Mông Cổ có phó tế bản xứ đầu tiên
Mông Cổ có phó tế bản xứ đầu tiên.
Mông
Cổ (UCAN 10.12.2014) - Thầy Enkh Baatar sẽ trở thành phó tế
người Mông Cổ đầu tiên trong lễ phong chức vào ngày thứ Năm 11
tháng 12 năm 2014 tại Seoul, Hàn Quốc.
Thầy Enkh Baatar trở thành phó tế người Mông Cổ đầu tiên trong lễ phong chức vào ngày thứ Năm 11 tháng 12 năm 2014 tại Seoul, Hàn Quốc. |
Phủ doãn Tông tòa Ulaanbaatar ở Mông Cổ chuẩn bị nhận phó tế bản địa đầu tiên trong lễ truyền chức tại Hàn Quốc.
Ðức Giám mục Wenceslao Padilla của phủ doãn cho biết lễ truyền chức của thầy Enkh Baatar, 23 tuổi, là điều ngài đã mong muốn từ lâu và trùng với lễ kỷ niệm 20 năm Giáo hội Công giáo Mông Cổ hiện hữu.
Giám mục Padilla cho biết ngài rất vui khi thấy một người gốc Mông Cổ thắp lên ngọn đuốc hai thập kỷ trước bởi dòng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Hơn 80 linh mục và tu sĩ ở Mông Cổ là những thừa sai sinh ra ở ngoại quốc, là những người đang nắm giữ Hội Thánh nhỏ nhưng đang phát triển này, Giám mục Padilla nói.
Thầy Enkh Baatar, tên thánh là Giuse, cho biết trong một bài viết cho Giáo hội Công giáo ở Mông Cổ, thầy không đủ kiên nhẫn để gia nhập Giáo hội vì những khó khăn in đậm trong lịch sử đất nước nhưng niềm tin sâu xa đã khởi hứng cho thầy.
"Tôi muốn đi thẳng vào chủng viện sau khi hoàn thành trung học, nhưng gia đình và tất cả mọi người, bao gồm cả giám mục, khuyên tôi học đại học. Tôi đã thất vọng".
Tuy nhiên, thầy nói thêm, bây giờ thầy nhận ra rằng "đó là một quyết định khôn ngoan".
Sau khi nhận bằng ngành sinh hóa tại Ðại học Quốc tế Mông Cổ, một tổ chức được thành lập bởi những người Tin lành Hàn Quốc ở Ulaanbaatar, thanh niên này đã bay đến giáo phận Daejon ở Hàn Quốc vào tháng Tám năm 2008, học tiếng Hàn sáu tháng trước khi vào chủng viện.
Một giáo dân tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Ulaanbaatar tuần này nói rằng mẹ của Baatar nói với cộng đoàn về ngày chịu chức của con trai mình.
"Bà ấy nói với cộng đoàn rằng con trai bà đã phải đấu tranh kiên trì như thế nào trong ơn gọi của mình. Gia đình cũng như hầu hết bạn bè của thầy đã cố gắng trong nhiều năm để ngăn cản thầy trở thành linh mục", giáo dân này cho biết.
Nhưng mẹ Baatar rất tự hào về con trai mình, giáo dân này nói thêm, bà sẽ có mặt tại lễ truyền chức của thầy vào thứ Năm 11 tháng 12 năm 2014 tại Seoul.
Một doanh nhân ngoại quốc tại Ulaanbaatar nói việc truyền chức cho một người Mông cổ bản địa là rất quan trọng đối với cộng đồng Giáo hội nhỏ trong nước này.
"Việc truyền chức này, ngoài tầm quan trọng cho giáo hội và tính tông đồ, cũng sẽ có những kết quả thực tiễn và sẽ cho phép giáo hội có quyền sở hữu tài sản và trở thành người đại diện pháp lý của riêng mình", doanh nhân nói, ông là người đã sống nhiều năm ở nước này.
Theo luật pháp của nước Cộng hòa Mông Cổ, chỉ có công dân Mông Cổ mới có thể sở hữu đất đai hoặc điều hành một tổ chức tôn giáo.
Ðức Giám mục Padilla nói rằng một đạo luật năm 2009 yêu cầu các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Mông Cổ phải thuê nhân viên địa phương theo hạn ngạch đã tạo ra hạn chế về tài chính lên Giáo hội mà bây giờ sẽ được giảm nhẹ.
"Theo tiêu chuẩn này, Giáo hội Công giáo sẽ được thuê thêm 60 người, nhưng chúng tôi không có tiền trả lương họ", ngài nói.
Ngài nói thêm rằng 13 nhà truyền giáo sẽ phải rời khỏi đất nước nếu pháp luật được thi hành nghiêm túc.
Các Kitô hữu của tất cả các giáo phái chỉ chiếm hơn 2 phần trăm dân số ở Mông Cổ, nơi mà hầu hết mọi người thực hành Phật giáo Tây Tạng trộn lẫn với niền tin vào các pháp sư.
Nguồn: UCAN (10.12.2014)