Lần đầu tiên Úc Ðại Lợi đề cử
vị Ðại Sứ thường trực ở Rôma
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Lần đầu tiên Úc Ðại Lợi đề cử vị Ðại Sứ thường trực ở Rôma.
Cựu Phó Thủ Tưởng Tim Fischer chấm dứt việc nghỉ hưu và dọn sang Rôma.
Sydney,
Úc Châu (Zenit 21/07/2008) - Ông Tim Fischer, một cựu phó thủ
tướng của Úc Ðại Lợi sẽ trở thành vị Ðại Sứ
thường trực đầu tiên của Úc Châu bên cạnh Tòa Thánh.
Cựu Phó Thủ Tưởng Tim Fischer được bổ nhiệm làm Tân Ðại Sứ Úc tại Vatican. |
Thủ Tướng Úc, Ông Kevin Rudd đã đưa ra lời công bố bất thần trên khi Ông chia tay Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sáng hôm thứ Hai 21/07/2008 tại Phi Trường Quốc Tế của Sydney.
Ðức Thánh có mặt tại Sydney để chủ tọa Ngày Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới, vốn có Thánh Lễ bế mạc vào Chủ Nhật 20/07/2008 với sự tham dự của hơn 400,000 người.
Việc bổ nhiệm Ông Fischer đánh dấu lần đầu tiên Úc Ðại Lợi đề cử một vị Ðại Sứ thường trực ở Vaticăn kể từ khi cựu Thủ Tướng Gough Whitlam thiết lập các quan hệ ngoại giao với Vaticăn vào năm 1973.
Một vị Ðại Sứ thường trực có nghĩa là vị này sẽ sống tại quốc gia mà vị này được công nhận như là một đại diện cho quốc gia gốc của mình về mặt ngoại giao. Trong thời gian qua, vị Ðại Sứ của Úc Ðại Lợi tại Ái Nhĩ Lan cũng được trao nhiệm vụ là vị Ðại Sứ của Úc Ðại Lợi tại Vaticăn.
Thủ Tướng Ruud nói trong khi công bố ra quyết định trên rằng hành động này sẽ "cho phép Úc Ðại Lợi và Tòa Thánh có thể cùng làm việc chung với nhau về những thách đố lớn mà chúng ta diện đối trên bình diện thế giới. Những vấn đề đó bao gồm: nhân quyền - kể cả quyền tự do về tôn giáo và chánh trị trên khắp thế giới; về sự nghèo đói; về sự an toàn thực phẩm; về các công tác cứu trợ nhân đạo quốc tế; về hòa bình; về việc kiểm tra và giải trừ quân bị; về thách đố lớn lao của việc thay đổi thời tiết; và về những cuộc tranh luận lớn vốn ảnh hưởng đến tương lại của địa cầu chúng ta."
Sự Chọn Lựa Sáng Suốt
Ðức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục của Sydney, nói: việc đề cử Ông Fischer là một sự "chọn lựa sáng suốt," vì Ông là một người yêu nước và biết rất rõ về lịch sử và văn chương của Úc Ðại Lợi, và là một người cha gương mẫu trong gia đình.
Ðức Hồng Y nói vị Ðại Sứ mới sẽ tìm thấy sự hoán chuyển về quyền lực toàn cầu từ Âu sang Á Châu qua những vấn đề có tính cấp bách trong vị trí của Ông ta.
Ðức Hồng Y nói:
"Sự cân bằng về quyền lực đang chuyển từ Châu Âu về cho Thái Bình Dương, và chúng ta đang ở trên bờ vực của Á Châu. Tòa Thánh Vaticăn hiện đang chú trọng rất nhiều về Á Châu. Phi Luật Tân là một quốc gia Công Giáo và ở Ðại Hàn, người Kitô Giáo cũng chẳng bao lâu sẽ trở thành thiểu số tại đất nước này, và các cơ quan của Giáo Hội đều đang có những đóng góp rất to lớn về mặt xã hội trên khắp cả Á Châu."
Kể từ khi nghỉ hưu vào năm 1999 sau 28 năm phục vụ trong Quốc Hội, Ông Fischer phần lớn vẫn duy trì lối sống của Ông tại nông trại ở Wodonga cùng với vợ và hai người con trai của Ông.
Ông Fischer đã thú nhận với hãng tin Zenit rằng Ông không có kỳ vọng gì cả vào việc được bổ nhiệm về mặt ngoại giao này, và Ông phải mất tới một ngày để thảo luận về quyết định này với vợ của Ông là Bà Judy Brewer-Fischer. Ông sẽ bắt đầu chức vụ mới vào Tháng 1/2009, và sẽ dọn sang Rôma cùng với vợ Ông và hai đứa con trai Harrison 14 tuổi và Dominic 12 tuổi.
Là một người Công Giáo tích cực, Ông Fischer nói: đây đúng là một "vinh dự thật lớn" khi Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Ðại Sứ của nước Úc tại Tòa Thánh.
Paul Anh