Gia đình, kinh nghiệm chung của nhân loại

 

Gia đình, kinh nghiệm chung của nhân loại.

Roma (GHXHCG 12-09-2014) - Công Nghị "ngoại thường" các giám mục tháng 10 năm 2014 (05-19/10/2014) là một công nghị "về gia đình" - không phải chỉ về đôi vợ chồng -, và nó liên quan đến "Giáo Hội hoàn vũ", như thế, trên toàn năm châu, và không chỉ "những xã hội Tây Phương đang mệt mỏi", ÐHY Vingt-Trois đã lưu ý. Gia đình không chỉ là một thực tế quan trọng đối với Giáo Hội, mà còn là "kinh nghiệm chung của nhân loại".

Ðức Hồng Y Anrê Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, chủ tịch thừa ủy của công nghị - đại diện Châu Âu - hôm thứ năm 26 tháng 6 năm 2014, đã tham dự buổi giới thiệu "Tài Liệu Làm Việc" (TLLV) của công nghị "ngoại thường" các giám mục về gia đình, được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập vào tháng 10 năm 2014.

Ðức Hồng Y người Pháp này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đề tài, không chỉ "bởi vì tính thực tế và chân lý của đời sống gia đình" là "quan trọng đối với Giáo Hội" - Giáo Hội đã đầu tư cho gia đình "nhiều nỗ lực, công việc, suy nghĩ, dấn thân" -, mà còn bởi vì gia đình là "kinh nghiệm chung của cả nhân loại".

Ngài chỉ rõ rằng "mục đích của công nghị không phải là để tuyên bố một tín lý đặc biệt mà Giáo Hội muốn áp đặt lên các xã hội; mà để chia sẻ với các xã hội con người một suy nghĩ được soi sáng bởi đức tin trên những kinh nghiệm mà nhiều người đang sống và đang ở trên một môi trường thuận lợi để loan báo tin Mừng".

Ngài giải thích: "Người ta nói đến một chuyện mà mọi người đều biết", nó không phải là một "mô thức đặc biệt để đề nghị" mà một "tư duy được soi sáng bởi mặc khải và bởi đức tin trên một trải nghiệm chung của nhiều người".

I. Thông điệp của Giáo Hội, dựa trên kinh nghiệm của các Kitô hữu (§§ 59-60)

Thông điệp thứ nhất của Giáo Hội không mang tính "lý thuyết" mà là "gương trải nghiệm của nhiều gia đình", Ðức Hồng Y Vingt-Trois nhấn mạnh: sống trong một "gia đình điền viên" là việc có thể làm được trên mặt con người, trải qua những thử thách, những biến cố bất ngờ, những trách nhiệm phát xuất từ "tình liên đới nội tại của một gia đình".

Ngài thêm ngay rằng: "Không những là có thể sống trải nghiệm đó là triển nở con người, làm cho con người biết đến niềm vui và đặt để con người vào tình trạng tiến bộ nhân loại".

Chắc chắn, Giáo Hội đã đề nghị nhiều giáo huấn về gia đình dựa trên Mặc Khải và tìm cách diễn dịch ra một cách dễ hiểu, đưa ra những suy nghĩ có "sức nặng" khác lấy từ "trải nghiệm của các Kitô hữu" trên toàn thế giới, Ðức Tổng Giám Mục Paris nhấn mạnh.

Ðập tan một số những phản bác mới đây, ngài nói thêm: đây không phải trước tiên là "một việc sản xuất các tu sĩ độc thân tự nhốt mình trong công nghị hay trong giáo triều" mà là "cái gì được trải nghiệm" và "ai cũng có thể thấy được khi nhìn ra xung quanh mình".

Ðiều mà Giáo Hội đưa ra với bản "Tài Liệu Làm Việc" (TLLV) này là một "việc làm ở mức độ thứ nhì, được Lời Chúa và phương pháp học soi sáng", đức tổng giám mục giải thích: đây là để hiểu biết "sự dấn thân kết hợp lẫn nhau giữa các thành viên của các gia đình được soi sáng như thế nào với ánh sáng của giao ước giữa Thiên Chúa và loài người" và "giao ước đó được trải nghiệm như thế nào trong sự cam kết, lòng trung thành và tinh thần trách nhiệm", bởi vì sự trải nghiệm này làm thành "một sự minh họa của lòng chung thủy không phai nhạt của tình yêu Thiên Chúa".

II. Hoạt động mục vụ trong các Giáo Hội đặc biệt

Một sự chuẩn bị đứng đắn

"Tài Liệu Làm Việc" (TLLV) nhấn mạnh tầm quan trọng của một "sự nghiêm túc chuẩn bị hôn nhân", trong một bối cảnh mà người ta ít khi kết hôn, đức tổng giám mục chỉ rõ: "Tôi sống trong một quốc gia (nhưng tôi nghĩ rằng đây là trường hợp trong nhiều quốc gia trên thế giới) nơi mà hơn một nửa các cuộc hôn nhân không phải là những cuộc hôn nhân theo nghi thức tôn giáo".

Ðức Hồng Y Vingt-Trois rút ra hai vấn đề về những "động cơ của người đến kết hôn trong Giáo Hội": "họ ít khi nhắc đến một cách rõ ràng" một "trải nghiệm của đức tin", nhưng "thường khi" họ biểu lộ lòng "xác tín của họ" hay "cảm nhận của họ" rằng một đám cưới đạo và đặc biệt theo Công Giáo là "nghiêm túc hơn một đám cưới khác" và họ cũng hy vọng nhờ vào sự vận động của họ có thể "tẩy xóa phần nào trọng lực".

Vấn đề thứ nhì liên quan đến "những người không kết hôn theo Kitô giáo": làm cách nào để chuẩn bị họ cho những thực tế của hôn phối ? Các phong trào, các đoàn thể phục vụ cho các chính quyền thị xã để đề nghị những chủ đề suy nghĩ về "nội dung của đời sống gia đình", ngoài phạm vi tôn giáo: đó là một hình thức "chuẩn bị hôn phối dân sự".

Sự chuẩn bị hôn phối Công Giáo xuất phát từ thực tế đời sống Kitô giáo, trải nghiệm nhiều cách khác nhau, dù là những người đã được rửa tội, hay những người đã có kinh nghiệm thực tiễn về đời sống Kitô giáo, hay những người Kitô hữu giữ đạo: như vậy, có ích lợi khi làm cho những người đó gặp gỡ nhau.

Như thế, họ sẽ có cơ hội nghe được "những lời chứng của các Kitô hữu giữ đạo" để xác định vị trí cho yếu tố "quyết định" sự thủy chung và sự phong phú con người, của sự phồn thịnh đời sống gia đình, và những phương tiện được đem ra "để thực hiện đời sống gia đình"

Chẳng có gì là "thần diệu"

Nhưng vị hồng y người Pháp này cảnh báo rằng bí tích hôn phối "không phải là một ân sủng thần diệu" có khả năng ban cho một "sự bảo đảm vĩnh viễn": đó chính là "một khoảnh khắc ân sủng cần phải nuôi dưỡng, làm cho sống động, phải triển khai, với những phương tiện của đời sống Kitô giáo" như là Lời Chúa, cầu nguyện và cuộc sống bí tích.

Ngài đặt ra "câu hỏi quan trọng này": "Làm thế nào để chuẩn bị và đồng hành với những người chịu phép hôn phối để giúp đỡ họ bước đi trên con đường đức tin ?". Vị tổng giám mục đã đánh giá là có "nhiều cám dỗ" đón chờ cá cặp vợ chồng trẻ.

Thực tế, những người này không nhất thiết ở trong "thời kỳ sơ khai" tình yêu của họ, mà họ cũng chẳng còn "trẻ", mà đây chỉ là những "cặp mới" mà các động thái gia đình mang lại cho họ một sự "cứu trợ quan trọng"

Giáo dục con cái

Ðức tổng giám mục nhấn mạnh đến sự kiện là công nghị tháng 10 sắp tới "không phải là một công nghị cho một cặp vợ chồng, mà cho gia đình", và như thế, công nghị phải xét đến "trách nhiệm xã hội và giáo dục mà việc chăm nuôi con cái đòi hỏi", trong các phong trào, lớp giáo lý, các hội bảo trợ, các học đường dành cho cha mẹ, tóm lại các "thiết bị qua đó Giáo Hội tìm cách đóng góp cho trách nhiệm giáo dục này".

III. Ðồng hành tích cực, khích lệ, chữa trị (§§ 45-48)

"Tài Liệu Làm Việc" (TLLV) đề cập vấn đề con người "đang chịu đựng những tai nạn của hôn phối".

Các bà mẹ độc thân

Ðức Hồng Y Anrê Vingt-Trois chỉ rõ trước hết tầm quan trọng của "các bà mẹ độc thân" đang chiếm "tỷ số quan trọng trong dân chúng", và đồng thời "đang đặc biệt chịu nhiều thử thách", mà "ít người chăm sóc" đến họ: Họ không chiếm những trang nhất của báo chỉ, họ không phải là những "người yêu sách", và nhiều khi còn "muốn lẩn trốn trong bóng tối và ẩn danh" trong các cuộc xuống đường biểu tình.

Dù vậy, đức tổng giám mục ghi nhận, họ "mang gánh nặng đáng kể với lòng can đảm và tận tụy và họ đảm nhiệm một chức trách trong gia đình nơi đang thiếu một trong hai tác nhân".

"Chúng ta phải chú ý đến tình trạng này thường còn gắn thêm tình trạng di dân (xuất khẩu lao động) và bị mất đi gia đình còn ở lại cố hương", vị chủ tịch thừa ủy của công nghị nhấn mạnh.

Những người bị bỏ hay ly dị

Những người bị rẫy bỏ hay ly dị cũng chiếm "tỷ số quan trọng" ; sự kiện cứ kiên định một cách vô ỷ thức trên "tình trạng những người ly dị tái hôn" sẽ bỏ quên trong bó tối "số đông người nam cũng như nữ" mà những trở ngại trên đường đời "đã đặt họ vào trong một tình trạng gẫy đổ" trong lúc họ vẫn muốn "giữ lòng chung thủy với giao ước của họ, với sự cam kết, dù rằng người phối ngẫu không còn chung thủy". Họ đã "cam kết trong một cuộc đời nơi họ đảm nhận các trách nhiệm không với những phương tiện thông thường của loại trách nhiệm này".

Những người kết hôn theo nghi thức tôn giáo, ly dị, tái hôn

Những người đã kết hôn theo nghi thức tôn giáo rồi ly dị và lại tái hôn là đối tượng của một "sự bận tâm rất lớn" trong các giáo hội đặc biệt "chủ yếu là ở Tây Phương". Nhưng, đức tổng giám mục cảnh báo rằng: "đừng để cho một vấn đề mang tính pháp lý và đáng quan tâm đối với các Giáo Hội Tây Phương chiếm hết cả lãnh vực quan tâm cua công nghị các giám mục, vốn không phải là một công nghị của các Giáo Hội Tây Phương đang mỏi mệt, mà là một công nghị của Giáo Hội hoàn vũ".

"Những điều các Giáo Hội Tây Phương trải nghiệm, ngài xác định, không phải điều mà Giáo Hội hoàn vũ trải nghiệm": như vậy, đây là vấn đề mà xã hội Tây Phương phải "chấp nhận rằng toàn thế giới không thể bị dính líu vào những vấn đề và những thắc mắc của riêng mình".

Hai mô hình hôn nhân trên thực tế

Ðiểm nhậy cảm khác nữa: những cuộc hôn nhân trên thực tế với hai quy chế.

"Nhiều người, Ðức Hồng Y Vingt-Trois giải thích, hướng tới một cuộc hôn nhân đương nhiên: họ sống chung trước khi làm đám cưới, và "sự chuyển ý đến quyết định làm đám cưới" phụ thuộc vào "ý thức trách nhiệm của cha mẹ", bởi sự kiện là họ đã có con cái với nhau hay cùng mong muốn có con cái.

Cũng có điều mà đức tổng giám mục gọi là "những cuộc hôn nhân thực hiện trên đường trường" của những người mà "vì nhiều lý do khác nhau, từ chối cam kết xã hội của hôn nhân": họ "đã hiểu rằng hôn nhân là một sự cam kết xã hội, điều mà không phải tất cả những người kết hôn đều hiểu được".

Những nhân tố đau khổ

Ðức Hồng Y Vingt-Trois cũng nhấn mạnh những tình huống và những nhân tố đau khổ - chiến tranh, bạo lực, bần cùng kinh tế - "có ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình", "gây ra sự tan vỡ của gia đình" như di dân kinh tế (nhiều người phải bỏ con cái hay người phối ngẫu ở lại để ra đi đến chân trời góc biển để nuôi sống họ) hay những cuộc xâm lăng và những bạo lực.

Khuôn mẫu cá nhân chủ nghĩa

Sau cùng, đức tổng giám mục thông báo một hiện tượng quan trọng trong "Tài Liệu Làm Việc" (TLLV) của công nghị: chắc chắn, "phong tục và kinh nghiệm của các xã hội Phương Tây không mang tính phổ quát", nhưng "sự phổ biến một nền văn hóa hoan lạc và cá nhân chủ nghĩa đang phát triển siêu tốc bởi sự truyền đạt các khuôn mẫu" nhất là nhờ vào tin học, Internet, phổ biến "một loại câu hỏi về sự tìm kiếm cá nhân về những thỏa mãn hơn là cam kết trong trách nhiệm".

 

Mạc Khải phỏng dịch từ Zenit

Nguồn: ghxhcg.com

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page