Giáo Hội Việt Nam và
Giáo Huấn của Giáo Hội Về Xã Hội
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Tham Luận: Giáo Hội Việt Nam và Giáo Huấn của Giáo Hội Về Xã Hội.
Bangkok 25-27/01/2007
I. Tình Hình
1. Kể từ năm 1975 đến nay (2007), Việt Nam vẫn phải lo khắc phục những hậu quả của cuộc chiến kéo dài nhiều thập niên, không những về cơ sở vật chất mà cả về con người: hơn một triệu thương binh, hai triệu trẻ mồ côi, hơn năm triệu người tàn tật và hơn hai triệu người goá bụa. Ðồng thời Việt Nam cũng cố gắng thoát ra khỏi tình trạng cô lập để hội nhập vào thế giới toàn cầu hoá, mong bắt kịp đà tiến bộ văn minh nhân loại ngày nay.
2. Trong thập niên vừa qua, nhờ sự chuyển dịch từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, đời sống kinh tế đã gia tăng đáng kể; tuy nhiên sự phát triển này lại thiếu tính đồng đều, thiếu tính toàn diện và vững bền. Sự phát triển như thế, cộng thêm với tính chuyên chế tự mãn, tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu chuẩn bị thích đáng, đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực : làn sóng di dân nhiều triệu người từ nông thôn lên thành thị, sự phân hoá giầu nghèo càng lúc càng lớn, sự suy thoái về mặt đạo đức, khuynh hướng cá nhân hưởng thụ ích kỷ, và đủ thứ tệ nạn xã hội (gian dối, tham nhũng, bạo lực trong gia đình, phá thai, ly dị, mãi dâm, buôn người, ma túy và dịch HIV/AIDS...). Tất cả những hậu quả trên đã làm đảo lộn trật tự những giá trị căn bản trong truyền thống đạo đức của gia đình và truyền thống văn hoá của dân tộc, góp phần hình thành nền văn hoá sự chết, chống lại nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương vốn là con đường đích thực dẫn đưa mọi người và mọi gia đình đến sự sống dồi dào, an lành và hạnh phúc vững bền.
3. Dựa trên những lý do về lịch sử cũng như tư tưởng, chính quyền Việt Nam trong những thập niên qua, có thái độ khá tiêu cực với các tôn giáo; do đó các tôn giáo gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong các sinh hoạt của mình. Từ khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, tình hình đã được cải thiện nhiều. Giáo Hội Công Giáo không còn được nhìn như một thế lực chống Chánh quyền Cộng sản, song được coi như hợp tác vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Hôm 25.1.2007, cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam và Ðức Giáo Hoàng là một dấu hiệu báo tin vui: Việt Nam và Vatican đang đồng hành trên con đường đối thoại, cả đôi bên đều tỏ thiện chí phục vụ cho sự sống và phẩm giá của dân tộc Việt Nam và dân Chúa tại Việt Nam. Thế nhưng cho đến nay, vẫn còn một số hạn chế, cách riêng trong việc Giáo Hội dấn thân vào các lãnh vực xã hội như giáo dục và y tế.
II. Ðịnh Hướng
1. Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội làm nổi bật những giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng vững bền một cộng đồng nhân loại mới, như sự thật và công bằng, tình huynh đệ đại đồng và tình liên đới, lòng yêu thương bác ái và xây dựng hoà bình...
2. Những giá trị này phải là chuẩn mực cho việc giáo dục con người toàn diện và trong mọi lãnh vực: gia đình, học đường, cộng đồng xã hội. Thiếu sự giáo dục toàn diện này, lương tâm sẽ bị lệch lạc. Ðồng thời, con người - với phẩm giá và những quyền căn bản của họ - vốn phải là cùng đích của sự phát triển đích thực và toàn diện cũng như của mọi cơ cấu xã hội và công quyền, lại có thể bị biến thành phương tiện sản xuất và công cụ phục vụ cho những tham vọng ích kỷ của một số người nắm quyền hành và thế lực trong xã hội.
3. Giáo Hội có quyền và có trách nhiệm góp phần xây dựng xã hội loài người. Những giá trị nền tảng được nêu lên trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội chính là cơ sở cần thiết và vững chắc để dựa vào đó, Giáo Hội đóng góp phần của mình vào việc xây dựng xã hội dân sự trên nền tảng sự thật và công bằng, yêu thương và bình an, là những giá trị của Tin Mừng cứu độ.
III. Thực Hành
1. Trong những năm qua, giáo huấn của Giáo Hội về xã hội đã được đưa vào chương trình chính thức của một số đại chủng viện và dòng tu. Ðây cũng là một trong những đề tài được quan tâm trong việc thường huấn linh mục trong một ít giáo phận.
2. Chúng tôi mong muốn phổ biến giáo huấn này cách rộng rãi hơn, đặc biệt đối với hai đối tượng sau: (1) các nhóm tín hữu đang trực tiếp tham gia các công tác mục vụ xã hội, (2) những người tham gia việc điều hành đất nước. Tuy nhiên việc làm này cho đến nay còn rất giới hạn.
3. Công việc trước mắt là hoàn chỉnh và phổ biến bản dịch cuốn Compendium of the Social Teaching of the Church. Ðây sẽ là nền tảng cho việc huấn luyện mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là các Kitô hữu giáo dân đang có mặt trong nhiều lãnh vực xã hội khác nhau. Hi vọng rằng họ sẽ trở nên ánh sáng và muối men của Tin Mừng trong mọi lãnh vực giáo dục, kinh tế, xã hội, chính trị, góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách vững bền, đưa con người và gia đình đến cuộc sống thật sự dồi dào và an lành lâu dài.
Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận Sàigòn
A REPORT
THE CATHOLIC CHURCH IN VIETNAM
and COMPENDIUM OF THE SOCIAL TEACHING OF THE CHURCH
Bangkok January 25-27,2007
Eminences, Excellences, brothers and sisters in Christ,
Let me share with you in few words on the situation in Vietnam, and what the Church in Vietnam is doing and is going to do with the Compendium of the Social Teachings of the Church.
I. SITUATION
1. Since the year 1975, Vietnam has had to overcome the consequences of a long-years war, not merely at material level but also at human level: over one million injured soldiers, two million orphans, over five million handicapped persons and two million widows. At the same time, Vietnam has tried to break out the isolation in order to enter a globalized world and speed up with the progress of the world today.
2. In the last decade, with the transition from a centrally-planned economy to a market one, economic life has considerably developed. This development, however, is short of equality, integrality and stability. Such a development - plus arrogant autocracy as well as lacking of experiences and available preparation - has caused many negative impacts on society: the exodus of internal migration of millions of families and young people, the fast growing gap between the rich and the poor, the sharp decline in morality, the individualistic and hedonistic way of life, and all kinds of social evil such as lie, corruption, violence, abortion, divorce, prostitution, women and children trafficking, drugs, and HIV/AIDS epidemic. All these negative consequences have overturned the basic values in the moral tradition of family life and the cultural tradition of the nation. At the same time, they contribute to create a culture of death against the culture of life and the civilization of love which is the true path leading us to abundant life and everlasting happiness.
3. Based upon historical and ideological reasons, the Vietnamese authorities in few last decades, have had a negative attitude toward religions in general; thus difficulties and restrictions for religious activities. Since the time of transition to a market economy, the situation has been much better. The Catholic Church is no longer viewed as a force against the communist government, but as a collaborator for the building and the development of the country. Yesterday, Jan. 25, 2007, the meeting of the Vietnam Prime Minister with the Pope is a sign announcing us good news: Vietnam and Vatican is walking on the same way of dialog, both sides expresses their good will to serve the life and the dignity of the Vietnamese people and the people of God in Vietnam. But up to now, there are still various kinds of restriction, particularly regarding the Church’s involvement in social fields such as education and health care.
II. ORIENTATION
1. Compendium of the Social Teaching of the Church highlights the values that lay foundation for a stable building of a new human community such as truth and justice, brotherhood and solidarity, charity and peace....
2. These values must become the standard for an integral formation of humans in all areas of life: family, school, and society. Without this integral formation, moral consciousness will be aberrant. In addition, human being, with their basic rights and dignity, who must be the end of an authentic and integral development, could be turned into instruments for material production and egoistic ambitions of the powerful and wealthy in society.
3. The Church has the right and responsibility to make a positive contribution to the building of human society. The highlighted values in Compendium of the Social Teaching of the Church must be the necessary and stable foundation upon which the Church makes her contribution to the building of a new society based on truth and justice, love and peace, which are the values of the Gospel.
III. PRACTICE
1. In a number of seminaries and religious congregations, for the past years, The Social Teaching of the Church has been inserted in the formation program. It is also developed in the ongoing formation for priests in some dioceses.
2. We want to make this teaching more widely known especially for (1) the lay faithful who are involed in various social pastoral activities, (2) those who are in charge of social and political administration. This project, however, is still very limited.
3. The immediate task is editing and propagating the Vietnamese text of Compendium of the Social Teaching of the Church, which is the foundation for the training of God's people, particularly those who are involved in social activities. Equipped with this teaching, we hope they will spread the light and salt of the Gospel into all areas of life: educational, economic, social and political, and they will be able to make a positive contribution to an authentic development that brings abundant life and lasting peace to all families and human beings.
John Baptist Cardinal Pham Minh Man
Archbishop of Saigon