Các tín hữu Kitô Liban

và cuộc bầu cử quốc hội

 

Các tín hữu Kitô Liban và cuộc bầu cử quốc hội.

Liban [CNS 9/06/2009] - Kính thưa quí vị, các bạn thân mến. Theo kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Liban diễn ra hôm Chúa Nhựt 7 tháng 6 năm 2009, phe đa số đang cầm quyền thân Tây phương đã chiến thắng và phe đối lập kito được sự hậu thuẩn của phong trào Hezbollah được củng cố.

Lãnh tụ của phe đối lập Kitô, ông Michel Aoun, một tín hữu Công giáo Maronit, luôn hy vọng chiếm được nhiều ghế trong Quốc hội. Trong cuộc bầu cử hồi năm 2006, Phong trào ái quốc tự do của ông đã liên minh với phong trào Hezbollah, vốn bị Hoa kỳ xem như một tổ chức khủng bố.

Các cuộc bầu cử Quốc hội và các biến động tại Liban cho thấy rằng về mặt chính trị, luôn có sự chia rẽ giữa các tín hữu Kitô, mặc dù họ được xem là yếu tố quyết định trong các cuộc bầu cử.

Theo kết quả được đăng trên báo An Nahar, xuất bản tại Liban, trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, 58 phần trăm tín hữu Kitô Liban đã bỏ phiếu cho đảng liên minh cầm quyền và 42 phần trăm ủng hộ phe đối lập do ông Michel Aoun lãnh đạo.

Theo hệ thống chính trị được thiết lập tại Liban từ năm 1942, một nửa trong tổng số 128 ghế tại Quốc hội được dành cho các tín hữu Kitô và chức vụ tổng thống nước này luôn thuộc về một tín hữu Công giáo Maronit. Thủ tướng nước này luôn là một người Hồi giáo. Trước khi nổ ra cuộc nội chiến từ năm 1975 đến năm 1990, nước này đã hưởng được một giai đoạn tương đối hòa bình và thịnh vượng nhờ kỷ nghệ du lịch, hệ thống ngân hàng và nông nghiệp. Liban đã từng được xem là một trong những thủ đô ngân hàng tại Tây Á và do đó được mệnh danh là Thụy sĩ tại Ðông Phương. Nhờ lượng du khách cho nên cũng có lúc thủ đô Beirut được mệnh danh là "Paris tại Trung Ðông".

Cuộc chiến kéo dài một tháng giữa quân đội Israel và phong trào Hezbollah hồi năm 2006 đã gây thiệt hại nặng nề cho hạ tầng cơ sở của Liban. Ngày 12 tháng 7 năm 2006, do lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cuộc chiến mới chấm dứt. Sau giai đoạn đày khủng hoảng này, Liban mới được ổn định và phục hồi kinh tế cũng như cơ cấu chính trị.

Dân số Liban hiện nay là khoảng 4 triệu người, trong số này 40 phần trăm theo Kitô giáo .

Liên đảng đang cầm quyền gồm có người hồi giáo Sunni, Druze và tín hữu Kitô. Trong cuộc bầu cử vừa qua, liên đảng này đã chiến thắng tại 4 thành phố lớn của Liban, trong đó có Beirut và Tripoli.

Trong 128 ghế tại Quốc hội, liên đảng đang cầm quyền chiếm được 71 ghế. Ðảng đối lập chiếm 57 ghế. Riêng phong trào Hezbollah có 11 ghế.

Theo ông Habib Malik, một giáo sư phụ khảo về lịch sử tại trường đại học Hoa kỳ ở Liban, kết quả cuộc bầu cử vừa rồi là điều được Hoa kỳ mong đợi và như vậy hạ giảm các mối căng thẳng với Israel. Giáo sư Malik nói rằng mặc dầu ông Aoun đã chiếm thêm được nhiều ghế tại Quốc hội, mất mát lớn nhứt của ông là rất khó để đại diện cho khối kito giáo tại Liban.

Theo một vị bề trên Dòng Maronit Liban, nỗ lực của ông Aoun có thể được xem như một bước khả quan trong cuộc đối thoại giữa các tín hữu Kitô vốn bị phân rẽ về mặt chính trị.

Về phần mình, cha Paul Naaman, phó viện trưởng Trường Ðại Học Chúa Thánh Thần tại Kaslik, tuyên bố: "Tôi mừng vì ông Aoun vẫn còn là một nhà lãnh đạo". Theo cha Naaman, ông Aoun vẫn là một trong những nhà lãnh đạo Kitô sáng giá nhứt và mạnh nhứt, luôn tranh đấu cho quyền của mọi tín hữu Kitô. Nhưng với kết quả bầu cử vừa qua, mối quan hệ với trục "Iran và Syria" đã bị cắt đứt.

Cha Naaman nói: "Giờ đây, tôi nghĩ rằng ông Aoun không thể tự xem mình như là lãnh đạo Kitô duy nhứt như trước kia nữa. Giờ đây ông cũng ngang hàng với các lãnh tụ Kitô khác mà thôi".

Linh mục phó viện trưởng Trường Ðại Học Chúa Thánh Thần nói rằng cuộc đối thoại giữa các lãnh tụ Kitô tại Liban "lý thú" hơn. Theo cha, bức tranh chính trị của Liban hiện nay mới là một nền dân chủ thực sự. Cha nói: "Giờ đây, chúng tôi có thể qui tụ các lãnh tụ Kitô lại với nhau. Chúng tôi có thể yêu cầu họ hợp tác với nhau trong một chương trình chiến lược dành cho các tín hữu kito tại Trung Ðông."

Linh mục phó viện trưởng Trường Ðại Học Chúa thánh Thần ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên kể từ 30 năm nay, các tín hữu Kitô mới đi bỏ phiếu đông đảo như thế. Có từ 55 đến 60 phần trăm các tín hữu Kitô tham gia bỏ phiếu. Tại nhiều quận, các cử tri phải sắp hàng hằng giờ để được bỏ phiếu.

Ðức cha Elie Haddad, Giám mục Công giáo thuộc nghi lễ Melkit tại Sidon, miền Nam Liban, là nơi có đến 90 phần trăm dân số theo Hồi giáo, nói rằng kết quả cuộc bầu cử vừa rồi là tích cực đối với nền ngoại giao của Liban.

Vị giám mục này tin rằng kết quả bầu cử làm cho Liban được mở ra cho toàn thế giới và thế giới cũng rất vui mừng vì kết quả cuộc bầu cử. Theo đức cha Haddad, điều này có nghĩa là Liban sẽ có những quan hệ ngoại giao với các nước khác một cách dễ dàng hơn.

Mặt khác, Ðức giám mục Sidon cũng tin rằng kết quả cuộc bầu cử xác nhận rằng ông Aoun là một lãnh tụ kito quan trọng và Giáo hội phải xem ông như một lãnh tụ.

 

(Chu Văn)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page