Dự Án Thành Lập Khu Phố Việt Nam
Tại Montreal, Quebec, Canada
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaires in Asia
Dự Án Thành Lập Khu Phố Việt Nam Tại Montreal, Quebec, Canada.
(Canada 25/07/2006) - Buổi họp mặt thảo luận dự án có các chuyên gia đia ốc, bảo hiểm, luật pháp, ngân hàng được tổ chức vào 12 giờ trưa thứ Hai 24-07-2006 đã bầu xong ban quản trị dư án và kế tiếp sẽ tổ chức văn nghệ quy mô giới thiệu dự án đến toàn thể đồng bào dự trù tối thứ Bảy 30-9-2006 sắp đến, đồng thời gây quỹ để giúp đỡ các thương gia sẽ mở cơ sở tại đây. Các báo chí tại Canada, Mỹ, Âu Châu và Việt Nam đều đã đăng tin dự án nầy cũng như các đài phát thanh kể cả BBC, Á Châu Tự Do và đài TV Echo Du Vietnam. Chúng tôi đã có sẵn một số listing các cửa hàng trống trong khu vực phố Việt Nam tương lai bao gồm đường Jean Talon, Saint Hubert, Bélanger và Saint Denis. Hiện nay đã có được trên 20 cơ sở thương mại và chuyên nghiệp Việt Nam đã mở và sắp có nhiều cơ sở khác sắp mở. Xin quý vị thương gia đến tìm địa điểm thuê hoặc mua vì giá tiền thuê mua chắc chắn sẽ tăng nhanh sau đó.
Trân trọng kính mời đồng bào khắp thế giới huởng ứng tham gia trong dự án thành lập khu phố Việt Nam tại Montréal, mọi chi tiết xin liên lạc:
Thi sĩ Tân Văn
Ngô Văn Tân, Pl. Fin. (Kế Hoạch Gia Tài Chánh)
Thay mặt Ủy Ban Thành Lập Phố Vietnam Town Montreal, Canada
Tel: 514 866 5811 ext. 202 Email: ngovantan@yahoo.com
1.
Bối Cảnh: Tại nhiều nơi trên thế giới có người
Việt định cư đã thành hình các khu phố thương mại Việt Nam
như Paris, Moscou, Houston, Orange County. Orange county là điển hình cho
sức sống và khả năng phát triễn khi người Việt biết
đoàn kết tập trung các cơ sở thương mại và chuyên nghiệp
lại chung một khu phố: Mặc dầu nước Mỹ đã vừa trãi qua
sự trì trệ kinh tế và nhiều cơ sở thương mại trên đất
Mỹ phá sản hoặc đóng cửa, khu phố người Việt vẫn tiếp
tục phồn thịnh và sự kiện nầy đã làm cho người Mỹ
ngạc nhiên.
Toàn cảnh Thành phố Montreal, Quebec, Canada. |
Mặc dầu nguời Việt định cư đã hiện diện ở Montréal trên 3 thập niên với tổng dân số phỏng định 42,000 người và đây là cộng đồng người Việt có tỉ số trí thức và chuyên môn cao hạng nhất tại Bắc Mỹ, lợi tức cao hạng nhất so với người Việt tại Canada, trẻ trung và năng động, tương lai đầy nhiều hứa hẹn. Nhưng cho đến nay vẫn chưa hình thành khu phố thương mại mang nét đặc thù Việt Nam, thậm chí nền thương mại cơ bản chẳng hạn ngành thực phẩm hầu như hoàn toàn nằm trong tay Hoa kiều hoặc Miên kiều, gần như không có tiệm thực phẩm Á Ðông do người VN làm chủ. Nếu tính trung bình mỗi đầu người tiệu thụ 40$ thực phẩm mỗi tuần thì mỗi năm 2,000$, thương vụ ngành thực phẩm lên đến trên 80 triệu đô la mỗi năm, tổng cộng 25 năm qua lên đến trên 2 tỉ đô la. Nếu tính lợi nhuận 10% cộng đồng tại đây đã làm thất thoát nguồn lợi cơ bản trên 200 triệu đô la và hàng trăm công việc làm trong gần 3 thập kỷ qua, không được một lời cám ơn của những người thụ hưởng. Không chỉ riêng ngành thực phẩm mà các ngành khác các thương gia hoặc nhà chuyên nghiệp người Việt thuờng nhắm vào khách hàng ngoài cộng đồng thay vì "Ta về ta tắm ao ta", bỏ mất một thị trường đầy tiềm năng mãi lực hàng trăm triệu đô la mỗi năm chưa nói đến thị trường dân bản xứ.
Chúng tôi may mắn có dịp thăm viếng và nghiên cứu các khu phố Việt Nam trên thế giới và hiện nay đã tập hợp được những nguời thiện chí lại với nhau trong mục tiêu thành lập khu phố Việt Nam tại Montreal để sau nầy lưu lại di sản cho con cháu chúng ta cũng như niềm hãnh diện cho cộng đồng và dân tộc. Thành lập khu phố Việt Nam tại Montréal là sứ mạng của mỗi chúng ta. Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, hiện nay chúng tôi đã quyết định chọn khu Métro Jean Talon làm khởi điểm khu phố Việt Nam trong tương lai. Ðường Saint Denis và Saint Hubert là trục chính Nam Bắc cũng như đường Jean Talon là trục Ðông Tây của thành phố. Vì đây là khu phố sầm uất thích hợp có đầy đủ phương tiện lưu thông metro va bus, có chỗ đậu xe ngoài đường và trong parking, nhà phố tương đối còn trong tình trạng tốt, các tiệm VN và Á châu đã có sẵn không phải tìm khách như một khu tân lập. Người Việt sau khi nhận thấy lợi ích khu Việt Nam từ từ sẽ tập trung về ở trên những con đường trong khu vực nầy và như vậy sẽ tạo được sức mạnh chính trị qua sự tập trung lá phiếu, có khả năng quyết định được sự chiến thắng của người dân cử có khuynh hướng ủng hộ cộng đồng, nhờ đó chúng ta có tiếng nói trong chính trường, điều kiện ắt có để phát triễn kinh tế cộng đồng.
2. Sách lược Tiếp Thị: Nói đến thương mại là nói đến khách hàng, không có khách hàng thì cơ sở nhiều đến mấy cũng không gọi là thương mại được. Do đó, chúng ta sẽ điều nghiên các phương thức giúp cho các cơ sỡ thu hút thêm khách hàng, làm sao cho giá thành rẻ hơn để đủ sức cạnh tranh với các cơ sỡ ngoại quốc. Ngoài ra, chúng ta còn có những phần thưởng khuyến khích người Việt đến mua sản phẩm cũng như dịch vụ, chưa kể trong tương lai sẽ thu hút thêm một số du khách Việt kiều từ các nơi trên thế giới. Một khu tập hợp các cửa hàng, quán ăn và văn phòng chuyên nghiệp sẽ vô cùng tiện lợi vì tiết kiệm thời giờ cũng như phí tổn di chuyển cho người tiêu thụ và rất dễ thu hút khách hàng. Những chi tiết kế hoạch sẽ đuợc thảo luân trong những buổi họp kế tiếp.
3. Phương thức tổ chức: Trước đây có nhiều người Việt tự đứng ra mở cơ sở thương mại hoặc vì thất nghiệp không tìm được việc sinh sống, hoặc vì không thích đi làm công và muốn làm chủ để tự quyết định số phận của mình, nhưng theo thống kê số cơ sở người Việt thành công thì ít thất bại thì nhiều, nhiều người mất cả vốn liếng, suy sụp tinh thần và thể chất sau khi thất bại, có người tan vỡ cả gia đình, có người mất cả nhà cửa, xe cộ vì phá sản sau thời gian chúi đầu vào kinh doanh. Cái giá trả cho sự kinh doanh thiếu tổ chức và kinh nghiệm quá mắc, làm cho nhiều người nhất là giới trẻ không dám dấn thân, trong khi sức mạnh kinh tế của bất cứ cộng đồng hoặc quốc gia nào cũng là thương mãi. Ngoài ra, sau khi thất bại họ không được trợ cấp thất nghiệp vì tự mình làm chủ. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm phương pháp làm sao vừa giúp các nhà kinh doanh người Việt vừa có cơ hội tham gia mà lại giảm thiểu rủi ro nếu thất bại. Chúng tôi đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hình thức hợp tác xã. Với những loại hình thức nầy, mọi thành viên sẽ mua cổ phần trong công ty và công ty sẽ đứng tên làm chủ trong giai đoạn đầu cho đến khi cơ sỡ đủ sức cạnh tranh và phát triễn có thể sang lại chủ quyền cho người quản lý có cổ phần với giá vô vụ lợi. Như vậy trường hợp cơ sở thất bại (xác xuất thấp hơn tự mở) chỉ mất một phần hoặc tệ nhất là số tiền đầu tư không bị mất tài sản cá nhân và gia đình, cũng như có thể hưởng các quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp sau đó. Công ty sẽ có phương tiện mời các chuyên viên và thương gia kinh nghiệm cố vấn và huấn luyện cho các cơ sở phát triển, tìm nguồn tài trợ và cung cấp giá rẻ, nghiên cứu thị trường, tiếp thị và khuyến mãi để giúp mang lại thành công cho các cơ sỡ thương mại VN, đưa đến kết quả môt phố Viêt Nam thành công tại Montréal góp mặt với các cộng đồng người Việt trên thế giới. Nếu các thương gia đã có vốn liếng và kinh nghiệm không cần gia nhập công ty hoặc hợp tác xã thì hãy tự lực bắt tay vào việc tìm kiếm cửa hàng ngay vì một khi dự án bắt đầu giá nhà sẽ tăng cao.
4. Hổ Trợ Việt kiều tại Canada và Quốc Tế: Chúng tôi gởi lời kêu gọi đến tất cả các cộng đồng người Việt tại các thành phố và tỉnh khác trong lãnh thổ Canada từ New Brunswick cho đến Ontario, Manitoba, Alberta, British Columbia và tất cả kiều bào khắp thế giới nhất là tại Mỹ và Âu châu tham gia vào chương trình lập khu phố Vietnam Town tại Montreal, vì tại đây có nhiều triễn vọng và mang lại lợi nhuận cao cho quý vị. Montreal là thành phố đẹp hạng nhất Bắc Mỹ, phong cảnh hữu tình, an ninh và phong phú, có các trường đại học nổi tiếng, nơi lý tưởng cho người Việt chọn sinh sống "đất lành chim đậu" đang chờ đón quý vị.
Buổi họp mặt thảo luận dự án có các chuyên gia đia ốc, bảo hiểm, luật pháp, ngân hàng được tổ chức vào 12 giờ trưa thứ Hai 24-07-2006 và kế tiếp. Sau đó chúng tôi sẽ tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ cũng như giới thiệu khu phố đến toàn thể đồng bào. Các báo chí tại Canada, Mỹ, Âu Châu và Việt Nam đều đã đăng tin dự án nầy cũng như các đài phát thanh kể cả BBC, Á Châu Tự Do và đài TV Echo Du Vietnam. Chúng tôi đã có sẵn một số listing các cửa hàng trống trong khu vực phố Việt Nam tương lai bao gồm đường Jean Talon, Saint Hubert, Bélanger và Saint Denis. Hiện nay đã có được trên 20 cơ sở thương mại và chuyên nghiệp Việt Nam đã mở và sắp có nhiều cơ sở khác sắp mở. Xin quý vị thương gia đến tìm địa điểm thuê hoặc mua vì giá tiền thuê mua chắc chắn sẽ tăng nhanh sau đó.
Trân trọng kính mời đồng bào khắp thế giới huởng ứng tham gia trong dự án thành lập khu phố Việt Nam tại Montréal, mọi chi tiết xin liên lạc:
Thi sĩ Tân Văn
Ngô Văn Tân, Pl. Fin. (Kế Hoạch Gia Tài Chánh)
Thay mặt Ủy Ban Thành Lập Phố Vietnam Town Montreal, Canada
Tel: 514 866 5811 ext. 202 Email: ngovantan@yahoo.com
Nhu cầu thành lập khu phố Việt Nam tại Montréal
Trước đây tôi đã viết bài kêu gọi thành lập khu phố VN tại Montréal đã nhận được nhiều đáp ứng thuận lợi. Tuy nhiên, muốn thành hình ta cần có những bước tiến cụ thể hơn, không chỉ suy nghĩ hoặc nói suông. Muốn được vậy, nhà kinh doanh VN tại Montréal cần phải can đảm và quyết tâm tìm mặt bằng để thuê, mua, xin giấy phép kinh doanh, dựng bảng hiệu và mua sỉ hoặc chế tạo sản phẩm, chớ còn ước mơ thì ta có thừa, đã ước mơ từ hơn 31 năm rồi vẫn chưa thành! Ðể tìm hiểu về lợi ích của một khu phố VN, chúng ta hãy so sánh doanh nghiệp của ngườI VN tại Mỹ và Canada vì cả hai quốc gia nầy người VN có tương đồng điều kiện, nhưng từ khi người Việt tại Mỹ biết tập trung lại với nhau để lập khu phố VN như Little Saigon, Houston, Virginia, Chicago, Denver, Seattle, San Francisco, San Jose và trên 20 khu phố VN tại Mỹ thì số doanh nghiệp VN tại Mỹ tăng lên đáng kể, theo thông kê mới nhất Việt kiều sở hữu gần 150,000 doanh nghiệp tại Mỹ, có bao nhiêu doanh nghiệp tại Canada?
Theo kết quả khảo sát bắt đầu thực hiện từ năm 2002 và vừa được Cục Thống kê Mỹ công bố ngày 17-5, doanh nghiệp do người gốc châu Á làm chủ đã vươn lên thành "nhân tố chủ chốt" trong nền kinh tế Mỹ.
Các Cty do người gốc Á làm chủ có tổng doanh thu hàng năm lên tới 326 tỷ USD, tăng 8% so với năm 1997. Từ năm 1997 đến 2002, số lượng doanh nghiệp do người gốc Á làm chủ tăng 24%, lên tới 1,1 triệu, nhanh gấp 2 lần so với mức trung bình của tất cả doanh nghiệp ở Mỹ.
Tài liệu dày gần 500 trang vừa được công bố cho biết: Gần một nửa trong số doanh nghiệp gốc Á là do người gốc Trung Quốc (290,197 doanh nghiệp) và Ấn Ðộ (231,179 doanh nghiệp) làm chủ. Ðứng thứ ba là người gốc Hàn Quốc với 158,031 doanh nghiệp.
Ðáng chú ý, số doanh nhân gốc Việt vươn lên đứng thứ tư trong cộng đồng doanh nghiệp châu Á tại Mỹ với 147,081 doanh nghiệp, vượt qua Philippines (128,223) và Nhật Bản (86,863). Số lượng doanh nghiệp do người gốc Việt làm chủ chiếm 13,3% tổng số doanh nghiệp gốc Á tại Mỹ.
Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục Thống kê Mỹ, do người gốc Việt không có nhiều các Cty cỡ lớn, nên số doanh thu chỉ đạt 15.7 tỷ USD/năm, chiếm 4.8% tổng doanh thu của doanh nghiệp gốc Á. Tổng số tiền lương mà doanh nghiệp gốc Việt chi cho lao động là gần 3 tỷ USD/năm. Có gần 26,000 doanh nghiệp với quy mô trên 100 lao động do người Việt làm chủ.
Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, doanh nhân gốc Việt chiếm thế độc tôn về số lượng với hơn 4,000 doanh nghiệp, nhưng doanh thu vẫn đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản, cũng vì hầu hết kinh doanh nhỏ lẻ.
Bán lẻ là lĩnh vực thu hút đông đảo doanh nhân gốc Việt nhất với hơn 14,000 doanh nghiệp, mang lại doanh thu gần 3.6 tỷ USD. Dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp cũng là thế mạnh của các doanh nhân Việt kiều với hơn 8,500 doanh nghiệp; tiếp đến là dịch vụ sửa chữa với hơn 7,000 doanh nghiệp, bất động sản - 6,000, xây dựng - 4,000, sản xuất - 3,800 và giao thông có 3,500 doanh nghiệp... Doanh nhân gốc Việt yếu thế trong lĩnh vực thông tin, giáo dục, khai mỏ...
Có 3/10 doanh nghiệp gốc Á kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, khoa học, sửa chữa và bảo dưỡng. Tuy nhiên, các Cty hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 6% ở Mỹ. Bán sỉ và bán lẻ là ngành kinh doanh thành công nhất, chiếm tới 47% tổng doanh thu của doanh nghiệp gốc Á.
Bang có nhiều doanh nghiệp gốc Á nhất là California, chiếm 33.6%, tiếp đến là New York, Texas, New Jersey... Quận tập trung nhiều nhất doanh nghiệp gốc Á là Los Angeles; tiếp đến là quận Queens (New York), quận Cam (California), Honolulu (Hawaii)...
Doanh nhân Việt kiều góp mặt trong hầu hết các khu buôn bán có người châu Á trên khắp nước Mỹ, nhưng tập trung đông nhất ở bang California và Texas với 74,634 doanh nghiệp, chiếm 51%. (theo thống kê USA, được dịch ra bởi các báo VN)
Theo Cục Thống kê Mỹ, Việt kiều hoạt động kinh doanh nhiều nhất tại các khu buôn bán ở Los Angeles với hơn 27,000 doanh nghiệp, Dallas với 7,000, San Francisco - 6,700, Atlanta, Washington mỗi nơi có 6,000, Seattle - 4,000, New York - 3,600, Boston - 3,200 DN, New Orleans - gần 3,000 DN, Philadelphia - 2,700... (TT)
Trong khi số Việt kiều đến Canada đa số được tuyển lựa, nhất là thành phần đến đợt đầu năm 1975 nhưng số doanh nghiệp Việt kiều làm chủ tại Canada chỉ bằng một phần nhỏ so với Việt kiều ở Mỹ tính theo tỉ lê. Cũng nên nói là ở Montréal theo thống kê có đến 42% có trình độ Ðại Học, lợi tức VK tại đây thuộc loại cao nhất so với các Việt kiều ở những nơi khác trong nước Canada kể cả tnhững thành phố lớn như Toronto, Vancouver và Calgary.
Sự thiếu chú trọng về tự mở doanh nghiệp đã khiến cộng đồng VN tại Montréal cũng như Canada nói chung thua kém các cộng đồng bạn như Trung Hoa, Ðại Hàn và ngay cả Miên. Nhiều người thất nghiệp hoặc muốn mở cơ sở làm ăn nhưng không biết cách nào. Do đó, cần có những cuộc hội thảo hướng dẫn cách mở doanh nghiệp bởi các người đi trước có kinh nghiệm và hiểu biết, có như vậy cộng đồng mới phát triễn thực sự và sẽ khiến chúng ta hãnh diện. Một khu phố VN là điểm tựa cho sự phát triễn kinh doanh và rất cấp bách, hiện nay khu Saint Denis Jean Talon Saint-Hubert tại Montreal là khu tập trung nhiêu cơ sở kinh doanh cuả người Việt nhất ngoài phố Tàu sẽ là điạ điểm thuận tiện, chúng ta hãy dồn doanh nghiệp về khu đó để có được phố VN trong vài năm tới, chỉ cần thêm 10 doanh nghiệp nữa khu vực nầy sẽ mang sắc thái Việt Nam rõ rệt và đầy hứa hẹn. Hãy bắt tay thành lập khu phố Việt Nam!
Tân Văn
Ủy Ban Vận Ðộng Thành Lập Khu Phố VN Montréal
Nói về thành phố Montreal (Canada)
Theo Wikipedia
Montréal
(tiếng Anh: Montreal) là thành phố lớn nhất của tỉnh bang
Québec và thành phố đông dân thứ nhì của Canada. Nếu kể
số người nói tiếng Pháp không thôi thì Montréal đứng
thứ nhì trên thế giới, sau Ba Lê (Paris).
Toàn cảnh Thành phố Montreal về đêm. |
Tọa lạc ngay giữa thành phố là một ngọn núi nhỏ có tên là Mont Réal - từ đó tên Montréal được sinh ra. Montréal nằm ở phía tây-nam của Thành phố Québec - thủ phủ của tỉnh bang - khoảng 200 km, và độ 150 km về phía đông của Ottawa - thủ đô của Canada.
Toàn thể thành phố chính và các khu vực ngoại ô phụ cận nằm trên một hòn đảo lớn ở giữa sông St. Laurent (tiếng Anh: St. Lawrence).
Tổng cộng diện tích của đảo Montréal và các đảo nhỏ hơn xung quanh Montréal khoảng 500 km2. Ðối diện, qua phía bắc của sông, là Laval - thành phố đông dân thứ nhì của Québec và các thị trấn nhỏ hơn; qua phía nam của sông là Longeuil, Brossard, St. Hubert,...
Tổng số dân cư, nếu kể cả Montréal lẫn các thành phố phụ cận, đạt hơn 3,5 triệu vào đầu thế kỷ 21; dân số của thành phố Montréal chính thức chỉ khoảng 1.8 triệu. Tuy đại đa số dân Montréal nói tiếng Pháp, rất nhiều người nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Thêm vào đó là gần 500,000 các cư dân đến từ các nơi khác như Ý, Nam Mỹ, Israel, Hy Lạp, Trung Hoa, Haiti, Bồ Ðào Nha, Ðông Nam Á, Ấn Ðộ, Ðông Âu...
Ðảo Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier - 1535; Samuel de Champlain - 1608). Ðến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ.
Ða số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Vương quốc Anh vào 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây.
Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal; nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh di cư đi Toronto.
Tuy vậy, Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của thế giới, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa. Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Ðại Hồ với Ðại Tây Dương.
Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một cái gạch nối tự nhiên giữa Âu Châu và Bắc Mỹ. Montréal còn giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, thập niên 1960.
Khu Montréal Cổ (tiếng Pháp: Vieux Montréal, tiếng Anh: Old Montreal) vẫn còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của thị trấn Ville-Marie ngày xưa. Montréal có một hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền với các hệ thống xe lửa và xe buýt - ngay cả sang hai thành phố bên kia bờ sông của Montréal (Laval và Longeuil) bằng cách đào đường hầm dưới lòng sông St. Laurent.
Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học, cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm của thành phố đều được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là Công Giáo, thể hiện qua hàng trăm các nhà thờ to nhỏ khác nhau của Montréal. To, đẹp và quan trọng nhất là các thánh đường sau đây: Basilica Notre-Dame de MontréalCathedral Marie-Reine-du-Monde
Basilica St. Patrick
Oratoire St. Joseph
Basilica Notre-Dame-du-Bon-Secours
Christ Church Cathedral
Với dân số chưa đến 4 triệu, Montréal có 5 trường đại học và nhiều trường cao đẳng. Khác với đa số các trường đại học ở Bắc Mỹ, những trường đại học của Montréal nằm ngay trong phạm vi của thành phố.
Trường Ðại Học McGill (McGill University)
Trường Ðại Học Concordia (Concordia University)
Trường Ðại Học Montréal (Université de Montréal)
Trường Ðại Học Québec (Université du Québec à Montréal)
Trường Ðại Học Shebrooke (Université de Sherbrooke à Longueuil)
Trường Bách Khoa (École Polytechnique de Montréal)
Trường Cao Ðẳng Thương Mại (École des Hautes Études Commerciales de Montréal)
Trường Hành Chính Quốc Gia (École nationale d'administration publique)
Trường Cao Ðẳng Công Nghệ (École de technologie supérieure)
Tuy có nhiều nhà thờ nhưng dân Montréal sống rất phóng khoáng, ít bảo thủ - mức độ sinh sản và số người sùng đạo càng ngày càng giảm kể từ thập niên 1960. Trái lại, họ thích hội hè, yêu chuộng âm nhạc, văn nghệ, phim ảnh, thể thao và các trao đổi văn hóa quốc tế.
Năm 1967 Montréal là địa điểm tổ chức Ðại Hội Triển Lãm Quốc Tế (Expos 67), một triển lãm thành công nhất trong lịch sử; đến năm 1976 Montréal lại tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè (Olympics 1976), một Thế Vận Hội quá tốn kém đưa đến một sự lỗ lã nhất trong lịch sử của phong trào Thế Vận Hội.
Mỗi mùa Xuân, vào ngày Thánh bổn mạng của Ireland (St. Patrick's Day), Montréal tổ chức một đám rước cho vị thánh này, to thứ nhì trên thế giới (sau New York). Ðiểm đặc biệt là đám rước này mất hẳn tính chất tôn giáo và biến thành một trình diễn văn hóa cộng đồng - ngay cả cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng có đại diện trong đám rước này.
Sang đến mùa Hè thì Montréal lúc nào cũng có ít nhất một hội hè. Trong khi các thành phố khác chỉ có một, Montréal có 3 đại hội phim ảnh diễn ra hàng năm, trong đó Ðại Hội Phim Ảnh Quốc Tế của Montréal (Festival du Film International de Montréal) - đứng thứ ba sau Cannes và Toronto - là quan trọng nhất.
Ðại Hội Nhạc Jazz của Montréal (Montreal Jazz Festival) - một trong hàng chục các nhạc hội khác - thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm. Ngày Canada Day là một ngày mọi người nghỉ ngơi nhưng ngày Thánh bổn mạng của Québec (St. Jean Bapstiste) lại là một dịp để mọi người vui chơi, nhất là ở những khu đông dân nói tiếng Pháp.
Francopholie là một dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ nói tiếng Pháp trên toàn thế giới đến khoe tài tại Montréal. Triển lãm nghệ thuật pháo bông quốc tế (với nhạc) diễn ra hàng tuần trong tháng 7 và tháng 8. Montréal cũng là một địa điểm của loại đua xe nhanh nhất và tốn tiền nhất trên thế giới: Formula One. Hàng năm cả trăm ngàn người trên khắp thế giới kéo nhau đến Montréal để xem các tay lái thượng thặng đua tài với tốc độ hơn 300 km/giờ.
Hầu như không có tay khôi hài nào ở Bắc Mỹ không tham dự Juste pour rire/Just For Laugh diễn ra vào tháng 8 hàng năm tại Montréal. Trong các hội hè của các dân định cư thì Tuần lễ của Ý và ngày Ðộc Lập của Hy Lạp là hai lễ hội to nhất.
Trước 1975, người Việt ở Montréal chỉ độ 100 người, đa số là sinh viên du học. Sau đó, nhất là từ 1975 đến 1985, Montréal là nơi tiếp nhận người Việt nhiều nhất tại Canada. Hiện nay (2004) cộng đồng người Việt-Canada tại Montréal đứng thứ hai về dân số, khoảng 42,000 người Việt, sau Toronto. Nói chung thì cộng đồng người Việt tại Montréal đã hội nhập một cách rất hoà đồng với đời sống và dân bản xứ.
Thi sĩ Tân Văn