phật".

Chúng tôi chỉ muốn phớt qua về 'Tình Người Ðồng Hương' Việt Nam vì đã đề cập nhiều trong 2 bài viết trước đây. Dù bận rộn với công việc của một Sứ Thần Tòa Thánh, nhưng Ðức Tổng Giám Mục Pierre đã dành thời gian cho chúng tôi dù không tiếp xúc trực tiếp chúng tôi trong những 2 ngày trước đây, nhưng ngài vẫn liên lạc với anh em chúng tôi qua những emails. Cụ thể nhất là trong ngày lễ Phong Thánh, ngài gởi cho chúng tôi email lúc 1.00am tức là sáng sớm ngày Thứ Tư 14 tháng 1 năm 2015. Tính từ lúc chúng tôi đặt chân đến phi trường Colombo rạng sáng thứ Ba 13 tháng 1 năm 2015 cho đến thứ Năm 15 tháng 1 năm 2015, dường như mỗi ngày, ngài dành thời gian để liên lạc với chúng tôi qua emails.

Một cử chỉ 'Ðồng Hương' đáng cho chúng tôi học hỏi và cảm phục ở nơi ngài là sau thánh lễ phong thánh một người trong anh em chúng tôi cố gắng lên gần khán đài để chụp hình Ðức Giáo Hoàng Phanxicô khi Ngài rời khán đài đi xuống và vô phòng thay lễ phục - Ðức Tổng Giám Mục Pierre cùng đi với Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, lúc đi ngang qua chỗ người bạn chúng tôi đang đứng... người bạn chúng tôi thấy ngài Pierre thì gọi... "Ðức Tổng..." trong ngôn ngữ Mẹ Việt Nam... Ðức Tổng Giám Mục Pierre nhìn thấy người bạn của chúng tôi là người 'Ðồng Hương Việt Nam' liền nói ngay một câu mà không cần suy nghĩ: "Hẹn gặp Cha... ngày mai.. (tức là ngày 15 tháng 1 năm 2015)" cho dù Ðức Tổng Giám Mục Pierre không hề gặp anh em chúng tôi trước đây bao giờ và ở bất cứ nơi đâu.

Kể đến đây, phần nào để nhắc nhớ lại điều mà chúng tôi đã viết trong những bài trước là chúng tôi chỉ gặp 4 người từ Búng, Lái Thiêu.. 'Quê Hương Việt Nam' sang Sri Lanka - Tích Lan là thân nhân của Ðức Tổng Pierre - Chị Loan, Anh Nghiệp và Anh Chị Khoa-Mai - ngoài ra chỉ có Nhóm Anh Em chúng tôi từ Úc Châu. Chính điều nầy đã cho chúng tôi một cảm nghiệm, dù bận rộn... nhưng khi gặp người Ðồng Hương Việt Nam, ngài đã nhận diện và còn nhắc là "ngày mai - (tức hôm nay)" để 'Phỏng Vấn Ngài Về Biến Cố Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đến Sri Lanka và dùng bữa với ngài Pierre trong sự hiếu khách dành cho người 'Ðồng Hương Gặp Gỡ Nơi Xứ Lạ Quê Người'.

Tối hôm 14 tháng 1 năm 2015, chúng tôi được một gia đình có người thân trong giáo xứ của chúng tôi đến khách sạn đưa chúng tôi đi tham quan những thắng cảnh của thành phố Colombo về đêm qua nghệ thuật trang trí đèn và tham quan những ngôi chùa nổi tiếng mà những du khách đã đặt chân đến thành phố 'Hòn Ngọc của Ấn Ðộ Dương' mà không đến tham quan là một thiếu sót rất lớn khi đã đến Ðảo Quốc tuyệt đẹp với biển xanh bao quanh.

Hai ông bà đưa chúng tôi đi tham quan thành phố Colombo, người vợ là Công Giáo, người chồng là Phật Giáo. Họ đã đưa chúng tôi đến viếng một Ðền Phật nổi tiếng với nhiều 'Tượng Phật Vàng' sưu tầm từ nhiều quốc gia mà Phật Giáo là Quốc Giáo. Nhiều Tượng Phật Quý Báu, Tiền Kim Loại của nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt hơn nữa là 'Ngà Voi' và những đồ vật biến chế từ ngà voi để làm đồ trang sức hay trang trí trong nhà.

Vì cùng tin vào Thiên Chúa-Trời-Phật, chúng tôi tạm gọi đó là 'Mấu Chốt-Mỏ Neo' của chiếc thuyền Tình Người-Tình Tôn Giáo mà chúng tôi có được cơ hội đi tham quan 'Colombo By Night'. Người Sri Lankans có tâm tình 'Hiếu Khách' như 'Ðồng Hương Việt Nam'. Chỉ một 'Tin Nhắn-SMS' một 'Email' cho thân nhân ở Colombo mà chúng tôi nhận được sự đón tiếp niềm nở: từ gia đình đi đón chúng tôi rạng sáng ngày thứ Hai... cho đến gia đình đưa chúng tôi đi tham quan thành phố 'Colombo về đêm-Colombo By Night' đêm thứ Ba 13 tháng 1 năm 2015 và sẽ còn tiếp tục đưa đón chúng tôi nếu như chúng tôi cần đến sự giúp đỡ của họ.

Sau khi đi tham quan những 'Danh Lam Thắng Cảnh' họ đưa chúng tôi đến một quán ăn và chúng tôi thưởng thức những món ăn truyền thống của đất nước họ... và phải ăn bằng 'Tay Phải' thì mới đúng... Trong giáo xứ của chúng tôi, có rất nhiều nhiều sắc dân như Miến Ðiện, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore, Ấn Ðộ, Tích Lan... đều ăn bằng tay... thật ra từ trước đến nay, chúng tôi từng đến nhà và dùng bữa với họ, họ thường ăn bằng tay và đối với anh em linh mục thì họ để chúng tôi tự lựa chọn như muốn dùng dao, nĩa hay muỗng... Trong anh em chúng tôi, có người chưa có kinh nghiệm 'ăn bốc' bao giờ với những sắc dân kể trên cho đến khi đến Colombo... đêm 14 tháng 1 năm 2015 là lần đầu tiên 'Ăn Bốc' bằng 'Tay Phải' theo đúng phong tục tập quán của Ðảo Quốc nầy.

Có đôi lúc chúng tôi cũng nghe giữa những người Việt nói với nhau... là sắc dân nầy sắc dân nọ 'Ăn Bốc...' thấy làm sao ấy... nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại... chúng tôi tạm dùng chữ 'Sắc Dân Mình' cũng 'Ăn Bốc' chứ... nhưng 'thỉnh thoảng...' như khi cuốn bánh tráng rau sống... chả lẽ cầm đũa gấp rau... rồi cuốn bằng đũa? Khi ăn xôi... gọi là 'xôi dò' thì phải 'dò' bằng tay, ăn chả giò chiên giòn, cuốn rau cũng bằng tay... khi ăn bánh 'xèo' không hẳn hết mọi người nhưng đa số khi cuốn bánh xèo với rau sống thì nhiều người cuốn bánh xèo với rau bằng tay và chấm nước mắm chắc chắn cũng bằng tay???

Còn món nữa cũng khá độc đáo là ăn 'Gỏi Cá Sống... nhất là cá mới đi câu về...' chúng tôi thường thấy 'Thói Quen Tốt Lành' là Gỏi Cá để trong dĩa to.... Thín (h)... đặc biệt món Gỏi Cá nầy phải ăn với nhiều loại rau đặc sản 'hạp' với Gỏi Cá mới ngon như lá mơ... Rau thì phải đổ ra ngoài bàn tròn hay dài để thực khách 'Tay Phải hay Tay Trái' tự chọn lựa rau lấy và rồi tay kia nắm lấy một phần Gỏi Cá trên bàn để trên tay đang cầm rau và 'Hai Tay Cuốn tròn gỏi cá giữa rau. Ăn món Gỏi Cá nầy phải ăn với loại nước (mắm thấm đặc biệt).... Chúng tôi chỉ muốn đơn cử vài món ăn thuần túy của Dân Việt cũng cần phải dùng 'Bàn Tay' như các dân tộc quanh vùng Thái Bình Dương... mà thôi.

Chỉ một vài dẫn dụ cụ thể nhỏ nhỏ, chúng tôi muốn đưa ra một nhận định 'ôn hòa-thích nghi' hay nói một cách cụ thể hơn như lời của Ông Bà luôn nhắc nhở con cháu: 'Nhập Gia Tùy Tục - Ðáo Giang Tùy Khúc' để phần nào ám chỉ là qua những câu ca dao tục ngữ để đời nầy sẽ giúp chúng ta có cuộc sống thích nghi với những người chung quanh và đặc biệt những người gần gũi chúng ta trong cuộc sống chung hay qua những giao tế hằng ngày và nhất là những gia đình Công Giáo có người kết hôn với những tôn giáo bạn, con cái có bạn bè khác nhau trong nước có Ða Văn Hóa như Úc Châu. Dĩ nhiên họ cũng muốn bảo vệ những truyền thống của họ trong cách ăn mặc cũng như ăn uống.

Trong những năm tháng gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều người ngoại quốc láng giềng đến nhà của Việt Nam dùng bữa hay theo chúng ta hay phái đoàn về tham quan-du lịch Quê Mẹ Việt Nam, họ cũng học cách ăn canh chua cá lóc, cá rô hay cá trê... kho tộ và cầm đũa như chúng ta.

Mọi sự có thể thay đổi và thích nghi vì 'Yêu Thương-Cảm Thông'. Ðó là khí cụ mang sự bình an và niềm vui cho người đón tiếp chúng ta, khi chúng ta biết thích nghi phong tục tập quán của họ khi cùng đi hay cùng sinh hoạt với họ. Chỉ trừ chúng ta không muốn thay đổi hoặc thích nghi mà thôi. Ðừng vì cố chấp trong sự bảo vệ những truyền thống xem ra có thể 'giảm thiểu' vì xã giao trong một xã hội phát triển và đổi mới nhanh mà chúng ta đánh mất tình láng giềng.

Ðể thay cho lời kết cho bài viết Tình Ðồng Hương và Nghĩa Tôn Giáo, chúng tôi muốn đưa ra một sự kiện đã xảy ra vượt trên 'Lễ Nghi An Táng Theo Nghi Thức Công Giáo'.

Như chúng ta đều biết - đúng hơn là Các Linh Mục - Giáo Hội Công Giáo cho phép cử hành Lễ Nghi An Táng cho các em bé 'Chưa Chịu Phép Rửa Tội'. Một việc nữa cần minh xác là Nghi Thức An Táng Không phải là Bí Tích trước khi đưa ra vấn đề sau đây đã xảy ra.

Một người Công Giáo cử hành lễ thành hôn - phép cưới Công Giáo - trong nhà thờ có 'Phép Chuẩn Dị Giáo - Ðạo Bên Nào Bên Ðó Thờ hay Giữ)'. Ðiều kiện để có Phép Chuẩn nầy của Giáo Hội Công Giáo là phía người Công Giáo phải hứa cho con cái được sinh ra sau nầy phải được rửa tội theo nghi thức Công Giáo. Lời hứa nầy phải được thông báo cho người phối ngẫu không phải là Công Giáo. Gia đình nầy rất sốt sắng đi đến nhà thờ cuối tuần với nhau cùng với con cái họ đã sinh ra, được rửa tội và học trường Công Giáo. Người không Công Giáo vẫn đi lễ thường xuyên với gia đinh con cái. Khi chồng con lên rước lễ thì người vợ cũng lên theo với chồng con và vòng 2 tay tréo trước ngực cúi đầu xin phép lành của linh mục chủ tế.

Chẳng may qua một cơn bạo bịnh, người không Công Giáo qua đời. Ðặc biệt là các con xin linh mục để đưa cổ quan của người mẹ vào nhà thờ cử hành Lễ Nghi An Táng. Vấn đề nầy có vài linh mục được hỏi thì việc nầy bị từ chối.... vì chị nầy Không Công Giáo.

Gia đình đến gặp một linh mục khác và đặc biệt các con van xin tha thiết như sau: Ba mẹ chúng con cử hành lễ Hôn Phối Trong nhà thờ mặc dù mẹ không cùng tôn giáo với ba. Chúng con được rửa tội Trong nhà thờ như ba chúng con đã hứa với Giáo Hội và mẹ cùng đồng hành với ba và chúng con đến nhà thờ thường xuyên và mẹ đã nhận lãnh phép lành nơi linh mục chủ tế Trong nhà thờ khi ba và chúng con lên rước lễ mà bây giờ thân xác mẹ chúng con không lẽ không được phép đem đến để Trong nhà thờ cầu nguyện và được linh mục làm phép lành truớc khi đem ra Preatorium Hỏa Thiêu theo Nghi Thức Hồi Giáo-Muslim sao?

Nếu như chúng ta đặt câu hỏi nầy với một Ðấng Bản Quyền nào đó thì có thể sẽ được trả lời: 'NO-Không Ðược'. Nhưng nếu xét về lý do 'Mục Vụ' theo lương tâm không thấy gì ngăn trở thì linh mục tự xử lấy như các linh mục đã từng làm phép nhà, ảnh tượng, xe tàu, ngay cả thú vật cũng được làm phép. Những ngày lễ cầu hồn, linh mục dựng bàn thờ tạm ngoài nghĩa trang làm lễ giữa những mồ mả. Chúng tôi nghĩ không lẽ tất cả những xác chôn trong khu vực nơi linh mục làm lễ là Công Giáo hết sao? Chúng tôi không dám đề cập đến các nghĩa trang của các giáo xứ ở Việt Nam mà là các nghĩa trang trên phần đất Úc Châu mà thôi.

Xin mời các Ðấng Bậc cùng suy nghĩ khi chúng ta sống giữa những tôn giáo bạn. Ðó cũng là điều mà các Người Cha của Giáo Hội Mẹ Thánh của chúng ta đã lặn lội mỏi mệt trong những chuyến tông du xa thánh đô để đi tìm hình ảnh của Thiên Chúa ẩn tàng trong hình ảnh các vị Phật Thần Thánh mà các tôn giáo bạn tôn thờ, như ngày xưa thánh Phaolô đã nói dân thành Athens: Các bạn tôn thờ một vị thần 'Vô Danh trên một bàn thờ mà các bạn không biết...' Phận sự của chúng ta là hãy tìm những chân lý tiềm tàng trong những người anh em khác tôn giáo để chỉ cho họ thêm một ngọn đèn, một ánh nến một con đường dẫn họ về cùng Ðấng Chân-Thiện Mỹ là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ. Ðặc biệt là những người 'Ðồng Hương Việt Nam'.

 

Nhóm Phóng Viên

Vietcatholic.net

Colombo, ngày 15.1.2015

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page