Những Lời Huấn Ðức
của Ðức Bênêđitô XVI
vào Trưa Chúa Nhật mùng 3/07/2005
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Những
Lời Huấn Ðức của Ðức Bênêđitô
XVI vào Trưa Chúa Nhật mùng 3
tháng 7 năm 2005.
(Radio Veritas Asia 4/07/2005) - Quý vị và các bạn thân mến. Vào trưa Chúa Nhật, ngày mùng 3 tháng 7 năm 2005, trước khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha Bênêditô XVI đã nhắc đến ý nghĩa của việc công bố quyển Toát Yếu Giáo Lý Công Giáo. Rồi sau đó, sau Kinh Truyền Tin, ÐTC đã kêu gọi các quốc gia giàu thuộc khối G8 hãy dành ưu tiên trợ gíup cho Phi Châu.
Trước
hết, về ý nghĩa của việc công bố Sách Toát Yếu Giáo Lý
Công Giáo, ÐTC đã nói như sau:
Cách
đây vài ngày, Tôi đã vui mừng giới
thiệu Sách Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Từ
nhiều năm qua, người ta đã lưu ý đến nhu cầu cần có một quyển giáo lý ngắn, tóm gọn một cách
đơn sơ nhưng trọn đủ tất cả những điểm thiết yếu của
giáo lý công giáo. Thiên Chúa Quan Phòng đã
an bài cho dự án đó được hoàn thành vào đúng ngày
khai mở án phong chân phước cho Ðức Gioan Phaolô II đáng mến
yêu, người đã thúc đẩy thực hiện dự án nầy. Thưa anh
chị em thân mến, trong khi cảm tạ Thiên Chúa về điều nầy, Tôi muốn
một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương tiện
hữu ích và thực tế nầy, để
rao giảng Chúa Kitô và Tin Mừng Cứu Rỗi của Chúa. Trong hình
thức đối thoại lý tưởng giữa thầy-trò,
Sách Toát Yếu tóm gọn lại một
trình bày rộng rãi nhất về Ðức Tin của Giáo Hội và về
giáo lý công giáo được tích chứa trong Sách Giáo Lý, đã
được vị tiền nhiệm đáng kính của tôi công bố năm 1992.
Sách Toát Yếu lấy lại bốn phần được
liên kết chặt chẽ với nhau, giúp thu nhận
tính cách duy nhất phi thường của
Mầu Nhiệm Thiên Chúa, của ý định cứu rỗi toàn thể nhân
loại, của vai trò trung tâm của Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa,
Ðấng đã nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ Maria, đã
chịu chết và đã phục sinh để cứu rỗi chúng ta. Hiện diện
và tác động trong Giáo Hội, một cách đặc biệt qua các bí
tích, Chúa Kitô là nguồn mạch của Ðức Tin chúng ta, là gương
mẫu của mọi kẻ tin và là Thầy dạy chúng ta cầu nguyện.
Anh
chị em thân mến, thật là cần thiết biết chừng nào, vào lúc
khởi đầu ngàn năm thứ ba, toàn thể cộng đoàn kitô công
bố, giảng dạy và làm chứng một cách trọn vẹn cho những sự
thật của Ðức Tin, cho giáo lý
và luân lý công giáo, một cách hiệp nhất và đồng tâm với
nhau. Ước gì Sách Toát Yếu Giáo Lý
của Giáo Hội Công Giáo có thể góp phần vào công cuộc
đáng mong ước của việc giảng dạy giáo lý và rao giảng phúc âm,
ngõ hầu tất cả mọi người kitô,
--- thiếu nhi, giới trẻ và người trưởng thành, các gia đình
và các cộng đoàn --- vâng phục hành động của Chúa Thánh
Thần, trở nên những giáo lý viên và những người rao giảng
Tin Mừng trong mọi môi trường, để giúp cho những anh chị em
khác gặp gỡ Chúa Kitô. Chúng ta hãy tin tưởng khấn xin điều
nầy cùng Ðức Nữ Trinh, Mẹ của Thiên Chúa, ngôi sao của công
cuộc rao giảng Phúc âm.
Sau những lời trên, Ðức Thánh Cha xướng kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người. Sau đó, ÐTC nhắc đến cuộc Họp Thượng Ðỉnh của Các Vị Nguyên Thủ Quốc Gia và Những Vị Ðứng Ðầu Chính Phủ của các quốc gia kỹ nghệ giàu mạnh thuốc khối G8, vào ngày mùng 6 tháng 7 năm 2005. Ngài yêu cầu các quốc gia giàu mạnh này hãy ưu tiên trợ giúp cho các quốc gia nghèo bên Phi Châu, một đại lục thường bị bỏ quên. ÐTC đã nói thêm như sau:
"Tôi
hết lòng cầu chúc cho cuộc họp được thành công, và mong
ước cuộc họp đưa đến kết quả làm cho các quốc gia khối
G8 này liên đới chia sẻ gánh nặng của việc giảm nợ, và
thiết lập những biện pháp cụ thể để
tận diệt nạn nghèo đói và cổ võ một sự phát triển
đích thực cho Phi Châu."
Bằng
tiếng Anh, ÐTC cầu chúc cho các tín hữu hành hương được
quảng đại và tin tưởng sống theo mẫu gương của hai thánh tông
đồ Phêrô và Phaolô.
Cuối cùng bằng tiếng Ý, ÐTC ngỏ lời đặc biệt với nhóm bạn trẻ từ các giáo phận Roma, đã leo lên ngọn Núi A-da-mê-lô, miền bắc Italia, là nơi có một đỉnh cao đã được đặt tên cho là "Ðỉnh Gioan Phaolô II", để bày tỏ lòng tôn kính Cây Thánh Giá lớn đã được dựng lên tại đỉnh núi nầy. ÐTC cầu chúc các bạn trẻ hãy luôn là những chứng nhân trung thành cho tình thương nhân từ của Chúa Kitô, Ðấng đã cứu rỗi thế gian bằng hy sinh trên thập giá.
(Ðặng Thế Dũng)