Các nhân đức kitô giúp chống lại
cuộc khủng hoảng trên thế giới ngày nay
Các nhân đức kitô giúp chống lại cuộc khủng hoảng trên thế giới ngày nay.
Vatican (Avvenire 28-12-2011; Vat. 18/01/2012) - Tái khám phá ra các nhân đức kitô như phương thế chống lại cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay. Phỏng vấn ông Ernesto Olivero, sáng lập viên tổ chức "Giới trẻ phục vụ truyền giáo Sermig".
Từ nhiều tháng qua mặc dù các chính quyền Liên Hiệp Âu châu đã cố gắng rất nhiều, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh xem ra ngày càng trầm trọng, trong đó có cuộc sống mắc mỏ và nạn thất nghiệp của người trẻ. Ðiển hình như bên Tây Ban Nha có tới 22% dân thất nghiệp, và số người trẻ không có công ăn việc làm lên tới 44%. Tình hình các nước Hy Lạp, Italia và cả Pháp cũng không sáng sủa.
Ðể đương đầu với cuộc khủng hoảng kéo dài này Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã nhiều lần kêu gọi người dân các nước tây âu thay đổi tâm thức chạy theo tiện nghi dễ dãi, biết sống đơn sơ thanh đạm hơn. Ðây cũng là lập trường của ông Ernesto Olivero, sáng lập viên tổ chức "Giới trẻ phục vụ truyền giáo" gọi tắt là Sermig (Servizio missionario giovannile). Theo ông, để có thể chống lại cuộc khủng hoảng hiện nay cần phải tái khám phá ra các nhân đức, trong đó có sự hợp pháp, thanh đạm và trung thực.
Ông Ernesto Olivero sinh năm 1940, năm 1964 tức khi lên 24 tuổi, ông đã thành lập tổ chức có tên gọi là "Giới trẻ phục vụ truyền giáo" viết tắt là Sermig. Tổ chức này quy tụ người trẻ dấn thân chống lại nạn nghèo đói qua các công tác thăng tiến công lý, phát triển và tình liên đới đối với những người nghèo túng nhất. Từ tổ chức này hồi thập niện 1980 nảy sinh ra "Huynh đoàn Hy vọng". Vào năm 1983 tổ chức Sermig rời trụ sở về Kho đạn quân đội cũ tại tỉnh Torino, trung bắc Italia. Ông Olivero đổi tên nó là "Kho đạn hòa bình" và cùng với các bạn trẻ thành viên tu sửa và biến nó trở thành trung tâm tiếp đón các người di cư, các người nghiện ma túy, nghiện rượu, các bệnh nhân liệt kháng và người vô gia cư. Trung tâm cũng tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa xã hội. Năm 1996 ông Olivero cũng đã mở một "Kho đạn hy vọng" tại San Paolo, bên Brasil, và năm 2003 ông mở thêm "Kho đạn gặp gỡ" tại Madaba, bên Giordania. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng tại Italia cũng như tại nước ngoài và năm 2011 vừa qua ông trở thành công dân danh dự của thành phố Torino.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Ernesto Olivero, về cách thắng vượt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Hỏi: Thưa ông Olivero, ai là người có trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay?
Ðáp: Ai trong chúng ta cũng thấy là có nhiếu người đã ăn trộm và phung phí qúa độ, bởi vì những ai có thể ngăn chặn họ thì lại để cho mình bị họ hối lộ. Giờ đây chúng ta phải tìm ra sự can đảm tái sinh. Nếu chúng ta không nhìn những gì đang xảy ra cho chúng ta với con mắt mới, thì sẽ có nguy cơ bước vào trong một thảm cảnh có các chiều kích không thể lường trước được. Cần phải làm tất cả mọi sự để cho một vài giai tầng đã không luôn luôn tỉnh thức đề phòng, hay trở về với chính mình, nếu đã để cho mình bị lôi kéo thiên tư. Tôi nghĩ tới các thẩm phán, các nhà báo, các vị đại diện các tôn giáo, là những người có nhiệm vụ canh thức trên thiện ích của tất cả mọi người. Ai ăn trộm, ai lái xe vượt đèn đỏ, thì phải bị phạt. Tin tức là tin tức, nếu nó không bị bôi mầu và bị lèo lái bởi các lợi lộc riêng tư. Ðiều này có giả trị đối với cơ quan thẩm phán, có nhiệm vụ áp dụng luật nước, và đối với các vị lãnh đạo tôn giáo có bổn phận thăng tiến các thái độ sống luân lý đạo đức và liên đới.
Hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh cũng đi liền với cuộc khủng hoảng chính trị, có đúng thế không, thưa ông?
Ðáp: Vâng, đúng thế, và nhất là có một cuộc khủng hoảng nơi trái tim con người, đụng chạm tới tâm tình thuộc về cộng đoàn. Và như thế thì chính trị sẽ chết. Chính trị gì mà lại không lo cho thiện ích chung, trái lại mỗi người tìm lợi ích cho chính mình và chống lại lợi ích của người khác? Tôi không thể chấp nhận thái độ của các dân biểu quốc hội, để không mất đi các quyền lợi của mình, thì họ đã góp phần duy trì chính quyền khỏi đổ. Ðã luôn luôn là như vậy và đó là điều sai quấy. Ðối tới tôi đó là điều vô luân.
Hỏi: Tổ chức Sermig đã có rất nhiều bạn hữu nổi tiếng như: Ðức cố Tổng Giám Mục Helder Camara, Ðức cố Hồng Y Pellegrino, cố Tổng thống Sandro Pertini, chân phước Terexa Calcutta... Các vị đã để lại các bài học hy vọng và bác ái nào?
Ðáp: Các vị nói trên và rất nhiều vị khác nữa, trước hết là Ðức Tổng Giám Mục Luciano Mendes de Almeida đã trao ban sự tự tin tưởng cho người trẻ, như khi chúng tôi đã gặp các vị. Nhờ đó chúng tôi đã lớn lên và qua chúng tôi trong 47 năm qua, đã có hàng triệu người cũng đã trợ giúp như thế. Tôi còn nhớ cử chỉ cảm động của tổng thống Sandro Pertini, khi ông khánh thành nhà của chúng tôi ngày 11 tháng tư năm 1984. Tổng thống đã biết các khó khăn của chúng tôi và muốn trợ giúp chúng tôi. Trong dịp đó ông nói: "Ai đụng tới ông Olivero là đụng tới tôi". Và chuyến viếng thăm đó của tổng thống Pertini đã trở thành một truyền thống của giới lãnh đạo chính quyền và các nhân vật cấp cao muốn đến thăm "Kho đạn hòa bình" để xem người trẻ thực hiện các giấc mơ của họ như thế nào. Tôi cũng cảm động nhớ tới chuyến viếng thăm của tổng thống Giorgio Napolitano ngày 19 tháng 3 năm 2011 vừa qua. Tổng thống đã nói với chúng tôi: "Các bạn là cơ cấu sống động". Và chúng tôi cũng đã mời Thủ tướng Mario Monti tới lằng nghe giới trẻ đề nghị chứ không chửi bới.
Hỏi: Nghèo túng và đói khổ thách đố các người trẻ ngày nay cũng như đã thách đố giới trẻ cách đây nửa thế kỷ, có đúng thế không?
Ðáp: Mỗi ngày có 100,000 người chết vì đói trên thế giới. Họ kêu gọi lòng trắc ẩn và sự dấn thân cụ thể của chúng ta, như sự dấn thân cụ thể của người Samariano nhân hậu cứu giúp người bị đánh trọng thương trên đường từ Giêrusalem xuống Giêricô xưa kia. Việc xây dựng một thế giới tốt lành hơn không dựa trên các đầu tư tài chánh, mà dựa trên tinh thần trách nhiệm. Con người, dù có đức tin hay không có đức tin, đều phải duyệt xét trở lại cách dùng thời giờ, các năng lực, óc sáng tạo của mình và việc phục vụ thiện ích chung. Ðây là cái vòng luẩn quẩn, nhưng nó tạo ra công ăn việc làm, sức khỏe, trường học, nước uống, và phẩm giá cho con người, cả tại các nơi và trong các tình trạng xem ra không thể làm gì được nữa.
Hỏi: Như thế có nghĩa là cần phải biết sống thanh đạm, và có các cung cách sống khác?
Ðáp: Vâng. Tôi xác tín rằng từ nhiều năm nay chúng ta đã sống vượt trên các khả thể của mình, ít nhất là từ 20 tới 30 %. Chúng ta phải ý thức được thực tại này và phải có uy tín và sự khiêm tốn biết giải thích nó và xin ơn hoán cải để chữa lành các lý do, chứ không phải chỉ chữa lành các hậu qủa mà thôi. Nhưng nếu không có tinh thần tôn trọng luật lệ hợp phàp, thì chúng ta sẽ không đi tới đâu cả. Con tim tôi khóc, khi biết rằng Italia là một trong các quốc gia thối nát nhất thế giới. Ðiều này có nghĩa là có rất nhiều bậc thầy dậy những điều xấu xa, như bảo đảm với chúng ta rằng trốn thuế là điều tốt và là một quyền. Với các nguyên tắc sai lầm ấy chúng ta đã giáo dục hàng bao thế hệ trẻ. Cảm thấy sự cấp thiết phải tố cáo các méo mó có nghĩa là bước vào một sự đáng tin cậy mới, khó khăn, nhưng đó là con đường hy vọng. Tôi cảm thấy có thể sống hạnh phúc trong một xã hội, trong đó mọi người đều cùng nhau tôn trọng các luật lệ. Chúng ta tìm thấy sự can đảm bước trở lại vào trong sự hợp pháp ấy. Và chúng ta sẽ có sức manh luân lý để nói với các tổ chức tội phạm mafia và tất cả các nhóm tội phạm bí mật rằng: "Hãy hoán cải", và nói với thế giới rằng "Hãy tái khám phá ra luân lý đạo đức". Nhưng để có thể ra khỏi một tình trạng với các đường vòng của một thế chiến, chúng ta cần phải dấn thân nghiêm chỉnh.
Hỏi: Thưa ông, thế vấn đề của người trẻ đã đươc giải quyết chưa?
Ðáp: Nó chưa được giải quyết và đã không được đương đầu giải quyết một cách nghiêm chỉnh. Theo một cuộc điều tra của chúng tôi, thì 98% người trẻ không tin tưởng nơi bất cứ cơ cấu nào của chính quyền, 85% sợ hãi tương lai, và 62-85% cho rằng xã hội này bạo lực. Giới trẻ là giai tầng nghèo nhất, vì các khó khắn mà họ phải đương đầu mỗi ngày và vì các khả thể không được diễn tả ra bên ngoài. Họ bị nhồi sọ bởi những điều không đâu, nhưng được giới thiệu như tất cả. Thế hệ cha ông có trách nhiệm đối với tình trạng này, vì trong bao nhiêu năm nay họ đã đề nghị với giới trẻ một nền văn hóa "ít tác hại hơn", thay vì đề nghị với họ thiện ích tối đa. Và vì thế ma túy và những cái vô bổ trở thành một quyền lợi, tự do cá nhân trở thành một vị thần. Tôi luôn sống với người trẻ và tôi biết họ không chấp nhận được các bất công, nhưng họ không có sức mạnh để chống lại chúng và dấn thân một mình. Vì thế từ nhiều năm nay chúng tôi đã yêu cầu các cơ quan chính quyền coi người trẻ như là một "gia tài của nhân loại", và người lớn phải trở thành điểm tham chiếu đàng tin cậy cho giới trẻ. Người trẻ sẵn sàng hoán cải, nếu họ tìm thấy các chứng nhân sống động cụ thể.
Hỏi: Nước Italia phải làm gì cho người trẻ? Và riêng ông, ông đề nghị điều gì?
Ðáp: Phải chú ý tới giới trẻ với một cái nhìn xa rộng, và với các đường lối chính trị có thể giúp họ khám phá ra các khả năng và tài khéo của họ. Chúng ta phải đầu tư để tạo ra công ăn việc làm cho giới trẻ, tạo ra một nền văn hóa đầu tư, và canh tân. Chúng tôi đang chuẩn bị thành lập một hiệp hội bao gồm các nghiệp đoàn nhằm áp dụng các nguyên tắc vào việc lựa chọn hành chánh. Riêng tôi thì tôi chú trọng tới việc đào tạo thường xuyên, làm sao để người trẻ có tinh thần trách nhiệm. Cùng với họ chúng tôi tìm một kiểu sống trung thực với các lý tưởng đúng đắn, là kiểu sống duy nhất trao ban uy tín và sự đáng tin cậy đối với các đòi hỏi đưa ra. Phải tập hãm dẹp cái tôi tham lam và sợ hãi, để cho vẻ đẹp đã được gieo vãi trong chúng ta nâng chúng ta lên các điều cao cả hơn. Chúng tôi nói với các bạn trẻ: "đừng chờ đợi, hãy trở thành mục tử, hãy dấn thân trong các lãnh vực chính trị, khoa học, thể thao, văn hóa và đem theo những gì có thể khiến cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn". Các người trẻ trong sạch và không thể bị khống chế sẽ không là các ông chúa của chiến tranh, nhưng họ sẽ sống theo cái luận lý của Thiên Chúa.
Hỏi: Thưa ông Olivero, ông nghĩ gì về sự kiện cả Giáo Hội cũng phải đóng thuế bất động sản?
Ðáp: Tôi nghĩ rằng các Giáo Hội và các tổ chức hoạt động xã hội có quyền được Nhà nước đối xử một cách khác, bởi vì các cơ cấu này lo lăng cho dân nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Do đó các dễ dãi yểm trợ mục đích này là điều thánh thiêng, không được đụng đến, những chuyện còn lại thì không. Theo tôi, đó là chìa khóa để Thiên Chúa Quan Phòng tiếp tục hoạt động.
Hỏi: Có đơn thuốc nào giúp vực Italia dậy hay khộng thưa ông?
Ðáp: Dầu hỏa của Italia là du lịch. Không có nước nào có các cảnh đẹp thiên hiên và 70% gia tài nghệ thuật của toàn thế giới như Italia. Việc phục hồi môi sinh và các gia tài nghệ thuật, du lịch đại chúng và du lịch ưu tuyển có thể tạo ra công ăn việc làm chuyên nghiệp và lâu dài cho biết bao nhiêu người trẻ. Giới chức lãnh đạo phải xác tín về điều này, để đầu tư, và đề nghị các lộ trình mới và hấp dẫn. Italia của các nghệ sĩ tài ba như Michelangelo, Giotto, Raffaello phải tái trở thành một tuyệt diệu văn hóa; các đại học của chúng ta phải hấp dẫn người trẻ toàn thế giới. Ðây là một khích lệ đối với Bộ trưởng văn hóa Italia, không phải nỗ lực cải cách học đường cho bằng khiến cho nó tái sinh, với các giáo sư xác tín tái bước vào trong gốc rễ văn hóa của Italia.
(Avvenire 28-12-2011)
Linh Tiến Khải
(Radio Vatican)