Người Công giáo Nepal đề nghị kết hợp
các thông điệp của Ðức Kitô và Ðức Phật
để thiết lập hòa bình
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Người Công giáo Nepal đề nghị kết hợp các thông điệp của Ðức Kitô và Ðức Phật để thiết lập hòa bình.
Kathmandu (UCAN NP05048.1498 Ngày 23-5-2008) -- Một số thành viên phong trào Gia đình cùng theo Chúa (CFC -- Couples for Christ) nói rằng kết hợp giáo huấn của Ðức Kitô và Ðức Phật có thể mang lại hòa bình lâu dài cho Nepal nhân kỷ niệm 5 năm thành lập phong trào, diễn ra trùng với một ngày lễ của Phật giáo.
"Phật giáo không chỉ là một tôn giáo, mà còn là một cách sống, một triết lý. Nó kết hợp rất hài hòa với giáo lý Kitô giáo", Steven Lama nói.
Ông phát biểu với UCA News đặc biệt là người Kitô hữu ở Nepal có thể kết hợp giáo huấn của Ðức Giêsu Kitô với giáo huấn hòa bình do Ðức Phật truyền bá để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng. "Hiểu nhau sẽ tạo cầu nối giữa các tín ngưỡng khác nhau, và đường dẫn đến hòa bình xuất phát từ cầu nối đó", ông nói.
CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ), bắt nguồn từ Philippines, là phong trào quốc tế canh tân và xúc tiến các gia đình Kitô hữu.
Lama và những người khác đã nói chuyện với UCA News bên lề lễ kỷ niệm ngày thành lập CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ) tại Kathmandu hôm 20-5-2008, ngày Nepal kỷ niệm lần thứ 2,552 Buddha Jayanti (ngày kỷ niệm) kỷ niệm sinh nhật, giác ngộ và qua đời, hay vào cõi niết bàn, của Ðức Phật.
Ðức Phật Siddhartha Gautama là vị hoàng tử sinh tại Lumbini, thuộc Nepal ngày nay, cách Kathmandu 205 km về phía tây nam. Ngài từ bỏ hoàng gia đi tìm sự giác ngộ và hòa bình. Hiện nay Phật tử là cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai ở Nepal, quốc gia đa số Ấn giáo.
Giống như Ðức Giêsu khoảng 500 năm sau đó, Ðức phật nhấn mạnh đến hòa bình. Một đoạn trong Dhammapada, một bộ sưu tập giáo huấn của ngài bằng tiếng Pali trước đây, nói: "Hận thù không bao giờ được giải quyết bằng hận thù. Hận thù chỉ được giải quyết bằng tình yêu (không hận thù). Ðây là một quy luật trường tồn". Chúa Giêsu nói, theo Thánh Mát thêu, "Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa".
Khoảng 120 người -- thành viên CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ) và gia đình họ -- đã tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ), gồm có Thánh lễ tại giáo xứ Ishalaya (nơi ở của Ðức Giêsu) ở Godavari, trên bờ nam thung lũng Kathmandu, và một cuộc picnic ở đó tại Trường Thánh Xaviê.
Josh Niraula nói với UCA News nền tảng của các giá trị Kitô giáo kết hợp với giáo huấn của Ðức phật sẽ trở thành bàn đạp tiến tới hòa bình lâu dài. "Nếu người ta tưởng nhớ cả ngày sinh của Ðức Phật lẫn đường lối mà ngài vạch ra, xã hội ngày nay sẽ tốt đẹp hơn".
Gyan Prakash Rai, đứng đầu hội CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ) Nepal, cho UCA News biết gia đình CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ), trực thuộc Giáo hội, được phúc cầu nguyện cho hòa bình nhân ngày kỷ niệm sự ra đời của Ðức Phật.
Linh mục George Kalapurackal của nhà thờ Mông Triệu, giáo xứ chính ở Kathmandu, nói với UCA News trong cuộc picnic rằng cần phải nhớ rằng Ðức Phật đã dạy nhân đạo là cách thiết lập hòa bình. Ngài nói ngày kỷ niệm sự ra đời của Ðức Phật là cơ hội lý tưởng để tất cả các Kitô hữu ở Nepal cầu cho hòa bình lâu dài.
Trong thập niên qua Nepal bị tàn phá bởi cuộc nổi loạn của các tay súng Maoist, làm hơn 11,000 người thiệt mạng cũng như gây ra bất ổn chính trị, bạo lực giáo phái và các cuộc phản đối chống chế độ quân chủ. Cuộc nổi loạn, bắt đầu năm 1996, kết thúc sau khi các tay súng Maoist ký hòa ước với chính phủ năm 2006, nhưng các hành động đe dọa, bắt cóc và bạo lực vẫn tiếp diễn.
Từ khi bắt đầu ở Nepal năm 2003, CFC (Phong trào Gia đình cùng theo Chúa -- CFC -- Couples for Christ) đã phát triển lên hơn 100 thành viên được chia thành bảy nhóm -- vợ chồng, vợ hoặc chồng, đàn ông và phụ nữ chưa lập gia đình và giới trẻ tuổi từ 12-21. Phong trào được thành lập ở Manila năm 1981, khi một cộng đoàn Kitô hữu địa phương thử nghiệm phương pháp mới trong truyền giáo cho các đôi vợ chồng muốn sống đời Kitô hữu trong quan hệ tích cực và hỗ trợ lẫn nhau.
Nepal có 28 triệu dân, trong đó 80% là người Ấn giáo, 4% Hồi giáo và đa số phần còn lại là người Phật giáo. Theo Niên giám Công giáo Nepal 2006, quốc gia này có một triệu Kitô hữu, trong đó có 7,500 người Công giáo.
UCA News