Tóm lược tiểu sử 23 Tân Hồng Y

được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI

công bố vào hôm thứ Tư 17/10/2007

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Tóm lược tiểu sử 23 Tân Hồng Y được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI công bố vào hôm thứ Tư 17/10/2007.

Vatican (18/10/2007) - Sau đây là bản tóm lược tiểu sử 23 Tân Hồng Y đã được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI công bố vào hôm thứ Tư 17/10/2007 trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần và sẽ được tấn phong vào ngày Thứ Bảy 24/11/2007 trong buổi triệu tập Công Nghị Hồng Y Ðoàn.

Tất cả danh sách gồm 18 vị dưới 80 tuổi, là những vị còn được quyền vào cơ mật viện một khi có cuộc bầu tân Giáo Hoàng. 5 vị còn lại trong danh sách Tân Hồng Y là những vị từ 80 tuổi trở lên, như thế sẽ không có quyền bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện. Trong 5 vị này, Ðức Giáo Hoàng đã chọn 3 vị Giám Mục đáng kính và 2 Linh Mục Dòng vì những đóng góp trổi vượt cho Giáo Hội Công Giáo. Ngoài những vị trên, cũng không quên đến một giám mục có tên trong danh sánh nhưng đã qua đời một ngày trước khi được công bố đó là giám mục Ignacy Jez, vị Hồng Y tân cử thứ 24.

 


1. Hồng Y tân cử Leonardo Sandri.


1. Hồng Y tân cử Leonardo Sandri: Ðức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri sẽ mừng sinh nhận 64 tuổi vào ngày 18/11/2007, đã được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức 16 bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Hội Ðông Phương vào tháng 6 năm 2007, sau một thời gian lâu dài làm việc cho bộ ngoại giao Tòa Thánh và giáo sĩ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Trong những năm gần cuối đời của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ðức Cha Leonardo Sandri thay thế Ðức Giáo Hoàng đọc những bài diễn văn, hay sứ điệp mà Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô chỉ đọc một đoạn đầu. Khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 qua đời, trong lúc trống tòa Ðức Tổng Giám Mục Leonardi Sandri với tư cách là Thường Vụ nên quán xuyến mọi điều hành và sinh hoạt trong Giáo Triều cho đến khi có vị tân giáo hoàng.

Leonardo Sandri sinh ngày 18/11/1943 tại Buenos Aire, nước Argentina, ông bà cố là người Ý, được thụ phong Linh Mục cho Tổng Giáo Phận Buenos Aires vào năm 1967. Sau khi tốt nghiệp và lấy bằng cử nhân giáo luật, Cha được mời vào làm việc trong Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh vào năm 1974 và được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Madagascar. Từ năm 1977 đến năm 1989, Ngài được triệu về làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh. Từ năm 1989-1991, Ngài được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và rồi lại trở về phủ Quốc Vụ Khanh làm việc trong 6 năm. Năm 1997 được tấn phong Tổng Giám Mục và bổ nhiệm chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela. Năm Thánh 2000, được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm về làm Sứ Thần Tòa thánh tại Mễ Tây Cơ và 6 tháng sau đó lại được triệu về Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh giữ chức chủ tịch trong Bộ Thường Vụ hầu xét duyệt các công việc hàng ngày của Tòa Thánh, liên kết các hoạt động của Giáo Triều, chuẩn bị các văn kiện của giáo hoàng, cố vấn cho các cơ quan truyền thông báo chí và Văn Phòng Thống Kê Trung Ương.

 


2. Ðức Hồng Y tân cử John P. Foley.


2. Ðức Hồng Y tân cử John P. Foley: sẽ mừng sinh nhật 72 vào ngày 11/11/2007, được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI bổ nhiệm vào chức vụ Quyền Thủ Lãnh Ðoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ Giêrusalem vào tháng 6/2007. Ngài đã từng giữ một chức vụ trong Hội Ðồng Giáo Hoàng có lẽ là lâu năm nhất, thật vậy Ngài đã là Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội trong hơn 23 năm.

Nguyên quán tại Philadelphia Hoa Kỳ và tốt nghiệp Ðại Học Columbia tại New York về ngành ký giả, được thụ phong linh mục vào năm 1962. Giữa thập niên 1960, Cha làm phụ tá biên tập của tờ báo Công Giáo Tổng Giáo Phận Philadelphia là tờ "The Catholic Standard & Times. Ngài đã được tu học tại Roma và đã tham dự Công Ðồng Chung Vaticanô từ năm 1963 đến năm 1965.

Vào năm 1970, Cha được bổ nhiệm làm Chủ Biên Tập tờ "The Catholic Standard & Times", cho tới năm 1984 khi được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng Tổng Giám Mục và đảm nhận chức Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.

Là Ðại Hiệp Sĩ Thánh Mộ Giêrusalem, Ðức Hồng Y tân cử có nhiệm vụ trợ giúp các hiệp sĩ từ khắp nơi trên thế giới hoàn thành vai trò và cam kết của mình trong Ðoàn Hiệp Sĩ, với mục đích tận hiến ủng hộ Tòa Thượng Phụ La Tinh tại Giêrusalem và đáp ứng các nhu cầu cho tín hữu Công Giáo tại Thánh Ðịa.


3. Ðức Hồng Y tân cử Giovanni Lajolo.


3. Ðức Hồng Y tân cử Giovanni Lajolo: là vị người Italia, năm nay 72 tuổi là chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh đặc trách Quốc Gia Thành Vatican. Trước đây Ðức Tổng Giám Mục là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao từ năm 2003 đến năm 2006.

Sinh trưởng tại Novara, Italia và được thụ phong Linh Mục vào năm 1960. Sau khi tốt nghiệp bằng Giáo Luật, Cha đã làm việc trong Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh vào năm 1970 và làm việc trong văn phòng Sứ Thần Tòa Thánh tại Ðức và Phủ Quốc Vụ Khanh. Năm 1988 được vinh thăng Tổng Giám Mục và giữ chức vụ thư ký Văn Phòng Quản Trị Tài Sản Tông Tòa, lo quản lý các bất động sản của Tòa Thánh dưới sự chỉ đạo của các đại diện Giáo Hoàng. Ngài giữ chức vụ đó cho tới khi được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ðức vào tháng 12/1995.


4. Ðức Hồng Y tân cử Paul Cordes.


4. Ðức Hồng Y tân cử Paul Cordes: 73 tuổi người Ðức là Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Cor Unum, Ðồng Tâm, là văn phòng có nhiệm vụ hổ trợ và cộng tác với các hoạt động Bác Ái Công Giáo.

Sinh trưởng tại Kirchhumdem, Ðức Quốc, Ngài đã theo học Y Khoa trước khi gia nhập Ðại Chủng Viện. Ðược thụ phong linh mục cho Tổng Giáo Phận Paderborn vào năm 1961, lấy bằng tiến sự về mục vụ tại Ðại Học Mainz và được Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục phụ tá tại Paderborn vào năm 1975.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu ngài về làm việc tại Tòa Thánh Vatican vào năm 1980 với cương vị là phó chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng mục vụ cho Giáo Dân, và giữ chức vụ đó trong 15 năm. Năm 1995, được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Cor Unum, Ðồng Tâm. Hội Ðồng Giáo Hoàng này khuyến khích người Công Giáo biết rộng rãi giúp đỡ và phối hợp cộng tác với các tổ chức Bác Ái Công Giáo nhằm xác định rõ ràng căn tính Công Giáo. Ðức Hồng Y tân cử đã viếng thăm các quốc gia trên toàn thế giới trong vòng 12 năm, tới những vùng bị chiến tranh tàn phá hay những vùng bị thiên tai thảm họa, và Ngài cũng đã tới thăm Việt Nam. Mục đích của Ngài là mang lại những lời cầu nguyện và khuyến khích từ Ðức Giáo Hoàng cũng như thay mặt Ðức Giáo Hoàng giúp đỡ về vật chất.


5. Ðức Hồng Y tân cử Angelo Comastri.


5. Ðức Hồng Y tân cử Angelo Comastri: 64 tuổi người Ý, Linh Mục Giám Quản Ðền Thờ Thánh Phêrô và đại diện giáo hoàng tại Thành Vatican.

Sinh trưởng tại Sorano, Italia, được thụ phong linh mục vào năm 1967. Năm 1990 được bổ nhiệm làm giám mục tại Massa Marittima và Piombino, phục vụ được 4 năm. Năm 1994, được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Trung Tâm Ơn Gọi của Hội Ðồng Giám Mục Ý và có chân trong Ủy Ban của Hội Ðồng Giám Mục Ý chuẩn bị cho Năm Thánh 2000.

Năm 1996, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm ngài lên làm Tổng Giám Mục đại diện Giáo Hoàng trông coi Ðền Thánh Ðức Mẹ Loreto. Tháng 2/2005, được bổ nhiệm làm chủ tịch Văn Phòng Bảo Trì Ðền Thờ Thánh Phêro, và làm Linh Mục Phó Quản Hạt đền thờ và phó đại diện Giáo Hoàng tại Thành Vatican. Ngài đã thay thế Ðức Hồng Y Francesco Marchisano với chức vụ Quản Hạt Ðền Thờ vào năm 2006.


6. Ðức Hồng Y tân cử Stanislaw Rylko.


6. Ðức Hồng Y tân cử Stanislaw Rylko: năm nay 62 tuổi người Ba Lan, là Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân.

Sinh trưởng tại Andrychow, Ba Lan vào năm 1945, được thụ phong Linh Mục tại Tổng Giáo Phận Krakow vào năm 1969 bởi Ðức Hồng Y Karol Wojtyla, là vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tương lai. Cha đã làm giảng sư thần học mục vụ tại Học Viện Thần Học Krakow.

Vào năm 1988, được bổ nhiệm phụ trách ủy ban giới trẻ trong Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, ngài đóng giữ vai trò hoạch định chương trình cho ngày Thế Giới Giới Trẻ. Sau đó, cha đã về làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trước khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm Ngài lền làm thư ký Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân vào năm 1995. Ðược tôn phong làm giám mục vào năm 1996 và vinh thăng lên Tổng Giám Mục vào năm 2003 cùng với chức vụ Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân.


7. Ðức Hồng Y tân cử Raffaele Farina.


7. Ðức Hồng Y tân cử Raffaele Farina: Tu sĩ Dòng Salêsiên Don Bosco người Italia, đã mừng sinh nhật thứ 74 vào ngày 24/9/2007. Ðược Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm kiêm cả hai: thư viện trưởng Vatican và Văn Khố trưởng.

Ðức Tổng Giám Mục Farina đã giữ chức thư viện trưởng trong 10 năm qua. Sinh trưởng tại Buonalbergo, Italia, gia nhập tiểu chủng viện Don Bosco lúc mới 16 tuổi. Ðược thụ phong linh mục vào năm 1958. Sau đó 7 năm, Cha đã lấy bằng tiến sĩ Giáo Sử tại Ðại Học Giáo Hoàng Gregorianô. Ngài làm giảng sư tại Học Viện Giáo Hoàng Salêsiên tại Roma trong nhiều năm trước khi đảm nhận chức khoa trưởng học viện thần học trong 2 nhiệm kỳ 1977-1983 và 1992-1997 và trở thành viện trưởng Học Viện. Trong những năm giữa đó Ngài được bổ nhiệm làm phó thư ký Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hoá.

Cha Farina được Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm giữ chức vụ thư viện trưởng Vatican vào năm 1997 và được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI bổ nhiệm lên hàng Giám Mục vào năm 2006.


8. Ðức Hồng Y tân cử Augustin Garcia-Gasco Vicente.


8. Ðức Hồng Y tân cử Augustin Garcia-Gasco Vicente: 76 tuổi, người Tây Ban Nha, nguyên là giám mục phụ tá tại Madrid trong 7 năm trước khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Valencia vào năm 1992.

Sinh trưởng tại Corral de Almaguer vào năm 1931 và được thụ phong linh mục vào năm 1956. Ngài từng là tổng thư ký của Hội Ðồng Giám Mục Tây Ban Nha và là giám mục đại diện của Caritas, tổ chức bác ái của Công Giáo.

Ðức Cha đã mạnh mẽ lên án chính quyền Tây Ban Nha thống qua đạo luật được gọi là "bày tỏ ly dị", và Ðức Cha lên tiếng rằng quốc gia không có quyền "để đạp đổ hôn nhân tự bên trong".

Ðức Cha đã thành lập học viện thần học hàm thụ.


9. Ðức Hồng Y tân cử Sean Brady.


9. Ðức Hồng Y tân cử Sean Brady: vị Tổng Giám Mục tại Tổng Giáo Phận Armagh, thuộc miền Bắc Ái Nhĩ Lan, Ngài sẽ là vị hồng y thứ 3 tại quần đảo Ái Nhĩ Lan này. Là vị giáo trưởng trên toàn nước Ái Nhĩ Lan, năm nay 68 tuổi. Sinh trưởng tại Quận Cavan, ngài theo học đại học St Patrick tại Maynooth vào năm 1957, được 3 năm Ngài sang Roma theo học Ðại Học Giáo Hoàng Irish tại Roma. Thầy Brady được thụ phong Linh Mục vào năm 1964.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ giáo luật, Cha đã tham gia vào ban giảng huấn của Ðại Học St Patrick tại Canvan, và dạy tại đây trong 13 năm từ 1967-1980 cho tới khi được bổ nhiệm làm phó viện trưởng Ðại Học Irish. Cha đã giữ trách vụ viện trưởng đại học này từ năm 1987-1993.

Năm 1994, Ðức Giáo Hoàng Phaolô II đã bổ nhiệm ngài lên làm giám mục phụ tá với quyền kế vị tại Tổng Giáo Phận Armagh và trở thành Tổng Giám Mục cai quản Tổng Giáo Phận vào năm 1996.

Khi còn thời trai trẻ, Ngài là người cầu thủ bóng đá giỏi, và từng có chân trong ban trị sự của Hội Lực Sĩ Gaelic, chính vì thế sau này Ðức Cha thường nói đùa rằng, đã từng chịu trách nhiệm có tính cách chính trị cho nên đã chuẩn bị đủ cho chức vị cao cấp trong giáo hội.


10. Ðức Hồng Y tân cử Lluis Martinez Sistach.


10. Ðức Hồng Y tân cử Lluis Martinez Sistach: vị tổng giám mục người Tây Ban Nha, 70 tuổi cai quản Tổng Giáo Phận Barcelona. Ðức Tổng Sistach sinh trưởng tại Barcelona và được thụ phong linh mục tại đây vào năm 1961. Sau khi thụ phong linh mục, Cha được gởi đi tu học tại Học Viện Giáo Hoàng Laterano và tốt nghiệp giáo luật và dân luật.

Khi còn là linh muc, coi xứ, Cha Sistach đã phục vụ trong Tổ Chức Công Giáo Tiến Hành và cũng từng là công tố viện tại Tòa Ân Giải của Tổng Giáo Phận. Ðược bầu lên làm chủ tịch của Hội Giáo Luật Gia vào năm 1983 và dậy Giáo Luật trong nhiều năm.

Năm 1987, Ðức Gíáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm lên làm giám mục phó tại Barcelona, và sau đó đưọc bài sai lên cai quản Giáo Phận Tortosa vào năm 1991. Ðức Cha được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục tại Tarragona vào năm 1997 trước khi lên cai quản Tổng Giáo Phận Barcelona vào năm 2004.

Ðức Hồng Y tân cử hiện là thành viên trong Tối Cao Pháp Viện, là tòa án tối cao của Giáo Hội để giải quyết những việc liên quan đến thủ tục tố tụng, kiểm tra việc tuân thủ luật lệ, và cũng là thành viên trong Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giải Thích Văn Bản Giáo Luật.


11. Ðức Hồng Y tân cử Andre Vingt-Trois.


11. Ðức Hồng Y tân cử Andre Vingt-Trois: Tổng Giám Mục Ba Lê, cũng là nơi quê hương của Ngài. Ðức Vingt-Trois sẽ mừng sinh nhật 65 vào ngày 7/11/2007.

Sau khi tốt nghiệp thần học luân lý tại Ðại Học Công Giáo Ba lê, ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969. Sau 5 năm làm việc mục vụ cho giáo xứ, Cha bắt đầu giảng dạy tại Chủng Viện Issy-les-Moulineauz. Năm 1981, Cha được chọn làm tổn đại diện của Tổng Giáo Phận Ba Lê và cũng là giám đốc ơn gọi.

Năm 1988, được Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục phó tại Ba Lê, rồi làm Tổng Giám Mục tại Tours vào năm 1999. Năm 2005, Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI bổ nhiệm Ðức Cha lên làm Tổng Giám Mục tại Ba Lê thay thế Ðức Hồng Y Jean-Marie Lustiger.


12. Ðức Hồng Y tân cử Angelo Bagnasco.


12. Ðức Hồng Y tân cử Angelo Bagnasco: 64 tuổi Tổng Giám Mục cai quản Tổng Giáo Phận Genoa, mà vị tiền nhiệm của Ngài là đương kim Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hiện cũng là Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Italia. Ðức Tổng Bagnasco là người mạnh mẽ dẫn đầu trong những tranh luận phản đối các dự án của chính quyền Ý công nhận các cặp vợ chồng sống ngoài hôn nhân, kể cả những người đồng tình luyến ái. Những lời mạnh mẽ phê bình chống lại các dự luật đã dẫn đến những lời lẽ hăm dọa đến tính mạng Ngài, khiến cho lúc nào đi đâu cũng phải có công an đi hộ tống bảo vệ sinh mạng.

Sinh trưởng tại Pontevico, Italy, được thụ phong linh mục cho tổng Giáo Phận Genoa vào năm 1966. Vào năm 1998, Ðược Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục tại Pesaro. 2 năm sau đó, giáo phận Pesaro được nâng lên thành Tổng Giáo Phận.

Năm 2003, Ðức Tổng Giám Mục được bổ nhiệm làm Tuyên Úy cho Lực Lượng Quân Ðội Ý và năm 2006 được bổ nhiệm cai quản Tổng Giáo Phận Genoa, thay thế Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone, đương kim Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ðức Tổng Giám Mục Angelo Bagnasco được bổ nhiệm lên làm Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Italia bởi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI, với cương vị là Giám Mục thành Roma, nên Ðức Thánh Cha có quyền chỉ định vị chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục, mà lẽ ra đối với các quốc gia khác, chức vụ này không chỉ định nhưng được bầu trong Hội Ðồng Giám Mục.

 


13. Ðức Hồng Y tân cử Theoodore-Adrien Sarr.


13. Ðức Hồng Y tân cử Theoodore-Adrien Sarr: là người Senegal, cai quản Tổng Giáo Phận Dakar, là phó chủ tịch Hội Nghị Chuyên Ðề của các Giám Mục tại Phi Châu và Madagascar. Ðức Tổng Giám Mục Sarr cũng là chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục senegal, Mauritania, Cape Verde và Guinea-Bissau.

Sinh trưởng tại Fadiouth gần Dakar vào năm 1936, Ðức Hồng Y tân cử sẽ mừng sinh nhật 71 vào ngày 28/11/2007. Ðược thụ phong linh mục vào năm 1964. Ðược bổ nhiệm làm Giám Mục tại Kholack vào năm 1974 và lên hàng Tổng Giám Mục tại Dakar vào năm 2000, và Ngài vẫn tiếp tục công việc của vị tiền nhiệm là đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo.

Vào tháng 2 vừa qua, một đêm trước ngày bầu cử tổng thống, Ðức Tổng Sarr và các vị lãnh đạo Giáo hội đã đứng ra để giúp không để các nhóm đối nghịch gây bạo động với lực lương quân đội của chính quyền. Ðức Tổng cũng đã nhiều lần lập lại khẩn thiết kêu cầu dân Senegal khôn ngoan chọn lựa trong lá phiếu của mình cũng như kêu gọi các nhà chính trị đừng hô hào dân chúng đi vào vòng bạo lực.


14. Ðức Hồng Y tân cử Oseald Gracias.


14. Ðức Hồng Y tân cử Oseald Gracias: Tổng Giám Mục Mumbai - Ấn Ðộ (trước đây gọi là Bombay), 64 tuổi được bầu làm chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Công Giáo Ấn Ðộ nghi lễ La Tinh.

Sinh trưởng tại Mumbai, và được thụ phong linh mục vào năm 1970. Trong 5 năm sau khi chịu chức, Cha được bổ nhiệm làm chưởng ấn Giáo Phận Jashedpur và ngài cũng là thư ký của Giám Mục sở tại. Sau đó được đi tu học tại Roma, lấy bằng tiến sĩ Giáo Luật và cử nhân luật tại Học Viện Giáo Hoàng Urbanian.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục phụ tá cho Tổng Giáo Phận Mumbai vào năm 1997, lúc đó ngài cũng là tổng thư ký của Hội Ðồng Giám Mục Ấn.

Ðức Cha được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục cho Tổng Giáo Phận Agra - Ấn Ðộ vào năm Thánh 2000 và phục vụ được 6 năm cho tới khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI bổ nhiệm đảm trách Tổng Giáo Phận Mumbai vào năm 2006.

Ðức Hồng Y tân cử Gracias cũng là thành viên trong Ủy Ban Vox Clara của Tòa Thánh, là ủy ban cố vấn cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trong việc chuyển dịch bản văn phụng vụ La Tinh ra Anh Ngữ.


15. Ðức Hồng Y tân cử Robles Ortega.


15. Ðức Hồng Y tân cử Robles Ortega: Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Monterrey tại Mễ Tây Cơ, là một Tổng Giáo Phận tại thành phố lớn nhất thứ 3 trong nước, và cũng là nơi mà bạo lực cưỡng bức từ Xà Hội Ðen liên quan đến thuốc phiện đang gia tăng.

Vào cuối tháng 6, Ðức Tổng Giám Mục Ortega đã kêu gọi "xã hội, gia đình, học đường, truyền thông và giáo hội" hãy mạnh dạn chống lại "những hành động giết người" liên quan đến thuốc phiện. Ðức Tổng cũng nói rằng "giới thiệu mang vũ khí đến từ Hoa Kỳ" cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong vùng và ngài bày tỏ niềm hy vọng rằng các nhà chính trị Hoa Kỳ hãy ra tay hành động để ngăn chặn lại. Thật vậy khoảng cách từ Tổng Giáo Phận Monterrey chỉ cách biên giới bang Texas Hoa Kỳ khoảng 100 dặm (160 cây số).

Ðức Hồng Y tân cử Robles Ortega sinh ngày 2/3/1949 tại Mascota thuộc vùng miền núi phía Tây của Jalisco - Mễ Tây Cơ, là một vùng được coi là có tín hữu Công Giáo trung thành ngoan đạo nhất trong nước. Ðức Hồng Y là người con thứ 3 trong gia đình có 16 người con.

Ngài đã có ý định đi tu từ nhỏ và đã chịu chức linh mục vào tháng 7/1976 và được tu học tại Học Viện Giáo Hoàng Gregorian tại Roma. Trở về nước vào năm 1979 làm Cha xứ tại Menor de Autlan cho tới năm 1991, đã được Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá cho Giáo Phận Toluca. Ðảm nhận chức giám mục cai quản giáo phận Toluca vào năm 1996 và được gởi đi đại diện cho nước Mễ Tây Cơ tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu vào năm 1997.


16. Ðức Hồng Y tân cử Daniel N. DiNardo.


16. Ðức Hồng Y tân cử Daniel N. DiNardo: Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Galveston-Houston - Hoa Kỳ 58 tuổi, sinh ngày 23/5/1949 tại Steubenville, Ohio. Cha được thụ phong linh mục cho Giáo Phận Pittsburgh vào năm 1977. Từ năm 1984 đến năm 1990 Cha được bổ nhiệm làm thành viên trong Bộ Giám Mục của Tòa Thánh.

Từ năm 1990 đến năm 1997, Cha về phục vụ tại Giáo Phận Pittsburgh qua những công việc như giảng dạy các chương trình đào tạo linh mục, phụ tá linh hướng cho Ðại Chủng Việt St Paul.

Ðức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Cha DiNardo làm Giám Mục phó với quyền kế vị tại giáo phận Sioux City, Iowa vào năm 1997. Một năm sau Cha đã lên chức Giám Mục cai quản giáo phận này.

Tại Sioux City, Ðức Cha DiNardo là người nổi danh đặt trọng tâm đến ơn gọi một cách rất mạnh mẽ, củng cố các chương trình giáo lý cho người lớn, tiếp tục nhấn mạnh đến chân giá trị của các trường Công Giáo và Ngài cũng đưa ra những chương trình tạo ra những môi trường an toàn đối với thiếu nhi.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, một lần nữa bổ nhiệm Cha lên làm Giám Mục phó với quyền kế vị cho Tổng Giáo Phận Galveston-Houston vào năm 2004 và trở thành vị Tổng Giám Mục cho Tổng Giáo Phận này vào tháng 2/2006, khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI chấp thuận đơn từ nhiệm của Ðức Tổng Giám Mục Joseph A. Fiorenza đã đến tuổi 75.

Ðức Hồng Y tân cử DiNardo đã tốt nghiệp cử nhân và cao học tại Ðại Học Công Giáo America ở Washingston, cũng tại Ðại Học này hiện nay Ðức DiNardo cũng có chân trong Ban Trị Sự của Ðại Học. Ðức Tổng Giám Mục DiNardo cũng theo học Học Viện Giáo Hoàng Gregorian với bằng cử nhân thần học được phép giảng dạy. và từ Ðại Học Augustinanum ở Roma, Ngài cũng tốt nghiệp bằng về Giáo Phụ Học, nghiên cứu và học hỏi về các Giáo Phụ.

Trong thời gian tu học tại Roma, Ngài được cử làm Giám Ðốc khu Villa Stritch, là nơi cư trú của các Linh Mục Hoa Kỳ làm việc tại Tòa Thánh Vatican, và Ngài cũng dạy thần học theo phương pháp luận tại Học Viện Giáo Hoàng Gregorian.


17. Ðức Hồng Y tân cử Odilio Pedro Scherer.


17. Ðức Hồng Y tân cử Odilio Pedro Scherer: 58 tuổi được bổ nhiệm lên làm Tổng Giám Mục Sao Paulo - Ba Tây vào tháng 3/2006, là Tổng Giáo Phận lớn nhất trong nước.

Sao Paolo cũng là một trong những thành phố nổi tiếng nhất trên thế giới, với hơn 11 triệu dân cư nhưng 80% đã là người Công Giáo. Khi đảm nhận Tổng Giáo Phận Sao Paolo, Ðức Hồng Y tân cử Scherer đã nhìn thấy các giáo xứ đang phấn đấu chống lại nạn nghèo đói, tội phạm, giới trẻ thất nghiệp và dân cư thiếu thốn các phục vụ cung cấp nước uống.

Ðức Tổng Giám Mục Scherer mới đây đã viết một bài "Thiên Chúa hiện diện trong thành phố chúng ta, mặc dầu xuất hiện những khó khăn và sợ hãi của thành phố rộng lớn và phức tạp này".

Sinh trưởng tại Sao Francisco, Ba Tây nhưng ông bà cố là người Ðức. Ðức Scherer đã có một sự gắn bó với thành Roma. Thật vậy ngài theo học triết và thần tại Học Viện Giáo Hoàng Brazilian và Học Viện Giáo Hoàng Gregorian và đã làm việc trong Bộ Giám Mục của Tòa Thánh từ năm 1994 đến 2001.

Thụ phong linh mục vào năm 1976, Cha làm chánh xứ trong Giáo Phận Toledo - Ba Tây. Cha đã giảng dạy và làm giám đốc nhiều chủng viện cũng như các cơ cấu tôn giáo tại miền nam Ba Tây.

Năm 2001, Ðức Thánh Cha đã bổ nhiệm ngài lên làm giám mục phó tại Sao Paulo vào tháng 11/2001 và vào tháng 5/2003 được bầu làm Tổng Thơ Ký của Hội Ðồng Giám Mục Ba Tây.

Vào tháng 12/2006, Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI đã chỉ định Ðức Tổng Giám Mục Scherer làm 1 trong 2 người thư ký trong Tổng Hội Nghị lần thứ 5 các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribbean được tổ chức tại Ba Tây vào tháng 5/2007.


18. Ðức Hồng Y tân cử John Njue.


18. Ðức Hồng Y tân cử John Njue: mới vừa được Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm lên làm Tổng Giám Mục tại Nairobi - Kenya vào đầu tháng 10/2007, chưa kịp lễ nhậm chức Tổng Giám Mục thì nay lại được vinh thăng lên hàng Hồng Y. Trong tháng 11 chắc chắn Ðức Hồng Y tân cử sẽ rất bận rộn, vì ngày 1/11/2007 Ngài sẽ nhậm chức Tổng Giám Mục, và gần đến ngày 24/11/2007 phải lo khăn gói lên đường đi Roma tham dự Công Nghị Hồng Y.

Ðức Tổng Giám Mục John Njue là một trong số 2 vị người Phi Châu được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức vinh thăng hồng y vào trong danh sách ngày 17/10/2007, được nổi bật nhiều người biết đến từ khi Ngài được bầu làm chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Kenya trong thời gian 1993-2003. Những văn thư của Ðức Cha thay mặt các giám mục thường đưa ngài đến chỗ khó xử đối với chính quyền lúc bấy giờ là tổng thống Daniel arap Moi, vì dân Kenya xét lại hệ thống giáo dục và ngài thúc đẩy để duyệt xét lại hiến pháp.

Sau khi các giám mục tuyên bố không hài lòng với Hoa Kỳ và chính quyền Kenya trong việc điều tra đến các chết của Linh Mục John Kaiser người Hoa Kỳ, thì chính Ðức Hồng Y tân cử John Njue nói rằng thôi được rồi các giám mục sẽ đích thân điều tra vụ này.

John Njue sinh năm 1944 tại Emby, Kenya. Cha đi tu học tại Học Viện Giáo Hoàng Urbanian và Học Viện Giáo Hoàng Lateran tại Roma. Chính Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã truyền chức linh mục cho ngài vào năm 1973.

Sau khi chịu chức linh mục, Cha Njue trở về lại quê hương Kenya và phục vụ trong các giáo xứ và giảng dạy tại các chủng viện. Cha được cử làm giám đốc Tiểu Chủng Viện St Augustine tại Tây Kenya từ năm 1978 cho tới năm 1982. Ðến tháng 6/1982, Cha đi qua tu học trau dồi về tu đức trong 6 tháng tại Hoa Kỳ, rồi lại trở phục vụ trong giáo xứ và chủng viện.

Ðến năm 1986, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm ngài làm vị giám mục đầu tiên cho Giáo Phận Embu. Ðược bổ nhiệm lên làm vị giám mục với quyền kế vị cho Tổng Giáo Phận Nyeri vào năm 2002 và phục vụ tại đây cho đến khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Nairobi vào ngày 6/10/2007.


19. Ðức Hồng Y tân cử Emmanuel-Karim Delly.


19. Ðức Hồng Y tân cử Emmanuel-Karim Delly: 80 tuổi, Thượng Phụ Công Giáo Chalđê, là người đã mạnh mẽ gióng lên tiếng nói không chỉ dành cho tín hữu Kitô thiểu số, nhưng đến những khổ đau của tất cả cư dân Iraq, trong một quốc gia đang bị tàn phá sâu xé bởi vòng bạo lực khủng bố và chiến tranh.

Ðức Hồng Y tân cử Delly đã xin về hưu khi còn là phó thượng phụ tại Baghdad - Iraq và được bầu Thượng Phụ Công Giáo Chalđê vào năm 2003, chỉ vài tháng sau khi lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh đem quân xâm chiếm Iraq. Ðức Thượng Phụ đã nhiều lần cảnh cáo đến sự cay đắng vì dân Iraq bỏ nước ra đi và không tìm cách thu xếp để cho họ trở về cố hương xây dựng đất nước mình.

Sinh trưởng tại Telkaif gần Mosul vào năm 1927, Ðức Thượng Phụ Delly được thụ phong Linh Mục vào năm 1952 tại Roma. Ngài đã tốt nghiệp cao học triết lý tại Học Viện Giáo Hoàng Urbanian và lấy bằng tiến sĩ thần học vào Giáo Luật từ Học Viện Giáo Hoàng Lateranô.

Cha Emmamuel-Karim Delly được thụ phong giám mục vào năm 1963 và được bổ nhiệm lên hàng Tổng Giám Mục vào năm 1967. Từ năm 1963 cho đến khi về hưu vào tháng 10/2002 khi Ngài là phó thượng phụ tại Baghdad.

Qua việc bổ nhiệm Ðức Thượng Phụ Delly vào Hồng Y Ðoàn, cho thấy Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI đã lưu tâm đến tín hữu Công Giáo thiểu số tại Iraq một cách rất đặc biệt, đang trải qua một cuộc sống rất kham khổ và căm go.


20. Ðức Hồng Y tân cử Gionvanni Coppa.


20. Ðức Hồng Y tân cử Gionvanni Coppa: sẽ mừng thượng thọ thứ 82 vào ngày 9/11/2007. Sinh trưởng tại Alba, Italia và được thụ phong linh mục vào năm 1949. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Công Giáo Milan, Cha bắt đầu về làm việc tại Vatican trong Ủy Ban Lưu Trữ Hồ Sơ Tông Tòa, là văn phòng lưu giữ các bản thảo bằng tiếng La Tinh, các hồ sơ văn kiện của Giáo Hoàng như những văn thứ công bố án phong Thánh và Chân Phước, tài liệu và bản văn thiết lập các tân giáo phận cũng như những văn kiện tuyên dương của giáo hoàng.

Ngài đã tham dự Công Ðồng Chung Vaticanô với tư cách là chuyên viên về ngôn ngữ La Tinh, sau đó được triệu về làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng là phủ đảm nhiệm luôn Ủy Ban Lưu Trữ Hồ Sơ Tông Tòa.

Cuối năm 1979, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mới vừa đăng quang được một năm, đã bổ nhiệm Ngài lên chức Tổng Giám Mục và chính Ðức Thánh Cha đã tấn phong Giám Mục cho Ngài. Ðược giao trọng trách cổ võ sự liên lạc giữa Tòa Thánh Vatican và các thừa tác vụ ngoại giao trên thế giới, trong cuốn tiểu sử chính thức của Tòa Thánh có viết "Ðức Tổng Giám Mục đã viếng thăm tất cả Dinh Sứ Thần Tòa Thánh, đã đi vòng quanh thế giới đến 5 lần".

Ðức Tổng Giám Mục Coppa được bổ nhiệm lần đầu tiên làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Czechoslovakia lúc đó là nước Cộng Hòa Czech từ năm 1990 đến khi về hưu vào năm 2001.


21. Ðức Hồng Y tân cử Estanislao Karlic.


21. Ðức Hồng Y tân cử Estanislao Karlic: 81 tuổi, Tổng Giám Mục từ nhiệm tại Parana - Argentina và nguyên là Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Argentina. Từ năm 1986 đến năm 1992, Ngài là thành viên của ủy ban đã soạn cuốn Giáo Lý Công Giáo do Ðức Giáo Hoàng Phaolô 2 chỉ định. Ðức Tổng Giám Mục Karlic cũng làm việc gần gũi với đương kim Giáo Hoàng Biển Ðức XVI, khi còn là Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin.

Ðược thụ phong Linh Mục vào năm 1954, và giảng dạy tại Argentina trước khi đi tu học tại Roma. Tại đây, Ngài đã lấy bằng tiến sĩ thần học từ Học Viện Giáo Hoàng Gregorian. Vài năm 1977, được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá tại Cordoba, được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá với quyền kế vị cho Tổng Giáo Phận Parana và đã lên cai quản Tổng Giáo Phận này sau đó 3 năm.

Cùng với Tổng Giám Mục Francis E. George tại Chicago Hoa Kỳ, Ðức Tổng Giám Mục Karlic là thư ký cho Thượng Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu vào năm 1997.

Với cương vị Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Argentina, Ngài đã nỗ lực dẫn đưa giáo hội dấn thân cho hòa bình xã hội và đại kết trong cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2002 tại quốc gia mình.

Khi viếng thăm Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm đó tức năm 2002, Ngài đã trình lên Ðức Thánh Cha rằng các giám mục đã cùng với cư dân Argentina kêu gọi đến "một quốc gia mà có căn tính chân thật chứ không phải giả dối, yêu thương chứ không hận thù và làm việc để có mà ăn chứ không phải thất nghiệp và chết đói, gia đình không phải ở trong tình trạng đau thương ủ dột, được tự do và công lý, đại kết và hòa bình".

Ðức Tổng Giám Mục đã được Ðức Giáo Hoàng chập thuận đơn xin từ nhiệm theo Giáo Luật vào năm 2003.


22. Ðức Hồng Y tân cử Urbano Navarrete.


22. Ðức Hồng Y tân cử Urbano Navarrete: không phải là Giám Mục hay Tổng Giám Mục nhưng là Linh Mục Dòng Tên người Tây Ban Nha 87 tuổi, là luật sư giáo luật, ngài vẫn còn tiếp tục phát hành sách và cố vấn cho Bộ Phụng Tư và Kỷ Luật Bí Tích, Hội Ðồng Giáo Hoàng giải thích các văn bản luật và, Tối Cao Pháp Viện và Tòa Thượng Thẩm của Tòa Thánh.

Trong khi các vị cố vấn tại Vatican được triệu tập hội thảo một năm một lần, thì chính Cha Navarrete là người chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ cho Tòa Thánh về những chuyên đề và giúp giải thích những quyết định được công bố công khai. Những đề tài nghiên cứu thật hóc búa như tại sao Giáo Hội Công Giáo công nhận bí tích rửa tội của Giáo Phái Tin Lành nhưng lại không công nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Phái Ðức Giêsu Kitô của Các Thánh Hậu Lai hay còn gọi nôm na là Giáo Phái Mormon. Hay giải thích tại sao Giáo Hội Công Giáo không thể thừa nhận những người thay đổi giới tính qua phẫu thuật vào thiên chức linh mục hay nhận lãnh Bí Tích Hôn Phối.

Linh Mục Dòng Tên Naverrete sinh trưởng tại Camarena, Tây Ban Nha, gia nhập Dòng Tên vào năm 1937 và được thụ phong linh mục trong Hội Nghị Thánh Thể tại Barcelona vào năm 1952.

Sau khi theo học giáo luật và thần học bí tích tại Học Viện Giáo Hoàng Gregorian ở Roma, Cha trở thành giảng sư tại đây và thành Khoa Trưởng Giáo Luật trong nhiều nhiệm kỳ. Cha cũng làm Viện Trưởng Học Viện Giáo Hoàng Gregorian từ năm 1980 đến năm 1986. Sau một nhiệm kỳ nữa làm khoa trưởng Khoa Giáo Luật, Cha đã xin về hưu vào năm 1995, nhưng trong năm đầu tiên sau khi về hưu, Cha là Chủ Bút Tờ Báo của Học Viện về Giáo Luật, Luân Lý và Phụng Vụ.

Khi được Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI công bố tên trong danh sách vào Hồng Y Ðoàn hôm 17/10/2007, một ngày sau đó theo chương trình Cha phải có mặt tại Madrid để trình bày cuốn sách mới của Ngài bằng tiếng Tây Ban Nha về tác động của Công Ðồng Chung Vaticanô đối với hôn nhân theo Giáo Luật.


23. Ðức Hồng Y tân cử Umberto Betti được ÐTC Beneđitô XVI viếng thăm.


23. Ðức Hồng Y tân cử Umberto Betti: không phải là giám mục cũng không phải là Tổng Giám Mục, nhưng là Linh Mục người Italia Dòng Phan Sinh, 85 tuổi là người đã cùng làm việc với Ðương Kim Giáo Hoàng Biển Ðức XVI cách đây 40 năm về trước trong Công Ðồng Chung Vaticanô 2, khi cả 2 vị cùng là chuyên viên thần học và làm việc cho văn kiện công đồng "Dei Verbum" - Hiến Chế về Mặc Khải của Công Ðồng Vaticanô 2.

Cha đã làm cố vấn cho Bộ Giáo Lý Ðức Tin vào thập niên 1960 và tiếp tục làm cố vấn cho tới năm 1997, lúc đó Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin là Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger được bổ nhiệm vào năm 1981 cho đến khi được bầu lên làm Giáo Hoàng vào năm 2005.

Sinh trưởng tại miền Trung nước Ý vào năm 1922, Umberto Bette được thụ phong linh mục vào năm 1946. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ về thần học tín lý, Cha bắt đầu giảng dạy trong Học Viện Giáo Hoàng Antonianum của các Cha Dòng Phan Sinh tại Roma và được bổ nhiệm làm viện trưởng học viện này từ năm 1975-1978.

Cha Betti tiếp tục làm giảng sư tại học viện cho đến năm 1991, khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Viện Trưởng Học Viện Giáo Hoàng Lateran, là học viện tại Roma thâu nhận các thầy trong Giáo Phận đến tu học. Khi hết nhiệm kỳ 4 năm, Ðức Giáo Hoàng Phaolô II đã chính thức ra văn thư cám ơn ngài "vì khả năng và lòng yêu mến mà cha đã cống hiến cho nhiệm vụ tinh tế và quan trọng này".

Cha cũng là vị cố vấn cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.


24. Ðức Hồng Y tân cử Ignacy Jez (đã qua đời ngày 16/10/2007).


24. Ðức Hồng Y tân cử Ignacy Jez: xin được phép gọi ngài là vị hồng y tân cử thứ 24 vì ngài đã có tên trong danh sách, nhưng Chúa đã gọi ngài về nhà Cha trên trời một ngày trước khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức công bố danh sách tân hồng y. Ðây không phải là biến cố đầu tiên trong triều Giáo Hoàng, nhưng đã có một trường hợp xảy ra tương tự trong triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thật vậy vào năm 1998, khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 công bố danh sách tân hồng y lần thứ 7, có tên trong danh sách là Ðức Tổng Giám Mục Giuseppe Uhac là vị thư ký của Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc, nhưng Ngài đã qua đời vào đêm trước đó. Thay vì công bố tên, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã loan báo Ðức Tổng Giám Mục Uhac đã được Chúa gọi về nhà Cha trên trời.

Ðức Giám Mục Ignacy Jez, là vị giám mục người Ba Lan đã về hưu, là người sống sót trong trại tập trung Nazi đã qua đời một ngày trước khi được công bố tên vào Hồng Y Ðoàn.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo KAI, một người bạn của ngài là Ðức Tổng Giám Mục Marian Golebiewski tại Wroclaw đã cho biết: "Thật là lạc quan khi Giám Mục Jez đã sống sót trong những thời kỳ hiểm nguy nhất. Ngài là chứng nhân của một lá thư nổi tiếng đã được gởi đi bởi các Giám Mục Ba Lan tới các giám mục Ðức vào năm 1965 và tới Ðức Hồng Y Karol Wojtyla là Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và tới Ðức Hồng Y Stefan Wysznski. Sự ra đi của ngài tượng trưng đến sự kết liễu cho một thời đại".

Giám Mục Ignacy Jez là vị giám mục cao niên nhất tại Ba Lan đã qua đời vào ngày 16/10/2007 tại bệnh viện Gemelli ở Roma khi đang tham dự chuyến đi hành hương. Ngài mới mừng kỷ niệm 70 năm thụ phong linh mục.

Vào buổi công bố danh sách tân hồng y vào ngày 17/10/2007, Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI nói rằng Ðức Thánh Cha đã dự tính tuyên dương "một vị giáo sĩ đáng được hưởng" nhưng đã qua đời.

Giám Mục Deward Dajczak tại Koszalin-Kolobrzeg cho biết Ðức Cha đã nói với vị Giám Mục Jez về sự bổ nhiệm vào hồng y đoàn qua điện thoại theo sự yêu cầu của Tòa Thánh, lúc đó Ðức Cha Jez đang đợi ở phi trường sửa soạn đáp chuyến bay đi hành hương Roma. Thông thường Tòa Thánh thông báo cho các vị được tuyển chọn khoảng 48 đến 72 tiếng đồng hồ trước khi Ðức Giáo Hoàng công bố danh sách.

Khi vừa nghe tin, Ðức Cha Ignacy Jez chỉ nói "Lạy Chúa Tôi, chuyện gì xảy ra đây?" Ðức Cha Dajczak kể lại và nói thêm lời chúc mừng ngài "từ nơi xa xôi con xin ôm lấy Ðức Cha trong thâm tâm con", thế rồi Ðức Giám Mục Jez trả lời một cách khôi hài như ngài vẫn thường nói "cẩn thận, hãy cẩn thận đấy... đừng ôm lấy một ông lão, vì Ðức Cha sẽ làm tôi chết ngộp đấy!"

Sinh trưởng gần Tarnow vào năm 1914, Ðức Giám Mục Zez được thụ phong linh mục vào năm 1937 và bị nhốt vào trại Nazi của Ðức ở Dachau vào năm 1942 lúc đó ngài mới chịu chức được 5 năm vì cử hành lễ an táng cho Linh Mục chánh xứ của Ngài đã bị giết bởi Quốc Xã Ðức đó là Chân Phước Jozef Czempiel.

Khi còn là linh mục bị tù, Cha Jez đã giúp tổ chức mục vụ và giúp đỡ y tế cho những bạn tù, trong đó có những tù nhân trong trại Nazi bao gồm đến 1,800 Linh Mục người Ba Lan, là những người chỉ còn biết sinh tử và đang bị dằn vặt để cứu vãn mạng sống mình".

Cha Ignacy Jez được Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Gniezno vào năm 1960, và 12 năm sau được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi cho Giáo Phận Koszali-Kolobrzeg, là một giáo phận mới được thành lập mặc dầu đã trải qua rất nhiều sự cố vì những khó khăn áp đặt do chính quyền cộng sản Ba Lan thời bấy giờ.

Mặc dầu được Ðức Thánh Cha chấp thuận cho từ nhiệm vào năm 1992 theo Giáo Luật, lúc đó ngài đã 78 tuổi, thế nhưng Ðức Cha vẫn tiếp tục mục vụ và du hành nhiều nơi, đã nhận được nhiều tuyên dương từ quốc gia Ba Lan và Ðức vì những công việc xây dựng hòa giải giữa Ba Lan và Ðức cho những gì xảy ra trong thời Ðức Quốc Xã.

Vào ngày thứ Ba 23/10/2007, sẽ cử hành Thánh Lễ an táng cho Ðức Cha Ignacy Jez và linh cửu sẽ được hỏa táng tại Koszalin.

 

Ngọc Loan

(VietCatholic News)

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page