Tối cao Pháp viện Bangladesh
chất vấn về địa vị quốc giáo
của Hồi giáo tại nước này
Tối cao Pháp viện Bangladesh chất vấn về địa vị quốc giáo của Hồi giáo tại nước này.
Dhaka, Bangladesh [Ucanews 10/6/2011] - Tối cao Pháp viện Bangladesh chất vấn về địa vị quốc giáo của Hồi giáo tại nước này.
Các nhà lãnh đạo công giáo tại Bangladesh đã hoan nghênh việc Tối cao Pháp viện nước này yêu cầu chính phủ phải giải thích tại sao qui chế quốc giáo của Hồi giáo trong hiến pháp không bị tuyên bố là bất hợp pháp.
Tối cao Pháp Viện Bangladesh đã nêu lên câu hỏi trên đây nhân dịp trả lời cho thỉnh nguyện thư mà 15 công dân nước này đã gởi đến cách đây 23 năm.
Tối cao pháp viện Bangladesh đã cho triệu tập 12 luật sư lão thành để hỏi ý kiến về vấn đề này. Phiên xử sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 năm 2011.
Ðức cha Bejoy D'Cruze, giám mục Khulna nói rằng ngài "hoan nghênh phán quyết của Tối cao Pháp Viện".
Ðức cha D'Cruze là chủ tịch ủy ban giám mục về hiệp nhứt kitô và đối thoại liên tôn nói rằng "dành cho Hồi giáo qui chế quốc giáo là một quyết định phi chính trị". Tôn một tôn giáo lên hàng quốc giáo là gián tiếp buộc nguời khác phải theo tôn giáo này. Ðây là điều không đúng đắn.
Về phần mình, bà Rosaltine Costa, điều hợp viên của tổ chức "Ðường giây nóng bênh vực nhân quyền" tại Bangladesh nói rằng "qui chế quốc giáo của Hồi giáo dành đặc quyền chính trị cho một chính phủ và một số đảng phái. Nó cũng cổ võ cho chủ nghĩa tôn giáo cực đoan". Theo bà Costa, "mọi người cần phải ý thức rằng tôn giáo là chuyện của mỗi cá nhân và nhà nước là của mọi người".
Ðược biết cách đây 23 năm, dưới thời quân phiệt do tướng Ershad lãnh đạo, chính phủ đã đưa vào hiến pháp một bản tu chính buộc phải xem Hồi giáo như quốc giáo.
Tháng 12 năm 2008, chính phủ do Liên Minh Awami lãnh đạo đã yêu cầu trở về với Hiến Pháp nguyên thủy của Bangladesh, theo đó Hồi giáo không phải là quốc giáo.
CV.