Thánh Lễ Mừng 50 Năm
Ðan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn
Hiện Diện Tại Giáo Phận Ðà Lạt
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Thánh Lễ Mừng 50 Năm Ðan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Hiện Diện Tại Giáo Phận Ðà Lạt.
Ðà
Lạt, Việt Nam (8/09/2007) - Chín giờ sáng ngày 8 tháng 9 năm
2007, nhằm ngày lễ sinh nhật Ðức Maria, tại Ðan Viện Thánh
Mẫu Châu Sơn Ðơn Dương - Lâm Ðồng, tổ chức thánh lễ
mừng 50 năm ÐanViện hiện diện tại giáo phận Ðà Lạt và
mừng Kim khánh linh mục cha nguyên viện phụ Stephano Trần Ngọc
Hoàng và đan sĩ linh mục Placido Hoàng Trung.
Thánh Lễ Mừng 50 Năm Ðan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Hiện Diện Tại Giáo Phận Ðà Lạt. |
Cách Saigon khoảng 300 cây số, Ðan Viện tọa lạc dưới một thung lũng thuộc tỉnh Lâm Ðồng, thuộc cao nguyên Lang Biang phía nam dãy Trường Sơn, ở độ cao trung bình 1,050m nên Ðan Viện có khí hậu quanh năm mát lạnh, giao biệt từ 10 đến 25 độ C.
Ðến tham dự thánh lễ có đông đảo quý khách từ khắp nơi, quý tu sĩ, linh mục trong và ngoài giáo phận Ðà Lạt. Khoảng 8g30 trong nhà nguyện của Ðan Viện các ghế ngồi đã chật cứng mặc dầu đã xếp thêm nhiều ghế.
Mở đầu thánh lễ, Ðức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn mời gọi mọi người chiêm ngắm Ðức Maria trong ngày kỷ niệm sinh nhật của Mẹ. Với 50 năm hiện diện ở phần đất này không có niềm vui hay nỗi buồn nào của Giáo phận mà Ðan viện không chia sẻ và ngược lại không có niềm vui và nỗi buồn nào của Ðan viện mà Giáo phận không đỡ nâng. Các đan sĩ đã cầu nguyện và thánh hóa đời sống bằng công việc. Hôm nay chúng ta mừng kim khánh đan sĩ Placido là người đầu tiên đặt chân đến phần đất này cũng như cha Stephano Trần Ngọc Hoàng viện phụ đầu tiên của đan viện và là nguyên viện phụ dưới 4 thời của các viện phụ Lêô Vũ Ðức Chính, viện phụ Giêrađô Nguyễn Văn Thất, viện phụ Phanxicô Phan Bảo Luyện và đương kim viện phụ Ephrem Trịnh Văn Ðức.
Trong bài giảng, Ðức cha Phêrô đã sơ lược một chút về lịch sử và hành trình phát triển của Ðan viện từ ngày cha Placido đặt chân trên mảnh đất Ðơn Dương này. Với tâm tình của một vị chủ chăn, Ðức Cha giảng không cần giấy mà vẫn nói say sưa về lịch sử của đan viện: Biến cố 1975 và nhiều biến cố khác đã làm cho đan viện gặp nhiều khó khăn. Ðặc biệt mùa hè năm 1976 viện phụ, giáo sư, quản lý, và thậm chí cả thầy coi nhà khách cũng không còn, đan viện trơ trụi. Nhưng đây là bài học quý giá, là điểm tựa cho đan viện bước đi. Ðức Cha đã chia sẻ như Ngài là người trong cuộc, như người cùng với các đan sĩ trải qua những biến cố thăng trầm của đan viện. Quả là một mục tử biết rõ từng con chiên của mình trong ràn chiên đông đảo.
Ngài chia sẻ tiếp: mỗi lần có khách ghé thăm Tòa Giám Mục, người ta hỏi tôi đâu là những thắng cảnh đẹp của Ðà Lạt nên tham quan? Tôi trả lời: Các điểm du lịch quý vị có thể biết qua tài liệu, qua kinh nghiệm của nhiều người. Tôi chỉ xin giới thiệu hai chỗ. Muốn thấy được sức sống trong Giáo hội như thế nào xin mời ghé thăm trại cùi Di Linh. Muốn có một tâm hồn bình an, thanh thản xin hãy đến Ðan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn. Người viết chợt liên tưởng hai nơi này như hình ảnh của hai lá phổi trong cơ thể con người. Châu Sơn - Di Linh hai lá phổi thiêng liêng của Ðà Lạt.
Thánh
lễ không cầu kỳ, nhưng rất trang trọng trong ngôi nguyện
đường ấm cúng. Nguyên viện phụ Stephano và đan sĩ Placido
trong ngày mừng Kim Khánh lẳng lặng ngồi đồng tế cùng linh
mục đoàn. Một người trên ghế, một người trên xe lăn. 50
năm linh mục, một quãng thời gian dài nhưng vẫn trung tín,
phó thác và tận tụy trong giờ phụng tự. Các ngài ngồi
đó và hiệp thông với cộng đoàn, với giáo hội. Các
ngài ngồi đó như những chứng từ sống động cho lòng trung
tín, cho một ơn gọi hồng ân, cho sức sống của đan viện,
sức sống của Giáo hội vẫn còn mãi xanh tươi và tràn
đầy hy vọng.
Ðan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Ðơn Dương - Lâm Ðồng, tổ chức thánh lễ mừng 50 năm ÐanViện hiện diện tại giáo phận Ðà Lạt và mừng Kim khánh linh mục cha nguyên viện phụ Stephano Trần Ngọc Hoàng và đan sĩ linh mục Placido Hoàng Trung. |
Cuối thánh lễ, nguyên viện phụ Stephano nói lên lời cảm ơn đến Ðức Cha, quý cha, quý dì phước, quý khách và mọi người đã đến đan viện dâng lễ tạ ơn và chúc mừng 50 năm đan viện hiện diện tại Giáo phận Ðà Lạt cũng như mừng Kim Khánh. Với giọng nói thều thào nhưng vẫn còn rõ ràng với tất cả hơi sức của mình, Ngài xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Ngài để Chúa ban cho còn sống ngày nào và ngày nào còn hơi thở trong thể xác này xin góp hết công sức sống đẹp lòng Chúa.
Cuối cùng Ðức Cha Phêrô thay lời cho Giáo phận Ðà Lạt cảm ơn Ðan Viện bằng những lời lẽ thật chân tình. Ngài nói: Giáo phận Ðà Lạt may mắn có Ðan viện Châu Sơn hiện diện nơi đây. Từ nơi này phát xuất ra những lời cầu nguyện và hy sinh dâng lên Thiên Chúa. Viện phụ, các cha và các đan sĩ cam kết luôn luôn đồng hành với Giáo phận, điều này thể hiện qua vô vàn hồng ân mà Giáo phận nhận được. Ðan viện không ngớt bằng những cử chỉ để nói lên tương quan yêu thương đó, lúc thì con cá, ký đường khi thì chút thịt hay bình sữa. Tôi không nhìn vào đó vì không dùng đến bao nhiêu song đó là tất cả tình thương và sự liên đới mà Ðan viện dành cho Giáo phận. Tôi cũng xin cam kết liên đới, chia sẻ của Giáo phận Ðà Lạt đối với Ðan viện. Tôi tin rằng cam kết này là cam kết thánh thiện, đạo đức và xuất phát từ lòng yêu thương tha nhân nên chắc chắn cam kết này sẽ mãi tiếp tục và tồn tại.
Ðược biết một ngày với 24 giờ, các đan sĩ chia làm 3 phần bằng nhau, 8 giờ cử hành phụng tự, 8 giờ lao động và 8 giờ sinh hoạt ngủ nghỉ, tất cả hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn giúp cho đời sống nội tâm thăng tiến và dễ dàng tìm gặp Thiên Chúa.
Ðan viện với tất cả sự ân cần và ưu ái khi đón tiếp khách cũng là đón tiếp Ðức Kitô cộng với một phong cảnh tĩnh lặng và được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ đã là nơi đón tiếp rất nhiều hội dòng tìm đến Tĩnh Tâm năm. Ðan viện cũng tạo mọi điều kiện thích hợp để khách tĩnh tâm có thể dễ dàng đến với Chúa.
50 năm hồng ân, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, đan viện vẫn tồn tại và phát triển. Ước mong với mục đích hoàn thiện đời sống thiêng liêng qua con đường chiêm niệm và hy sinh cũng như mục đích cầu nguyện và hy sinh cho ơn cứu độ lương dân, Ðan viện Thánh Mẫu Châu Sơn mãi mãi xứng đáng như là một trong hai lá phổi thiêng liêng của Giáo phận Ðà Lạt.
Minh Nguyên