Các Bạn Trẻ Nước Ngoài
đến tham dự những ngày gặp gỡ
tại các giáo phận Ðức
trước khi khai mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
tại thành phố Koeln
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Các
Bạn Trẻ Nước Ngoài đến tham dự những
ngày gặp gỡ tại các giáo phận Ðức, trước khi khai mạc
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại thành phố Koeln.
Tin
Ðức Quốc / Koeln (Apic 20/07/2005) -Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần
thứ XX tại Koeln, bên Ðức, được tổ chức thành hai giai đoạn:
giai đoạn I từ ngày 11 đến 15 tháng 8 năm 2005, là giai đoạn
gặp gỡ tại các giáo phận toàn nước Ðức, và giai đoạn
thứ II, là chính ngày Quốc Tế Giới Trẻ
qua các biến cố được tổ chức tại
thành phố Koeln và trong Tổng Giáo Phận Koeln. Thói quen tổ
chức thành hai giai đoạn nầy đã có từ ngày Quốc Tế Giới
Trẻ năm 1997, lúc đó được tổ chức tại Paris.
Ban
tổ chức cho biết, hiện đã có khoảng 120,000 bạn trẻ ngoại
quốc, đến từ 162 quốc gia, ghi
tên tham dự những ngày gặp gỡ tại tất cả các giáo phận
trên toàn nước Ðức, từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 8 năm
2005. Trong số 162 quốc gia có các bạn trẻ ghi danh tham dự, người
ta lưu ý đến những quốc gia như Trung Quốc, Honguras, Philuật tân, Tân Tây Lan, và
Vương Quốc Arập Saudi.
Ðối
tác với con số 120,000 bạn trẻ ngoại quốc đến tham dự giai
đoạn I, tức những cuộc gặp gỡ
tại tất cả các giáo phận Ðức, là
khoảng 200,000 bạn trẻ Ðức sẽ đón tiếp và hướng dẫn
họ. Cao điểm sinh hoạt của những ngày gặp gỡ giai đoạn I
tại các giáo phận, là những tiếp xúc cá nhân tại các
gia đình và các giáo xứ. Nhất là vào ngày 12 tháng 8 năm
2005, là ngày toàn quốc Ðức dành cho
chiến dịch dấn thân xã hội. Gần 600 dự án xã hội sẽ
được các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ thực
hiện trong ngày 12 tháng 8 năm 2005.
Theo
con số của ban Tổ Chức Ngày Quốc tế Giới Trẻ, thì tổng
chi phí cho Ngày này lên đến 100
triệu Euros.
Các bạn trẻ tham dự viên đóng góp tài chánh được 40% tổng số chi; phần còn lại thì do những nguồn trợ cấp như sau: các giáo phận Ðức góp 30%, Liên hiệp Âu Châu, quốc gia Ðức và Tổng Giáo Phận Koeln, đóng góp tổng cộng 15%, và 15% còn lại là do nguồn thu nhập từ các ân nhân và từ việc bán các đồ lưu niệm.
(Ðặng Thế Dũng)