Ðức Thánh Cha chúc lành cho Nước Úc
trong một nghi lễ tạm biệt tại Phi trường Sydney
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức Thánh Cha chúc lành cho Nước Úc trong một nghi lễ tạm biệt vắn vỏi tại Phi trường Sydney.
Sydney,
Australia (21/07/2008) - Trong
một nghi lễ tạm biệt vắn vỏi tại Phi trường Sydney, Ðức
Thánh Cha đã cám ơn Nước Úc vì đã dành cho Ngài một
đón tiếp nồng hậu và cho hay Ngài rất vui vì cuộc viếng
thăm này. Ngài nói: "Bằng phong thái đầy sắc thái Úc,
qúy vị đã dành cho tôi cũng như muôn vàn khách hành hương
từ muôn phương trên thế giới tụ họp về đây sự đón
tiếp nồng hậu. Tôi đặc biệt biết ơn các gia đình Úc và
Tân Tây Lan đã dành phòng ốc trong nhà cho giới trẻ. Qúy
vị đã mở rộng cửa và trái tim qúy vị cho tuổi trẻ thế
giới. Nhân danh họ, tôi xin cám ơn qúy vị. Các diễn viên
chính trên sân khấu trong ít ngày qua lẽ dĩ nhiên là chính
giới trẻ. Chính họ đã biến biến cố này thành một biến
cố có tính hoàn cầu, một cử hành vĩ đại về tuổi trẻ
và là một cử hành vĩ đại đối với sự kiện ta là
Giáo Hội, dân Thiên Chúa và thế giới hiệp nhất trong
đức tin và yêu thương và được Chúa Thánh Thần ban sức
mạnh để làm nhân chứng cho đường lối Chúa Kitô cho đến
tận cùng trái đất. Tôi cám ơn họ đã tới đây, tôi
cám ơn họ đã tham dự và tôi cầu xin cho họ bình an trở
lại gia đình. Tôi biết những người trẻ này, gia đình họ
và các người bảo trợ họ nhiều khi đã phải chịu những
hy sinh lớn lao mới giúp được họ lên đường tới Úc.
Toàn thể Giáo Hội biết ơn nghĩa cử ấy".
Tại The Domain, ÐTC chính thức cám ơn các thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới. |
Ðức Thánh Cha cho hay có khá nhiều những giây phút nổi bật trong chuyến viếng thăm Sydney lần này. Tôi hết sức xúc động vì trong lần thăm này, được viếng mồ (chân phước) Mary MacKillop. Tôi cũng cám ơn các Nữ Tu Dòng Thánh Giuse đã dành dịp may cho tôi được cầu nguyện tại đền vị đồng sáng lập của họ. Ðàng Thánh Giá trên các đường phố Sydney mạnh mẽ nhắc ta nhớ rằng Chúa Kitô thương yêu ta đến cùng và chia sẻ các đau đớn của ta để ta có thể chia sẻ các niềm vui của Người. Việc gặp gỡ người trẻ ở Darlinghurst là giây phút vui mừng và hy vọng lớn lao, một dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô có thể nâng chúng ta lên khỏi những tình thế khó khăn nhất, tái lập phẩm giá ta và làm ta có khả năng nhìn về một tương lai tươi sáng hơn".
Ngài nói rằng tinh thần thân ái đã đánh dấu cuộc gặp gỡ của Ngài với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, trong khi các cuộc tụ tập tại Barangaroo và Randwick "là cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi". Ngài nói: "Các bạn thân mến, trong khi từ giã Sydney, tôi xin Chúa âu yếm nhìn xuống thành phố này, xứ sở này và mọi cư dân của nó". Sau khi tỏ ý hy vọng người ta sẽ được linh hứng bởi gương sáng cảm thương và phục vụ của (chân phúc) Mary MacKillop, Ngài nói: "Và trong khi nói lời từ biệt qúy vị trong niềm biết ơn sâu xa trong tâm hồn, tôi xin nhắc lại một lần nữa: Xin Chúa chúc lành cho nhân dân Úc".
Lên tiếng trên một bục lễ đài nhỏ đặt ngay truớc mặt chiếc máy bay sẽ chở Ngài cùng đoàn tùy tùng, Ðức Giáo Hoàng cám ơn Thủ Tướng Kevin Rudd, Tổng Toàn Quyền Micahel Jeffrey, các chính phủ Liên Bang và New South Wales, cũng như giới doanh thương.
Trước đó, tại The Domain, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho các thiện nguyện viên, Ðức Giáo Hoàng đã chúc lành cho Sophie Delezio, cô bé nạn nhân bị đụng xe. Trong số các thượng khách cùng có mặt trên khán đài, người ta thấy Sophie, anh trai Mitchell của cô và cha mẹ Ron và Carolyn. Cô bé bẩy tuổi này đã sống thoát tai nạn khủng khiếp vào năm 2003 khi một chiếc xe hơi lao vào một trung tâm giữ trẻ và phát hỏa, khiến cô bị què và phỏng đầy người.
Rồi tháng Năm năm 2006, không lâu sau khi rời bệnh viện, cô lại thoát chết một lần nữa khi một chiếc xe hơi đụng vào cô ngay ở chỗ dành cho người đi bộ.
Sau khi chính thức cám ơn các thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Ðức Giáo Hoàng Bênêđíctô chào hỏi và bắt tay mọi người trên khán đài, vàchúc lành cho Sophie và anh trai Mitchell, 8 tuổi. Sau đó, Sophie cho hay cô cảm thấy "tốt" khi được Ðức Giáo Hoàng chúc lành. Má cô là bà Carolyn cho biết bà thấy rõ nỗi hân hoan của con gái: "Từ chỗ tôi ngồi tôi thấy rất rõ, con nhỏ cười cứ tít cả mắt. Cháu nó rạng rỡ quá khi được Ðức Thánh Cha ôm chặt đôi tay".
Ðức Thánh Cha rời Sydney vào khoảng 10 giờ 30 sáng trên chuyến máy đi Vatican. Máy bay này sẽ lấy thêm nhiên liệu tại Darwin trước khi bay tiếp.
Ðại sứ thường trú tại Vatican
Thủ tướng Kevin Rudd công bố việc cử nhiệm ông Tim Fisher, cựu lãnh tụ Ðảng Quốc Gia và cựu phó thủ tướng, làm đại sứ toàn thời đầu tiên của Úc tại Vatican. Ông công bố điều ấy trong khi đọc diễn văn tiễn biệt Ðức Giáo Hoàng tại Phi trường Sydney.
Trước đây, đại sứ của Úc tại Dublin kiêm thêm nhiệm vụ tại Vatican. Ông Tim Fisher đã được trình diện cho Ðức Giáo Hoàng trước khi Ngài lên đường từ biệt Úc. Ông sẽ nhậm chức vào đầu năm 2009.
Ông Rudd nói rằng Úc sẽ tham gia với 69 quốc gia khác có đại sứ thường trú tại Vatican. Ông nói: "Thưa Ðức Thánh Cha, tôi tin rằng ông Fisher, đại sứ Fisher một ngày gần đây, sẽ thi hành chức vụ này một cách đầy xứng đáng và sẽ làm cho Úc và Tòa Thánh có khả năng cùng làm việc với nhau đối với các thách đố lớn lao hiện ta đang đối diện trên thế giới. Các thách đố về nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo và chính trị khắp thế giới, về đói nghèo, về an toàn thực phẩm, về trợ giúp quốc tế, về hòa bình, kiểm soát vũ khí và trang bị, thách đố lớn lao về thay đổi khí hậu và các tranh biện lớn lao khác liên quan tới tương lai hành tinh của chúng ta".
Gặp bốn nạn nhân
Vatican cho hay như một cử chỉ an ủi, Ðức Giáo Hoàng đã gặp 2 người đàn ông và 2 người đàn bà đại diện cho các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục. Phát ngôn viên của Ðức Giáo Hoàng là cha Lombardi nói rằng Ngài muốn chứng tỏ mối quan tâm của Ngài đối với vấn đề và lắng nghe câu chuyện của các nạn nhân và an ủi họ.
Cha nói: "Liên quan vấn đề lạm dụng của một số linh mục, vào sáng Thứ Hai, Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành Thánh Lễ với một nhóm đại diện các nạn nhân bị xách nhiễu tình dục".
Cuộc
gặp mặt các nạn nhân xẩy ra hai ngày sau khi Ðức Giáo
Hoàng đã
nói lên lời xin lỗi có tính lịch sử vì điều chính Ngài
đã gọi là "tội ác" của việc một số linh mục lạm
dụng tình dục. Ngài nói rằng Ngài "cảm thấy hối tiếc
sâu xa và kêu gọi phải trừng phạt những ai phạm tội ác
ấy.
Thủ Tước Úc, ông Kevin Rudd, bắt tay chào tạm biệt ÐTC tại Phi Trường Sydney, trước khi ÐTC lên đường trở về Rôma. |
Cha Lombardi cho hay: "Ðức Giáo Hoàng lắng nghe câu truyện của họ rồi an ủi họ. Ngài bảo đảm với họ rằng Ngài sẽ gần gũi họ cách thiêng liêng và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ, cho gia đình họ và cho mọi nạn nhân. Qua cử chỉ đầy tình cha con này, Ðức Thánh Cha muốn chứng tỏ một lần nữa quan tâm sâu xa của Ngài đối với tất cả những ai là nạn nhân của lạm dụng tình dục".
Cha cũng cho hay trong cuộc gặp gỡ kéo dài một tiếng đồng hồ, Ðức Giáo Hoàng nói với mỗi nạn nhân trong bầu không khí "kính trọng, thiêng liêng và xúc cảm cao độ". Tiếp theo sau việc Ðức Giáo Hoàng vô tiền khóang hậu xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng vào hôm Thứ Bẩy, người ta vẫn mong chờ một cử chỉ nữa như gặp các nạn nhân chẳng hạn.
Tổng giáo phận Sydney, mà đứng đầu là Ðức Hồng y George Pell, cho hay cuộc gặp gỡ này phản ảnh cam kết của Giáo Hội Úc đối với "hàn gắn và công lý" đối với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. "Chúng tôi vui mừng khi Ðức Thánh Cha có dành thì giờ với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trước khi từ giã vào ngày hôm nay. Cuộc gặp mặt riêng này đã được sắp xếp hơi trễ".
Bốn nạn nhân gặp Ðức Giáo Hoàng đã được Văn Phòng Tiêu Chuẩn Chuyên Nghiệp, một bộ phận được lập ra để xử lý các khiếu nại liên quan đến lạm dụng tình dục, đề cử.
Theo Tổng giáo phận, việc Ðức Thánh Cha gặp các nạn nhân phản ảnh mối cam kết liên tục của toàn thể Giáo Hội Úc nhằm mang lại hàn gắn và công lý cho những ai từng bị bị tổn
Cơn sóng thần của đức tin và niềm vui
Ðức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bước theo chân hai vị giáo hoàng khác trong việc chủ tọa một Thánh Lễ tại Randwich vào ngày hôm qua, Chúa Nhật 20 tháng Bẩy, với sự tham dự của hàng trăm ngàn khách hành hương. Ðó là một biến cố Giáo Hội Công Giáo Úc tin là sẽ mở màn cho việc đem lại sinh khí mới cho đức tin khắp mọi miền đất nước.
Thánh Lễ kể trên, lớn nhất xưa nay tại Úc, là cao điểm của các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới kéo dài một tuần lễ. Một vị lãnh đạo giáo hội đã hãnh diện gọi nó là 'cơn sóng thần của đức tin và niềm vui'.
Quy tụ khách hành hương của 168 quốc gia, thánh lễ này đã được cử hành chỉ 24 giờ sau khi Ðức Giáo Hoàng xin lỗi các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục và Vatican để ngỏ khả năng vào phút chót sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Ðức Giáo Hoàng và các nạn nhân này trước khi Ngài lên đường về Rome.
Merle Pollack, một người hành hương 67 tuổi từ Cremorne nói về kinh nghiệm của mình như sau: "Bạn không thấy kem vẽ mi phải không? Tôi khóc suốt buổi thôi. Có cái gì đó đầy sinh lực ở kia... cứ nhìn mọi người im lặng và mọi sự sạch trong một cách kỳ diệu. Thật có cái gì linh thiêng đáng kinh sợ. Tôi chưa bao giờ thấy như thế bao giờ và rất mừng mình đã lặn lội tới đây".
Trong bài giảng, Ðức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội cần một thế hệ mới sẵn sàng xem sét cuộc sống làm linh mục, tu sĩ, tu dòng. Ngài đặt cho những người đang lắng nghe Ngài: "Các con sẽ tạo ra sự khác biệt nào? Cha đưa ra lời kêu gọi này cách đặc biệt tới những ai trong các con đang được Chúa kêu gọi vào chức linh mục hay đời sống tận hiến. Ðừng sợ nói lời xin vâng với Chúa Giêsu, để tìm ra niềm vui trong việc thi hành thánh ý Người, hoàn toàn hiến mình theo đuổi sự thánh thiện, và dùng mọi tài năng của mình phục vụ người khác".
Ðức Thánh Cha miêu tả cuộc viếng thăm của Ngài tới Úc, cuộc viếng thăm lâu nhất trong ba năm làm giáo hoàng, như "Một cảm nghiệm không thể nào quên" về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sức mạnh của vẻ đẹp tự nhiên.
Ngài nhắc lại sứ điệp của Ngài về các nguy cơ của chủ nghĩa thế tục, dóng lên lời cảnh tỉnh về việc phổ biến sự trống rỗng tâm linh và kêu gọi khách hành hương đang tụ họp nơi đây hãy xây dựng một thế giới mới đặt căn bản trên tình thương của Chúa. "Trong nhiều xã hội của chúng ta, song song với sự thịnh vượng vật chất, một thứ sa mạc thiêng liêng đang được người ta mở rộng: trống rỗng nội tâm, sợ sệt không tên, âm thầm cảm thấy thất vọng. Biết bao người đồng thời với chúng ta đã xây dựng nên những chiếc bình bể và trống rỗng [ám chỉ tiên tri Giêrêmia] trong lúc hốt hoảng đi tìm ý nghĩa, cái ý nghĩa tối hậu mà chỉ tình yêu mới mang lại được?"
Vũ Văn An