Giáo Hội tại Thái Lan đang cố gắng

giúp đỡ những nhu cầu mục vụ

cho di dân Việt Nam

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Giáo Hội tại Thái Lan đang cố gắng giúp đỡ những nhu cầu mục vụ cho di dân Việt Nam.

(theo UCA NEWS 27/05/2005) Những di dân trẻ người Việt Nam được chào đón trong các cuộc gặp gở tại Bangkok do giáo hội bảo trợ để chăm sóc mục vụ cho họ bằng tiếng Việt. Một bạn trẻ tên Hà, độ tuổi 20, nói rằng: thánh lễ và những sinh hoạt chung là cơ hội đón tiếp anh và các bạn trẻ Việt nam khác đang làm việc tại khu thị tứ Bangkok để gặp gở nhau. Hà đang làm thợ may tại khu Huay Khwang tại thủ đô. Anh nói bằng tiếng Thái với phóng viên của UCA News rằng anh đã ở Thái lan được 5 năm nên nói được tiếng Thái khá hơn các bạn khác. Có nhiều bạn là người Công giáo, một ít đang là dự tòng. Anh nói: vì ở Việt nam không có việc làm nên chúng tôi sang đây tìm việc.

Theo cha Chalerm Kitmongkhol, phó tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Thái lan, cộng đồng gồm đa số những người Việt trẻ này được hình thành tại Bangkok chừng ba bốn năm nay. Các thành viên đa số là vừa qua tuổi thiếu niên hay tuổi 20, họ làm thợ may, làm thợ tại các công xưởng, các công trình xây dựng hay trong các nhà hàng. Cha cho biết là cha đã tổ chức những cuộc họp mặt cho cộng đồng người Việt này bốn đến năm lần mỗi năm, để chăm sóc mục vụ cho họ và cho người Việt có dịp gặp nhau. Những người Công giáo có cơ hội dự Thánh lễ cũng như xưng tội bằng tiếng Việt. Cuộc gặp gở mới đây nhất vào ngày 15 tháng Năm ở nhà thờ Ðức Mẹ Fatima ở Din Deang, một khu gần Huay Khuwang. Cha Chalerm đã mời hai cha dòng Chúa Cứu thế Gioan Baotixita Lê đình Phương và Hà ngọc Phú đến. Buổi họp mặt hôm đó có chừng 300 người nhập cư tham dự.

Cha Chalerm nói: lối sống trong khu thị tứ của Bangkok thực sư là một thách thức cho đời sống luân lý của họ. Những người Việt trẻ này có thể bị lôi kéo vào con đường xấu trong khi đang làm việc tại các nhà hàng, xuởng thợ hay tiệm may. Ðối với các em nữ, một số bị lôi kéo vào lối sống vật chất hay hưởng thụ, số khác bị tấn công hay lạm dụng tình dục. Cha lo lắng cho các em vì nếu sống xa tầm ảnh hưởng của Giáo hội các em dể bị lối cuốn vào những điều xấu trong xã hội. Ông Banjong Watcharaprapa, 70 tuổi, là người giúp cha Chalerm điều phối công việc này nói: những cuộc gặp gở này mang lại nhiều lợi ích cho các em. Ða số các em làm việc ở Bangkok chưa rành tiếng Thái. Nhiều em muốn đi xưng tội để được rước lễ nhưng các em lại không biết xưng tội bằng tiếng Thái.

Ngoài những vấn nạn về xã hội và mục vụ, các em còn phải đối đầu với một vấn đề cấp thiết hơn. Theo anh Hà thì nhiều bạn Việt nam không có thẻ căn cước để đi làm việc, khi cảnh sát bắt được họ phải nộp phạt chừng 2,000 baht (50 USD).

Một viên chức của Bộ lao động Thái lan trả lời phóng viên của UCA News rằng chính phủ cấp giấy phép làm việc đặc biệt cho những di dân có đăng ký từ Cam bốt, Lào hay Miến điện. Theo viên chức này thì những ưu tiên này không dành cho người Việt nam nên ông không thể biết được con số những di dân Việt nam đang làm việc trong nước mà không có giấy phép.

Những di dân không đăng ký phải chịu nhiều phân biệt trong đối xữ, trả lưong thấp, thiếu an toàn lao đông và thường bị cảnh sát làm khó dể.

Cha Chalerm nói Giáo hội tại Thái lan quan tâm và dự tính nhờ Giáo hội Việt nam giúp đở những khó khăn mà những di dân phải đương đầu. Ngài nói: chúng tôi sẽ liên lạc với Giáo hội Việt nam gữi các linh mục để chăm sóc và tư vấn cho những bạn trẻ ở đây. Chúng tôi không thể làm ngơ trước vấn nạn này.

Trong khi đó, thầy Vincent Hải, một tu sĩ Việt nam dòng Oblate làm việc tại Thái lan, đang dạy giáo lý cho sáu dự tòng tại nhà thờ Ðức Mẹ Fatima mỗi Chủ nhật từ hai tháng nay. Thầy nói: chúng tôi biết có nhiều di dân Việt nam đang làm việc tại Thái Lan, và chúng tôi đang quan tâm đến đời sống thiêng liêng của họ.

 

(Kim Thanh)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page