Tập Sách Mới Nhất của
Ðức Bênêđitô XVI
vừa được phát hành
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Tập
Sách Mới Nhất của Ðức Bênêđitô XVI vừa được phát
hành.
Tin
Roma (Zenit 21/06/2005) - Chiều thứ Ba, 21 tháng 6 năm 2005, tập sách
mới nhất của Ðức Bênêđitô XVI, --- được hoàn thành lúc
ngài còn là Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, ---
giờ đây được giới thiệu cho công chúng, trong cuộc họp
báo tại Tòa Soạn của nhật báo "Il Tempo" (Thời Báo) tại
Roma.
Tập
sách bằng tiếng Ý, dày 143 trang, có
tựa đề như sau: Âu Châu
của Thánh Biển Ðức trong cuộc khủng hoảng các nền văn Hóa",
do Nhà Xuất Bản Vatican hợp tác với Nhà Xuất Bản Ý
Cantagalli, cùng phát hành. Nội dung của tập sách là ba bài
Diễn Văn của Ðức Hồng Joseph Ratzinger trong ba dịp khác nhau, vào
năm 1992, 1997, và 2005, nhưng cùng hướng về một chủ đề
chung nói về Cuộc Khủng Hoảng các Nền Văn Hóa và dung mạo
của Thánh Biển Ðức Norcia. Tập sách nói lên lập trường
rằng: "Âu Châu đã khai triển một nền văn hóa loại bỏ
Thiên Chúa ra khỏi ý thức công
cộng, trong cách thức mới mẽ mà nhân loại cho đến nay chưa
từng biết ."
Năm
1992, Ðức Hồng Y Ratzinger đã đọc bài diễn văn về đề tại
"Tin có nghĩa là gì?", tại Bassano del Grappa, Italia, nhân dịp
lãnh nhận giải thưởng về "Trường Học và Văn Hóa Công
Giáo"; Năm 1997, Ðức Hồng Y Ratzinger được mời đọc diễn
văn cho phong trào Phò Sự Sống, tại Italia, về đề tài:
"Quyền được sống và Âu Châu"; và mới nhất, mùng 1
tháng 4 năm 2005, Ðức Hồng Y Ratzinger đã thuyết trình tại
Ðan Viện Biển Ðức Thánh Scholastica ở Subiaco, Italia, về
đề tài: "Cuộc khủng hoảng của các nền văn hóa".
Qua
ba bài thuyết trình này, giờ đây được biên soạn lại
trong một tập sách, Ðức Hồng Y Ratzinger đã đề cập đến những
điểm căn bản của nền văn hóa Âu Châu trong tương quan với
kitô giáo.
Khi
trình bày tập sách nầy --- tập sách cuối cùng của Ðức
Hồng Y Joseph Ratzinger, và là tập sách phát hành đầu tiên của
Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI, --- Ðức Hồng Y Camillo Ruini,
Tổng đại diện của ÐTC cai quản giáo phận Roma, đã phát biểu như sau: "Từ
quan điểm lịch sử, kitô giáo đã lãnh nhận tại Âu Châu hình
thức trí thức và văn hóa thành công nhất. Tuy nhiên, giờ
đây, mối liên lạc nầy --- giữa kitô giáo và sinh hoạt trí
thúc và văn hóa tại âu châu --- bị đặt thành vấn đề và
có nguy cơ bị cắt đứt bởi đường lối suy nghĩ duy lý...
Trong khung cảnh như thế, Thiên Chúa không còn hiện hữu nữa,
hay ít nhất là không còn có thể chứng minh Thiên Chúa hiện
hữu nữa; và do đó, mọi quy hướng về Thiên Chúa phải bị
loại ra khỏi sinh hoạt công khai". Ðây cũng là nguyên nhân
sâu xa giải thích cho việc loại bỏ những nguồn gốc kitô giáo
của Liên Hiệp Âu Châu, tức vấn đề Hiến pháp mới của
Liên Hiệp Âu Châu không nhắc gì đến những nguồn gốc kitô
giáo trong phần nhập đề của Hiến Pháp.
Trong phần thảo luận sau khi đã trình bày về tập sách, Ðức Hồng Y Ruini đã nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo tại Italia không có ý định "yêu cầu thảo luận lại" sắc luật 194 về việc phá thai. Ðức Hồng Y Ruini cho rằng, trên bình diện luân lý, giáo hội đã nói rõ lập trường của mình rồi. Tuy nhiên, có thể thảo luận về những "hậu quả tai hại của luật 194 nầy". Ðức Hồng Y cũng đã nhắc lại lập trường của Giáo Hội Công Giáo chống lại việc kết hôn của hai người đồng phái tính. Hiện nay, các quốc gia như Hòa Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, đã cho phép kết hôn giữa hai người cùng phái tính.
(Ðặng Thế Dũng)