Hồi giáo chính trị tại Ai Cập
và trong thế giới A rập
Hồi giáo chính trị tại Ai Cập và trong thế giới A rập.
Roma (Avvenire 18-08-2013; Vat. 4-09-2013) - Phỏng vấn ông Bernard Freyberger, người Pháp, giáo sư khoa học xã hội
Trong các ngày tới đây ông Morsi và 14 lãnh tụ của đảng Anh em Hồi giáo sẽ bị Tòa hình sự Cairo xử án vì tội xúi dục sát hại các người biểu tỉnh trước dinh tổng thống, khi ông Morsi vẫn còn tại chức.
Tình hình Ai Cập xem ra vẫn sôi động, sau khi nhân dân Ai Cập lật đổ tổng thống Hosni Mubarak, và một năm sau lại lật đổ tổng thống Mohammed Morsi. Sau khi đảng Anh em hồi giáo thắng cử và lên cầm mquyền, người ta nhận thấy tổng thống Morsi tìm mọi cách thâu tóm quyền bính trong tay, áp đặt Hiến pháp chủ trương hồi giáo hóa Ai Cập, dàn áp các kitô hữu, và trong suốt một năm cai trị đã không làm được gì để cải tiến tình hình xã hội, trái lại cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Theo linh mục Samir Khalil, dòng Tên người Ai Cập, chuyên nghiên cứu thế giới hồi giáo và thăng tiến đối thoại liên tôn, đó là các lý do khiến cho người dân Ai Cập lại xuống đường biểu tình phản đối chính quyền của tổng thống Morsi.
Thật thế, đã có tới 20 triệu người dân Ai Cập, đa số là giới trẻ, tức chiếm một phần tư tổng số dân, đã ký một thỉnh nguyện thư yêu cầu ông Mohammed Morsi từ chức, vì chính sách hồi giáo hóa quốc gia, tham vọng nắm hết quyền lực trong tay và sự bất lực của chính quyền khiến cho nền kinh tế Ai Cập ngày càng xuống dốc. Trước sự phẫn nộ của dân chúng ông Morsi đã làm như không biết đến sự bất bình sâu xa của họ.
Cha Samir Khalil cho biết lực lượng các Anh em hồi giáo chỉ là một thiểu số và không đại diện cho xã hội dân sự. Họ đã thắng cử vì họ là lực lượng duy nhất có tổ chức. Và trong cuộc đầu phiếu họ đã chỉ được 51.3 %, tức chỉ thắng với 1% số phiếu . Lo lằng đuy nhất của họ sau ngày thắng cử là thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Ngoài lãnh vực chính trị, họ chiếm hữu lãnh vực văn hóa bằng cách thay đổi các chương trình học và đưa Kinh Coran vào trong hầu hết các môn học; rồi bắt các nữ xướng ngôn viên đài truyền hình phải trùm khăn trên đầu.
Chính sách "hồi giáo hóa" Ai Cập và các căng thẳng xã hội đó đã khiến cho các tín hữu kitô Ai Cập trở thành "con dê đền tội" của các nhóm hồi cuồng tín. Trong các tuần qua đã có 80 nhà thờ, tu viện, trường học và trung tâm xã hội kitô bị cướp bóc và đốt phá trên toàn nước Ai Cập. Ðó là không kể tới hàng trăm hàng quán và nhà cửa của các kitô hữu. Cứ mỗi khi có căng thẳng xã hội là các nhóm hồi cuồng tín lại tấn kích các kitô hữu, mà không cần biết và cũng không bao giờ hỏi lý do tại sao.
Vẫn theo cha Samir Khalil chính quyền lâm thời phải chuẩn bị kỹ lượng cho các cuộc đầu phiếu dân chủ mới, với sự tham dự của các đảng phái chinh trị khác nhau, và họ phải có thởi giờ để tranh cử. Về lâu về đài phải củng cố nền văn hóa và giáo dục cho dân. Bởi vì cho tới khi nào vẫn còn có 40% dân mù chữ, thì các lực lượng cuồng tín vẫn có đất hoạt động. Tự nó hồi giáo và dân chủ không đố kỵ nhau. Lịch sử Ai Cập trong thế kỷ XIX-XX đã chứng minh cho thấy Hồi giáo cũng biết dân chủ. Nhưng chủ trương hồi cuồng tín và dân chủ không thể đi đôi với nhau. Chính các Imam của đền thờ Al-Azhar đã nói rằng nhóm các Anh em hồi giáo không đại điện cho Hồi giáo, và lại càng khn đại diện cho xã hội dân sự Ai Cập.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Bernard Freyberger, giáo sư khoa học xã hội tại trường Cao đẳng xã hội Pháp tại Paris, kiêm giám đốc Học viện nghiên cứu Hồi giáo và thế giới hồi.
Hỏi: Thưa giáo sư Bernard Freyberger, có thể nói tới một dấu vết hồi giáo đè nặng trên cuộc khủng hoảng của Ai Cập hiện nay hay không?
Ðáp: Hồi giáo không phải là nút thắt chính của cuộc khủng hoảng đang xảy ra bên Ai Cập và trong toàn thế giới hồi. Hồi giáo cũng không phải là một cột trụ có cùng một mầu. Nhưng nó có thể góp phần cho các xã hội dân sự muốn có các yếu tố chính trị xã hội đa nguyên.
Trong trường hợp của Ai Cập đây là một xung đột quyền bính giữa các người ủng hộ hai lực lượng chính trong nước là các Anh em Hồi giáo và quân đội. Trên bình diện tôn giáo chắc chắn là có các người hồi tốt ở cả hai phía.
Hỏi: Nhưng mà đường lối chính trị của đảng các Anh em hồi giáo đã khiến cho họ là những người ngồi trên ghế của các bị cáo, có đúng thế không thưa giáo sư?
Ðáp: Theo thiển ý tôi, cần phải nới rộng tầm quan sát. Có thể đặt vấn đề liên quan tới mức độ hồi giáo hóa đã đạt được bởi xã hội ai cập. Nhưng về điều này thì phải nhớ rằng cái luận lý này đã được củng cố trong các năm Ai Cập sống đưới chế độ quân đội của ông Mubarak, khiến cho cánh tự do của xã hội dân sự Ai Cập bị thiệt thòi. Cả đối với điều này nữa chế độ đa nguyên trong nước Ai Cập hiện nay đối với tôi xem ra cũng không kém gặp nguy hiểm hơn là trong các tháng qua.
Hỏi: Kể cả khuynh hướng đa nguyên trong lòng thế giới hồi giáo hay sao thưa giáo sư?
Ðáp: Vâng, không có một tương quan duy nhất của người hồi đối với chính trị. Trong nghĩa này thì có đầy rẫy các bằng chứng trong thế giới a rập. Cứ coi trường hợp của nước Tunisia thì biết, nơi đảng hồi giáo nắm quyền đã tỏ ra cởi mờ, liên minh với các phong trào có linh hứng khác nhau. Vì thế nên tránh một quan niệm định mệnh đối với chiến thắng cần thiết của các trào lưu khoan nhượng hơn của Hồi giáo. Lý do cũng là vì nhiều xã hội hồi đang thay đổi một cách mau chóng nhiều hơn là trong qúa khứ.
Hỏi: Nhưng mà người ta thấy giáo lý hồi được viện dẫn thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các phong trào như phong trào các Anh em hồi giáo, thưa giáo sư?
Ðáp: Các lập trường triệt để của các phong trào này bắt buộc đa số các tín hữu hội còn lại phải có các lựa chọn khó khăn. Có rất nhiều tín hữu chỉ đơn sơ giữ thinh lặng, bằng cách sống một tôn giáo bị loại trừ khỏi lãnh vực chính trị. Ðối với những người khác thì lại trở thành khó khăn có các lập trường ôn hòa. Nhưng nút thắt phải cởi trong nhíều nước A rập trước hết là chính trị và xã hội. Ðặc biệt bên Ai Cập khuynh hướng đa nguyên đã bị ngăn cản trong nhiều thập niên qua.
Hỏi: Như vậy giáo sư cho rằng trong tương lai có thể có sự đóng góp của thành phần thinh lặng rộng lớn này vào việc xây dựng các hệ thống cởi mở hơn hay sao?
Ðáp: Ðúng thế, cả khi chắc chắn trong tương lai sẽ khó mà có một quan niệm rất âu châu như quan niệm đời, trên bình diện văn hóa ít thích hợp với sự tiến triển lịch sử của nhiều nước A rập. Một vài tiến triển xã hội đang xảy ra như sự thoát ly từ từ của phái nữ, hay sự trải rộng các quyền tự do cá nhân. Dầu sao đi nữa chúng cũng diễn tả trước một khung cảnh thuận tiện hơn là trong qúa khứ đối với các người hồi khước từ các lập trường triệt để. Trong nghĩa này một nước đa nguyên như Libăng là một điểm guy chiếu quan trọng đối với toàn vùng. Ngoài ra cũng có thể rùt tỉa ra thí dụ của nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Hỏi: Cộng đoàn người hồi hải ngoại sống bên Âu châu hay châu Mỹ có thể nắm giữ một vai trò từ xa nào đối với việc tân tiến hóa thế giới A rập không thưa giáo sư?
Ðáp: Ảnh hưởng này đã có rồi, nhưng cũng phải thừa nhận rằng nó còn yếu ớt đối với sự rách nát trầm trọng mà thế giới hồi đang trải qua. Ngày nay cũng có người yêu cầu các can thiệp mới của các nước tây phương. Nhưng liên quan tới điều này tôi cho rằng quang cảnh tồi tệ nhất là chỉ tập trung nơi các can thiệp nhằm chống lại và loại bỏ phong trào Hồi khủng bố phá hoại. Các sai lầm qúa khứ phải linh hứng cho một cái nhìn xa rộng hơn.
(Avvenire 18-8-2013)
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)