Cuộc xung đột giữa đức tin và khoa học
được khai thác trong cuốn phim
"Thiên thần và ma quỉ"
Cuộc xung đột giữa đức tin và khoa học được khai thác trong cuốn phim "Thiên thần và ma quỉ".
St Paul, Minnesota, Hoa kỳ [CNA 15/05/2009 ] - Một chuyên gia về thiên văn học của Dòng Tên khẳng định rằng cuốn phim "Thiên thần và ma quỉ" khai thác chủ đề "xung đột giữa đức tin và khoa học".
Ðược biết cuốn phim có tựa đề "Thiên thần và ma quỉ", dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dan Brown đã được trình chiếu rộng rãi trên thế giới hôm thứ Sáu 15 tháng 5 năm 2009. Ông Dan Brown cũng đã từng nổi tiếng với cuốn sách được quay thành phim có tựa đề "Mật Mã Da Vinci".
Theo cuốn phim "Thiên thần và ma quỉ", đức tin và khoa học không ngừng loại trừ nhau kể từ ngày khoa học được khai sinh và ngày nay, cả hai vẫn tiếp tục loại trừ nhau.
Theo sư huynh Guy Consolmagno, một nhà thiên văn học của Dòng tên hiện đang làm việc tại Ðài Thiên Văn Vatican, đây chỉ là một cuộc xung đột giả hiệu. Theo sư huynh, Giáo hội vẫn luôn hỗ trợ cho khoa học. Khoa học hiện đại đã được khai sinh trong chính các Ðại học Công giáo Âu châu và một số khoa học gia nổi tiếng trong lịch sử là giáo sĩ.
Về phần mình, cha Tadeusz Pacholczyk, giám đốc giáo dục tại Trung tâm đạo đức sinh học toàn quốc, bang Philadelphia, Hoa kỳ, nói rằng sở dĩ có sự ngộ nhận về tính dung hợp giữa đức tin và khoa học là bởi hai bên xử dụng những ngôn ngữ khác nhau.
Theo sư huynh Consolmagno, cuộc chiến giữa đức tin và khoa học chỉ là một huyền thoại bắt nguồn từ thời Ánh Sáng tại Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19. Ðể thu hút các sinh viên ghi danh vào các đại học đời vừa được khai sinh tại Ðức, phong trào Ánh Sáng đã mô tả Giáo hội như một sức mạnh chống lại khoa học và tiến bộ.
Như vậy theo sư huynh Consolmagno, cuộc chiến giữa đức tin và khoa học không bắt nguồn từ vụ án Galilei vào thế kỷ 17, mà chỉ mới được khai mào tại Âu Châu và Hoa Kỳ từ một trăm nay mà thôi.
(Chu Văn)