Ðức thánh cha nhắc nhở Vương Quốc Anh

về các cội rễ Kitô của mình

 

Ðức thánh cha nhắc nhở Vương Quốc Anh về các cội rễ Kitô của mình.

Edimbourg và Glasgow [La Croix 16/9/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Chuyến viếng thăm Anh quốc của Ðức thánh cha Benedicto XVI được xem là một trong những chuyến viếng thăm gặp nhiều chống đối nhứt. Lúc máy bay đang ở trên không phận của Pháp Quốc, hẳn Ðức thánh cha nhớ lại những cuộc phản đối tương tự. Tại Âu Châu, cũng như Pháp và Tiệp, Anh quốc là một trong những nước có truyền thống "bài giáo sĩ và chống Công giáo mạnh nhứt".


Ðức Thánh Cha cử hành thánh lễ đầu tiên trong cuộc viếng thăm. Hàng trăm ngàn tín hữu tụ tập tại công viên Bellahouston, Glasgow, Scotland, để tham dự Thánh Lễ cùng Ðức Thánh Cha.


Một trong những chi tiết đáng chú ý trong chuyến viếng thăm là thay vì đến Anh trước, Ðức thánh cha lại chọn Scotland.Tại đây, khi vừa ra khỏi máy bay, đức thánh cha đã được hoàng tế Philip, quận công Edimbourg, đón tiếp. Ðây là một vinh dự đặc biệt dành cho Ðức thánh cha, bởi vì theo thông lệ, hoàng gia Anh không bao giờ đi đón tiếp bất cứ người khách mời nào.

Tại cung điện Holyroodhouse, trong một bài diễn văn ngắn chào mừng Ðức thánh cha, nữ hoàng Elizabeth II đã nhắc lại bốn lần bà viếng thăm Vatican. Bà cũng ca ngợi hoạt động ngoại giao của Tòa thánh cho hoà bình tại Bắc Ái Nhĩ Lan cũng như trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và vì phát triển trên thế giới. Bà cũng đánh giá cao sự đóng góp của Giáo hội Công giáo trong các hoạt động xã hội và giáo dục.

Nữ hoàng Anh khẳng định: "Tôn giáo luôn luôn là một yếu tố then chốt của bản sắc dân tộc và ý thức lịch sử" của Anh Quốc. Nhà lãnh đạo Giáo hội Anh Giáo đặc biệt đề cao hoạt động hòa giải của Ðức hồng y John Henry Newman và cổ võ sự hợp tác giữa các Giáo hội Kitô tại Anh quốc.

Với tư cách là nhà lãnh đạo Giáo hội Anh Giáo tại Anh, bà tuyên bố: "Ngày nay chúng ta biết rằng xuyên qua một cuộc đối thoại tích cực, các mối nghi ngờ cũ có thể được vượt qua và một sự tin tưởng hổ tương có thể được thiết lập".

Trong bài diễn văn đáp từ, Ðức thánh cha cũng nói đến vai trò của tôn giáo, các riêng của Kitô giáo trong xã hội Anh. Ngài nhắc lại "những cội rễ Kitô sâu xa đang hiện diện trong mọi khía cạnh của cuộc sống tại Anh." Ngài nói: "Sự tôn trọng của tổ tiên quý vị đối với sự thật và công bình, lòng nhân từ và bác ái, đã được lưu truyền lại cho quý vị. Sự tôn trọng ấy xuất phát từ một đức tin vốn là một sức mạnh mãnh liệt đối với lợi ích trong vương quốc của quý vị mà các tín hữu Kitô cũng như không Kitô đều hưởng nhờ".

Ðức thánh cha đặc biệt đề cao những thành quả mà đức tin đã giúp các bậc tiền bối của dân tộc Anh đạt được như "bãi bỏ việc buôn bán người nô lệ trên thế giới", chiến đấu "chống lại chế độ độc tài Ðức quốc xã là chế độ tìm cách loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội và chối bỏ phẩm giá con người" của những người bị xem là không đáng sống, đặc biệt người do thái. Ðức thánh cha cũng khẳng định rằng việc thành lập "Liên Hiệp Quốc" và tiến trình hòa bình tại Ái Nhĩ Lan là thành quả của chính niềm tin Kitô.

Ðề cao mẫu gương của Anh quốc đối với hai tỷ người trong Khối Thịnh Vương Chung, Ðức thánh cha cầu mong rằng "xã hội hiện đại và đa văn hóa luôn biết tôn trọng những giá trị truyền thống và những thể hiện của văn hóa" mà ngài cho rằng những hình thức tục hóa hung hãn nhứt không những không trân quý mà còn không khoan nhượng nữa.


Ðức Thánh Cha cử hành thánh lễ đầu tiên trong cuộc viếng thăm. Hàng trăm ngàn tín hữu tụ tập tại công viên Bellahouston, Glasgow, Scotland, để tham dự Thánh Lễ cùng Ðức Thánh Cha.


Trái với dự đoán, người dân Edimbourg và Glasgow đã dành cho Ðức thánh cha một sự đón tiếp rất nòng nhiệt. Trên các đường phố, dân chúng mang cờ Tòa thánh và cờ Scotland cũng với chân dung của Ðức hồng y John Henry Newman, người sẽ được Ðức thánh cha tôn phong Chân phước tại Birmingham vào Chúa nhựt 19 tháng 9 năm 2010. Một cuộc diễu hành đày mầu sắc "Scotland" cũng diễn ra trên các đường phố, quy tụ người Công giáo lẫn không Công giáo, như thể để nhắc lại rằng vùng đất này đã từng có một lịch sử và bản sắc riêng và chỉ được thống nhứt với vương quốc Anh từ năm 1707. Trước thời kỳ này, Scotland đã từng được Tòa thánh xem như "một đứa con đặc biệt của Giáo hội".

Tại Glasgow là nơi mà một phần ba dân số là người Công giáo, một thánh lễ đã được cử hành tại công viên Bellanouston Park chiều thứ Năm 16 tháng 9 năm 2010. Ðây là thánh lễ công khai đầu tiên của Ðức thánh cha trong chuyến viếng thăm Anh quốc. Chính tại đây mà ngày 1 tháng 6 năm 1982, đức Gioan Phaolo II cũng đã từng cử hành thánh lễ trong một bầu khí đặc biệt khi diễn ra cuộc xung đột giữa Anh quốc và Argentina về chủ quyền trên đảo Falkland.

Trước mặt 100 ngàn tín hữu, với sự góp giọng đặc biệt của nữ ca sĩ Susan Boyle, Ðức thánh cha đã nhấn mạnh đến các giá trị tích cực của phong trào đại kết.

Ngài không đề cập đến việc các tín hữu Anh giáo có thể gia nhập vào Công giáo. Ngài cũng chẳng nhắc đến sự đóng góp lớn lao của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực giáo dục.

Trong bài giảng, Ðức thánh cha chỉ nhắc đến vai trò của người Công giáo trong các tranh luận công khai. Ngài kêu gọi mọi người Công giáo hãy tích cực nói lên tiếng nói và cái nhìn của niềm tin, nhứt là trong xã hội tục hóa ngày nay.

Riêng với giới trẻ, ngài đặc biệt kêu gọi chống lại những cơn cám dỗ mà xã hội tục hóa đang quảng bá như ma túy, tiền bạc, tình dục, khiêu dâm và rượu chè.

Nhìn chung, trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm, Ðức thánh cha nhấn mạnh đến sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô. Theo ngài, đây là điều cần thiết để đối phó với những thách đố chung trong xã hội tục hóa ngày nay.

 

CV.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page