Một Linh Mục Thể Hiện
Tính Cách Kitô Giáo Trong Văn Hoá Việt Nam
Bằng Việc Khởi Công Ðúc Lại Quả Chuông Nam
Trên bề mặt chuông mới
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Một
Linh Mục Thể Hiện Tính Cách Kitô Giáo Trong Văn Hoá Việt Nam
Bằng Việc Khởi Công Ðúc Lại Quả Chuông Nam.
Linh mục Phan Xuân Thanh Quản xứ An Vân đang chỉ cho Ðức Tổng Giám Mục Huế và các vị khách quý xem cái lò đã đúc chuông tại Giáo xứ . |
Huế, Việt Nam (1/07/2007) - Một Linh mục đã quyết tâm thể hiện tính cách Kitô Giáo trong văn hoá Việt Nam bằng việc đúc lại quả chuông Nam mới thay cho quả chuông Nam cũ đã bị rạn nứt trong thời gian chiến tranh.
Hôm chúa nhật 1.7.2007, tại Giáo xứ An Vân cách Huế 7 cây số về phía tây, Giáo dân đã mừng bổn mạng cha Quản xứ bằng việc tổ chức lễ hội Khai Ðại Hồng Chung (khánh thành quả chuông mới).
Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh nói: "Quả chuông cũ đã gióng lên suốt gần một thế kỷ", sau đó không còn sử dụng được phải treo lên tháp. Nhưng vị Quản xứ giáo xứ An Vân hy vọng rằng, quả chuông mới sẽ giúp cho giới trẻ hiểu hơn giá trị văn hoá trong Ðức tin và cung cách sống đạo của ông bà ngày trước mà tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhân.
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong Giáo Hội Việt Nam, một Giáo xứ cho mời thợ ở Phường Ðúc Huế về đúc chuông Nam tại vườn nhà thờ.
Sở dĩ được gọi là chuông Nam là để phân biệt với chuông Tây, thường được đúc ở nước ngoài chuyển về. Muốn cho âm thanh phát ra phải dùng dây hoặc hệ thống ròng rọc để kéo. Chuông Nam hay còn gọi là chuông Chùa, phải đánh bằng vồ. Tuy quả chuông mới mang dáng chuông Chùa, nhưng các hoạ tiết và hoa văn đều mang phong cách Công Giáo, Cha Thanh cho biết, quả chuông mới nặng 200 kg, ngang 68 cm, cao 1.30 mét lớn gấp 5 lần chuông cũ nặng 38 kg.
Vị Linh mục 60 tuổi giải thích rằng lý do của việc đúc chuông được nói trong lời minh khắc trên chuông mới là vì muốn ghi lại công đức các bậc tiền nhân vào thời Tự đức, ngày 14.4.1876 đã cho đúc quả chuông và sau đó đã bị rạn nứt năm 1972, trên chuông có dòng chữ: "Khi Hoàng Ðế giáng dụ tha đạo được 6 tháng thì chúng tôi đã lo đúc cái chuông này mà dâng cho Ðức Chúa Bà Môi Khôi là bổn mạng nhà thờ An Vân mà tỏ lòng mừng cùng cảm đội ơn Ðức Chúa Trời và Ðức Mẹ đã đoái thương. Tự Ðức nhị thập cửu niên tam nguyệt nhị thập nhật tạo".
Cha
Thanh cho biết, trên chuông còn khắc nổi bài kinh bằng mà tổ
tiên đã đọc và lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu sau
120 năm: "A! Thánh Nữ Ðồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân
từ, Xin Hãy Nhớ lại xưa nay chưa từng nghe người nào chạy
đến cùng Ðức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Ðức Mẹ
từ bỏ chẳng nhậm lời..." "Ðây là Kinh Hãy Nhớ,
Bản Chữ Nôm, thếp vàng, gỗ sơn son mặt lưng khám thờ các
thánh Tử đạo Việt Nam hiện đặt trong khám thờ, họ đạo
An Vân, khám thờ được làm vào mùa thu năm đinh hợi 1887
và Mùa Hạ Năm Ðinh Hợi 2007 Kinh Ðược Khắc Nổi Lên
Chuông Với Phiên Âm Ðể Lời Kinh Của Tổ Tiên Ðược Các
Thế Hệ Cháu Con Sớm Hôm Nguyện Cầu.
Ðức cha phụ tá Huế Phanxicô Lê Văn Hồng phát biểu tại buổi lễ Khai Ðại Hồng Chung. |
200 hoa hồng tượng trưng cho 200 kinh Kính Mừng được đúc nổi 3 vòng quanh vành chuông. Thay cho các hoạ tiết hoa văn 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông, là dòng chữ Năm Sự Vui, Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng, Năm Sự Sáng được khắc nổi quanh 4 núm chuông để dâng cho Ðức Bà Môi Khôi là bổn mạng của Giáo xứ.
Phát biểu tại buổi lễ Ðức cha phụ tá Huế Phanxicô Lê Văn Hồng thay mặt Ðức Tổng Giám mục Huế đã nói rằng tiếng chuông như Tiếng Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta mỗi ngày, chứ không phải là dấu hiệu để điểm giờ cho chúng ta làm việc hoặc giải lao nhưng là Tiếng chuông mời gọi, tiếng chuông nhắc nhở, chia sẻ niềm vui, tiếng chuông gạt bớt nổi buồn của mỗi gia đình. Như vậy, Thiên Chúa có mặt trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời ngang qua Tiếng chuông.
Vị Giám mục 67 tuổi còn muốn nhắc nhủ thêm, một tiếng chuông khác nhỏ bé hơn nhưng thật gần gủi và luôn lên tiếng nếu chúng ta biết lắng nghe, đón nhận và làm theo tiếng chuông nho nhỏ đó. Ðức cha muốn ám chỉ đến Tiếng chuông của Lương Tâm.
Ông Lê Trung Thành 70 tuổi một Lương dân và là một học giả trí thức của Huế đã có cảm nhận sâu xa về tiếng chuông khi ông đề tặng Giáo xứ hai câu đối: "Chuông mới kinh xưa Lời Chúa lắng sâu vào cõi thế. Dáng xưa chuông mới Bóng Mẹ toả mát khắp đường trần".
Ông Nguyễn Văn Minh, trưởng nhóm thợ đúc đồng cho biết, để đúc được quả chuông, nhóm của ông có 10 người, họ phải chuẩn bị trước 5 ngày như đào hầm, làm khuôn, dựng giàn giá và phải có đủ số vật liệu bằng đồng như thau, nồi, mâm, dây đồng để đun nóng ở thể lỏng trên 1,500 độ C.
Ông Minh, 40 tuổi là hậu duệ thứ tư trong một gia đình có nghề đúc chuông đồng truyền thống nổi tiếng ở xứ Huế nói rằng, để có một quả chuông nặng 200 kg, ông phải mua hơn 200 kg vật liệu bằng Ðồng, mỗi kg vật liệu hiện nay là 200,000 đồng tiền Việt, hoàn thành xong một quả chuông Nam phải mất 50 triệu đồng.
Ông Matthêu Nguyễn Văn Túc, phó chủ tịch Hội đồng Giáo xứ An Vân kể lại rằng quả chuông cũ của Giáo xứ ông có từ năm 1876, thời vua Tự Ðức sau khi ông vua này ra dụ tha không bách hại đạo Công Giáo, giáo dân làng An Vân bấy giờ đã cho đúc chuông để tạ ơn Ðức Mẹ.
Vị
phó chủ tịch 72 tuổi nói rằng, các vị tiền nhân chúng tôi
đã xem tiếng chuông rất quan trọng trong việc lưu truyền Ðức
Tin cho thế hệ con cháu, vì tiếng chuông như tiếng thúc dục
của Thiên Thần mời gọi mỗi người hướng về Nhà Chúa.
Một góc của chợ quê An Vân Huế trong ngày lễ hội. |
Hơn 600 tham dự viên được mời tham dự gồm Ðức cha phụ tá thay mặt Ðức Tổng Giám Mục Huế, 20 Linh mục, Bề trên các dòng tu, các tu sĩ nam nữ, Giáo dân đặc biệt hơn 150 bà con Lương dân thân tình với Giáo xứ, chính bà con đã góp tiền để đúc chuông. Sau lễ Khai Ðại Hồng Chung, mỗi tham dự viên được trao 3 tấm vé để đi chợ quê. Chợ quê là một Lễ hội của Giáo xứ được tổ chức trong 3 gian nhà tranh dựng trong vườn Nhà Thờ theo phong tục cổ truyền giữa là Ðình chợ, hai bên là hai dãy hàng quán, mái lợp tranh, phên tre nứa, giữa là mảnh đất trống dành cho sinh hoạt cộng đồng.
Một tham dự viên tại đây cho biết, những dụng cụ sinh hoạt của nông thôn ngày trước như bát ăn bằng gỗ, đôi guốc gỗ, rổ rá thúng mẹt, cối đá, cày bừa, xe đạp nước và thưởng thức những món ăn tuy dân dã như bún bò, bánh lọc, bánh ướt, bát nước chè xanh, nhưng đã giúp cho giới trẻ ngày nay khám phá được những nét dung dị trong đời sống đạo của cha ông họ ngày xưa chất phác thật thà, mỗi lần nghe tiếng mõ, tiếng chuông là mỗi lần niềm tin họ được hun đúc.
Giáo xứ An Vân được thành lập vào cuối thế kỷ 18 (trước đời Gia Long trong khoảng từ 1801-1820). Từ trước đến nay, Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 21 Linh mục và 39 nữ tu, đặc biệt trong Giáo xứ có một gia đình có đến ba người con làm Linh mục đó là Cha Phêrô Lê Văn Ngọc 87 tuổi, Cha Phanxicô xavie Lê Văn Cao 77 tuổi và Cha Gioan baotixita Lê Văn Nghiêm 65 tuổi các ngài hiện đang phục vụ tại Tổng Giáo phận Huế.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo