Ðức Hồng Y Ruini xuất bản tập sách
nhận định về những dấu chỉ thời đại
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Hồng Y Ruini xuất bản tập sách nhận định về những dấu chỉ
thời đại.
Tin
Roma (Zenit 13/04/2005) - Theo tin của hãng Zenit, phổ biến ngày 13
tháng 4 năm 2005, thì Ðức Hồng Y Camillo Ruini, tổng đại diện
của Ðức Thánh Cha cai quản giáo phận Roma, vừa cho xuất bản
tập sách có tựa đề: "Những dấu chỉ mới của thời đại.
Số Phận của Ðức Tin trong thời của những thay đổi".
Tập
sách nhỏ, chỉ dày 83 trang, do nhà
xuất bản Mondadori phát hành, phân tách những dấu chỉ từ
nguy cơ của nạn khủng bố cho đến nền văn hóa nổi bật chống
lại kitô giáo.
Ðức
Hồng Y trình bày những suy tư của mình về công cuộc tái rao
giảng Phúc âm, một thách thức đã được Ðức cố giáo
hòang Gioan Phaolô II đặt ra, để phục hưng Ðức Tin Kitô. Ngài
cho rằng công cuộc tái rao giảng
Phúc Âm là một điều
"không thể tránh được trên con đường tiến đến tương
lai", dù gặp phải những khó khăn từ hai phía, từ phía những
ý thức hệ cũ còn sót lại, và từ tinh thần trần tục hóa
của thời hiện đại.
Theo
Ðức Hồng Y Ruini, thì tại Âu Châu nói riêng, và trên toàn
thế giới Tây Phương nói chung, đang có một cuộc biến đổi
và cố gắng định nghĩa lại về những kiểu mẫu lý tưởng
cho cuộc sống, về những giá trị căn bản định hướng nếp
sống con người, về những quyết định có tính cách luật pháp
và hành chánh, dựa trên một viển quan nghịch lại với kitô
giáo. Trong viễn quan mới, nghịch kitô giáo nầy, không có chỗ
cho sự siêu việt và cũng không còn niềm tin vào sự sống
sau cái chết nữa.
Theo Ðức Hồng Y, với một viễn quan nghịch kitô giáo như thế, thì thật là khó để xác định chỗ đứng trung tâm và phẩm vị riêng biệt của từng cá nhân. Mỗi một con người cần phải được nhìn như là mục đích và không bao giờ được xem như là phương tiện. Ðức Hồng Y Ruini mạnh mẽ nhắc lại rằng con đường của người kitô dẫn đến hòa bình và đến việc xây dựng một nhân bản thuyết mới, con đường đó được gặp thấy nơi Chúa Kitô, Ðấng là sứ điệp sống động cho tình yêu không biên giới, kể cả tình yêu thương đối với kẻ thù của mình.
(Ðặng Thế Dũng)