Phần Nhập Ðề của Tài Liệu Làm Việc
Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục
vào tháng 10 năm 2005
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Phần
Nhập Ðề của Tài Liệu Làm Việc Khóa Họp Thượng Hội Ðồng
Giám Mục vào tháng 10 năm 2005.
(Radio
Veritas Asia 20/07/2005) - Quý vị và các bạn thân mến.
Trong mục Thời Sự hôm nay chúng ta sẽ đọc qua Phần Nhập Ðề
của Tập Tài Liệu Làm Việc Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám
Mục vào tháng 10 năm 2005. Phần Nhập đề này có hai số:
số
1 nhắc đến sự kiện Khóa Họp
diễn ra trong Năm Thánh Thể,
số
2 nói về công dụng của Tài
Liệu Làm Việc.
Trước hết, về việc Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục diễn ra trong Năm Thánh Thể, Tài Liệu Làm Việc nhận định như sau:
1.
Khóa Họp lần thứ XI của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, từ
ngày mùng 2 đến 23 tháng 10 năm 2005 về chủ đề: Bí Tích Thánh
Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng
của Giáo Hội, đã trãi qua giai
đoạn chuẩn bị trong toàn thể
giáo hội trên khắp thế giới, nhờ giáo huấn của Ðức
Gioan Phaolô II, Ðấng đã công bố Thông Ðiệp về Bí Tích Thánh Thể và Tông Thư
Năm Thánh Thể, cũng như nhờ giáo huấn của các giám mục,
các nhà thần học tham dự Ðại
Hội Thánh Thể Quốc Tế tại
Guadalajara, bên Mêhicô. Cách nào đó, chúng ta có thể nhắc
đến Huấn Thị "Bí Tích của Ơn Cứu Rỗi" và Văn Kiện Bổ
Túc nói về việc cử hành Năm Thánh Thể do bộ Phụng Tự
và kỷ luật bí tích ban hành. Những gợi ý và những đề
nghị của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, được phổ biến
mới đây nhân dịp khai mạc Năm Thánh Thể, kéo dài từ
ngày 17 tháng 10 năm 2004 cho đến lúc kết thúc với biến
cố Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Ðể
định hướng cho công việc chuẩn bị đặc biệt hơn, Ủy Ban
Trung Ương Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã công bố Tài Liệu
Tổng Quát (Lineamenta); Tài Liệu
Tổng Quát này không phải nhằm trình bày một tổng luận đầy
đủ về Bí Tích Thánh Thể, cũng không phải nhắm nhắc lại cách
đơn thuần những giáo lý được tích chứa trong những Văn
Kiện vừa nói trên, nhưng để đưa ra
những vấn đề nổi bật trong số
những điểm thiết yếu của giáo lý
giáo hội về Bí tích Thánh Thể, theo ánh sáng của Thánh
Kinh và Thánh Truyền.
Ủy
Ban Trung Ương của Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã nhận
được những phản hồi đối với Tài Liệu Tổng Quát, và
những trả lời cho bản Câu Hỏi, từ các Hội Ðồng Giám Mục,
từ các Giáo Hội Ðông Phương công giáo, từ các Bộ của
Giáo Triều Roma và từ Hiệp Hội Các Bề Trên Tổng Quyền. Ủy
Ban Trung Ương cũng đã nhận được những góp ý từ các
giám mục, linh mục, tu sĩ, thần học gia và giáo dân. Tất cả
các nhận định và ý kiến đều được tổng hợp trong Tài
Liệu LàmViệc. Văn Kiện này giúp cho công việc trong Khóa Họp
sắp đến và trình bày về thực trạng đức tin vào Bí Tích
Thánh Thể, về việc phụng tự và
đời sống thánh thể của các giáo hội địa phương khắp nơi
trên thế giới, và so sánh những
thực trạng đó với tình trạng của giáo hội phổ quát.
Sau những nhận định trên, số 2 của Tài Liệu Làm Việc nói đến cách sử dụng, hay đúng hơn công dụng của Tài Liệu Làm Việc như sau:
2.
Ðể cổ võ suy tư và thảo luận tiền khóa họp cũng như để
giúp cho những phát biểu và trao đổi trong các phiên họp của
Thượng Hội Ðồng Giám Mục, Tài Liệu Làm Việc trình bày những
dữ kiện trên bình diện giáo lý và mục vụ liên quan đến
Bí Tích Thánh Thể. Trong hai lãnh vực này, có sự dấn thân
liên lĩ của các giám mục, để thi hành thừa tác vụ giảng
dạy, thánh hóa và cai quản dân chúa. Thật vậy việc thực
hành của giáo hội trên toàn thế giới cần phải được đối
chiếu liên lỉ với giáo lý thường hằng được Kinh Thánh
và Thánh Truyền nuôi dưỡng.
Cần
phải kiểm điểm xem luật cầu nguyện có phù hợp với luật
đức Tin hay không. Cần phải hỏi xem Dân Chúa có Ðức Tin như
thế nào và đang sống ra sao, ngõ hầu Bí Tích Thánh Thể có
thể luôn là nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống và
sứ mạng của Giáo Hội, cũng như của từng tín hữu, qua việc
Phụng Vụ, qua nếp sống tu đức, qua việc giảng dạy giáo lý
trong các môi trường văn hóa, xã hội và chính trị.
Từ
những phản hồi đối với Tài Liệu Tổng Quát, người ta nhìn
thấy được nhu cầu phải hiểu Bí Tích Thánh Thể theo ánh sáng
của hai đặc tính nói về Bí Tích
Thánh Thể là Nguồn mạch và là Chóp đỉnh trong Giáo Hội. Hy
Tế của bí tích Thánh Thể là
nguồn mạch, xét vì Hy Tế
Thánh Thể này tích chứa sức
hữu hiệu của cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô và quyền
năng của Sự Phục Sinh, nhờ Lời
mà Chúa đã phán và tác động của Chúa Thánh Thần. Bí Tích
Thánh Thể là chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của
Giáo Hội, xét vì Bí Tích này dẫn đến sự hiệp thông với
Chúa, để thánh hóa và thần thiêng hóa con người, thành
phần của một cộng đoàn được quy tụ lại quanh bàn tiệc của
Chúa. Từ sự thật này, --- Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch
và là chóp đỉnh, --- phát sinh sự dấn thân cho công cuộc
biến đổi những thực tại trần thế. Ðó là chủ hướng
chung của Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục sắp đến. Người
ta có thể nói rằng trong Bí Tích Thánh Thể, có tích chứa ý
nghĩa của Hy Tế của Chúa Giêsu. Thiên Chúa
trao ban chính Mình ngài cách hoàn toàn và nhưng không, và
con người phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa Cha, Ðấng yêu
thương con người. Ðây là một thể hiện lưỡng diện của tình
yêu, phù hợp cách nào đó với Bí Tích Thánh Thể, được
hiểu như là Hy Tế và như là Bửa Tiệc.
Từ
những trả lời nhận được, người ta ghi nhận rằng Tài Liệu
Tổng Quát đã trình bày không những cái nhìn về Bí Tích Thánh
Thể của phụng vụ theo truyền thống latinh, mà còn trình
bày cái nhìn về Bí Tích Thánh Thể theo những phụng vụ của
các truyền thống đông phương nữa. Ðây là điều hữu ích
để nói lên điểm sáng và giải tỏa những điểm tối
tiêu cực xảy ra tại nhiều nơi. Giờ đây Tài Liệu Làm Việc
cũng cố gắng đi theo hướng này để trình bày toàn bộ
truyền thống của giáo hội, chớ
không phải chỉ trình bày theo cái
nhìn của nghi thức la tinh mà thôi, mặc dù có những vấn
đề chỉ thuộc riêng về
nghi thức latinh này.
Vậy
xin gởi đến Tài Liệu Làm Việc
này, để những
Chủ Chăn của các giáo hội địa phương suy nghĩ, ngõ hầu
cùng với Dân Chúa, các ngài chuẩn bị cho Khóa Họp Thượng
Hội Ðồng Giám Mục sắp đến, trong đó các nghị phụ sẽ đề
nghị cho vị Giám Mục Roma những điều hữu ích cho công cuộc
canh tân đời sống giáo hội nhờ Bí Tích Thánh Thể.
Ðó
là phần nhập đề của Tài Liệu Làm Việc.
Hẹn
gặp lại quý vị và các bạn.
(bản dịch Việt Ngữ của Ðặng Thế Dũng)