Phản ứng của thế giới
trước vụ sát hại bộ trưởng
các nhóm tôn giáo thiểu số tại Pakistan
Phản ứng của thế giới trước vụ sát hại bộ trưởng các nhóm tôn giáo thiểu số tại Pakistan.
Pakistan [AFP 2/3/2011] - Thế giới cực lực lên án vụ sát hại bộ trưởng các nhóm tôn giáo thiểu số tại Pakistan.
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, kêu gọi trừng trị các thủ phạm vụ sát nhân.
Hôm thứ Tư 2 tháng 3 năm 2011, tổng thống Obama nói rằng ông "rất đau buồn" trước vụ sát hại ông Shabbaz Bhatti và kêu gọi chính phủ Pakistan phải truy tìm và trừng trị những kẻ đã sát hại vị bộ trưởng Công giáo này.
Theo tổng thống Hoa kỳ, ông Bhatti là người "đã chiến đấu và hy sinh mạng sống mình vì những giá trị mà người Pakistan, người Mỹ và toàn thế giới đều trân quý: đó là quyền được tự do phát biểu, được thực hành tôn giáo mình lựa chọn và không trở thành đối tượng của những kỳ thị, bất luận thuộc nguồn gốc hay tín ngưỡng nào".
Ông Obama nhấn mạnh: "những ai đã phạm tội ác này cần phải bị đưa ra trước công lý và những ai chia sẻ cái nhìn khoan nhượng và tự do tôn giáo của ông Bhatti cũng cần phải được sống mà không phải sợ hãi".
Trước đó, trong một cuộc tường trình trước Thượng Viện, ngoại trưởng Hoa kỳ, bà Hillary Clinton cũng nói rằng bà vô cùng "sửng sốt và phẩn nộ" khi hay tin ông Bhatti bị sát hại. Bà Clinton gọi hành vi sát nhân này là "một cuộc tấn công vào các giá trị như sự khoan nhượng và tôn trọng".
Tiếp theo cuộc sát hại bộ trưởng các nhóm tôn giáo thiểu số Pakistan, Liên hiệp quốc kêu gọi cải tổ luật chống phạm thượng.
Hôm thứ Tư 2 tháng 3 năm 2011, bà Navy Pillay, Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, đã tố giác việc sát hại những người chống lại luật chống phạm thượng tại nước này. Bà kêu gọi chính phủ Pakistan hãy cải tổ luật chống phạm thượng.
Bà Pillay nói rằng việc sát hại những người kêu gọi cải tổ luật chống phạm thượng tại Pakistan là một thảm kịch đối với nước này và cho những ai muốn thấy một Pakistan biết tôn trọng nhân quyền.
Bà cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc kêu gọi chính phủ Pakistan hãy cải tổ luật này, nếu không nước này sẽ khuyến khích cho những hành vi bạo động tương tự.
Theo bà Pillay, "kinh nghiệm trên thế giới đã chứng minh rằng luật chống phạm thượng là một con dao hai lưỡi, vì vừa bảo vệ một số giá trị, lại vừa mở ngỏ cho những lạm dụng và dẫn đến những vị phạm các quyền tự do phát biểu, tự to tôn giáo và cuối cùng là quyền sống".
Phản ứng trước vụ mưu sát ông Bhatti, Liên Âu cũng tố giác bầu khi bất khoan nhượng tại Pakistan. Trong một thông cáo được đưa ra hôm thứ Tư 2 tháng 3 năm 2011, bà Catherine Ashton, bộ trưởng ngoại giao Liên Âu đã "cực lực lên án việc sát hại một thành viên của nội các chính phủ nổi tiếng là người bênh vực cho bình đẳng và nhân quyền".
Bà Ashton cũng vô cùng quan ngại về bầu khí bất khoan nhượng và bạo động gắn liền với cuộc tranh luận về luật chống phạm thượng.
Bà kêu gọi chính phủ Pakistan hãy làm hết sức có thể để bảo vệ các thành viên của chính phủ và xã hội dân sự nào muốn tu chính luật chống phạm thượng.
Về phần mình, ông Jerzy Buzek, chủ tịch Nghị Viện Âu Châu lên tiếng ca ngợi "những người có quyết tâm và can đảm hy sinh mạng sống của mình vì tự do tôn giáo và sự khoan nhượng".
CV.