Khía cạnh pháp lý và hậu quả

do công văn của Ủy Ban Nhân Dân

Thành Phố Hà Nội

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Khía cạnh pháp lý và hậu quả do công văn của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.

Hà Nội, Việt Nam (21/01/2008) - Ngày 11/01/2008, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (UBND) đã gửi Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội một công văn số 273/UBND-VX về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.

Vì khuôn khổ bài viết có hạn, và nhằm thông tin tổng quát, chúng tôi chỉ phân tách giới hạn vài điểm tiêu biểu trong công văn nói trên:

- Ðiểm 1: Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân liệt kê ra các điều kiện thuận lợi hay ân huệ đã dành cho Tổng Giám Mục (TGM) Hà Nội và Hội Ðồng Gíam Mục Việt Nam (HÐGMVN); Cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ phải được hiểu như thế nào?

- Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: việc Nhà Nước Cộng Sản đã cấp khoảng 50 mẫu đất gần Hà Nội cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để xây một Học Viện đồ sộ nhằm đào tạo các tăng ni cho Phật Giáo Việt Nam và một khu đất trên một đồi cao để xây một ngôi chùa hoàn toàn bằng đồng mà báo chí đã đăng tải,... Không Phải Vậy!

- Có phải được hiều ý nghĩa tương tự như: Thành Phố Québec Canada cho mượn không trả tiền một vận động lớn Expo-Québec sức chứa hơn 20,000 người được trang bị đầy đủ tiện nghi cho một Hội Nghị Thế Giới Thánh Thế đựơc tổ chứ vào tháng 6 năm 2008 hay Ðại Học Laval Québec cho muợn gần 2,000 phòng ngủ cho các tham dụ viên từ xa đến... Cũng Không Phải Vậy!

- Vậy hãy nghe Bà Phó Chủ Tich Ủy Ban Nhân Dân giải thích ý nghĩa cụm từ điều kiện thuận lợi hay ân huệ:

Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương trình mục vụ của Hội đồng Giám Mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Ðại hội X - Ðại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.

Vậy, những sinh hoạt bình thường thuần túy tôn giáo trên Bà Phó Chủ Tịch cho rằng, đáng lý ra cần phải có giấy phép nhưng Bà Phó Chủ đã tạo điều kiện thuận lợi hay ban ân huệ cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Ðiều này chứng tỏ Bà Phó Chủ Tich Ủy Ban Nhân Dân đã tùy tiện hành xử theo ý riêng, thích thì cho, không thích thì không cho mà không theo một qui trình pháp luật nào cả. Nhưng điều nguy hại hơn là Bà Phó Chủ Tich đại diện Ủy Ban Nhân Dân vi phạm Hiến Pháp và Luật Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quyền tự do tôn giáo (Ðiều 70 Hiến Pháp Việt Nam và Pháp Lệnh về Tôn Giáo) của người dân cũng như các tổ chức tôn giáo.

Ðó là quyền căn bản, nên theo đúng một Nhà Nước Pháp Quyền, ngoài việc chế tài hành chánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bà Ngô Thị Thanh Hằng còn phải bị Luật Pháp chế tài về các vi phạm quyền tự do tôn giáo.

- Ðiểm 2: quy kết Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng giáo dân.

Phân tách những hành vì bị coi là vi phạm pháp luật. Ðây là các sự kiện đã xẩy ra trong tháng 12 năm 2007 và cho đến nay mà báo chí qua các hình ảnh, các nhân chứng, phóng sự cho biết:

- Giáo sĩ và giáo dân cầu nguyện và hát thánh ca, dâng hoa thắp nến tại khu nhà đất thuộc quyền sở hữu của Tổng Giám Mục;

- Sự việc diễn ra một cách hòa bình, không ồn ào, không biểu ngữ, không hô hoán đòi lại đất cũng không hô hoán chống chính quyền.

- Ðoàn người lũ lượt trong trật tự cầu kinh, hát thánh ca, tay cầm nến sáng và những bó hoa mầu sắc dâng lên Me Maria Sầu Bi của Ðạo Công Giáo tại số 42 Nhà Chung Quận Hoàn Kiếm.

- Ðoàn người xuống đường cầu nguyện chỉ tụ tập trong phạm vi bất động sản thuộc quyền sở hữu không thể tranh cãi được của Tổng Giáo Phận Hà Nội, không đi diễu hành qua các đường phố khác.

- Các sự việc tương tự cũng xẩy ra tại khu bất động sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

- Các yếu tố này trùng hợp với các xác nhận trong công văn của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội:

Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc cầu nguyện và đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung... Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007... vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung...

Ðây là những việc làm hoàn toàn thiết yếu của Ðạo Công Giáo: giáo dân và giáo sĩ đọc kinh cầu nguyện và hát thánh ca cho chính mình, cho tha nhân và cho đất nước, đặc biệt lúc này cho những viên chức có thẩm quyền sáng suốt giải quyết tranh chấp một cách công bằng hợp lý.

Các hình thức sinh hoạt này không thể bị coi là hành vi lơi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế...

Một người dân bình thường tin theo bất cứ một tôn giáo nào, không thể coi đó là các hành vi trên lợi dụng tín ngưỡng hay lợi dụng tôn giáo mà bảo là vi phạm pháp luật, đặc biệt về Pháp Lệnh Tôn Giáo mà Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân qui chiếu.

Trái lại,chính Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân đã không am tường luật pháp và nhân danh Ủy Ban Nhân Dân hành xử trái pháp luật. Do vị thế đại diện này, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, quản lý một Thành Phố có gần 1,000 năm văn hóa, vi phạm Luật Pháp trắng trợn...

- Ðiểm 3: Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân đưa ra hai (2) sự kiện tố cáo Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt:

- Ngài gửi thư yêu cầu đọc kinh cầu nguyên tương tự tới các giáo phận khác thuộc quyền quản trị của mổi Giám Mục khác nhau ngoài Giáo Phận Hà Nội.

- Cho thư rơi ngoài đường phố mục đich kêu gọi mọi người hành động như trên, tức tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca.

Bà Phó Chủ Tịch đã chỉ tố cáo vu vơ mà không đưa ra được một tờ thư rơi nào, khổ giấy ra sao, chữ in thế nào, mầu gì, nội dung ra sao, ai có trong tay. Trái lại chính Ðức Cha Nguyễn Văn Sang, quản nhiệm giáo phận Thái Bình bằng thư xác nhận: không hề nghe nói, không hề thấy hay nhận được lá thư mà Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân dựa vào đó tố cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Ðàng khác, Giám Mục Nguyền Văn Sang cũng giải thích thêm về Giáo Luật, cấm các giám mục xen vào việc quản trị không thuộc về thẩm quyền của giáo phận mình.

Các chứng cớ đó không thể phủ nhận. Chính công văn số 273/UBND-VX và nội dung là bằng chứng qui trách cá nhân bà Ngô Thị Thanh Hằng và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội liên đới trách nhiệm trong vụ làm hại thanh danh và phẩm giá Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Xét về khía cạnh Pháp Lý, Bà Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân: Xúc phạm danh dự, phẩm giá người khác, cụ thề Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt căn cứ vào 71 Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Ðiều 307 Luật Dân Sự Việt Nam.

Hơn nữa, vi phạm này còn có tính chất gia trọng vì 2 lý do: vu cáo vô bằng cớ và không những chỉ cố tình hạ uy tín của Tổng Giám Mục mà còn hạ nhục bằng cách nói Ngài Tổng Giám Mục cho thư nặc danh rớt ngoài đường phố, đồng hóa với nhửng con người xấu có hành vì ám muội như vậy.

Khi xét về khung hình phạt, Tòa Án đặc biệt còn căn cứ trên tầm mức quan trọng của hành vi tội phạm, vị thế của hai bên nguyên và bị cáo.

Ngòai ra, Tòa án còn xét tới yếu tố có ý xấu, nên ngoài hình phạt chính, còn phạt hình phạt phụ thêm tương đương hay hơn so với hình phạt chính, gọi là phạt làm gương (punition exemplaire).

Do vậy hành vi xúc phạm danh dự phẩm gía của Tổng Giám Mục rất trầm trọng không những đối với cá nhân Bà Ngô Thị Thanh Hằng phải chiụ trách nhiệm với tư cách cá nhân mà cả Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội do Bà Phó Chủ Tịch đaị diện Ủy Ban Nhân Dân ký công văn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm dân sự.

Chúng tôi, xin đơn cử một ví dụ là vụ Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình đang khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam đòi bồi thường trên dưới khoảng 100 triệu Mỹ Kim trong đó một phần bị xử bất công tước đoạt tài sản, một phần vì xúc phạm danh dự phẩm giá và Chính Quyền Việt Nam đang thương thảo số tiền bồi thừơng. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, chắc chắn là số tiền thương thảo không dưới vài chục triệu Mỹ Kim.

Việt Nam đã có vài tiền lệ khi làm ăn với ngoại quốc như các vụ: Ðã phải bồi thường cho cựu huấn luyện viên người Pháp Letard cho đội bóng đá việt Nam 180,000$US vì không hiểu luật pháp về khế ước; Air Việt Nam bị phạt bối thường cho Luật sư Monti người Ý hơn 5,000,000 $ EU vì coi thường luật pháp không chịu tra hầu Toà khi có giấy tống đạt, mãi cho đến khi tài sản Air Vietnam bi sai áp ờ Paris mới cuống lên.

Chúng tôi cũng đã thắng kiện một vụ việc tương tự, chỉ khác là bên Ðại diện, văn phòng đặt tại Montréal, cho Công Ty Chuyên chở Hàng Hải Việt Nam tọa lạc trên Ðường Nguyền Huệ TP HCM, ra hầu Toà nhưng không nắm vững hồ sơ và xin đình hoãn, chúng tôi phản đối vì họ đã nhận đươc giấy hầu Toà hơn một tháng trước để nghiên cứu.

Toà Án bác luận cứ của bị đơn và chấp nhận yêu cầu của chúng tôi.

Số tiền chúng tôi đòi bao nhiêu Tòa xử thắng cho bấy nhiêu y như vụ luật sư Monti kiện Air Vietnam.

Những điều phân tách trên chỉ nhằm nhấn mạnh tới việc coi thường Pháp Luật hay hành xử không đúng Pháp Luật sẽ đưa đến một hậu quả nghiêm trọng.

Một công dân không tôn trọng Luât Pháp sẽ bị chế tài. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lý và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh (déobéissance civile).

Tình trạng vô luật pháp tại Việt Nam hiện nay rất nghiệm trọng.

Hiến Pháp giống như một cây to lớn, các Bộ Luật là cành, các Bộ Dưới Luật là nhánh cây, tất cả đều phải dính liền vào cây; cành nào, nhánh nào không dính chặt cào cây sẽ khô chết. Cũng vậy, các Bộ Luật không căn cứ vào Hiến Pháp sẽ vô hiệu và các bản văn dưới luật không dựa vào Bộ Luật liên quan cũng vô gía trị.

Trong công văn số 273/UBND-VX còn nhiều khía cạnh pháp lý để xem xét, nhưng chúng tôi xin dừng nơi đây và kết luận:

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quôc tế sẽ không tránh khỏi đối đầu với những vụ kiện cáo lớn mà hậu qủa thua thiệt về kinh tế tài chánh và uy tín sẽ rất lớn. Việc giáo dục và tuân thủ Luật Pháp thật quan trọng đối với tư nhân cũng như các cơ quan Nhà Nước. Ðặc biệt về ngành luật Việt Nam hiện nay (hệ thống tư pháp, giáo dục đào tạo) không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và chất lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

LS Trần Lê Nguyên

 

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page