Chủng Sinh Ðại Chủng Viện Hà Nội
đến với những Gia Ðình Nghèo
khu bãi giữa Sông Hồng Hà Nội
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Chủng Sinh Ðại Chủng Viện Hà Nội đến với những Gia Ðình Nghèo khu bãi giữa Sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên Hà Nội.
Hà
Nội, Việt Nam (24/02/2008) - Sáng ngày 24/2/2008 - chúa nhật III
mùa chay, nhóm chủng sinh Ðại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội
đã đến thăm và đồng hành với những người trong khu
người nghèo tại bãi giữa sông Hồng, dưới cầu Long biên
Hà nội.
Những Gia Ðình Nghèo khu bãi giữa Sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên thủ đô Hà Nội. |
Khởi đi từ Thánh Lễ sáng sớm cùng ngày, cha linh hướng Giuse Phan Thiện Ân đã nhấn mạnh đến Thầy Giêsu trong đoạn Tin Mừng Gioan 4, 5- 42: anh em hãy noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu, Ngài đã vượt mọi ranh giới đến với người phụ nữ Samaria để "xin nước"; vậy anh em cũng lên đường đi mục vụ, đến với những người anh em sẽ gặp ngày hôm nay trong tinh thần yêu thương và phục vụ...
Nối tiếp tinh thần của Tin Mừng, nhóm anh em được phân công mục vụ khu người nghèo ở bãi giữa sông Hồng đã có mặt vào lúc 8 giờ 30. Hơn khi nào, các thầy đã y thức được tinh thần mùa chay của Giáo Hội: cầu nguyện, sám hối và hy sinh, làm việc bác ái, cách riêng đối với những người nghèo khổ.
Tôi và các thầy đã vượt qua một đoạn đường chừng 4 km đi về hướng Bắc. Chúng tôi tới đó bằng xe đạp nên mất khoảng 15 phút vì một đoạn phải dắt bộ. Dừng xe, trước mắt tôi là một khu, gọi là khu vì nơi đây có một số gia đình sinh sống. Quanh năm họ sống dưới nước, trên những cái "phao" mà mọi người thường gọi là nhà của họ. Khu này cũng đủ mọi lứa tuổi, từ những cụ già "ngót ngét" bảy tám mươi, cho đến những em thơ vừa "lọt lòng".... Từ đất liền tới "phao" được nối bằng một "ván gỗ" nhỏ bé và cũ kĩ, phải bước trên thanh gỗ đó thì mới vào được nhà, những ngôi nhà "chòng chành trên sông nước". Chúng tôi bước vào "phao" gia đình bác Nguyễn Văn Trọng, 70 tuổi, già nua và "móm mém". Ðược biết bác Trọng đến từ tỉnh Hà Tây và là trưởng khu này. Có lẽ những người trong khu tự bầu nhau?
Chúng tôi được đón tiếp bằng những "chén trà tình người" nên dù đường đi có mệt mỏi đôi chút nhưng tôi vẫn cảm thấy "ấm lòng". Ngồi nói chuyện với bác "tổ trưởng khu" tôi được biết tại đây có 22 gia đình, các gia đình đến từ nhiều tỉnh khác nhau. Công việc chủ yếu của những người sống ở đây là đi thu lượm "rác" quanh Thành phố, có một số anh chị may mắc thì là "công nhân" của một công ty nào đó...
Tạm chia tay gia đình bác Trọng, nhóm chúng tôi "tranh thủ" đến từng gia đình, thăm hỏi sức khỏe các cụ già, trò chuyện vui chơi với những em thơ... đó chính là công việc của các thầy vào mỗi sáng chúa nhật.
10 giờ 30, chúng tôi phải trở lại Ðại chủng viện cho kịp giờ kinh trưa. Chúng tôi lưu luyến mãi những con người và cuộc sống nơi đây, những ngôi nhà "sập sùi" nhưng có biết bao "khát vọng" của những cụ già và "ước mơ" của các em thơ...
Nguyện ước ngày mai ánh dương hồng
Mong cho các em được đến trường
Mẹ cha lên "rẫy" mang "ánh sáng"
Các cụ vui cười khi "chiều" dâng.
Gioan Ðình Sơn
Những người dân hiền lành chất phác, vì nghèo nàn và thiếu thốn nên phải chấp nhận sống trong những túp lều bên sông Hồng, giữa thủ đô Hà Nội. Tuy nước bẩn nhưng lòng không bẩn. Phúc cho những ai... |
Các cán bộ, những đầy tớ của nhân dân, sống nhờ vào tham nhũng và hối lộ, nên đã nhanh chóng chuyển qua sống trong các biệt thự to lớn. Cũng bên những giòng nước tuy sạch nhưng lòng người thì dơ bẩn. |