Văn Kiện của của Bộ Giáo Sĩ

cho Ngày Quốc tế Cầu Nguyện

cho sự Thánh Hóa Các Linh Mục

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Văn Kiện của của Bộ Giáo Sĩ cho Ngày Quốc tế Cầu Nguyện cho sự Thánh Hóa Các Linh Mục (nhân Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, thứ Sáu mùng 3 tháng 6 năm 2005).

(Radio Veritas Asia 12/06/2005) - Quý vị và các bạn thân mến. Ngày Thứ Sáu mùng 3 tháng 6 năm 2005, Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho sự Thánh Hóa các linh mục. Ðể giúp suy nghĩ và sống ngày Quốc tế nầy, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một Văn Kiện bàn về Bí Tích Thánh Thể, Chức Tư Tế và Sự Hiệp Thông Giáo Hội. Mặc dù ngày Quốc Tế nầy đã qua rồi, nhưng những điểm nội dung của Văn Kiện nói trên của Bộ Giáo Sĩ, vẫn còn tính cách thời sự của nó. Vì thế, mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi lại bản dịch tiếng Việt của Văn Kiện nầy, để cùng ý thức về ơn gọi và căn cước của linh mục trong Giáo hội Công giáo.

Văn Kiện có bốn phần chính như sau:

(1) Phần I: nhắc đến phần gia tài giáo huấn của Ðức Gioan Phaolô II về chức tư tế và lời khuyến khích của Ðức Beneditô XVI.

(2) Phần II: nói đến tương quan giữa Chức Tư Tế và Bí TíchThánh Thể.

(3) Phần III: nói về Bí Tích Thánh Thể và Chức Tư Tế trong sự hiệp thông giáo hội.

(4) Phần IV: nói đến chúc thư Truyền Giáo của Ðức Gioan Phaolô II và sứ điệp của Ðức Beneditô XVI.

Trở lại phần thứ nhất, nói về "Phần Gia Tài giáo huấn của Ðức Gioan Phalô II về chức tư tế và lời khuyến khích của Ðức Beneditô XVI", Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ  đã viết như sau:

 

Những biến cố giáo hội mà chúng ta đã trải qua trong tháng 4 của năm 2005, Năm Thánh Thể,  là một  Hồng Ân "có một không hai" trong đời sống Kitô và đời linh mục. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta phần gia tài giáo huấn về chức Tư Tế, với bức thư của ngài gởi cho các Linh Mục, Nhân Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 14 tháng 3 năm 2005. Bức Thư nầy là một tổng hợp của những văn kiện trước đó của ngài nói về Chức Tư Tế.

Ðức Beneditô XVI đã mời gọi chúng ta sống Năm Thánh Thể nầy, bằng cách khám phá lại tình bằng hữu với Chúa Kitô và làm cho tình bằng hữu nầy trở nên như chìa khóa của đời linh mục chúng ta. (xem Bài diễn văn của Ðức Beneditô cho cac linh mục Roma, ngày 13 tháng 5 năm 2005).

Những lời khuyến khích của Ðức Gioan Phaolô II và của Ðức Bênêditô  XVI nối dài lời mời gọi của Chúa Kitô: "hãy ở lại trong Thầy... chúng con là bạn hữu của Thầy" (Gn 15,9-14). Lời mời gọi nầy mang một ý nghĩa tương giao, mời gọi sống phù hợp với tâm tình của Chúa Kitô,  lòng tâm sự với lòng, như lời Thánh Phaolô nói: "anh em hãy có cùng một tâm tình của Chúa Kitô" (thư Philipphê 2,5).

Cuộc đời linh mục của chúng ta được mời gọi trở thành một cuộc sống đầy tâm tình tri ân, một cuộc đời để cho đi, để cứu rỗi, một cuộc đời để ghi nhớ, một cuộc đời tận hiến, gắn bó với Chúa Kitô, một "cuộc đời có chiều kích thánh thể" nơi trường học của Mẹ Maria (x. thơ của ÐTC gởi cho các linh mục nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh 2005).

Như thế cuộc đời linh mục của chúng ta được liên kết với Chúa Kitô một cách sâu xa, một cuộc đời được được hiểu nhờ qua kinh nghiệm sống đức tin: một cuộc đời sống trước nhan Chúa Giêsu Thánh Thể, để trổ sinh hoa trái theo một nghĩa nào đó, từ những giây phút thanh vắng nhưng tràn đầy sự hiện diện của Chúa, một cuộc đời nhắm làm cho sự tận hiến của chúng ta có được tình nồng ấm của sự kết hợp với Chúa Kitô; chính từ sự kết hợp mật thiết nầy mà cuộc đời linh mục của chúng ta có được niềm vui và ý nghĩa" (Thư cho các linh mục, thứ Năm Tuần Thánh 2005, số 6).

Bí quyết của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô, một tình yêu mang theo lời công bố của Chúa Kitô rằng "bí quyết sống đó hệ tại nơi "cuộc thương khó" mà linh mục sống nhờ qua Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói như sau: "Ðối với tôi, sống là Chúa Kitô" (Phil 1,21).

Linh mục khám phá và sống một cách sâu xa căn cước của mình, khi linh mục quyết định không đặt bất cứ điều gì trổi vượt hơn tình yêu đối với Chúa Kitô và lấy Chúa làm trung tâm cho đời sống của mình. Chúng ta được mời gọi "luôn trở lại với gốc rễ của đời linh mục". Gốc rễ đó, như chúng ta biết, là duy nhất, là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta." (x. diễn từ của Ðức Beneditô XVI cho các linh mục, ngày 13 tháng 5 năm 2005).

Kinh nghiệm về mối tương quan với Chúa Kitô có nghĩa là bước vào sống tình bằng hữu với Chúa, đến độ không còn có thể loại bỏ ngài ra ngoài nữa, là không bao giờ cảm thấy mình cô đơn, không còn nghi ngờ gì về tình yêu của Chúa đối với mình. Chúa gọi chúng ta là những bạn hữu của ngài; Chúa biến đổi chúng ta thành những bạn hữu của chúa; Chúa trao ban chính ngài cho chúng ta qua Mình Máu Ngài trong Bí Tích Thánh Thể; Chúa trao phó chúng ta cho Giáo hội của chúa. Như thế, chúng ta phải thật sự là bạn hữu của Chúa, có cùng một ao ước của Chúa, muốn điều Chúa muốn, và không muốn điều gì Chúa không muốn. Chính Chúa Giêsu đã nói như sau: "Chúng con là bạn hữu của Thầy, nếu chúng con làm điều Thầy truyền cho chúng con" (Gn 15,14). (x. diễn từ của đức Benedito XVI cho các linh mục Roma, ngày 13 tháng 5 năm 2005).

 

Vừa rồi là phần thứ I của Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ cho Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho sự Thánh Hóa các Linh Mục. Phần I nầy nhắc lại phần gia tài giáo huấn của Ðức Gioan Phaolô II về chức tư tế và những lời khuyến khích của Ðức Bênêditrô XVI.

Chúng ta đọc tiếp phần II, nói về Chức Tư Tế và Bí Tích Thánh Thể, như sau:

 

Trong thông điệp về Bí Tích Thánh Thể, có tựa đề là "Giáo Hội sống nhờ Bí Tích Thánh Thể", và trong tông thư về Năm Thánh Thể, có tựa đề "Lạy Thầy, xin ở lại với chúng tôi", Ðức Gioan Phaolô II đã trình bày cho chúng ta vài đường nét của "Tu Ðức Thánh Thể" dành cho tất cả mọi ơn gọi. Khi đọc lại những bản văn trên, chúng ta cảm thấy xúc động sâu xa, nhất là nếu chúng ta cảm nghiệm được điều nầy trước Nhà Tạm. Chúa Kitô tiếp tục nói với chúng ta ngày nay; ngài tâm sự với chúng ta.

Những lời khi Truyền Phép Thánh Thể, những lời nhào nắn và biến đổi chúng ta, là những "công thức để sống": qua những lời đó, chúng ta được "tham dự vào trong chiều hướng thiêng liêng biến đổi chúng ta trở nên giống như Chúa Kitô" (Thư thứ năm tuần thánh 2005, các số 1 và 3).

Nền "Tu Ðức Kitô" và nền "Tu Ðức Linh Mục" là một tu đức mang tính cách của một tương quan, hoặc của một tình bằng hữu. Ðó là một sự cho đi, trong sự kết hiệp với tình bác ái của Ðấng Chăn Chiên nhân lành. Ðây là một tu đức đầy sức biến đổi, để biến chúng ta thành dấu chỉ rõ ràng cho Chúa Giêsu. Ðây là một tu đức có tính cách Thánh Mẫu, theo nghĩa nó đưa chúng ta đến trường học của Mẹ Maria. Ðó là một tu đức của sự hiệp thông giáo hội, là một tu đức để phục vụ, là tu đức mang tính cách truyền giáo... Ðó là một tu đức của Thánh Thể, của thái độ "cảm tạ" của một người cảm thấy mình được Chúa yêu thương, và do đó muốn yêu thương tất cả mọi người, và muốn được mọi người yêu thương.

Trong ý nghĩa nầy, trọn cả đời linh mục chúng ta, được quy về Bí Tích Thánh Thể, như mầu Nhiệm Vượt Qua, được công bố, được cử hành, được sống, được trao ban cho kẻ khác. Nếu bí tích Thánh Thể là trung tâm và là chóp đỉnh của đời sống của giáo hội, thì cũng thế, bí tích Thánh Thể là trung tâm của thừa tác vụ Tư Tế" (Thông điệp Giáo Hội sống nhờ Bí Tích Thánh Thể, số 31).

(còn tiếp)

 

(bản dịch Việt ngữ của Ðặng Thế Dũng)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page