Lời giới thiệu của
Ðức Tổng Giám Mục Nicola Etêrovic
Tổng thư ký của Ủy Ban Trung Ương
Thượng Hội Ðồng Giám Mục
đăng trong Tài Liệu Làm Việc
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Lời
giới thiệu của Ðức Tổng Giám Mục Nicola Etêrovic, Tổng thư
ký của Ủy Ban Trung Ương Thượng Hội Ðồng Giám Mục, đăng
trong Tài Liệu Làm Việc.
(Radio
Veritas Asia 16/07/2005) - Quý vị và các bạn thân mến.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm mùng 7 tháng 7 năm 2005,
Ðức Tổng Giám Mục Nicola Etêrovic, đã không trình bày trực
tiếp nội dung của Tài Liệu làm Việc, nhưng chỉ nhắc đến những
điểm đổi mới trong Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục
sắp đến, và đặc tính "đoàn thể" được thể hiện trong
mọi giai đoạn chuẩn bị, cử hành và áp dụng những đề nghị
của Khóa Họp. Ðức Tổng Giám Mục Nicola Etêrovic đã làm
như thế, có lẽ là vì chính ngài đã viết Lời Giới Thiệu
được in ngay trong Tài Liệu Làm Việc. Vì thế, mục thời
sự hôm nay, kính mời quý vị và các bạn theo dõi lời giới
thiệu nầy, để có một cái nhìn rộng thêm về Tài Liệu Làm
Việc, bổ túc cho cái nhìn
tổng quát đã được Ðức Ông Fortunato, phó tổng thư ký
Ủy
Ban Trung Ương Thượng Hội Ðồng Giám Mục, trình bày trong buổi
giới thiệu Tài Liệu Làm Việc hôm thứ Năm mùng 7 tháng 7
năm 2005.
Mở
đầu lời giới thiệu cho Tài Liệu Làm Việc, Ðức Tổng Giám
Mục Nicola Etêrovic đã viết như sau:
"Giáo
Hội Sống nhờ Bí Tích Thánh Thể ngay từ khởi đầu. Trong bí
tích Thánh Thể, Giáo Hội gặp được lý do hiện hữu của mình,
gặp được nguồn mạch không bao giờ cạn cho sự thánh
thiện, gặp được sức mạnh cho sự
hiệp nhất và mối giây ràng buộc hiệp thông, gặp được sức
thúc đẩy cho sức sống theo tinh thần phúc âm, gặp được
nguyên tắc cho hành động rao giảng phúc âm, gặp được mạch
suối cho tình bác ái và sức hăng say cổ võ công cuộc phát
triển nhân bản, và cuối
cùng loan báo trước cho vinh quang bàn tiệc đời đời của Lễ
Cưới của Con Chiên (x. KH 19,7-9)."
Trong
số những cấp bậc của sự hiện diện của Chúa Phục
Sinh trong giáo hội, thì sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể
có một chỗ đứng đặc biệt. Trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ ân sủng của Chúa Thánh
Thần và những lời truyền phép, Bánh và Rượu trở nên Mình
và Máu của Chúa Giêsu Kitô, để tôn vinh và chúc tụng Thiên
Chúa Cha. Hồng Ân vô giá và Mầu Nhiệm cao cả này đã
được hoàn tất trong Bữa Tiệc Ly. Do
bởi mệnh lệnh rõ ràng của Chúa Giêsu: "Chúng con hãy làm
việc này để nhớ đến Ta" (lc 22,19), Hồng Ân và Mầu Nhiệm
này đã được lưu truyền
đến chúng ta, nhờ qua các thánh tông đồ và những kẻ kế
vị các ngài. Thật vậy, trong
tường thuật về Bánh và Chén Máu của Tân ước, Thánh
Phaolô Tông Ðồ đã viết nơi thư thứ Nhất
Corintô như sau: "Thật vậy, tôi đã lãnh nhận từ Chúa
điều mà giờ đây tôi truyền lại cho anh chị em" (I Cor
11,23). Ðó là Thánh Truyền được thông truyền cách trung thành
từ thế hệ nầy qua thế hệ khác cho đến chúng ta ngày nay.
Mặc
cho những tranh luận khác nhau trên bình diện giáo lý và kỷ
luật, và nhờ Chúa quan phòng, Cốt lủy của Ðức Tin vào Bí
Tích Thánh Thể, được thông truyền đến chúng ta, trong sự
tinh tuyền nguyên thủy của nó, nhất là nhờ giáo lý của
hai Công đồng chung; đó là công đồng
Trentô (từ
năm 1545 đến năm 1563) và công đồng Vaticanô II (1962-1965).
Ðể giúp hiểu tốt hơn về mầu nhiệm Thánh Thể, có sự đóng
góp đáng kể của nhiều Vị Giáo Hoàng, trong số nầy chúng ta
có thể nhắc đến Ðức Phaolô VI và Ðức Gioan Phaolô II;
cả hai vị này đều dấn thân áp dụng, trên bình diện phổ quát, những suy tư của Công
Ðồng Vaticanô II. Trong triều giáo hòang của Ðức Gioan Phaolô
II, giáo hội được hưởng nhiều văn kiện lớn về bí tích
Thánh Thể. Chúng ta chỉ cần nhắc lại những Văn Kiện sau đây:
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Thông Ðiệp "Giáo
Hội sống nhờ Bí Tích Thánh Thể", Tông Thư
"Lạy Thầy, xin hãy ở lại với chúng tôi". Ðức
đương kim giáo hoàng Bênêđitô XVI cũng muốn đặt triều giáo
hoàng của ngài, trong viễn tượng áp dụng giáo huấn của Công
Ðồng Vaticanô II và trong sự trung thành với truyền thống hai
ngàn năm của Giáo Hội. Trong diễn từ đầu tiên, được đọc
lên trước sự hiện diện của hồng y đoàn và cho toàn thể
giáo hội, Ðức Bênêđitô XVI đã loan báo rằng Bí Tích Thánh
Thể kết thành trung tâm thường xuyên và là nguồn mạch cho
việc phục vụ của thừa tác vụ phêrô đã
được trao phó cho ngài.
Những
Văn Kiện vừa được nhắc lại trên đây, tích chứa một
suy tư cô động về bí tích Thánh Thể, vừa làm nổi bật những
hệ luận thiêng liêng và mục vụ của bí tích này.Vào khởi
đầu ngàn năm thứ ba của kitô giáo, việc kiểm điểm xem phần
gia tài phong phú của đức tin đã được áp dụng như thế
nào vào trong thực tại của Giáo Hội Công Giáo trên khắp
thế giới, là vấn đề thuộc phạm vi
mục vụ, thuộc trách nhiệm của thừa tác vụ giám mục,
và là việc làm có tính cách tiên tri.
Tiếp
đến, Ðức Tổng Giám Mục Nicola giải thích thêm về chủ đề
của Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục vào tháng 10 năm
2005. Ngài
cho biết là chính Ðức Gioan
Phaolô
II đã chọn chủ đề cho Khóa Họp sau khi đã tham khảo ý kiến của các Hội Ðồng Giám Mục
khắp nơi trên thế giới, của các Bộ thuộc giáo triều Roma
và của Liên Hiệp các Bề Trên Tổng Quyền. Chủ đề: "Bí
Tích Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Giáo Hội",
nhắc lại rõ ràng giáo huấn của Công Ðồng Vaticanô
II, nhất là nơi số 11 của hiến chế tín lý về Giáo Hội,
Ánh
Sáng muôn dân; giáo huấn nầy được
lặp lại trong tông thư về Năm Thánh Thánh Thể, nơi hai
số 1 và 13. Ðây không phải là một chọn lựa ngẫu nhiên,
nhưng là một chọn lựa có chủ ý, có chương trình, để phục
hưng sự hăng say của thời công đồng Vaticanô II, và để
kiểm điểm việc áp dụng giáo huấn của công đồng về Bí Tích
Thánh Thể, theo ánh sáng của Giáo huấn ngày nay của giáo
hội.
Sau
nhận định trên, Ðức Tổng Giám Mục Nicola nhắc lại lịch sử
việc soạn thảo Tài Liệu Làm Việc, như sau:
Với
sự trợ giúp của Hội Ðồng Thường Vụ, Ủy Ban Trung Ương
Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã bắt đầu chuẩn bị cho Khóa
Họp Thứ XI, với việc soan ra Tập Tài Liệu Tổng Quát. Vào
đầu năm 2004, Tài Liệu Tổng Quát
Những
góp ý phản hồi đã được gởi về cho Ủy Ban Trung Ương
trong dạng các "câu trả lời" từ khắp nơi, mang đậm nét
"đoàn thể tính". Nhiều người tự nguyện gởi về những
bản "nhận định" góp phần vào tiến trình chuẩn bị cho Khóa
Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Tất cả mọi góp ý đều
được đúc kết trong Tài Liệu làm Việc, một tổng hợp
trung thành với tất cả những "trả lời" và những bản
"nhận định" đã gởi về cho Ủy ban Trung Ương. Tuy nhiên, Văn
Kiện Tài Liệu làm Việc này không muốn là một tổng hợp
thần học có hệ thống và trọn đủ về Bí Tích Thánh Thể. Một
tổng hợp như thế đã có rồi trong giáo hội. Tài Liệu LàmViệc
chỉ muốn nhắc lại vài điểm giáo lý có ảnh hưởng nhiều
trên những cử hành Mầu Nhiệm cao cả củaÐức tin chúng ta,
vừa làm nổi bật sự phong phú mục vụ
của những điểm giáo lý này. Trước hết, Văn Kiện
Tài Liệu Làm Việc tập
trung chú ý đến những khía cạnh tích cực của việc cử hành
bí tích Thánh Thể, một cử hành quy tụ các tín hữu và biến
họ thành cộng đoàn, mặc cho những khác biệt về chủng tộc,
tiếng nói, quốc gia, văn hóa. Kế đến, Văn Kiện kể ra vài
thiếu sót hoặc lơ là trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể.
Tạ ơn Chúa, vì những thiết sót nầy chỉ có tính cách phụ
thuộc bên lề. Kể ra những
thiếu sót này là để ý thức nhiều hơn về thái độ tôn
trọng và đạo đức mà mọi thành phần giáo sĩ và toàn thể
tín hữu cần có khi đến với Bí Tích Thánh Thể
để cử hành Mầu Nhiệm Thánh. Cuối cùng, Văn Kiện ghi
ra những đề nghị, từ
những câu trả lời, từ những suy tư mục vụ sâu xa của các
giáo hội địa phương và của các cơ quan giáo hội được
tham khảo ý kiến.
Dĩ
nhiên, việc cử hành Bí Tích Thánh Thể tại các quốc gia và
các đại lục, được thể hiện trong những cách thức khác
nhau; điều nầy được thấy rõ, nếu chúng ta nhìn đến những
Truyền Thống khác nhau về Tu Ðức và Nghi Thức trong giáo hội
công giáo. Sự khác biệt
nầy, --- thay vì làm cho yếu
đi sự hiệp nhất giáo hội, --- thì
biểu lộ sự phong phú của giáo hội trong sự hiệp thông công
giáo, một sự hiệp thông được ghi dấu bởi sự trao đổi
những hồng ân và kinh nghiệm. Việc
phổ biến Tài Liệu Tổng Quát và
Tài Liệu Làm Việc giúp
cho các tín hữu công giáo theo nghi thức Latinh nhìn thấy rõ sự
phong phú trong nền Tu Ðức của các Giáo Hội Công Giáo
Ðông Phương. Ngược lại, các tín hữu thuộc những truyền thống
đông phương khám phá lại phần gia tài thần học và tu đức
của truyền thống Latinh. Thái độ nầy chắc chắn sẽ hỗ trợ
cho mục tiêu đại kết. Thật vậy, nếu Giáo Hội Công Giáo thở
bằng hai buồng phổi Ðông và Tây Phương --- và chúng ta cảm
tạ Thiên Chúa Quan Phòng nếu được xảy ra như vậy --- thì sẽ
đến ngày hồng phúc, trong đó sự phong phú thiêng liêng có
thể được gia tăng và được linh động bởi sự hiệp nhất
trọn vẹn và hữu hình với những giáo hội đông phương.
Hiện nay, mặc dù còn thiếu sự hiệp thông trọn vẹn, nhưng
các Giáo Họäi đông phương này cũng tuyên xưng cùng một
đức tin vào Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong bí tích
Thánh Thể.
Sau
khi đã nói về nội dung của Tài Liệu Làm Việc, Ðức Tổng
Giám Mục nhắc đến mục đích của Tài Liệu Làm Việc như sau:
Tài
Liệu Làm Việc là Tài liệu dành cho các nghị phụ để giúp
các ngài trong Khóa Họp và để
hướng dẫn suy tư thêm về Bí Tích Thánh Thể. Như là
con tim của Giáo Hội, Bí Tích Thánh Thể thôi thúc Giáo Hội
tiến đến việc canh tân lòng hăng say truyền giáo trong sự
hiệp thông. Chắc chắn rằng việc suy tư nầy sẽ mang lại nhiều
hoa trái, bởi vì tinh thần của "đoàn thể tính", tinh thần
của các phiên họp trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục sẽ cổ
võ sự đồng ý về những đề nghị được trình lên Ðức
Thánh Cha. Hơn nữa, người ta sẽ thu hoạch được nhiều hoa trái từ công cuộc canh tân phụng
vụ, từ những nghiên cứu trong lãnh vực chú giải kinh thánh
và từ việc đào sâu thần học, là những sinh hoạt đặc
biệt của thời gian từ sau công đồng Vaticanô II đến nay.
Từ
những câu trả lời được tổng kết trong Tài Liệu Làm Việc,
người ta nhìn thấy được ước mong của Dân Chúa; Ðó là
ước mong sao cho công việc của các Nghị Phụ trong Khóa Họp Thượng
Hội Ðồng Giám Mục, quanh vị giám mục Roma, thủ lãnh của giám mục
đoàn và là chủ tịch của Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám
Mục, cùng với những vị đại diện khác nữa của cộng đồng
giáo hội, được góp phần làm
cho Dân Chúa khám phá lại nét đẹp của Bí Tích Thánh Thể,
là Hy Tế, là Tưởng Niệm, là Bữa Tiệc Chúa Giêsu Kitô,
Ðấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc thế gian. Các tín hữu chờ
đợi những hướng dẫn thích hợp, để cử hành cách xứng
đáng hơn Bí Tích Thánh Thể, Bánh từ trời xuống (x. Gn
6,58), được Thiên Chúa Cha trao ban nơi Con Một ngài,
và để tôn thờ với lòng sốt sắng hơn Chúa hiện diện
trong hình bánh và rượu, và
cuối cùng để củng cố những mối giây hiệp nhất và hiệp
thông giữa những ai đến nuôi sống mình bằng Mình và Máu
Thánh Chúa. Những uớc mong như thế không phải là điều mới
lạ làm ta kinh ngạc, xét vì
các người kitô, --- những kẻ tham dự vào bàn tiệc của Chúa,
và được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, --- là thành phần
sống động của Giáo Hội, Nhiệm thể của Chúa Giêsu Kitô, là
những chứng nhân cho Chúa trong môi trường sinh sống và làm
việc, là những kẻ biết chú ý đến những nhu cầu thiêng
liêng và vật chất của con nguời ngày nay, là những người
hoạt động tích cực trong cộng cuộc xây dựng một thế giới
công bằng hơn, trong đó không một ai bị thiếu bánh nuôi sống
hằng ngày nữa.
Kết
luận cho Lời Giới Thiệu của mình đăng trong Tài Liệu Làm
Việc, Ðức Tổng Giám Mục Nicola Etêrovic đã nhắc đến thái
độ tinh thần của các nghị phụ như sau:
Các
nghị phụ sẽ chu toàn những trách vụ của mình trong Khóa Họp
Thượng Hội Ðồng Giám Mục, noi theo mẫu gương của Ðức Nữ
Ðồng Trinh Maria, người nữ của Thánh Thể, với sự sẵn sàng
chu toàn Thánh Ý Chúa Cha và với thái độ cởi mở đón
nhận những soi sáng của Chúa Thánh Thần. Trong công việc quan
trọng nầy, các ngài sẽ được nâng đỡ bởi những mối
giây hiệp thông với hàng giáo sĩ và với các tín hữu.
Trong Năm Thánh Thể này, và với lòng sốt sắng đã được
canh tân, các tín hữu không
ngừng cầu nguyện, cử hành, tôn thờ và làm chứng
bằng đời sống kitô và bằng tình bác ái huynh đệ,
cho sự phong phú của Mầu Nhiệm Thánh Thể, vừa loan báo
với sức hăng say tông đồ đã được đổi mới cho người
gần kẻ xa biết được nét đẹp của Mầu nhiệm cao cả của
đức tin, Mầu nhiệm hiện diện trong
Bí Tích Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống
và sứ mạng của Giáo Hội cho ngàn năm thứ ba của kitô
giáo.
Quý vị và các bạn thân mến, trong mục thời sự lần sau, chúng tôi sẽ giới thiệu phần nhập đề của Tài Liệu Làm Việc. Mong quý vị và các bạn sẽ đón nghe.
(Ðặng Thế Dũng)