Phỏng vấn bà Virginia Coda Nunziante
phát ngôn viên của phong trào "Gia đình ngày mai"
Lý thuyết lựa giống.
Phỏng vấn bà Virginia Coda Nunziante, phát ngôn viên của phong trào "Gia đình ngày mai".
Roma (RG 22-09-2013; Vat. 5-10-2013) - Ngày 21 tháng 9 năm 2013 "Phong trào Gia đình ngày mai" và "Phong trào Âu châu bảo vệ sự sống con người" đã tổ chức tại Verona trung bắc Italia, một đại hội về đề tài "cho con người hay chống lại con người?". Ở nền tảng ý thức hệ về việc lựa giống, được nâng đỡ bởi các luật lệ và các nguồn tài chánh lớn, là ý niệm về căn tính cần phải xây dựng mà không quy chiếu về phái tính như là dữ kiện nhân chủng học, nhưng quy chiếu việc lựa giống, hay tính dục như là sự lựa chọn hay như lá thái độ sống.
Ðại hội đã khai diễn lúc 9 giờ với lời chào mừng của ông Flavio Tosi, thị trường Verona, ông Giovanni Miozzi, Chủ tịch thành phố Verona và Ðức Cha Giuseppe Zenti, Giám Mục sở tại.
Tiếp đến là các bài thuyết trình của ông Roberto de Mattei, giáo sư lịch sử Giáo Hội thuộc đại học Âu châu Roma về đề tài "Tín hữu công giáo trước lý thuyết giống". Tiếp đến là bài tham luận của Mario Palmaro giáo sư môn triết lý luật của cùng đại học; và bà Chiara Atzori, bác sĩ các bệnh truyền nhiễm thuộc nhà thương Luigi Sacco Milano về đề tài "Loài hay giống? Một đọc hiểu khoa học".
Vào ban chiều giáo sư triết học Matteo D'Amico đã trình bầy về đề tài "Ý thức hệ của giống và chủ thuyết đồng phái: hướng tới một chủ thuyết độc tài mới?". Tiếp đến là bài tham luận của giáo sư Lịch sử Luật tân thời của đại học Âu châu, Luca Galantini. Và sau cùng là bài nói chuyện của bà Dina Nerozzi, giáo sư Tâm lý thần kinh bệnh tuyến hạch nội tiết, của đại học Tor Vergata Roma, về đề tài "Cuộc cách mạng giống: khởi đầu và diễn tiến".
Cách đây mấy tuần qua đã có bốn thanh niên bị hành hung tại Torino trung bắc Italia, vì là người đồng phái. Trong 40 năm qua đã có 150 người đồng phái bị thiệt mạng vì thái độ bài người đồng tính tại Italia. Nhưng thật ra khó mà biết được có bao nhiêu nạn nhân, vì có nhiều vụ không được tố cáo. Ðể đối phó với vấn đề này trong thời gian tới đây Quốc Hội Italia sẽ thảo luận về dự luật cấm bài người đồng phái. Văn bản của dự luật đã được Ủy ban tư pháp của Quốc Hội chấp thuận, theo đó các trường hợp thù ghét hay bạo lực đối với các cặp đồng phái hay các người đổi giống sẽ bị trừng phạt như tội phạm. Vấn đề không đơn sơ như thoạt nhìn. Vì luật phạt hình thái bài trừ người đồng phái nào: bài trừ đồng phái tâm lý tâm bệnh, bài trừ đồng phái nội tâm hóa, bài trừ đồng phái có cơ cấu, bài trừ đồng phái kỳ thị? Chính hai từ "bài người đồng phái", và "bài người đổi giống" cũng là những từ khó giải thích, bởi vì chúng không được định nghĩa trong bất cứ điều khoản hay luật lệ nào của trật tự tư pháp hiện hành.
Và để bênh vực quyền của một thiểu số thảnh phần xã hội, người ta ra luật bất công vi phạm quyền tự do của đại đa số các công dân khác, và ở đây là các quyền liên quan tới lãnh vực lương tâm và luân lý đạo đức. Chẳng hạn như trường hợp một linh mục không thể chấp nhận làm phép hôn phối cho các cặp đồng tính; hay các nhân viên Kitô làm việc trong văn phòng hôn phối tòa thị sảnh không thể chủ sự nghi thức đám cưới cho các cặp đồng phái vv...
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Virginia Coda Nunziante, phát ngôn viên của Phong trào gia đình ngày mai về đại hội này.
Hỏi: Thưa bà Coda Nunziante, đâu là lý do và mục đích của đại hội về việc lựa giống mà Phong trào gia đình ngày mai và "Phong trào âu châu bảo vệ sự sống con người" đã tổ chức tại Verona trung bắc Italia ngày 21 tháng 9 vừa qua?
Ðáp: Mục đích của đại hội là để giải thích cho dư luận công cộng biết điều gì đang xảy ra và nó sẽ thay đổi cuộc sống của tất cả mọi người như thế nào, nếu các ý thuyết về lựa giống này sẽ được áp dụng trong các tháng tới đây.
Hỏi: Theo thuyết lựa giống này thì quyền tự nhiên không có giá trị nữa, mà chỉ điều mỗi cá nhân riêng rẽ cảm thấy là có giá trị mà thôi, bà nghĩ sao?
Ðáp: Lý thuyết này chủ trương rằng con người như là bản vị có thể lựa chọn là nam hay là nữ, hay không là nam cũng không là nữ. Thật ra trong nhiều nước, kể cả Australia chẳng hạn, trong các chứng chỉ căn cước người ta đã loại bỏ sự phân biệt nam nữ, nhưng cũng có thêm một ô nữa: nghĩa là người ta cũng có thể tuyên bố mình thuộc một phái không hiện hữu trong thiên nhiên...
Hỏi: Thưa bà, bà đang nói tới các người đồng tính luyến ái phái nam, đồng tính luyền ái nữ, các người đổi giống, hay các người nghi ngờ không rõ mình thuộc phái nào, phải không?
Ðáp: Vâng đúng thế. Thế rồi người ta còn thêm vào các loại khác nữa ngày càng nhiều hơn, vì thế ngoài sự hiển nhiên tự nhiên, sinh học, người ta tìm giật mất tất cả những điều đó với các lý thuyết mới, trong đó chính con người với sự quyết định của nó muốn thay đổi một thực tại khách quan. Nếu trong lúc này đây người ta bỏ ra bên cạnh bất cử quyền tự nhiên nào, và chỉ dựa trên quyền tích cực, thì chắc chắn tín hữu công giáo chúng ta sẽ bị kết án một cách đơn sơ, chỉ vì chúng ta nhấn mạnh rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là theo sự tự nhiên. Chỉ nói như thế thôi là chúng ta sẽ có thể bị kết án rồi, bởi vì chúng ta có thể làm hại quyền của các cặp đồng tính luyến ái.
Hỏi: Thưa bà, bà đã cảnh báo đối với ý thức hệ lựa giống và chủ thuyết đồng phái, có đúng thế không?
Ðáp: Có một sự khác biệt rất lớn giữa tính đồng phái và chủ thuyết đồng phái, là tổ chức của những người đồng phái mà người ta nói tới. Bởi vì trên thực tế những người duy đồng phái là những người hoạt động muốn có một cuộc cách mạng trong xã hội, trong khi tính đồng phài đã luôn luôn hiện hữu, và không ai lên án người đồng phái như là người có khuynh hướng này cả. Ðiều mà người ta lên án đó là muốn tuyệt đối hóa các ý thức hệ mới nhẳm lật độ trât tự tự nhiên trong cuộc sống con người.
Hỏi: Trong các ngày này có cuộc thảo luận sôi nổi về luật chống lại thái độ bài người đồng phái qúa đáng, bà nghĩ sao?
Ðáp: Lập trường của chúng tôi đó là sẽ thật là điều rất nghiêm trọng bịt miệng tất cả mọi người không đồng quan điểm và muốn lên tiếng về các vấn đề này. Những người đầu tiên sẽ không thể nói được gì là các linh mục, vì thế chúng tôi phải phản ứng: chúng tôi phải có quyền nói lên các ý kiến của chúng tôi, không phải với sức mạnh cũng không phải với bạo lực, bởi vì trong nền dân chủ có nguyên tắc, theo đó tất cả mọi người đều có quyền bầy tỏ các ý kiến của mình.
Hỏi: Thưa bà Nunziante, ngày nay lý thuyết lựa giống đang tiến triển tại nhiều nước trên thế giới, có phải thế không?
Ðáp: Vâng. Như tại Pháp chẳng hạn, nơi người trẻ bị bỏ tù vì bầy tỏ ý kiến chống lại hôn nhân đồng phái, hay chống lại lý thuyết lựa giống. Có các thị trưởng bị đưa ra tòa vì không muốn cử hành các hôn nhân đồng phái, và Liên Hiệp Quốc cũng như Liên Hiệp Âu châu gây ảnh hưởng trên các quốc gia để chúng chấp nhận các lệnh này của họ. Ðương nhiên là chúng không có tính cách bắt buộc, nhưng hàng lãnh đạo của chúng ta quy chiếu về các sắp đặt của các tổ chức quốc tế, để minh nhiên rằng cả chúng tôi nữa cũng phải thích ứng với các đặt định đó, nếu không thì Italia sẽ không theo kịp bước tiến của thời đại...
Hỏi: Người công giáo có thể làm gì đứng trước lý thuyết lựa giống này thưa bà?
Ðáp: Họ phải ý thức về tính cách nguy hiểm của ý thức hệ này và vì thế phải phản ứng; nghĩa là chúng tôi không thể chấp nhận các giải pháp giàn xếp như là nhận một sự dữ nhỏ hơn để tránh cái lớn hơn. Nếu chúng tôi không phản ứng là chúng tôi đồng lõa, và vì thế chúng tôi sẽ có trách nhiệm về sự lật đổ xã hội của chúng ta, một cách chính yếu là đối với các thế hệ mới.
(RG 22-9-2013)
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)